VietBest
Phản biện xã hội - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html)
+--- Thread: Phản biện xã hội (/thread-23024.html)



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-20

 Thua chóng vánh:  trong lần luyện tập quân sự vừa qua, quân đội Đức vốn dĩ chỉ được phép phòng thủ sau thế chiến thứ nhì vì phát-xít thua trận, người ta phát hiện không có con báo nào (xe tăng Puma) ... quợt! Báo bị bệnh gòi. Kakakaka.... nghĩa là nếu Nga xách đồ chơi qua oánh Đức, Đức sẽ "thua sấp mặt".  
 Này còn nói chi là chi viện vũ khí cho ai cơ chứ.  Thân mình chẳng lo xong. Shy


POLITICS GERMANY
Puma tanks unusable: Is Germany's military unfit for action?
Ben Knight
18 hours ago18 hours ago

Following Russia's attack on Ukraine, German leaders vowed to boost the Bundeswehr and take on a leading role in NATO. But now there is yet another debacle: All of the cutting-edge Puma tanks are unfit for action.

The German military faced yet another PR disaster on Monday after reports emerged over the weekend that a training exercise involving one of its key weapons, the Puma tank, left [b]not a single one operational.
[/b]

The conservative opposition was quick to jump on the news as supposed evidence of Chancellor Olaf Scholz's mismanagement of the Bundeswehr, particularly under the control of Defense Minister Christine Lambrecht.

"It's a nightmare," Christian Democrat (CDU) parliamentary group leader Johann Wadephul told the ARD broadcaster. "The Puma is supposed to be a main weapon system of the German army. And if the Puma is not operational, then the army is not operational."

"The criticism from parliament is entirely justified," Lambrecht said in statement released Monday. "Our troops must be able to rely on weapon systems being robust and stable in combat."

Lambrecht said she had commissioned the relevant departments of the military and manufacturers Krauss-Maffei Wegmann and Rheinmetall to provide her with an analysis of what has gone wrong by the end of next week. The older Marder tanks will be used in NATO exercises for now, as had already been planned, she said.

The highly complex Pumas, which cost €17 million ($18 million) each, took over a decade to develop. Originally green-lit in 2002, the tank was meant to replace the older Marders, which Germany has been using since the 1970s. But the Puma was plagued with technical issues, including a leaky roof hatch, restricted sight-lines for the driver, and electronics issues. even when completed in 2015, not all the Pumas could be used.



Bullets running out

The new debacle comes on top of several alarming headlines in the German media recently about the state of the country's military. These suggested the Bundeswehr only has enough ammunition for two days of intense fighting — a figure apparently leaked by unnamed sources in defense circles. 

If this is true (and such information cannot be confirmed, as it is a state secret), German ammunition supplies are well below the standards expected by NATO, which requires each member to have 30 days' worth of ammunition. To make up that shortfall alone, defense experts say Germany needs to invest another €20 - €30 billion. 

The state of the Bundeswehr's hardware has long been a topic of concern: There have been several stories in recent years about tanks and helicopters that needed repairing, rifles that fail in hot weather, and soldiers having to train in the cold without thermal underwear. 

Following the Russian invasion of Ukraine, Chancellor Olaf Scholz announced a "Zeitenwende" (turning of the times) which was hailed as a sea-change in the country's approach to foreign policy and military strategy.
To prove he meant it, Scholz announced an increase in the annual defense budget, making it the largest in all of Europe, as well as[b]a €100-billion one-off "special fund" to modernize the military. [/b]

Blame game

Nine months later, some are wondering where that mountain of money is. 

The ammunition row sparked an ugly exchange between the government and Germany's defense industry about who should have taken the initiative: Is it up to the industry to increase capacity first, or should the government have placed orders more quickly? 

"What I now expect from the arms industry is for capacities to be built up," Lars Klingbeil, leader of Scholz's center-left Social Democratic Party (SPD), told ARD in early December. "But to wait and say: Let's see what the politicians offer us — that's not an attitude with which we can reduce these deficits." 

