VietBest
TIN THẾ GIỚI - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: War Room (https://vietbestforum.com/forum-51.html)
+--- Thread: TIN THẾ GIỚI (/thread-23522.html)



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-10

[Image: photo1654785404896-16547854050681377296658.png]

Nguồn cung dầu của Nga cho EU đã tăng 14% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 4, từ 750.000 lên 857.000 thùng/ngày.


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-10

Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, Fatih Birol, cho biết cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay có thể là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất và kéo dài nhất trong lịch sử và các nước châu Âu sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

[Image: photo-1-16547846542841237886778.jpg]
Châu Âu có thể phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nhiên liệu. Ảnh: Reuters


Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Đức Der Spiegel, ông Birol nói rằng bụi phóng xạ từ các sự kiện ở Ukraine có khả năng làm cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay tồi tệ hơn cuộc khủng hoảng những năm 1970.
"Hồi đó chỉ là khủng hoảng dầu mỏ. Giờ đây, chúng tôi đối mặt với cuộc khủng hoảng dầu mỏ, khủng hoảng khí đốt và khủng hoảng điện cùng một lúc", ông Birol nói, Nga là "nền tảng của hệ thống năng lượng toàn cầu khi là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và nhà cung cấp than đá hàng đầu.

Như một phần của các biện pháp trừng phạt, EU đã đưa ra các hạn chế đối với nhiên liệu hóa thạch của Nga và cam kết loại bỏ dần các biện pháp này.
Giám đốc IEA cảnh báo rằng, các quốc gia ở châu Âu phụ thuộc nhiều hơn vào khí đốt của Nga đang phải đối mặt với một "mùa đông khó khăn", vì "khí đốt có thể phải được phân bổ". Bình luận của ông được đưa ra khi nhà cung cấp khí đốt nhà nước Gazprom của Nga cắt nguồn cung cho một số công ty năng lượng ở Đức, Đan Mạch, Hà Lan và các quốc gia khác, sau khi họ từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Để cố gắng và giảm thiểu tác động, các quốc gia EU nên mua càng nhiều khí đốt càng tốt thông qua các đường ống từ Na Uy hoặc Azerbaijan và nhập khẩu thêm khí thiên nhiên hóa lỏng LNG. Theo ông Birol, các nhà máy nhiệt điện than cũng có thể thay thế một phần các nhà máy nhiệt điện khí.
Quan chức này cho biết mùa hè sắp tới ở EU và Mỹ có thể sẽ khó khăn do thị trường dầu thô thắt chặt. Ông cảnh báo rằng khi kỳ nghỉ lễ cao điểm bắt đầu, nhu cầu nhiên liệu sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng dầu diesel hoặc xăng khan hiếm, đặc biệt là ở châu Âu.


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-10

[Image: photo1654835127265-16548351273862059736791.jpg]

Binh sỹ Ukraine nghỉ ngơi gần chiến tuyến tại Donetsk. Ảnh: AP

Tổng thống Ukraine - Zelensky cho rằng số phận của khu vực Donbass được quyết định trong cuộc chiến tại thành phố Severodonetsk.


Ông cũng kêu gọi các lực lượng nước này đẩy lùi những bước tiến của Nga – vốn đang làm mờ đi triển vọng giành chiến thắng của Ukraine trong một cuộc chiến đang rơi vào bế tắc.
Cuộc chiến tại Ukraine đã chuyển trọng tâm từ thủ đô Kiev và tỉnh Kharkov sang phía Đông – nơi Nga đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ.


“Severodonetsk ở Luhansk, một trong hai tỉnh tạo nên Donbass, là "tâm chấn của cuộc đối đầu", ông Zelensky cho biết trong bài phát biểu trực tuyến vào đêm 8/6 (giờ địa phương).
“Số phận của Donbass đang được quyết định ở đây”, nhà lãnh đạo Ukraine khẳng định. Ông cho biết, Ukraine đã “gây ra tổn thất đáng kể cho đối phương”. Nhưng tuyên bố này vẫn chưa được xác thực. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu thông báo, các lực lượng của nước này đã “giải phóng” 97% khu vực Lugansk.


