VietBest
Tạp ghi - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html)



RE: Tạp ghi - abc - 2022-02-01

NHỮNG NGỌN NẾN ĐỜI
"Xuân tàm đáo tử ti phương tận, lạp cự thành khôi lệ thủy can". Lý do tồn tại của con tằm là nhả tơ, khi không nhả tơ được nữa thì tằm cũng chết. Lý do tồn tại của ngọn nến là cháy sáng, là tự hủy mình để soi rọi nhân gian. Hành trình hiu hắt đó chỉ chấm dứt khi nến đã tàn.
Đời người suy cho cùng cũng là một hành trình tự hủy để tồn tại: Đốt cháy tuổi thơ để trưởng thành, đốt cháy tuổi trẻ để thành nhân và chuyên môn một chút thì mỗi phút giây đốt cháy năng luợng trong từng tế bào để tìm về cõi chết.
Trong giáo lý Duyên Khởi, cái khổ trước sản sinh và nuôi dưỡng cái khổ sau. Trong đời sống thường nhật, người ta đã phải tiêu thụ, thiêu hủy cái này để tạo dựng cái khác. Lịch sử văn minh nhân loại là những trận lửa và những cuộc hồi sinh tiếp nối nhau. Và từ nền tảng đó, vô thường là một quy luật tồn tại của vạn hữu. Phật giáo nói ra sự thật đó không phải để nhân gian thêm buồn, mà ngược lại, để người ta sống thanh thản, nhẹ nhàng, tự do hơn. Vì tự do chính là nhìn thấy sự thật. Chưa thấy được sự thật thì sống trong ảo giác, mà ảo giác lại là lối về của nước mắt. Thấy ra sự thật, người ta trưởng thành và không còn cái sợ hãi của trẻ con khi bị đứt tay hay bỏng lửa. Vậy thì đời sống mỗi người rõ ràng là những ngọn nến. Lúc mê thì chỉ tự hủy để tồn tại và trầm luân, lúc ngộ thì tự hủy để soi sáng và giải thoát.
Trích Chuyện Phím Thầy Tu - Toại Khanh.


Xuân đến rồi xuân đi
Người sinh thì sẽ diệt
Vạn vật vốn vô thường
Vậy mà buông chưa nổi


RE: Tạp ghi - abc - 2022-02-04

LÒNG TỪ
Lòng từ lạ lắm !
Buổi đầu có thể hành giả ban rải lòng từ trên miệng mà lòng thì chưa sẵn sàng, nhưng nếu ta cứ thực tập lâu ngày, lâu mau tuỳ người cộng với sức mạnh của đại chúng chung quanh, cũng đều là những người tu tập Từ Tâm, thì sẽ có một lúc ta cũng có được Từ Tâm thật sự tự đáy lòng như mình bẩm sinh là một Bồ Tát vậy.

Lòng từ thật sự là một thứ tình thương không điều kiện, không trong đợi một mục đích nào.
Thương chỉ là thương, không dính mắc luyến ái, chỉ chân thành mong cho muôn loài được an lành không đau khổ.
Chỉ cần có một chút mục đích tư lợi, dầu là lợi ích hiện tại hay quả báo đời sau thì lòng từ ấy không còn là Vô Lượng Tâm nữa rồi.
Ngay trong tình mẫu tử cũng vậy, có lúc mẹ đối với con bằng từ tâm, có lúc bằng lòng ái luyến.
Từ tâm thì sạch sẽ lắm và rất dễ dàng kết hợp với xả tâm, lo được thì lo, không bực mình lúc bất toại.
Còn lòng ái luyến thì khác nhiều lắm, miệng nói là thương nhưng cứ mong cho người ta hành động như ý mình.
Như vậy từ tâm thì tháo cởi mà ái luyến là trói buộc.

Ngài thiền sư Indaka có một kinh nghiệm thú vị về chuyện tu tập từ tâm.
Ngài kể rằng trong thời gian ở Pakkokku ngài đã đặc biệt có ý trau dồi từ tâm, ngay lúc ở Chùa hay đi đường đều luôn an trú trong tâm từ.

