VietBest
Phản biện xã hội - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html)
+--- Thread: Phản biện xã hội (/thread-23024.html)



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-24






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-24






RE: Phản biện xã hội - TTTT - 2023-02-24

Cô BTV Trà Mi này dễ thương quá!.Cả dung mạo lẫn giọng nói và thần thái khi cô nói chuyện đều rất dễ thương. Lan chưa nghe hết, mới coi tới đoạn anh chàng trinh sát NLT nói về bản thân tự nhiên bị đứng hình mà Lan phải vô làm việc lại rồi. Cảm ơn anh 5 đã post clip lên, chút rảnh Lan xem lại. Grinning-face-with-smiling-eyes4 Hello


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-24

(2023-02-24, 02:21 PM)TTTT Wrote: Cô BTV Trà Mi này dễ thương quá!.Cả dung mạo lẫn giọng nói và thần thái khi cô nói chuyện đều rất dễ thương. Lan chưa nghe hết, mới coi tới đoạn anh chàng trinh sát NLT nói về bản thân tự nhiên bị đứng hình mà Lan phải vô làm việc lại rồi. Cảm ơn anh 5 đã post clip lên, chút rảnh Lan xem lại. Grinning-face-with-smiling-eyes4  Hello

 5 nghĩ là Trà Mi không trẻ lắm đâu, nhưng 5 cảm giác rằng ký giả Trà Mi sẽ là một trong ký giả sau này có thể trở thành một trong những khuôn mặt ưu tú trong làng ký giả Việt Nam tại hải ngoại, như Đỗ Văn của đài BBC ngày trước. Hiện tại thì Trà Mi thấy có vẻ xông pha nhiều chương trình và đảm nhiệm vai trò quan trọng trong ban biên tập Việt ngữ của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).

 Vậy Trà Mi là ai?

 


Nhà Báo Là Nhà Văn Của Thế Hệ Mới
20/02/2022

Phan Thanh Tâm

[Image: untitled.jpg]
Trà Mi -- Ký giả ban Việt ngữ đài VOA.

Nhà báo là nhà văn của thế hệ mới. Văn chương báo chí thời đại là văn chương thông tin; không phải là văn chương tưởng tượng, sáng tác. Văn phong báo chí cần chính xác, gọn gàng, trong sáng, chi tiết phải cụ thể. Nhiệm vụ của văn chương báo chí là thông tin. Không có nó con người sẽ tụt hậu, mai một, thụt lùi. Đó là nhận định của cô Trà Mi, ký giả truyền thông đa phương tiện (truyền thanh, truyền hình và internet) với gần 25 năm kinh nghiệm làm phóng viên, xướng ngôn viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, người điều khiển các cuộc hội luận/talkshow truyền thanh-truyền hình.

Trong 25 năm trong ngành truyền thông, cô Trà Mi từng làm việc tại một đài truyền hình ở VN (1997-2001), làm ký giả quốc tế của đài Á Châu Tự do gần bảy năm trước khi gia nhập đài VOA từ năm 2009. Ban biên tập Việt ngữ VOA có 14 người trong đó có ba người nữ, cô là nữ ký giả lâu năm nhất. Hiện cô là chủ biên/biên tập viên của Ban Việt ngữ và là người mở ra chương trình TV ‘VOA Express’, bản tin truyền hình hàng ngày của VOA Việt ngữ. Theo cô, câu “nhà báo, nhà văn tuy hai mà một, tuy một mà hai” đúng nhưng không đúng hẳn. Nhà báo có viết văn giỏi thì mới hỗ trợ thành nhà báo giỏi.