Nhiều cuộc tấn công trên bộ và trên không đã xảy ra khắp Donbass vào ngày 9/6. Trong tuyên bố cùng ngày, quân đội Ukraine cho biết: “Đối phương đã sử sụng súng cối, pháo và nhiều bệ phóng tên lửa bắn phá các đơn vị của chúng tôi. Họ bắn vào cơ sở hạ tầng dân sự ở các khu định cư Severodonetsk, Lysychansk, Privillya, Ustynivka, Horske và Katerynivka”. Các cuộc giao tranh kéo dài hàng giờ giữa Ukraine và Nga đã khiến nhiều khu vực của Severodonetsk bị phá hủy.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11






RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11






RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11

Fulbright University Vietnam (FUV) is a private nonprofit university currently located at the Crescent Plaza (with a future campus in the Saigon Hi-Tech Park) in Ho Chi Minh CityVietnam.[3] It is one of Vietnam's first private, nonprofit institutions of higher education.[4] The FUV concept emerged from discussions convened by the Vietnam Program at the Harvard Kennedy School aimed at planning the next stage in the development of the Fulbright Economics Teaching Program (FETP) Archived 2018-10-11 at the Wayback Machine, a center of public policy research and teaching in Ho Chi Minh City.[5][6] Since 2014, the university's development has been coordinated by the Trust for University Innovation in Vietnam (TUIV), a nonprofit corporation based in the Boston area. TUIV and the Harvard Vietnam Program are recipients of several grants from the Bureau of Educational and Cultural Affairs of the United States Department of State.[7]

Wiki


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11





nói gì thì nói, bàn gì thì bàn, quan trọng là Mỹ có muốn tiếp tục cuộc chiến này hay không mà thôi


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11

tại Mỹ

lạm phát gia tăng, giá cả mọi thứ tăng vọt
uy tín của TT Biden đang xuống dốc
sắp có bầu cử giữa kỳ vào tháng 11

thế giới do Mỹ lãnh đạo đang hoặc sắp có nhiều người chết đói
kinh tế EU, nói chung là các nước trên thế giới đều gặp khó khăn về kinh tế

Ukraine càng ngày càng thất thế và thế giới bắt đầu cảm thấy mệt mỏi với cuộc chiến này
bơm thêm vũ khí? ...... Nga sẽ dùng những vũ khí "cấm" thì ai làm gì được Nga? (tự ái của cường quốc + điên + liều = chết bỏ)

nếu kéo dài cuộc chiến thì tình hình càng thảm hại thêm mà thôi

vậy Mỹ quyết định ra sao?

Hai ngày trước, các viên chức cao cấp của Mỹ đã qua Moscow để "nói gì không biết"  ....... với người đồng cấp Nga


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-11

Giới chức Ukraine kêu gọi phương Tây tăng tốc chuyển vũ khí hạng nặng nhằm đối phó hỏa lực vượt trội của Nga, khi quân đội nước này sắp cạn kiệt đạn pháo.
Vitaly Kim, tỉnh trưởng Mykolaiv phía nam Ukraine, ngày 11/6 nhận định giao tranh ở miền đông đã trở thành "chiến tranh pháo kích". Ông thừa nhận quân đội Nga có hỏa lực pháo binh áp đảo, trong khi lực lượng vũ trang Ukraine dần cạn kiệt đạn pháo.
Quan chức Ukraine kêu gọi phương Tây và đối tác tăng tốc chuyển giao vũ khí hạng nặng, pháo tầm trung và đạn dược để Ukraine phản công hiệu quả. "Những hỗ trợ từ châu Âu và Mỹ là vô cùng quan trọng", ông nói.
Một ngày trước, phó giám đốc Tổng cục tình báo quân đội Ukraine Vadym Skibitsky đưa ra những nhận định tương tự trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh.



[Image: Lysychansk-3857-1654967942.jpg]

Quân nhân Ukraine chạy đến công sự ẩn nấp giữa đợt pháo kích của quân đội Nga tại Lysychansk, tỉnh Luganks ở miền đông vào ngày 11/6. Ảnh: AFP.