Ngài kể rằng có rất nhiều lần ngài cảm nhận rõ rệt sức ảnh hưởng của từ tâm đối với mọi người chung quanh.
Nhiều lúc đi khất thực trên đường, ngài có cảm giác như mọi người ngài gặp đều cảm nhận được tấm lòng mát mẻ của ngài.
Lần đó ngài được đặt bát một món ăn khoái khẩu là cơm cà ri.
Khi ấy còn trẻ lắm, ngài đột nhiên có ý nghĩ rằng vì cảm được lòng từ của mình nên thí chủ đã cúng dường món ăn vừa ý ấy.
Nhưng suốt nhiều ngày sau đó, hôm nào cũng đi khất thực với từ tâm trong từng bước chân, vậy mà ngài chỉ nhận được những thứ đặt bát nuốt không vô.

Trước hết ngài tự thắc mắc không biết mọi sự là do lòng từ của mình chưa đúng mức hay do người ta không đủ duyên để cảm nhận nó. Nhưng ngay sau đó, ngài đã hiểu ra vấn đề.
Việc ta nhận được thứ gì đó từ cuộc đời, không hẳn là do lòng từ của ta như thế nào, mà vấn đề là một khi lòng từ còn đi đôi với mục đích nào đó, một sự trong đợi nào đó thì nó không còn là lòng từ nữa.
Lòng từ là sự trao ra không trông đợi hồi đáp. Còn trông đợi phản ứng của cuộc đời thì lòng từ của ta chưa thật sự là Vô Lượng Tâm.

SGN


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-02-05

Sư Khang thuyết giảng độ Chúng sanh tùy theo nhận thức cảnh giới của tánh.




Lời Sư Giác Khang dạy về "nhất niệm""Chúng ta cứ tính số lượng ở ngoài mà không tính đến cái phẩm ở trong ." (9:40-9:55)


RE: Tạp ghi - abc - 2022-02-07

KHỜ  

Mục đích tu hành không phải để được cái gì mà phải coi mình buông được cái gì. 

Đó là tinh thần cao đẹp nhất của đạo Phật. Đạo Phật không phải nơi anh tìm đến để được cái gì. 

Tôi nói hoài, tu hành kiểu lượm ve chai và tu hành kiểu người đổ rác. Tu kiểu đổ rác nó an toàn hơn, cứ thấy rác là đem đổ. Còn lượm ve chai nhiều khi lượm nhầm lựu đạn. Các vị có biết ở Việt Nam năm nào cũng có người chết vì cưa bom. Nó chỉ cần thấy là nhôm, đồng, là đem về cưa. Nhiều khi cưa nhầm trái bom là nó chết. Cho nên, cách tu thứ nhất là cách tu của người đổ rác - tức là chỉ biết bỏ rác thôi. Nó an toàn hơn là cách tu của người lượm ve chai. Tức là đi gom nhặt kiến thức, giới hạnh, thiền định, chánh niệm tùm lum. Tu theo kiểu thu gom rất là nguy hiểm.

 Mình học không phải để giỏi mà học để bớt dốt. Học để biết nó khác, học để bỏ cái không biết nó khác. Học để bớt cái không biết thì nó an toàn hơn học để biết. Tôi biết tôi nói cái này giống như chơi chữ nhưng thực sự nó như vậy. Mình học bằng cái tâm trạng để bớt dốt thì nó an toàn hơn học để trở thành một người giỏi, học để biết cái này biết cái kia. Hai cái này nó khác nhau nhiều lắm.

 Và cái tinh thần cao cấp nhất của đạo phật đó là tu để buông chứ không phải tu để có được cái gì. Khi ta đã buông sạch thì tự nhiên trên tay ta là một đóa sen.