Cô Trà Mi nói, người viết văn có sự rộng rãi, phóng túng trong sáng tác, tư duy tưởng tượng tự do bay nhảy. Nếu họ có tố chất nghề báo thì văn phẩm của họ sẽ được trình bày rành rẽ, dễ đọc hơn. Ngược lại, người viết báo mà dùng chữ nghĩa bay nhảy, tối tăm, khó hiểu thì “chết chắc”. Thực tế cho thấy, có nhiều nhà văn tên tuổi lẫy lừng thường xuất thân từ nhà báo. Tên cô có vẻ Huế nhưng sinh ở Saigon. Giọng Nam hoàn toàn. Cô bay qua Mỹ từ năm 2001 nhờ học bổng của California State University, Fullerton. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Giáo dục năm 2003 cô xin vô làm ký giả quốc tế cho RFA. Bút danh Trà Mi có từ lúc đó.

Không phe phái, thiên vị

Ký giả Trà Mi cho biết, vì VOA phục vụ cho trên 90 triệu thính giả/độc giả Việt Nam trong nước -nơi không có tự do báo chí - và hàng triệu người Việt ở hải ngoại nên mỗi ngày phóng viên VOA phải “làm việc cật lực nhằm kiến tạo mẫu mực của nguyên tắc tự do báo chí cho thế giới”. Với lại, là một cơ quan, được tài trợ toàn bộ bởi tiền thuế của người dân Mỹ. Do đó, để được khách quan, trung thực và toàn diện, VOA phải áp dụng quy luật kiểm chứng tin tức từ hai nguồn, phản ánh được sự đa dạng văn hóa, hầu tránh sự thiên vị, phe phái, thiên lệch về một thành phần nào của xã hội Hoa Kỳ.

Là người chịu trách nhiệm nội dung khai thác và nội dung tin tức được phổ biến trong chương trình Việt ngữ ca chiều tối cô Trà Mi cho hay, tuy ngày làm việc bắt đầu từ 10:30 sáng đến 6:30 chiều, nhưng thật ra là chỉ khi nào hết việc mới xong chớ không phải hết giờ. Việc đầu tiên mỗi buổi là nghiên cứu tin tức trong ngày, cầp nhật thời sự để có thể nắm vững những gì đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới; hội họp với ban biên tập để có sự trao đổi, đóng góp sáng kiến của toàn ban; rồi phân công phân nhiệm công tác cho các công sự viên. Tất cả đề tài khai thác đều phải có sự đồng ý của cô.

Trà Mi cũng là người sáng lập các chương trình live show hàng tuần của VOA Việt ngữ trên truyền thông xã hội bao gồm ‘Hỏi đáp trực tiếp Du học Mỹ’, ‘Hỏi đáp Y học trực tiếp’, ‘Hỏi đáp trực tiếp Di trú Hoa Kỳ’, ‘Câu chuyện Kinh tế’ và là MC điều khiển ba trong bốn chương trình này, phỏng vấn các chuyên gia để cung cấp thông tin cập nhật và giải đáp câu hỏi tức thì của khán giả toàn cầu trên sóng trực tiếp. Cô được biết đến nhiều qua vai trò điều khiển các chương trình trực tiếp, tường thuật trực tiếp các sự kiện lớn, các cuộc phỏng vấn trực tiếp, tường trình tại chỗ, điều khiển các talkshow hội luận trực tiếp trên sóng truyền thanh-truyền hình.

Nhờ có nhiều người biết qua talkshow trực tiếp với giới trẻ trong và ngoài nước hàng tuần là Diễn đàn Bạn trẻ khi còn làm việc tại đài RFA và Tạp chí Thanh Niên trên đài VOA nên cô có nhiều nguồn tin từ các khán thính giả và độc giả. Họ mách bảo cho cô thực hiện được một số bài như: những Cô dâu 14 tuổi và hành trình bị bán sang Trung Quốc; câu chuyện thành công của một khoa học gia gốc Việt tại Mỹ; một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ; chàng lao công gốc Việt trở thành khoa học gia không gian vũ trụ của Mỹ; người trẻ gốc Việt chỉ huy đào tạo lực lượng đặc nhiệm và người nhái Hải quân Mỹ. Cô nói niềm vui của người làm báo là sự tin cậy và sự ủng hộ của người đọc.  