Ưu thế vượt trội về hỏa lực và vũ khí hạng nặng giúp Nga duy trì đà tiến ở mặt trận Donbass trong nhiều tuần qua. Severodonetsk, một trong những thành phố lớn thuộc tỉnh Lugansk nằm ngoài vùng ly khai trước chiến sự, giờ đây hầu như nằm hoàn toàn dưới kiểm soát của quân đội Nga.
Tỉnh trưởng Lugansk Serhiy Gaidai nhận định tình hình ở Severodonetsk đang vô cùng khó khăn, dù những đơn vị kháng cự tiếp tục giao tranh với đối phương trên nhiều tuyến đường.
"Phần lớn thành phố do Nga kiểm soát. Một số trận đánh mang tính cục bộ vẫn diễn ra", ông nói.
Gaidai nói quân Ukraine vẫn kiểm soát nhà máy hóa chất Azot với khoảng 800 người đang trú ẩn.
Đại diện chính quyền Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng trước đó ước tính khoảng 400 lính Ukraine đang cố thủ ở khu vực nhà máy Azot, cáo buộc lực lượng này ẩn náu cùng dân thường trong hầm tránh bom. LPR cho biết đã khởi động đàm phán cho đối phương đầu hàng và sơ tán dân thường.


Thủ lĩnh LPR Rodion Miroshnik nói binh sĩ Ukraine ở Azot muốn Nga mở hành lang an toàn đến thành phố Lysychansk bên kia sông Donets. Tuy nhiên, ông Gaidai bác bỏ thông tin từ LPR, chỉ trích đối phương tuyên truyền bịa đặt.
Moskva tiếp tục thắt chặt ảnh hưởng xã hội và an ninh ở những khu vực đã kiểm soát thành công trên lãnh thổ Ukraine. Ở Kherson, thành phố miền nam Ukraine, chính quyền quân sự lâm thời do Nga thiết lập bắt đầu cấp hộ chiếu Nga cho người dân địa phương.


Bộ Ngoại giao Ukraine từng chỉ trích động thái của Nga là "vi phạm luật quốc tế, vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, cũng như các chuẩn mực, nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế". Kiev nói đây là bằng chứng cho thấy mục đích của Moskva là sáp nhập các vùng ở Ukraine do quân đội Nga kiểm soát vào khu vực pháp lý, chính trị và kinh tế Nga.

Lực lượng vũ trang Ukraine cũng tổ chức phản công ở Kherson trong ngày, nhắm vào một số cứ điểm quân sự Nga trên địa bàn tỉnh tiếp giáp bán đảo Crimea.
"Máy bay chiến đấu Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc không kích nhắm vào căn cứ đối phương, vị trí tập kết thiết bị, nhân sự và kho vũ khí ở 5 khu vực thuộc tỉnh Kherson", Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng cáo buộc quân đội Ukraine dùng tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad phóng 5 quả rocket vào quận Kuibyshevsky trong thành phố Donetsk. DPR nói quân đội Ukraine trong ngày 11/6 còn pháo kích nhiều địa bàn bằng pháo cỡ 122 mm và 155 mm.
Tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, trong buổi họp báo hàng ngày, thông báo không quân Nga phá hủy thêm "một căn cứ lính đánh thuê nước ngoài gần vùng Avdeyevka tỉnh Kharkov" bằng tên lửa có độ chính xác cao. Một hệ thống tên lửa Buk-M1 bị tiêu diệt gần Minkovka ở Donetsk.
Pháo binh Nga phá hủy hai tổ hợp pháo phản lực Grad, 9 kho vũ khí, nhiên liệu của Ukraine và tập kích 231 vị trí tập trung quân lính cùng vũ khí đối phương.
Phòng không Nga bắn rơi một máy bay MiG-29 và một chiếc Su-25 của không quân Ukraine. Ngoài ra, lực lượng Nga còn đánh chặn ba tên lửa Uragan của Ukraine gần các vùng Dolgenkoye, Sukhaya Kamenka và Malaya Kamyshevakha thuộc tỉnh Kharkov.
Ít nhất 12 máy bay không người lái (UAV) bị phòng không Nga hạ ở Kharkov và Lugansk, Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Ukraine chưa bình luận về thông tin này.


