VietBest
Tạp ghi - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Tôn Giáo (https://vietbestforum.com/forum-18.html)
+--- Forum: Phật Giáo (https://vietbestforum.com/forum-19.html)
+--- Thread: Tạp ghi (/thread-3994.html)



RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-07

(2019-06-07, 01:06 PM)Be 3 Wrote:  

 Bé 3 cũng mới ngộ đươc điều này tuần trước :full-moon-with-face4: :   Tu sửa bản thân mình

bạn Be3 ,

nói một cách rốt ráo , tới một lúc nào đó không còn cần tu sửa gì nữa thì gọi là đại ngộ


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-07

có một truyện thiền mà nhiều người đã được nghe /đọc mà khi đụng chuyện lại không áp dụng được

Nan-In, một thiền sư Nhật Bản vào thời Minh - Trị (1868 - 1912), tiếp một ông giáo sư đại học đến tìm hiểu về Thiền.
Nan-In mời dùng trà. Ông đã rót đầy vào tách của khách và vẫn tiếp tục rót thêm.
Ông giáo sư nhìn nước tràn cho đến khi tự mình không nhịn được thêm nữa. "Tách đã đầy tràn rồi. Không thêm vào được nữa đâu!"
"Giống như cái tách này" Nan-In nói, "ông mang đầy định kiến và suy đoán riêng của ông. Làm sao tôi có thể chỉ cho ông về Thiền trừ phi ông cạn cái tách của ông trước đã?"


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-11

Chúng sanh có 6 loại căn tánh : 

1. Dục tánh - tánh Tham (Rāgacarita)
2. Nộ tánh -  tánh Sân (Dosacarita)
3. Độn tánh - tánh Si (Mohacarita)
4. Đãng tánh - tánh Tầm (Vitakkacarita) 
5. Mộ tánh - tánh Tín (Saddhācarita)    
6. Ngộ tánh - tánh Giác (Bodhicarita)

https://thuvienhoasen.org/a24282/tam-tanh-su-tu-tap


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-13

"khi người học trò đã sẵn sàng thì vị thầy sẽ có mặt"

Sayadaw U Jotika


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-13

HỎI

Con đảnh lễ Sư.
Con có một thắc mắc con nêu lên mong được Sư khai thị. Người học thiền theo kiểu mô pháp luân xa hiện nay. Khi ngồi thiền đầu lắc lư qua lại, đôi khi họ thấy hào quang hoặc thấy người quá cố trong gia đình. Họ dụng pháp thiền ấy lấy nhân điện để trị bịnh hay mở luân xa cho người khác. Như vậy có thật và đúng không? Con mong được Sư khai thị. Con tri ân Sư.

ĐÁP
Trước hết phải cẩn thận xác định mục đích mỗi hành động thì mới có thể nói là đúng hay sai:
- Nếu cầu giải thoát sinh tử thì pháp môn tu tập dứt khoát không thể nằm ngoài Bát Chánh Đạo, mà cụ thể là qua pháp môn Tứ Niệm Xứ. Phần này người hỏi phải tự tìm hiểu, vì biết quý vị như thế nào để nói cho đủ!
- Nếu chỉ nhắm đến mục đích chữa bệnh, dưỡng nhan, hay tìm cảm giác mạnh qua một ảo giác nào đó thì chúng tôi không có ý kiến. Phật pháp thì chỉ có một đường, nhưng thế gian pháp thì vô số. Sở thích mọi người biết nói sao cho hết. Chỉ xin nhớ rằng ta không còn nhiều thời gian, nên cẩn thận với những thứ vớ vẩn có hại cho thân tâm và cả đời sau kiếp khác. Xin chúc an lành.


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-13

Một người dùng cái búa lớn để đập phá tất cả các thứ chung quanh, hy vọng không còn dính mắc vào bất cứ thứ gì trên đời. Nhưng sau khi tưởng rằng đã hoàn tất mục đích đoạn diệt mọi thứ thì một vật cuối cùng anh ta lại không thể đập tan được - chính là cái búa trên tay.