Cái nghiệp trong ngành truyền thông

Qua điện thoại và email cô còn cho cho biết cô rất bận rộn. Sách báo đọc phần nhiều về nghề nghiệp như: The Journalist and the Murderer của Janet Malcolm, Why Should I Tell You?: A Guide to Less-Extractive Reporting của Natalie Yahr, On Writing của Stephen King, Inside Reporting của Tim Harrower. Cô hiện sống ở bang Virginia. Cô thích nhạc Lam Phương, Trịnh Công Sơn. Lần về VN gần nhất cách đây hơn 15 năm. Cô có gia đình và hai con nhỏ một trai 11 tuổi và một gái hơn 12 tuổi. Chồng người Việt Nam làm trong ngành kinh doanh những sản phẩm nội thất: gạch, sàn gỗ.

Trà Mi cho rằng việc làm hiện nay của cô là một cái nghiệp. Nó theo cô từ hồi trẻ. Cơ may đến sau khi học xong chương trình thạc sĩ thì gặp đúng lúc đài Á Châu Tự Do RFA tuyển chọn phóng viên. Cô chưa có ý định bỏ nghề mà chỉ có dự đính phát triển nghề nghiệp. Đó là làm thế nào có sự giao lưu tương tác với khán thính giả trong khi phổ biến tin tức. Thay vì ngồi đọc bản tin khô khốc, chương trình có sự trao đổi, bàn luận giữa nguồn tin, người am hiểu nội vụ và khán thính gỉả. Buổi chuyển tải tin tức sẽ thêm phần gần gũi, sống động và hữu ích.

Đề cập tới báo chí trong nước và báo chí hải ngoại, nhất là báo chí quốc tế, cô Trà Mi nói có cách biệt lớn. Báo chí trong nước là báo chí một chiều. Báo chí bên ngoài tiến bộ đến mức là tiếng nói của người dân; trở thành quyền lực thứ tư. Tin tức đến độc giả qua nhiều lăng kính; có phải, có trái; có xuôi, có ngược. Người dân có tự do cảm nhận. Theo cô, nếu ví von, các cơ quan truyền thông như một tiệm phở thì 800 tờ báo trong nước chỉ có một vị. Báo ngoại quốc thì đa vị. Tuy có báo thiên vị bằng cách bỏ sót chi tiết (bias by omission); nhưng nói chung vẫn có nhiều báo độc lập, trung thực.

Các chương trình tiếng Việt của Đài VOA được phát thanh từ năm 1943. Năm 1951, Ban Việt ngữ hoạt động liên tục cho đến nay. “Tự Do Báo Chí là Quan Trọng” và “Thông tin để tiến bộ”,  là hai phương châm của  đài VOA. Trưởng ban chương trình Việt ngữ của  đài hiện nay là Phạm Phú Thiện Giao từ năm 2017. Trước đó nhà báo này làm biên tập viên cho RFA hai năm và bảy năm cho báo Người Việt ở Cali với chức vụ chủ bút. Phạm Phú Thiện Giao tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ở California State University, Fullerton.

– Phan Thanh Tâm
(California, 02/2022)

/* nguồn: https://vietbao.com/a311210/nha-bao-la-nha-van-cua-the-he-moi


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-24

(2023-02-24, 02:21 PM)TTTT Wrote:  Lan chưa nghe hết, mới coi tới đoạn anh chàng trinh sát NLT nói về bản thân tự nhiên bị đứng hình mà Lan phải vô làm việc lại rồi. Cảm ơn anh 5 đã post clip lên, chút rảnh Lan xem lại. Grinning-face-with-smiling-eyes4  Hello

 Thông qua việc phỏng vấn những người Việt sống trực tiếp trên đất Ukraine, các bản tin thời sự về Ukraine có tính thuyết phục hơn nữa. Phỏng vấn em bé, phỏng vấn người làm từ thiện, phỏng vấn quân nhân....v.v.v Phát ngôn của chính các người dân gốc Việt này tại Ukraine đã tạo nên cho màn kịch xâm lược của Nga một bộ mặt thật. Các toan tính chính trị của lão Putin càng đậm nét "phát-xít" hơn bao giờ hết.