"If the German industry can't manage it … then we have to see what we can buy from abroad, for example from other NATO partners," Klingbeil added. 

Hans Christoph Atzpodien, head of the German security and defense industry association BDSV, dismissed Klingbeil's statements as "pretty wrong." Atzpodien told the DPA news agency that major German arms companies had doubled their capacities in the weeks after the war in Ukraine began. 

"It's ridiculous this theater that is being played out between the defense industry and the government," Rafael Loss, a defense analyst at the European Council on Foreign Relations (ECFR), told DW. 

Loss pointed out that regulations are in place preventing arms companies from proactive production of weapons or asking banks for loans without a state contract. 

The analyst says Germany lacks a sense of urgency in reacting to the geopolitical implications of Russia's attack on Ukraine. "Other countries have moved much quicker, especially in Eastern Europe, in creating the relevant working groups between government and industry," Loss said. 

NATO partners in northeastern Europe have already expressed concern that Germany is not a military partner to rely on in a crisis. At a conference in Berlin in late October, Latvian Defense Minister Artis Pabriks asked his European colleagues, "We're prepared to die, are you?" Addressing the Germans specifically, he said, "A lot will depend on the military power of your country, and, I'm sorry, your military power is currently not there." 
"To be fair to Scholz, I think his turning-of-the-times speech indicated that he is implicitly aware of this momentous challenge," said Loss. "But it seems like the Defense Ministry and other institutions aren't really up to the task of keeping all these balls in the air." 

[Image: 63015814_906.jpg]
The battle group of the NATO forward forces battalion deployed in Lithuania are led by Germany, and have been reinforcedImage: Mindaugas Kulbis/AP Photo/picture alliance

Procurement has only just begun

Major new orders have been made under Scholz. Germany has signed a deal to buy 35 American-made F-35 fighter jets to replace its aging fleet of Tornados, at a cost of €200 million ($208 million) each. But it will take until 2027 before these are ready for use. 

Military procurement is always a long process, and other Western European countries face similar problems updating their peacetime procedures. Almost everything the military uses has to be ordered and then manufactured first. "You can't just buy certain systems off the shelf in the DIY store," Lambrecht told the Bundestag in the parliament's budget debate recently. 

Russia's invasion of Ukraine has of course upended everything. The stories about Germany's ammunition shortages emerged partly because questions were raised about maintaining supplies for the weapons Germany is sending to Ukraine. 

"We need roughly 15 times more ammunition to ensure a sustained supply of ammunition for the weapons provided to Ukraine, while rebuilding the German armed forces at the scope required," said Loss. 
But there are also underlying long-term issues. In the past few decades, the Bundeswehr has sold off many of its Cold War-era storage bunkers — meaning that even if it did have the NATO-stipulated 30 days' worth of ammunition, the military would be struggling to find anywhere to keep it. 

A history of shortcomings

For that reason, defense analyst Loss thinks the criticism from the opposition conservative Christian Democratic Union (CDU) sounds hollow. "Things weren't different for the last 16 years when the CDU was in power," he said. "It's funny seeing the SPD and the CDU blaming each other for the sad state of the German armed forces, but I think both share roughly equal blame." 

Basic supply problems have long been an issue. The Bundestag's defense commissioner, Eva Högl, recently told Die Zeit national newspaper that German soldiers still have to train without all the necessary protective equipment, thermal underwear, and other essentials. 
She spoke of a combination of logistical inefficiency, a post-pandemic hangover, and bureaucratic inertia. "Unfortunately, there is also sometimes indifference and apathy on the part of the responsible officials in the Bundeswehr: 'We don't have it, be patient, it's not that big a deal, we'll send it soon enough,' that's what the soldiers hear all the time," Högl said. 
Some bureaucratic hurdles are now being fixed: Rules are being changed so that smaller orders don't have to go through a Europe-wide bidding process, and commanders are being allowed to spend up to €5,000 without having to go via official procurement procedures. 