Tôi nhớ tôi có kể câu chuyện này hoài mà tôi thích. Ông thầy dạy võ tiễn học trò xuống núi lập nghiệp. Ổng nói rằng "Chúng ta là con nhà võ chúng ta gầy dựng sự nghiệp bằng cái nắm đấm. Nhưng con nhớ cái nằm ở trong cái nắm tay nó ít hơn trong vòng tay. Cái trong vòng tay nó ít hơn cái trong tầm mắt. Mà cái trong tầm mắt nó nhỏ hơn rất là nhiều cái trong suy nghĩ của con". Cái câu chuyện đó rất là sâu. Sâu ở chỗ nào? Nó kêu gọi một sự buông bỏ triệt để.

Có một điều rất là quan trọng mà có nhiều người Phật tử họ không có hiểu hoặc họ hiểu lầm rồi họ giận tôi; tới nay vẫn còn giận. Tôi nói rằng trong một trăm người Phật tử tôi gặp tôi không tin trong đó có một người Phật tử thứ thiệt như là tôi muốn. Họ hỏi tôi "Sao Sư nói bi quan quá!". Tôi nói đúng.

 Bởi vì, cái người Phật tử thứ thiệt là người họ phải thấy rằng bản thân cái sự có mặt trên đời này là một cái gánh nặng, dầu cho mình là tiên đồng ngọc nữ sống một tỷ năm, một triệu tỷ năm, trên một cái cõi tiên giới nào đó, ăn rồi chỉ nắm tay nhau bay qua các cõi tinh hà, các tinh tú, ăn rồi chỉ muốn đi đến các hành tinh nhặt kim cương về xây dựng tổ ấm, sống đời đời bất tử, chỉ sống với trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Một người có trí họ sẽ tự hỏi "Cuộc sống như vậy sẽ dẫn về đâu?".

Trong kinh nói thế giới này có ba cái khổ. 

-Cái khổ thứ nhất là phải sống gần người hoặc vật mà mình ghét. 
-Cái khổ thứ hai là phải xa người hoặc vật mà mình thích.
- Cái khổ thứ ba là bản thân sự có mặt này là khổ rồi.

 Và trong kinh ghi rất rõ. Người hạ căn, trình độ thấp, họ cầu đạo giải thoát là vì họ muốn trốn cái khổ thứ nhất. Tức là họ sợ chịu đựng cái mà họ không thích. Cái hạng thứ hai, khi mà họ phải chia xa, mất mát cái họ thích, thì cái đó đối với họ là đủ để họ sợ rồi. Cái hạng thứ ba là bậc thượng thừa. Chỉ cần họ đặt dấu hỏi thôi. "Cái cuộc sống này sẽ dẫn về đâu? Cái ý nghĩa rốt ráo, tối hậu của cuộc hiện hữu này là gì?". Đó là một con số không to tướng. Quý vị hiểu chữ "số không" không?

 Nhiều người không biết giáo lý, họ đam mê cuộc sống vật chất, khi họ vào chùa họ nghe đến cõi Tây Phương họ ham.
 Bởi vì họ không có tu hành, họ không thấy được cái thân này là khổ, họ nghe nói trên đó là sống hoài không chết, họ nghe nói trên đó tu ít mà mau đắc, tu có sự hỗ trợ hết mình của chư Phật và chư Bồ Tát, ở toàn chỗ cảnh đẹp sung sướng, không đau khổ, không máu lệ, họ nghe họ khoái. 

Chứ một người thật sự là hành giả Tứ Niệm Xứ, họ nghe một cái cõi như vậy họ sẽ hỏi "Tại sao lại không 'đi' ngay bây giờ mà lại về đó để tu?".
Ở đây ai đã từng đi máy bay, từng đi xe lửa rồi thì biết. Nhà ga nào cho dù nó đẹp cấp mấy cũng không ai muốn ở đó lâu hết trơn. Ai cũng muốn về nhà hết. Phi trường nào đẹp cấp mấy, lớn cấp mấy, ai cũng muốn bay càng sớm càng tốt. Không ai muốn "delay" hết trơn.
 Mấy người khoái đi về Tây Phương là mấy người khoái bị delay chuyến bay. Một khi anh thấy cái thân này là một cái gánh nặng, anh sẽ không muốn tồn tại nữa.