 Chàng trai làm "trinh sát", nghĩa là một trong những nhóm "tiên phong" vì hiền hòa, dễ mến và Việt ngữ không được thành thạo lắm nên không lột tả được hết công việc rất quan trọng của các toán quân này trong quân đội. Họ cũng có cái tên gọi khác là "cảm tử quân" khiến người nghe dễ hiểu hơn tầm quan trọng phận sự của họ trong cuộc chiến chống Nga.


RE: Phản biện xã hội - TTTT - 2023-02-24

(2023-02-24, 09:32 PM)005 Wrote:  Thông qua việc phỏng vấn những người Việt sống trực tiếp trên đất Ukraine, các bản tin thời sự về Ukraine có tính thuyết phục hơn nữa. Phỏng vấn em bé, phỏng vấn người làm từ thiện, phỏng vấn quân nhân....v.v.v Phát ngôn của chính các người dân gốc Việt này tại Ukraine cho màn kịch xâm lược của Nga một bộ mặt thật. Các toan tính chính trị của lão Putin càng đậm nét "phát-xít" hơn bao giờ hết.

 Chàng trai làm "trinh sát", nghĩa là một trong những nhóm "tiên phong" vì hiền hòa, dễ mến và Việt ngữ không được thành thạo lắm nên không lột tả được hết công việc rất quan trọng của các toán quân này trong quân đội. Họ cũng có cái tên gọi khác là "cảm tử quân" khiến người nghe dễ hiểu hơn tầm quan trọng phận sự của họ trong cuộc chiến chống Nga.

Anh 5 ơi, Lan chưa nghe anh trinh sát đó nói chuyện tiếp đâu, đang đọc bài anh mới post nói về cô phóng viên Trà Mi....Thấy cô còn rất trẻ vậy mà tuổi nghề của cô ấy lại rất cao thâm. Cảm ơn anh 5 đã giải nghĩa cho Lan biết thêm về danh từ "trinh sát" là như thế nào...Ahemmm! Còn chữ "cảm tử quân" nghe sao....giống danh từ của quân nhân Bắc Kỳ dùng quá! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c Becuoi
Nói gì nói những danh tử hay cấp bậc trong quân đội của VN hay của thế giới Lan ngờ-u một cục luôn nên đọc sao thì chỉ biết vậy thôi hà! Shy Lol
Cũng tới giờ ông thần ngủ kêu Lan đi gặp mặt ổng rồi, Lan đi khỏ luôn nha, mai đọc và tìm hiểu tiếp.
Chúc anh 5 ở lại chơi vui vui nhiều.🌹🙋🏻‍♀️


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-24

(2023-02-24, 09:49 PM)TTTT Wrote:  nào...Ahemmm! Còn chữ "cảm tử quân" nghe sao....giống danh từ của quân nhân Bắc Kỳ dùng quá! Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c  Becuoi
Nói gì nói những danh tử hay cấp bậc trong quân đội của VN hay của thế giới Lan ngờ-u một cục luôn nên đọc sao thì chỉ biết vậy thôi hà! Shy  Lol

 Đây, cảm tử quân VNCH nè 4T họ thuộc thành phần các "lực lượng đặc biệt":

 



 Còn để 4T có cái nhìn dễ dàng hơn về quân đội, 5 đề nghị 4T nhập quốc tịch Do Thái.  Shy


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-25

Một năm cuộc chiến của Nga: Người Việt, dù ở lại hay tị nạn, đều mong chờ ngày Ukraine chiến thắng


[Image: 01000000-0aff-0242-7b71-08db16b6f51d_cx0...3_r1_s.jpg]
Ông Phạm Văn Bằng, bên xác một chiếc xe tăng của Nga ở Ukraine, quyết định ở lại thủ đô Kiev cùng với hàng chục người Việt khác kể từ khi Nga tiến hành xâm lược nơi ông gọi là quê hương 1 năm qua.

