VietBest
TIN THẾ GIỚI - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: War Room (https://vietbestforum.com/forum-51.html)
+--- Thread: TIN THẾ GIỚI (/thread-23522.html)



RE: TIN THẾ GIỚI - RungHoang - 2022-05-27

Cái trường đào tạo của you á, rất hay đó, trường quốc tế hé

Học sinh từ đó ra toàn chửi bới mất dạy, chửi cha mẹ người ta, chửi chó mèo, súc vật 

Hôm nào khoát thêm cái áo đạo mạo vô là hoàn mỹ luôn

Smiling-face-with-halo4 Thumbs-up4


RE: TIN THẾ GIỚI - RungHoang - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:04 PM)Tuy duyen Wrote: chuyện đó Td cảm nhận được mà, Td biết ông là một người rất tình cảm và biết đau, biết buồn vì chuyện gì, thôi thì cứ tự nhiên đi, thoải mái là được, Td nổi tiếng là .......... dai như giẻ rách đó  Lol

còn chuyện bên U, trên 3 tháng rồi, không chán mới là chuyện lạ

Tôi ok mà. Không gì.

Tôi thăng trầm nhiều rồi, chuyện gì chưa thấy qua

Mấy cái chửi chửi kiểu con nít này mà làm tôi nóng được là nó giỏi  Lol


RE: TIN THẾ GIỚI - RungHoang - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:16 PM)NhuCanhVitBay Wrote:  Nếu cha mẹ là con người thì nói tiếng con người, còn cha mẹ nó là súc vật thì phải chửi nó mới sợ. Không lo sẽ còn gặp nhau dài dài, tui ghét nhất giống dân mọi rợ.

Please

Ý da ..... không biết cha mẹ ai là cái giống gì mà toàn mở miệng là chó mèo không?

Anh Vịt chơi thí cô hồn cha mẹ mình ra chửi luôn

Ghê quá ....


RE: TIN THẾ GIỚI - RungHoang - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:18 PM)NhuCanhVitBay Wrote:  Con mẹ mày Runghoang...!. Oh! Tao chỉ thử coi war room có đúng là war room không.

Please

Tôi hiểu you mà

Vậy là cứ 1, 2 đòi ní luận

Đồ ngu và mất dạy  Smiling-face-with-halo4


RE: TIN THẾ GIỚI - RungHoang - 2022-05-27

Loser!

Không biết nói ní nẻ, chỉ biết chửi bừa mà làm ra vẻ ta cũng từ trường đạo mạo mà ra

Loser!


RE: TIN THẾ GIỚI - Saolấplánh - 2022-05-27

Tắt máy đi ngủ cho khỏe.

Xấu hổ lắm 2 ông anh ơi!


RE: TIN THẾ GIỚI - Saolấplánh - 2022-05-27

2 ông anh nghe lời vậy là giỏi đó.

Cố gắng sống đẹp


RE: TIN THẾ GIỚI - Lảo đại - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:33 PM)Saolấplánh Wrote: 2 ông anh nghe lời vậy là giỏi đó.

Cố gắng sống đẹp

 Chú mày nên biết mà nên dùng lời tốt hơn, người ta không muốn chửi chú mày đâu. Nên biết đây là WAR ROOM đó


RE: TIN THẾ GIỚI - Saolấplánh - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:38 PM)Lảo đại Wrote:  Chú mày nên biết mà nên dùng lời tốt hơn, người ta không muốn chửi chú mày đâu. Nên biết đây là WAR ROOM đó

Tôi thấy chổ này là VIETBEST


RE: TIN THẾ GIỚI - Lảo đại - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:40 PM)Saolấplánh Wrote: Tôi thấy chổ này là VIETBEST

Nhắc nhở cho chú mày thôi. Đây là WAR ROOM. Nếu không ngại bị chửi thì cứ tiếp tục đi


RE: TIN THẾ GIỚI - Ech - 2022-05-27

(2022-05-27, 10:33 PM)Saolấplánh Wrote: 2 ông anh nghe lời vậy là giỏi đó.