Tại sao chiều nay tôi tập trung nói nhiều về chữ Hạnh phúc và Đau khổ? Là vì tôi muốn cho bà con hiểu Hạnh phúc là cái gì thì bà con sẽ thấy rằng nó không đáng để bà con ước mơ. Và cái đau khổ là cái gì nó không đáng để bà con sợ hãi. Hạnh phúc không đáng để mình ước mơ và đau khổ không đáng để mình sợ hãi. Mà hai đứa cộng lại chỉ để cho mình chán thôi. Không có cái nào đáng để mình mê, không có cái nào đáng để mình sợ. Mà cả hai đứa cộng lại chỉ đủ để cho mình thấy chán thôi. Tại sao chán? Thứ nhất, hai đứa không có đứa nào bền hết trơn. Cái khổ nó không có lâu, cho nên nó không có gì để mình sợ. Mà hạnh phúc nó không có đáng để mình phải đam mê vì nó rất là ngắn. Đó là nói về mặt khía cạnh thời gian. Còn về khía cạnh bản thể, bản chất, thì vì đâu mà có cái thích? Tôi đã nói rồi: là do tiền nghiệp, khuynh hướng tâm lý và môi trường sống. Từ đó mới có cái thích, cái ghét. Vì có cái thích và cái ghét cho nên mới có đau khổ và hạnh phúc. Vì có được cái mình thích thì mình mới hạnh phúc, và vì phải chấp nhận cái mình ghét nên mình mới bị đau khổ.

Tôi nói riết mà tôi thấy quê luôn! Khi nói đến tận cùng như vậy thì cái đau khổ không phải là cái làm cho mình sợ. Dầu cho chiều nay bác sĩ nói mình bị ung thư không qua được tuần này, nếu mà nói rốt ráo theo tinh thần nhà Phật thì chúng ta đã chết từ nhiều năm nay chứ không phải đợi đến chiều nay mới chết. Và chết ở đây không phải là sự kết thúc, không phải là "ending" mà còn là "beginning", sự bắt đầu một hành trình khác. Và Ngài dạy rất rõ, một người có tu hành phải hiểu rằng xài cái thân này mấy chục năm là đủ rồi, bỏ nó đi, kiếm cái mới xài cho đến bao giờ không còn cái để xài thì gọi là giải thoát. Và vì anh không thường trực sống với cái nhận thức kỹ lưỡng về nó nên anh tưởng nó hay lắm. Rồi vì vậy anh mới sợ mất nó.

Có những cuộc hôn nhân mà người ta sẵn sàng ly dị không cần chia tài sản. Vì sao? Vì cái nổi khổ của cuộc hôn nhân đó nó lớn hơn cái tài sản đó. Và có những người đàn bà họ tiếp tục chấp nhận một cuộc hôn nhân đau khổ là vì một cái lý do nào đó nó lớn hơn cái nỗi khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc hôn nhân ấy. Cho nên sẽ có một ngày quý vị thấy cái mà mình gọi là hạnh phúc nó không đáng để mình đam mê và cái gọi là đau khổ nó không đáng để mình sợ hãi. Và cả hai, hạnh phúc và đau khổ nó không đáng sợ, không đáng đam mê mà đáng chán thôi. Nếu không thấy được điều tôi nói nãy giờ thì lại sẽ tiếp tục mê thích nữa. Hễ mê thích là có bất mãn, khổ như vậy! Còn mê thích là còn bất mãn. Còn mê thích là có đầu tư, có "investment". Mà hễ có đầu tư là có đầu thai. Mà hễ có đầu thai là có đầu tư. Mà đầu tư thì tiếp tục có đầu thai. Mà đầu thai về đâu thì trời biết, đa phần nó đi xuống không. Mà đi xuống dưới rồi thì cơ hội nó trồi lên cực hiếm. Theo mô tả trong kinh, chúng ta chỉ cần một tích tắc, từ một con người đi xuống làm một con giun chỉ có một giây đồng hồ thôi. Nhưng mà từ một con giun nó lên trở lại làm một con người thì không biết bao nhiêu tỷ năm. Vì sao? Vì khi xuống tới đó rồi cái đầu óc của chúng ta không còn phân biệt được thiện ác nữa.