Kể từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022, hàng nghìn người Việt sinh sống ở đất nước này đã phải rời bỏ nơi mà họ coi là quê hương thứ 2 của mình để đi lánh nạn. Họ ra đi, dù không muốn, nhưng vì sự an toàn của gia đình và bản thân trước những cuộc nã pháo và tấn công bằng tên lửa của Nga hầu như hàng ngày vào cả các khu dân cư, nơi nhiều người Việt sinh sống.

Trước khi Nga tiến hành cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, có khoảng 7.000 người Việt sinh sống và làm ăn ở đây, nơi họ xem là quê hương vì sự tự do và thanh bình.

Sau một năm Nga xâm lược lãnh thổ Ukraine, chỉ còn khoảng 600 người Việt ở lại đây trong khi hàng nghìn người đã sang các nước khác lánh nạn. Có khoảng 5.000 người của cộng đồng Việt ở đây đã đến châu Âu, Mỹ và Canada sau khi Nga gây ra cuộc chiến, trong khi khoảng 1.000 người chọn về Việt Nam.

Dù ở lại hay ra đi, những người Việt mà VOA có dịp tiếp xúc, nói rằng họ mong đến ngày Ukraine giành chiến thắng để có lại cuộc sống yên bình như trước và gọi hành động xâm lược của Tổng thống Vladimir Putin là một “sai lầm” đáng bị lên án.

Đi tị nạn

Ông Vũ Đình Thiệp là một trong hàng nghìn người Việt phải rời bỏ Ukraine đi lánh nạn khi cuộc chiến do Putin phát động trở nên tàn khốc hơn.

Ông Thiệp cùng vợ và 4 người con di tản sang Đức vào tháng 7/2022 sau khi đã trụ lại ở Kharkov được 5 tháng. Ông nói gia đình ông không muốn rời bỏ Ukraine nhưng khi các cuộc pháo kích của Nga đánh vào tới sát nhà ông thì ông không còn lựa chọn nào khác vì an toàn cho gia đình.

“Nhà tôi bị tên lửa bắn vào bên cạnh, ngay hàng xóm, mà tôi có con nhỏ không thể ở lại được nên cuối cùng tôi phải quyết định đi di tản,” ông Thiệp, người đã sống ở Ukraine hơn 40 năm, nói và cho biết đứa con nhỏ nhất của ông mới 5 tuổi.

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, ông Thiệp cùng gia đình sống trong một ngôi nhà mà ông nói là một biệt thự ở khu ngoại ô Kharkov yên bình với một nguồn thu nhập ổn định từ việc buôn bán của gia đình. Việc phải rời bỏ nơi đó là một quyết định khó khăn đối với gia đình ông.

Từ những người bạn đã đi trước đến Đức cung cấp thông tin, ông Thiệp cùng gia đình lái xe đến một trại tị nạn giành cho người Ukraine của Đức.

“Đến đấy thì họ tiếp nhận, làm giấy tờ cho ngay, cho chỗ ăn chỗ ở ngay lập tức và một thời gian sau thì họ phân nhà,” ông Thiệp nói và cho biết gia đình ông được phân một ngôi nhà rộng 100m vuông. “Tiền trợ cấp cho những người tị nạn Ukraine thì họ cho ngoài tiền nhà ở còn cấp cho mỗi người khoảng 400 euro/tháng.”

Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn, Đức là quốc gia không giáp biên giới với Ukraine có số đơn xin tị nạn nhiều nhất, với gần 800.000 người chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Sau hơn 7 tháng sống ở Đức, ông Thiệp và gia đình đã ổn định cuộc sống khi các con ông được đến trường trong khi ông tham gia lớp học tiếng Đức. Ông hài lòng với những gì mà chính phủ Đức cấp cho những người tị nạn chiến tranh Ukraine như ông, từ nơi ăn ở cho đến bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, ông vẫn mong ngày trở về Ukraine.