Cố gắng sống đẹp

Đây là war room, nơi để cãi nhau. Câm cái mõm chó của mày lại.


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-05-28

Ba Lan đang cạn kiệt than



 Thứ trưởng Bộ Tài sản Quốc gia Ba Lan Piotr Pyzik cho biết các công ty của nước này đã hạn chế việc bán than sau khi đình chỉ việc nhập khẩu từ Nga.
Theo đó, ông Pyzik nói rằng nhu cầu về nguyên liệu trong nước đang vượt xa sản lượng nội địa: "các công ty đang hạn chế bán hàng để cung cấp nhiên liệu cho mùa lạnh tiếp theo cho càng nhiều khách hàng càng tốt".


[Image: 6290e52e20302779dc3ed881-16536728225871786715672.jpg]


Vị quan chức này cũng thừa nhận tình hình trong nước đang gặp khó khăn, người tiêu dùng cũng khó mua than.

Lệnh cấm nhập khẩu than đá của Nga cũng đã dẫn đến tình trạng đầu cơ giá cả. Truyền thông Ba Lan đã đưa tin về hình ảnh những người dân xếp hàng dài gần các kho than do nhu cầu tăng mạnh, dù đã hết mùa đông.
Trong bối cảnh nguồn cung thiếu hụt, nhiều chủ hộ đã buộc phải mua than từ những người bán lại với giá 2.500 - 3.000 zloty/tấn (700-800 USD), cao hơn nhiều so với giá chính thức khoảng 1.000 zloty (234 USD).

Ba Lan đã nhập khẩu than của Nga trong nhiều năm - lượng than đá nhập khẩu từ Nga chiếm khoảng 20% lượng tiêu thụ nội địa của quốc gia này. Năm 2020, Ba Lan đã nhập khẩu khoảng 9,4 triệu tấn than và chủ yếu được sử dụng để sưởi ấm cho các hộ gia đình cá nhân. Quốc gia này cũng nhập khẩu khoảng 50% lượng khí đốt và hơn 60% lượng dầu thô từ Nga


RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-05-28

[Image: photo1653707437279-1653707437341283561089.png]

Tàu chở dầu Pegas neo đậu ngoài khơi Karystos, trên đảo Evia - Hy Lạp hôm 19-4. Ảnh: Reuters

Reuters đưa tin các lực lượng Iran đã bắt giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp ở vùng Vịnh hôm 27-5.


Động thái trên diễn ra ngay sau khi Tehran cảnh báo sẽ thực hiện "hành động trừng phạt" đối với Athens vì Mỹ tịch thu dầu của Iran từ một tàu chở dầu ngoài khơi bờ biển Hy Lạp.
"Hải quân của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hôm nay đã bắt giữ 2 tàu chở dầu của Hy Lạp do vi phạm ở vùng biển vùng Vịnh" - IRGC thông báo ngắn gọn và không cung cấp thêm chi tiết.
Bộ Ngoại giao Hy Lạp xác nhận một máy bay trực thăng của hải quân Iran đã đáp xuống tàu Delta Poseidon treo cờ Hy Lạp đang di chuyển ở vùng biển quốc tế, cách bờ biển Iran khoảng 22 hải lý, sau đó "bắt thuỷ thủ đoàn làm con tin, bao gồm 2 công dân Hy Lạp".


Một tàu khác treo cờ Hy Lạp gần Iran cũng bị bắt giữ. Bộ Ngoại giao Hy Lạp cho rằng cả 2 hành động trên đều vi phạm luật pháp quốc tế và Hy Lạp đã thông báo cho các đồng minh của mình cũng như khiếu nại tới Đại sứ Iran tại Athens.


Công ty Delta Tankers vận hành tàu Delta Poseidon chưa đưa ra bình luận.