Và khi mình sa đọa quá sâu thì khi mình trồi lên, mình phải sống khờ rất nhiều kiếp. Trong kinh Hiền Ngu nói như vậy, không phải tôi nói. 

Khi mà lặn sâu quá đến hồi trồi lên nó phải khờ rất là nhiều kiếp. Khờ từ cái con li ti đến khi nó trồi lên từ từ. Tới hồi làm người cũng vẫn khờ. Quý vị thấy có nhiều người họ chỉ ăn uống thôi, chứ họ không màng ba cái vụ triết học, chính trị, văn chương. Có rất nhiều người Việt Nam đi vượt biên bị cưỡng hiếp trên tàu, đau khổ gần chết, qua tới đây có được cơ nghiệp, họ vẫn không hiểu lý do họ đi vượt biên là gì. Quý vị biết chuyện đó không? Người ta rủ đi thì đi thôi. Có người họ đi vượt biên bởi lý do chính trị, có người vượt biên vì lý do kinh tế, có người bị xúi rồi đi, may mắn thì tới còn không tới thì thôi. Nghĩa là qua tới bên đây rồi họ chỉ biết đi làm, kiếm tiền, sống sung sướng. Tới hồi Việt Nam mở cửa thì họ đi về nước, mua đất cất nhà. Họ không nhớ rằng ngày xưa vì đâu họ phải bán mạng để lên đường. Cái đầu họ sống rất là đơn giản, đơn giản lắm. Có nhiều cụ sáu, bảy chục tuổi ở đây đi về bển chỉ vì một lý do là họ khen con gái Việt Nam lễ phép, hơn nó mấy chục tuổi nó cũng kêu bằng anh. Chỉ vì lý do đó mà họ về nước. Cái đầu của họ nó đơn giản vô cùng. Mà trong khi cái đó mình thấy nó kỳ nhưng mà họ sống đơn giản lắm. Rồi có người nói về nước đêm hôm nhứt mỏi, búng tay một cái có mấy dịch vụ đấm bóp tại gia. Bên đây đâu có, chỉ vì về nước sướng nên về bển hưởng.

Tôi nói cái này tôi biết nhiều người nghe họ sẽ giận tôi, tại sao tôi chọt tới họ. Nhưng tôi đã nói phải nói cho hết. Mang thân người đừng nghĩ là đều có khả năng nhận thức giống nhau. Có những người nói đến chính trị họ hoàn toàn mù tịt. Có những người nói đến văn học nghệ thuật là họ mù tịt. Và có những người nói đến tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng, tinh thần là họ mù tịt. Mà mù còn đỡ. Có những người chẳng những mù mà họ còn thắc mắc là nhắc đến cái đó để làm gì nữa. Sự dốt nát nó không trầm trọng bằng niềm tự hào với cái dốt của mình. Một ông thi sĩ Canada nói cái câu đó. Thằng dốt tôi còn đối phó được, nhưng mà tôi bó tay trước cái thằng tự hào với cái dốt của nó - tôi lạy nó từ xa. Mà rất nhiều người trong chúng ta rơi vào hoàn cảnh đó. Tức là mình đã dốt mà mình lại thấy mình hay mới ghê chứ. Lỗi lầm bản thân nó chưa đáng sợ bằng sự tự hào về cái lỗi lầm đó của mình. Cái đó rất là đáng ngại. Vô minh đáng ngại nhưng tự hào với cái vô minh đáng ngại hơn.

Tại sao tôi chọn đề tài Đau khổ và Hạnh phúc? Là bởi vì tôi muốn bà con khi bắt đầu vào công phu tuệ quán bà con phải nắm rõ cái Hạnh phúc và Đau khổ. Vì đó là hai cái trước mắt bà con phải gặp trong đời sống. Và trong cuộc tu hành chắc chắn bà con cũng phải gặp. Từ đâu? Từ cái vụ thoải mái và khó chịu. Lúc đó bà con nghe văng vẳng "Ồ, ngày xưa ổng có nói cái này".
Hãy luôn nhớ rằng: Trong tu tập không có xua đuổi, cũng không có trông đợi.