“Về vật chất thì tôi không có phàn nàn gì vì nước Đức chu cấp cho rất là OK nhưng vấn đề tinh thần thì mình chỉ xác định sang đây ở tạm thời thôi và mong cho chiến tranh kết thúc thắng lợi để về,” ông Thiệp nói. “Lúc nào tôi cũng ngong ngóng để về Ukraine thôi.”
Ông Thiệp đến Ukraine khi còn là một sinh viên từ Việt Nam được gửi sang Liên bang Xô Viết để học về kinh tế Mac-Lenin. Khi Liên Xô sụp đổ, ông Thiệp quyết định ở lại dạy học và sau đó chuyển sang buôn bán. Ông coi Ukraine là quê hương của mình và mong đến ngày cùng gia đình quay trở lại ngôi nhà mà hiện ông đang thuê người trông nom ở ngoại ô Kharkov.

Phải ở lại

Ông Phạm Văn Bằng là một trong số ít những người Việt Nam đã ở lại Ukraine trong một năm qua dù phải sống với những tiếng còi báo động tránh bom và pháo kích hàng ngày của Nga.

“Tôi có công ty ở đây, nhân viên ở đây, sự nghiệp ở đây,” ông Bằng, người đã gắn bó với đất nước Ukraine gần 30 năm qua, nói và cho biết rằng ông nằm trong số khoảng 50-60 người Việt còn ở lại thủ đô Kiev.

Những người cùng “bám trụ” như ông là những người không thể đi được với nhiều lý do như có con trong độ tuổi đi lính hay có nhà cửa và công việc không thể bỏ lại được.

Ông Bằng cho biết dù những người con của ông hiện đang định cư ở Mỹ và Úc nhưng ông và vợ vẫn ở lại Ukraine để duy trì nhà máy sản xuất bao bì thực phẩm với 200 nhân viên.

Sống trong một đất nước Ukraine yên bình kể từ khi ông tới lập nghiệp ở đây vào năm 1994, ông Bằng cho biết ông và vợ rất sốc khi thấy Nga xâm lược Ukraine. Hai vợ chồng ông đã phải ngủ trong garage ô tô nhiều ngày sau khi Nga bắt đầu đánh chiếm Ukraine cách đây 1 năm. Sau đó ông cùng vợ sơ tán sang Đức trước khi về Việt Nam hai tháng nhưng sau đó quay trở lại Ukraine vì “không bỏ được sự nghiệp và công việc ở đây.”

Chiến sự của Nga ở Ukraine đã gây thiệt hại cho cộng đồng người Việt trong một năm qua, theo ông Bằng, cũng là chủ tịch cộng đồng người Việt ở Kiev.

“Trong một năm khi chiến tranh xảy ra, không phận bị đóng cửa, hải cảng bị phong tỏa nên hàng hóa nhập về phải đi qua châu Âu thì giá thành rất cao, mất nhiều thời gian nên gặp khó khăn, đặc biệt là giai đoạn khi điện nước chập chờn vì (Nga) đánh vào cơ sở hạ tầng,” ông Bằng nói.

Ông Bằng cho biết những tháng ngày Nga không kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine là thời gian công việc của nhà máy bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Đây là lần thứ hai trong cuộc đời mình, ông Bằng chứng kiến chiến tranh xảy ra tại đất nước mà ông gọi là quê hương.

Ông Bằng đã từng thấy tên lửa và bom đạn trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam khi ông còn là một đứa trẻ và ông không nghĩ sẽ lại sống trong cảnh chiến tranh ở một đất nước mà ông thấy là rất thanh bình ở châu Âu.

Tuy nhiên, theo ông, giờ đây, dù vẫn nghe tiếng còi báo động hàng ngày vì chiến sự, ông và nhiều người Việt cũng như những người dân sống ở Kiev đã quen với điều đó.

“Thời gian đầu cả dân Ukraine và dân (Việt) xuống hầm trú ẩn hoặc ra đường khi đang ở trong cửa hàng nhưng bây giờ dân đã quen với cuộc sống có chiến tranh, có báo động,” ông Bằng nói và cho biết rằng họ không có lựa chọn nào khác là tiếp tục “sản xuất và lao động để tồn tại” dù chiến tranh đang tiếp diễn.