[Image: Kherson-6376-1654967943.jpg]

Quân cảnh Nga làm nhiệm vụ tại Kherson trong ảnh công bố hôm 29/5. Ảnh: AFP.

Ukraine duy trì nỗ lực ngoại giao, vận động ủng hộ từ quốc tế trong xung đột vũ trang với Nga. Tổng thống Volodymyr Zelensky có bài phát biểu trực tuyến gây bất ngờ tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 2022 ở Singapore.
Ông nhấn mạnh những quy tắc tương lai của thế giới đang được định hình chính trên chiến trường Ukraine. Ông đồng thời kêu gọi quốc tế hỗ trợ vận động Nga kết thúc bao vây các cảng biển phía nam Ukraine, cảnh báo nếu Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc, thế giới sẽ đối mặt khủng hoảng lương thực nghiêm trọng và nhiều nước sẽ xảy ra nạn đói.
Chiến sự Ukraine trong gần 4 tháng qua đã khiến hơn 7,3 triệu người phải rời khỏi đất nước, theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR). Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (OHCHR) thống kê đến ngày 10/6 chiến sự đã khiến hơn 4.300 dân thường thiệt mạng và hơn 5.200 dân thường bị thương tại Ukraine.
Tổng thống Ukraine khẳng định nước này sẽ giành chiến thắng cuối cùng trong xung đột với Nga. Tuy nhiên, theo nhận định từ Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) của Mỹ, kho vũ khí và đạn dược thời Liên Xô trong biên chế quân đội Ukraine sắp cạn kiệt hoặc bị phá hủy gần hết sau hơn ba tháng giao tranh, khiến Kiev chỉ còn trông cậy được vào khí tài do phương Tây viện trợ.
Giới chức Ukraine nhận thức ngày càng rõ tính cấp thiết của vũ khí hạng nặng và hiện đại từ phương Tây, đặc biệt khi pháo binh Nga ngày một chứng tỏ năng lực vượt trội đối phương. ISW đánh giá giới lãnh đạo quân đội Nga có thể đang đối diện một số rào cản trong huy động thêm nhân lực cho chiến dịch, nhưng ưu thế hỏa lực vẫn giúp họ duy trì đà tiến chậm.
"Pháo kích hiệu quả sẽ tạo ra những tác động mang tính quyết định ngày một rõ trong tình thế chiến đấu giằng co ở đông Ukraine", ISW nhận định.


............................

đạn được súng ống đâu phải là bánh kẹo, có là ăn ngay được đâu (thời gian vận chuyển, cách xử dụng và những khí tài này có thể lọt vào tay quân Nga thì bí mật vũ khí Mỹ sẽ bị ....


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa khẳng định Nga và Trung Quốc chưa bao giờ thành lập liên minh, mà chỉ mới dừng ở quan hệ đối tác. Song ông Ngụy cho rằng quan hệ với Nga sẽ phát triển hơn trong tương lai.

Một số quan chức Trung Quốc từng tuyên bố Bắc Kinh không cần thiết lập liên minh với Matxcơva bởi quan hệ trên thực tế đã hơn mức đó.


[Image: trung-quoc-nga-shangri-la-165500952018161137496.jpg]

Ông Ngụy Phượng Hòa trong phần hỏi đáp sau bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La 2022 sáng 12-6 - Ảnh: AFP

Về nghi ngờ Trung Quốc đang cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng ở Ukraine, ông Ngụy bác bỏ ngay lập tức và nhấn mạnh Bắc Kinh luôn ủng hộ các bên đối thoại, đàm phán để giải quyết các khác biệt bằng biện pháp hòa bình.


"Đâu là nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng ở Ukraine? Ai là kẻ chủ mưu đằng sau vụ này? Ai là người mất nhiều nhất và ai là người được lợi nhiều nhất?