Trích bài giảng Hạnh Phúc và Đau Khổ 
SGN


RE: Tạp ghi - abc - 2022-02-11

HỎI 1
Kính thưa Sư
Con là độc giả thường xuyên của trang Simsapa. Con rất biết ơn những bài pháp của sư, nhờ những bài pháp của sư con đã được học và hiểu thêm rất nhiều về đạo Phật nguyên thủy .Có một chuyện con kính xin sư từ bi chỉ dạy. Trong bài con rùa mù Sư giảng “Đức Phật Ngài dạy rằng: Con rùa dưới biển một trăm năm nó mới trồi lên một lần, nó đã mù mà một trăm năm mới trồi lên, mà trên biển có một tấm ván có cái lỗ vừa khít cái đầu con rùa. Bằng một cơ hội hãn hữu nào đó, vào một dịp nào đó khó ngờ nhất con rùa tình cờ nó chun cái đầu vào trong cái lỗ ván đó, Ngài nói rằng đây là một sự ngẫu nhiên mà vô cùng hiếm hoi , cơ hội làm người nó còn hiếm hoi hơn là sự tình cờ ấy nữa “
Con có đứa con gái, con đã nói cháu nghe cơ hội làm người khó như thế, nhưng cháu nói mẹ nói thế con người trên trái đất này càng ngày càng sanh nhiều, dân số càng ngày càng đông, sao lại có chuyện cơ hội làm người khó. Con cũng không biết nói sao để giải thích cho cháu hiểu. Vậy con kính mong sư từ bi chỉ dạy ạ. Cầu xin hồng tam bảo và chư thiên gia hộ cho sư được nhiều sức khỏe để giảng pháp cho vô lượng chúng sanh được lợi lạc. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Kính Sư
ĐÁP 1
Cần lưu ý vài điểm sau đây:
- Số lượng nhân loại trên trái đất dù có tăng lên trăm tỉ cũng không là gì so với các chủng loại chúng sinh sa đọa, như các loại vi sinh mà mắt thường không nhìn thấy. Chưa kể là có vô số cảnh giới sa đọa nằm ngoài nhân gian. Dân số thế giới hôm nay còn phải tính trên Km2, nhưng đối với nhiều loại sinh vật khác thì phải tính trên Cm2 !
- Phần lớn nhân loại tuy mang thân người nhưng sinh ra chỉ để chịu khổ hơn là hạnh phúc. Họ sinh ra để sống bất thiện và chịu đựng đọa đày, như không có đủ các điều kiện ăn học, y tế, đi lại, truyền thông, giải trí...Trong kinh nói có kẻ mang thân người nhưng lại sống như ngạ quỷ, súc sinh, địa ngục,... Nghĩa là phần lớn nhân loại hiện nay chỉ có được thân người về hình thức nhưng về nội dung và chất lượng cuộc sống thì chưa đủ chuẩn!
- Dân số nhân loại hiện nay thấy đông đúc nhưng đó chỉ là tạm thời trong một thời gian ngắn, theo một chu kỳ nào đó, rồi sẽ có lúc dân số thế giới do những tác động chủ-khách quan mà sụt giảm thê thảm. Có lúc cả hành tinh chỉ có vài triệu người. Tìm trên internet hay đọc sách báo sẽ thấy điều này. Trong khi đó, số lượng các loại sinh vật lớn bé ngoài con người thì luôn vô số, giảm ở đây thì tăng ở kia, loài nầy ít thì loài khác nhiều...Đại khái là vậy.
Xin chúc an lành.