‘Ukraine sẽ chiến thắng’

Dù đều là những người từng học tập trong thời kỳ Liên Xô cũ, cả ông Thiệp và ông Bằng đều bày tỏ sự phẫn nộ với nhà lãnh đạo Nga, Putin, vì đã gây ra cuộc chiến tranh và làm đảo lộn cuộc sống ở nơi mà họ giờ đây coi là quê hương.

“Cái họa từ Nga mang sang làm chúng tôi rất bất hạnh: nhà cửa, công việc, hàng hóa, chợ cháy hết, cuộc sống đảo lộn, tiền nong mất hết,” ông Thiệp nói. “(Chúng tôi) ở trong tình trạng tương lai không biết thế nào nữa. Ở đây hay về? Đối với chúng tôi một năm đó về mặt tinh thần là quá khổ.”

Còn ông Bằng, dù từng học ở Moscow và có thời gian tuổi trẻ sống ở Nga, thì cho rằng tiến hành cuộc chiến tranh ở Ukraine là “sai lầm lớn nhất của ông Putin” và làm mất đi hình ảnh của nước Nga.

Mặc dù nói rằng không biết cuộc chiến tranh sẽ đi đến đâu, nhưng ông Bằng hy vọng Ukraine sẽ chiến thắng bởi sự chính nghĩa.
“Ukraine sẽ chiến thắng bởi vì Ukraine đang đứng lên để bảo vệ đất nước của mình còn quân xâm lược, tôi nghĩ rằng theo tất cả lịch sử xâm lược trên thế giới, thì trước sau gì cũng thua,” ông Bằng nói.

Còn ông Thiệp cũng có ước mong thấy Ukraine chiến thắng để gia đình ông được trở về ngôi nhà của mình.

“Ước mong duy nhất là quân đội (Ukraine) chiến thắng khi đấy có hòa bình vĩnh viễn để về (được) nhà mình, làm công việc của mình, con mình lại được đi học trường cũ với cô giáo cũ và cuộc sống lại tiếp diễn như ngày xưa. Chúng tôi mong điều đó nhất,” ông Thiệp nói.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/mot-nam-cuoc-chien-cua-nga-nguoi-viet-du-o-lai-hay-ti-nan-deu-mong-ngay-ukrane-chien-than/6978548.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-27

đáng tiếc là chỉ có người Tây phương tuần hành "trên đất Việt Nam". Còn người Việt Nam bản xứ chắc là chết hết rồi.



Tuần hành ‘Sát cánh với Ukraine’ diễn ra ở Hà Nội

[Image: 01000000-0aff-0242-95b2-08db18cbd9ea_w1023_r1_s.jpeg]
Thành viên ngoại giao đoàn tham gia cuộc tuần hành ở Hà Nội (Ảnh lấy từ Facebook của Đại sứ quán Ukraine ở Hà Nội)

Một cuộc tuần hành ‘Sát cánh với Ukraine’ để thể hiện tình đoàn kết với quốc gia này đã diễn ra ở Hà Nội hôm 25/2 để đánh dấu tròn một năm Nga xua quân vào xâm lược Ukraine, Đại sứ quán Ukraine ở Việt Nam cho biết.

Cuộc tuần hành chủ yếu có sự tham gia của các vị đại sứ, đại diện ngoại giao và cộng đồng kiều dân các nước châu Âu và các nước phương Tây, cộng đồng Ukraine ở Việt Nam và một vài người Việt Nam ủng hộ Ukraine.

Hình ảnh được Đại sứ quán Ukraine đăng tải trên Facebook cho thấy khoảng hơn một trăm người đã xuống đường mang theo quốc kỳ Ukraine và các nước phương Tây và biểu ngữ ‘Stand with Ukraine’, tức ‘Sát cánh với Ukraine’, đi quanh hồ Gươm và các đường phố ở trung tâm Hà Nội.

Đại sứ Ukraine tại Hà Nội, ông Oleksandr Gaman, cũng được thấy tham gia vào cuộc tuần hành. Cuộc tuần hành diễn ra suôn sẻ mà không gặp cản trở gì từ công an hay những kẻ phá rối.