Nhà chức trách Hy Lạp hồi tháng trước bắt giữ tàu Pegas treo cờ Iran gần bờ biển phía Nam đảo Evia do lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga. Con tàu chở 19 thành viên thủy thủ đoàn Nga. Mỹ đã tịch thu dầu của Iran trên tàu Pegas và định gửi về nước bằng một con tàu khác.


Tàu Pegas sau đó được trả tự do. Tuy nhiên, vụ bắt giữ đã làm gia tăng căng thẳng giữa thời điểm Iran và các cường quốc thế giới tìm cách hồi sinh thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ từ bỏ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.
Theo Nour News, vốn liên kết với cơ quan an ninh nhà nước Iran, sau khi chính phủ Hy Lạp bắt giữ một tàu chở dầu của Iran và chuyển dầu cho người Mỹ, Tehran quyết định thực hiện biện pháp trừng phạt chống lại Athens.
Pegas là 1 trong 5 tàu được Mỹ chỉ định hôm 22-2 - 2 ngày trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine - nhằm trừng phạt ngân hàng Promsvyazbank được xem là quan trọng đối với lĩnh vực quốc phòng của Nga.


Hãng tin Tasnim dẫn một nguồn tin giấu tên tiết lộ 17 tàu khác của Hy Lạp ở Vịnh Ba Tư có thể bị IRGC bắt giữ nếu Hy Lạp tiếp tục hành động như trên.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-05-28

[Image: photo1653666602656-1653666602900254397363.jpg]

Thủ tướng Anh Boris Johnson gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev hồi tháng 4. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Anh Boris Johnson được cho là đã gợi ý Ukraine tham gia một liên minh mới mà London đang tìm cách thiết lập để tạo đối trọng với Liên minh châu Âu (EU).


Thông tin trên được đăng tải bởi tờ Corriere della Sera của Ý. Theo tờ báo này, ngày càng có nhiều rạn nứt giữa Kiev và EU về phản ứng của Liên minh châu Âu trước chiến dịch quân sự của Nga. Một số quan chức Ukraine đã không ngần ngại chỉ trích các quốc gia thành viên EU về sự hỗ trợ quân sự miễn cưỡng dành cho Kiev , cũng như việc khối này đến nay vẫn chưa thể áp đặt lệnh cấm vận nhập khẩu năng lượng Nga.


Tờ Corriere della Sera, trích dẫn nguồn thạo tin, cho biết trong vòng một tháng qua, London đã tích cực vận động thiết lập "Khối Thịnh vượng chung châu Âu". Thủ tướng Boris Johnson được cho là đang cố gắng tạo nên một liên minh đối trọng với EU, bao gồm Anh, Ukraine, Ba Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và có thể cả Thổ Nhĩ Kỳ. Liên minh mới sẽ hoan nghênh các quốc gia ủng hộ tự do kinh tế và quyết tâm đẩy lùi "nguy cơ quân sự từ Nga". Hoạt động của liên minh sẽ bao phủ nhiều khía cạnh khác nhau từ chính trị đến kinh tế, quân sự.


Các nguồn tin tiết lộ rằng ông Johnson đề cập đến ý tưởng này với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên trong chuyến thăm bất ngờ của ông tới Kiev vào ngày 9/4. Từ đó đến nay, Anh được cho là đã không ngừng thuyết phục Ukraine. Tuy nhiên, chính phủ Ukraine vẫn chưa từ chối hay chấp nhận lời đề nghị.




Tờ báo Ý cho rằng ông Zelensky đang chờ đợi kết quả của hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 23/6, trong đó các nước thành viên dự kiến sẽ quyết định về việc có chấp nhận tư cách ứng viên Ukraine hay không.
Ngoài ra, nguồn tin cũng cho biết những tin đồn về kế hoạch của London trong việc lôi kéo Kiev rời xa EU được đưa ra nhằm gây thêm áp lực lên lãnh đạo các nước thành viên liên minh trước cuộc họp vào tháng tới.