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-02-11

Hình minh hoạ cho post trên (#1085):

[Image: 189988890_2922149854724298_8775871521497...e=622E770A]

Tulip4

https://www.facebook.com/MahatheroSivali/photos/a.1730235107249118/2922149844724299


RE: Tạp ghi - Mi. - 2022-02-12

Mỗi một gia đình thường sống chung dưới một mái nhà không qúa .... 8 người  Lol Nhưng khi bước ra bên ngòai chung quanh phạm vi sân vừơn mình thôi thì có thể thấy ôi thôi qúa chừng côn trùng, sâu bọ, kiến, chuột, chim chóc, ruồi, muỗi, bướm, ong....  Nhắc tới ong mới nhớ, mấy cây anh đào nở hoa đã đang là nơi hội tụ của cả hơn mấy chục con ong bay nghe vèo vèo!   Admire


RE: Tạp ghi - Mi. - 2022-02-12

(2022-02-12, 10:34 AM)tuyetvan Wrote: Vân không nói chuyện con ong bay vèo vèo

Vân nói chuyện số lượng con người giảm kinh khủng

Vân chờ ngày đó để lái xe khỏi kẹt xe

Mị có câu trả lời không!

Dạ chị TV , em đang kể chuyện chung quanh nhà em có khá nhiều con vật trong sân vừơn luôn đông đúc hơn số lựơng thành viên trong gia đình  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c 

Mấy việc kia để nhờ các bác khác trả lời giúp chị .  Em chúc chị một mùa xuân vui vẽ, bình an và nhiều sức khỏe suốt năm Nhâm Dần  Tulip4 Clinking-beer-mugs4 Heavy-black-heart4 Clinking-beer-mugs4 Tulip4

Hello


RE: Tạp ghi - Thuctinh - 2022-02-12

(2022-02-12, 11:11 AM)LeThanhPhong Wrote: Có lẽ TV cần được chú ý vì quá cô đơn ?  

Nếu cô ta thực hành câu "Look at yourself", có lẽ cô ta rất hạnh phúc .

Anh Phong dồi dào tình thương, anh tặng gương hay làm gương nhé  Biggrin


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-02-12

Tặng Lan và Thuctinh tấm hình đẹp nè .

[Image: sen-trang-1.jpg]


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-02-12

(2022-02-12, 11:23 AM)Thuctinh Wrote: Anh Phong dồi dào tình thương, anh tặng gương hay làm gương nhé  Biggrin


Shy


Ha ha ha ... Lâu lâu, LTP soi mặt, thấy mình cau có dễ ghét lắm .  Không dồi dào tình thương đâu .


RE: Tạp ghi - TTTT - 2022-02-12

(2022-02-12, 11:30 AM)LeThanhPhong Wrote: Tặng Lan và Thuctinh tấm hình đẹp nè .

[Image: sen-trang-1.jpg]
 Cảm ơn anh Phong Thanks-sign-smiley-emoticon ..Bạch Liên một đóa tinh khôi, nhụy vàng tỏa ánh sáng soi tâm đời!  Ok-sign-smiley-emoticon [Image: 1107904834.gif]


RE: Tạp ghi - Thuctinh - 2022-02-12

(2022-02-12, 11:30 AM)LeThanhPhong Wrote: Tặng Lan và Thuctinh tấm hình đẹp nè .

[Image: sen-trang-1.jpg]

Wow, đẹp quá anh Phong.  Cám ơn anh nhiều.


RE: Tạp ghi - LeThanhPhong - 2022-02-12

(2022-02-12, 11:37 AM)TTTT Wrote:  Cảm ơn anh Phong Thanks-sign-smiley-emoticon  ..Bạch Liên một đóa tinh khôi, nhụy vàng tỏa ánh sáng soi tâm đời!  Ok-sign-smiley-emoticon [Image: 1107904834.gif]

LTP không làm thơ dễ dàng như Lan .  Hoa sen trắng làm LTP nhớ đến bài ca dao:

Trong đầm gì đẹp bằng sen ?
Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng .
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .

Tulip4



RE: Tạp ghi - Thuctinh - 2022-02-12

Con người mình có thể bị đương đầu tuyệt chủng như thời khủng long không ta? Và có bất đầu sự sinh sống khác?

Không có gì là vĩnh cữu cả mà Astonished-face4