Ai đang thúc đẩy hòa bình và ai đang đổ thêm dầu vào lửa? Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết câu trả lời cho những câu hỏi này", ông Ngụy nói khi được hỏi về lập trường rõ ràng của Trung Quốc.


Mặc dù không nêu đích danh nước nào, giới quan sát tin rằng vị bộ trưởng Trung Quốc đang ám chỉ Mỹ và đồng minh, những nước đã cung cấp vũ khí và thông tin tình báo cho Ukraine trong gần 4 tháng qua.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

[Image: photo1655039562712-1655039562929645144253.gif]

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đã ngất xỉu trong một buổi lễ mừng Ngày Độc lập vào sáng Chủ nhật (12/6). Bộ Quốc phòng cho biết ông Lorenzana đang "trong tình trạng ổn định".

Hình ảnh từ buổi lễ cho thấy Bộ trưởng Lorenzana ngã về phía sau và được đưa lên xe cấp cứu.
Trước đó, ông Lorenzana trở về từ Singapore vào sáng sớm 12/6 sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 19 và gặp gỡ những người đồng cấp nước ngoài.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

[Image: photo1655030791434-1655030791628163550521.jpg]

Cựu Ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger. Ảnh: Reuters

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger cho rằng, các nước phương Tây cần phải tính đến lập trường của Moscow khi giải quyết vấn đề Ukraine nếu không muốn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”.

Các nước phương Tây cần phải tính đến lợi ích của Moscow khi thảo luận về một giải pháp hòa bình cho tình hình ở Ukraine để ngăn Nga trở thành “tiền đồn của Trung Quốc ở châu Âu”, cựu Ngoại trưởng, cựu Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Henry Kissinger trả lời phỏng vấn Sunday Times.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

Một ứng cử viên EU kiên quyết chống lại áp lực trừng phạt Nga - Ba Lan đã quá "hấp tấp"?

Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Đức, Tổng thống Serbia Aleksandar Vučić khẳng định ông vẫn giữ vững lập trường về các lệnh trừng phạt Nga.


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

Cơn sốt "vàng trắng" sau lệnh cấm của EU: Trung Quốc giữ khu mỏ được ví như máy in tiền
[Image: photo1654846658571-16548466586591850838784.jpg]
Ảnh: Reuters

Sau các lệnh trừng phạt liên tiếp của Liên minh châu Âu EU nhằm vào Nga, một cuộc chạy đua trên khắp thế giới đang diễn ra để tìm ra các nguồn lithium mới.


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-06-12

Giá lithium tăng vọt


"Có lithium đi khắp thế giới, không lithium nửa bước khó đi", đây là câu nói quen thuộc trên thị trường năng lượng toàn cầu trong những năm gần đây.
Lithium còn được gọi là "vàng trắng", được sử dụng trong pin lithium-ion cung cấp năng lượng cho xe điện và các thiết bị khác. Khi nhu cầu về xe điện tăng do chi phí khí đốt tăng kỷ lục, mức tiêu thụ lithium và giá lithium cũng tăng theo.
Ngày 27/4, trong phiên đấu giá của công ty khai thác lithium Pilbara của Úc, giá giao dịch lithium đạt 5.650 USD/tấn, cộng với chi phí vận chuyển và hậu cần là 90 USD/tấn, giá thành liti cacbonat tương ứng khoảng 57.000 USD/tấn.
Ngày 24/5, Pilbara lại đấu giá lithium và giá giao dịch là 5.955 USD/tấn, tăng 300 USD/tấn so với phiên đấu giá ngày 27/4 và giá liti cacbonat tương ứng tăng lên khoảng 63.000 USD/tấn.
Giá liti cacbonat đã tăng 8 tháng liên tục, hiện giá đang dao động ở mức cao 63.000-75.000 USD/tấn, thậm chí, giá đấu thầu quặng lithium cũng đang tăng lên nhanh chóng.
Thậm chí, công ty nghiên cứu Argus Media (Anh) gần đây thông báo, giá lithium đã tăng gấp 5 lần kể từ tháng 4/2021 khi nhu cầu sản xuất pin điện của các nhà sản xuất ô tô tăng cao.