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-14

Thiền Quán hay Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Toàn bộ kinh điển chỉ có một lý tưởng duy nhất là xác định nhận thức này.

Tu Quán là để thấy mình là gì và đang ra sao. Đủ duyên thì thành thánh, kém duyên một chút thì cũng được an lạc hiện tiền. Ta khổ vì nhiều hiểu lầm quá, về mình và về người. Tu thiền là để hiểu đúng hơn, về ta và về đời.



RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-17

Không biết gì để nói, là dốt. 
Nói quá chỗ biết của mình, là phét. 
Nói không kiểm chứng, là ẩu. 
Biết không cần thiết mà vẫn nói, là nhảm.
Biết điều cần thiết mà không nói, là hiểm.


RE: Tạp ghi - Chàng Hiu - 2019-06-17

(2019-06-17, 02:52 PM)caothang Wrote: Không biết gì để nói, là dốt. 
Nói quá chỗ biết của mình, là phét. 
Nói không kiểm chứng, là ẩu. 
Biết không cần thiết mà vẫn nói, là nhảm.
Biết điều cần thiết mà không nói, là hiểm.

Khó thật !
Tui vẫn thường phân vân 2 đieu cuối, nhiều khi mình nghĩ mình biết mà không nói cho người ta tránh ... nhưng lại phân vân điều mình dịnh nói có cần cho họ không hay là nhảm đối với họ ?


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-17

(2019-06-17, 03:06 PM)Chàng Hiu Wrote: Khó thật !
Tui vẫn thường phân vân 2 đieu cuối, nhiều khi mình nghĩ mình biết mà không nói cho người ta tránh ... nhưng lại phân vân điều mình dịnh nói có cần cho họ không hay là nhảm đối với họ ?

bởi vậy Phật mới dạy con đường trung đạo , đối với một người chừng đó là nhàm , hoặc hiểm thì lại không đúng với người khác , biết rõ thái cực và đừng quá cực đoan là được


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-18

"quá nửa đời người ta mới hiểu
những thứ vu vơ buộc chặt mình"



RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-18

thua me lại gỡ bài cào
tham sân đầy đủ còn than nỗi gì


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-21

Một thiền sinh hỏi Thầy của anh.

"Thưa Thầy, cái gì là sự giác ngộ?"

Vị thiền sư trả lời,

"Khi đói, thì ăn. Khi mệt, thì ngủ."


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-21

Bởi vì tôi ở đây 

Một vị Sư già đang quét lá tại khuôn viên của một tu viện dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.

Một vị Sư khác đi ngang qua và hỏi vị Sư già, "Ngài bao nhiêu tuổi?"

Vị Sư già trả lời, "Tôi 77 tuổi."

"Ngài quá lớn tuổi! tại sao Ngài còn làm việc cực nhọc ở đây?"

"Bởi vì tôi ở đây."

"Nhưng tại sao Ngài lại làm việc dưới ánh nắng gay gắt?"

"Bởi vì mặt trời ở tại đó."


RE: Tạp ghi - caothang - 2019-06-21

Lời dạy quan trọng nhất

Một vị Thiền Sư nổi tiếng nói rằng lời dạy cao quý nhất của ông ta là: Phật là tâm của bạn. Ý tưởng này đã tạo ấn tượng thật là sâu sắc, đến nỗi một vị sư đã quyết định rời tu viện và sống ẩn dật tại vùng hoang vu để tu tập thiền định theo sự nhận xét này. Sư đã trải qua 20 năm như là nhà tu khổ hạnh nhằm phát hiện sự thật lời dạy cao quý này.

Một ngày nọ Sư gặp một vị hành giả đang đi xuyên qua khu rừng. Nhanh chóng vị Sư khổ hạnh nhận ra vị Sư này cũng đã từng học chung dưới chân vị Thiền Sư. "Làm ơn, nói cho đệ biết sư huynh biết gì về lời dạy cao cả của Sư Phụ." Mắt của vị hành giả sáng lên, "Ah, Sư Phụ đã rất rõ ràng về điều này. Sư Phụ nói rằng lời dạy cao quý của Ngài là: Phật không phải là tâm bạn."