Dưới phần bình luận, một số người Việt Nam bày tỏ tiếc nuối vì không biết trước để tham dự cuộc tuần hành hay mong mỏi có sự kiện tương tự ở thành phố Hồ Chí Minh để họ có thể tham gia. Nhiều người cũng gửi lời chúc và cổ vũ người dân Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột.

Tuy nhiên, cũng có người cho biết một số công dân Nga ở Vũng Tàu phản đối cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin đã xuống đường giương biểu ngữ lên án cuộc chiến nhưng đã bị công an đến tịch thu biểu ngữ và nói rằng ‘những hành động như vậy là bị tuyệt đối cấm ở Việt Nam’.

Trong một cuộc phỏng vấn với VOA mới đây, ông Gaman nói rằng ông mong ‘Việt Nam đứng về phía chính nghĩa’ trong cuộc chiến ở Ukraine. Đại sứ các nước châu Âu lâu nay cũng vận động Hà Nội từ bỏ lập trường thân Nga trong cuộc chiến nhưng bất thành.

Trước đó, vào tối ngày 24/2, Đại sứ quán Cộng hòa Czech ở Hà Nội cũng đã tổ chức buổi chiếu phim tài liệu ‘Mariupol – Niềm hy vọng không tắt’ để cho thấy thực tế tàn khốc ở thành phố từng bị quân Nga bao vây.

Bên cạnh các phái đoàn ngoại giao ở Hà Nội, buổi trình chiếu còn có sự tham gia của khán giả Việt Nam, trong đó có rất nhiều người trẻ tuổi. “Con số vượt quá mong đợi của chúng tôi,” Đại sứ quán Ukraine viết trên Facebook.

“Sau khi phim kết thúc, có một sự im lặng tuyệt đối và thật khó di chuyển trong vài phút,” Đại sứ quán Ukraine cho biết.
/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tuan-hanh-sat-canh-voi-ukraine-dien-ra-o-ha-noi/6980612.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-27






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-02-27






RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2023-02-27

Bọn Chí Phèo vừa ăn cướp vừa la làng.  

[Image: C3-AD6-EFB-D24-D-4-E0-F-954-D-85-EFB190-CCB4.jpg]


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2023-02-28

(2023-02-17, 12:42 AM)005 Wrote:


Hanni Phạm, thành viên gốc Việt cùng nhóm New Jeans vừa trở thành đại sứ thương hiệu của McDonald Hàn Quốc. 

Trước đó Hanni Phạm cũng đã được hai hãng thời trang lớn của thế giới là Armani Beauty và Gucci chọn làm gương mặt đại sứ nhãn hiệu độc quyền.

She has the last laugh.   Tulip4 Tulip4

[Image: 329503039-870462000695135-4654929038876623853-n.jpg]

[Image: 330314483-1403158987122801-2605045441738688474-n.jpg]

[Image: 331540653-198701556172810-7142766071187704724-n.jpg]

[Image: 331662756-176456375098851-686077903091983987-n.jpg]


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2023-03-07

Dạ muội rinh lại tặng ngũ ca version 2.   Lol

Trước cửa đại sứ quán Nga ở London.  😂😅

PS.  Hôm rồi ngồi nói chuyện với người bạn đồng nghiệp đến từ Landstulh, cuộc thảo luận đi đến kết luận là dân Đức siêng hơn dân Anh.  Dân Anh cứ tà tà nhàn nhã quá nên bị gán cho chữ “lười”.  Lol  Lol

[Image: E2429-B63-163-B-4-EB9-925-C-D4410-B6-DC801.jpg]


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-03-07

(2023-02-28, 04:50 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: She has the last laugh.   Tulip4 Tulip4

 Trước khi bị ném đá chẳng ai biết gì cô này, giờ ai cũng biết. Thành nổi tiếng bạo. Hoàn toàn phản tác dụng, người nào ngu lắm cũng vẫn thua đám VC.  

Becuoi