Dù cùng phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhưng các nước thành viên EU đã có mức độ hỗ trợ khác nhau đối với Kiev. Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic không phải là những thành viên giàu có nhất trong EU, nhưng đã đóng góp tích cực vào việc viện trợ cho Ukraine. Trong khi các cường quốc như Pháp, Đức chỉ đóng góp một cách khiêm tốn.


Bình luận về thông tin được tiết lộ bởi báo giới Ý, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 27/5 cho biết các quan chức Nga không rõ liệu ông Johnson thực sự có ý định thành lập liên minh mới hay không. Nếu việc này thực sự xảy ra, Mátxcơva sẽ coi đây là một nỗ lực của London nhằm khơi dậy những bất đồng có thể làm suy giảm vị thế của EU.



RE: TIN THẾ GIỚI - Tuy duyen - 2022-05-28

[Image: photo1653662031708-16536620318482537487.jpeg]

Kế hoạch cho phép Washington chuyển giao các bệ phóng rốc-két đa nòng tầm xa MLRS và HIMARS cho Kiev. Ảnh: Lockheed Martin

Mỹ có thể đưa ra quyết định gửi các hệ thống rốc-két được mô tả là “vũ khí thay đổi cuộc chơi” cho Ukraine ngay trong tuần tới.

Đài CNN hôm 26-5 đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden có thể thông báo kế hoạch cung cấp vũ khí cho Ukraine vào đầu tuần tới. Kế hoạch cho phép Washington chuyển giao các bệ phóng rốc-két đa nòng tầm xa MLRS và HIMARS cho Kiev.


Hệ thống rốc-két đa nòng M270 (MLRS) và Hệ thống pháo cơ động cao M142 (HIMARS) là hai phiên bản của hệ thống pháo phản lực do Mỹ sản xuất, có thể bắn cùng loại rốc-két.
Tùy thuộc vào loại đạn được sử dụng, chúng có thể có tầm bắn lên tới 500 km. Trong đó, MLRS là hệ thống bánh xích nặng hơn, mang được số lượng rốc-két nhiều gấp đôi so với HIMARS gắn trên hệ thống bánh lốp.


Các quan chức Ukraine đã liệt kê cả hai hệ thống này trong số những vũ khí mà họ muốn Mỹ và các đồng minh cung cấp để chống lại Nga. Kiev sở hữu các bệ phóng rốc-két Grad và Uragan của Liên Xô trong kho vũ khí của mình nhưng kỳ vọng vũ khí của Washington sẽ mang lại lợi thế cho họ trên chiến trường.

Theo nguồn tin của đài CNN, Mỹ "miễn cưỡng cung cấp pháo phản lực cho Ukraine" vì lo ngại rằng Kiev có thể sử dụng chúng để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Một số cuộc tấn công bằng đạn pháo và trực thăng nhằm vào lãnh thổ Nga trong vài tuần qua bị Moscow đổ lỗi cho phía Ukraine thực hiện.
Các quan chức ở Washington được cho là lo ngại rằng Moscow sẽ coi việc chuyển giao MLRS và HIMARS cho Kiev là "hành động khiêu khích lớn". Ngoài ra, các hệ thống vũ khí này dự kiến được bàn giao từ kho dự trữ của Mỹ vốn bị giới hạn.


Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov ngày 27-5 cáo buộc hành vi hiện tại của các nước phương Tây giống như "cuộc chiến tổng lực đối với Nga". Ông Lavrov nhấn mạnh xã hội và các lực lượng chính trị lớn của Nga ủng hộ việc đối mặt với thách thức này.


"Các nước phương Tây đang tăng gấp đôi, gấp ba và gấp bốn lần nỗ lực của họ để ngăn chặn Nga. Họ sử dụng một loạt công cụ, từ các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương đến tuyên truyền lừa dối trên các phương tiện truyền thông toàn cầu. Phương Tây đã tuyên bố chiến tranh tổng lực chống lại chúng tôi, chống lại toàn bộ nước Nga. Bây giờ, không ai che giấu sự thật đó" - ông Lavrov nói trong cuộc họp với những người đứng đầu các khu vực ở Nga.