Still, the government has now promised that basic equipment is expected to be delivered by the end of the year. With any luck, the German soldiers will be getting their new socks in time for Christmas. 


/* src.: https://www.dw.com/en/puma-tanks-unusable-is-germanys-military-unfit-for-action/a-63955452


RE: Phản biện xã hội - dulan - 2022-12-22

...

N5, hôm nay dulan mới đọc thấy bài này bên SGN, thiệt tình là chậm chạp mà!



...
Ngoại giao “Ma Túy Đổi Súng Đạn”

[*]Phan Nhật Nam

14 tháng 12, 2022



[Image: GettyImages-1242130219-1280x864.jpg]
Brittney Griner trong nhà tù Nga. Ảnh: Evgenia Novozhenina/POOL/AFP via Getty Images


Dẫn Nhập:
Một cuộc trao đổi tù được truyền thông nhà nước cánh tả Mỹ đánh giá là “lớn nhất”  giữa Mỹ và Nga kể từ Chiến Tranh Lạnh kết thúc (1991). Để đổi lấy Brittney Griner, một nữ cầu thủ bóng rổ, bị nhà nước Nga bắt ở sân bay Moscow vì “mang trong người 1 gram dầu cần sa”, và bị tống giam vào trại trừng giới từ Tháng Hai 2022 (trước ngày Nga tấn công Ukraina, 24/2).
Đổi lại, Mỹ thả tù nhân Viktor Bout, có biệt danh “Kẻ buôn Thần Chết” vì được đánh giá là một trong những “ông trùm” buôn lậu vũ khí lớn nhất thế giới. Năm 2012, Bout bị tòa án liên bang Mỹ kết án tù 25 năm vì tội bán vũ khí cho phiến quân Colombia; Công Tố Viên Tòa Án Mỹ nhận định: Việc buôn bán của Bout nhằm âm mưu sát hại người, gây khủng bố nước Mỹ.
Suốt 10 năm qua, Nga liên tục đòi Mỹ trả Bout vì cho rằng người nầy bị bỏ tù bất công. Tính đến 2022, Bout ngồi tù được 11 năm! Nay qua vụ trao trả nầy, phải chăng Putin cũng như Biden đã “quá thương yêu lo lắng” cho tình trạng đang bị cầm tù của công dân nước mình? Hay hai bên đang tính toán những gì khác? Bài viết trình bày những điều bất cập của cuộc trao đổi qua tất cả mọi khía cạnh chính trị, ngoại giao, kể cả đạo đức đối với lương tâm của người, xã hội, chính quyền Mỹ lẫn Nga.



Một.
Trước khi nói về phía Nga/Putin với đối tượng trao trả Bout, cần nhắc lại một sự kiện khác có liên quan về vấn đề vũ khí. Trong những ngày đầu Tháng Mười Hai, 2022, Phát Ngôn Viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ John Kirby nhận định rằng: Nga đang hỗ trợ quân sự Iran (kẻ thù lớn hiện tại của Mỹ) ở mức độ chưa từng có. Nhiều báo cáo cho thấy, Nga và Iran đang cùng tiến hành sản xuất máy bay không người lái có khả năng sát thương cao.
Lời cáo buộc không vô cớ, và ngẫu nhiên bởi phía Ukraine cũng đã tố cáo Nga sử dụng máy bay không người lái của Iran trong các cuộc tấn công. Tóm lại, viên chức Kirby cho rằng việc Iran và Nga hợp tác sản xuất máy bay không người lái sẽ (đã) gây hại cho Ukraine, các nước láng giềng (thân Mỹ) của Iran, và cộng đồng quốc tế (lẽ tất nhiên bao gồm Mỹ). Trong tình hình nầy, Biden ra lệnh phóng thích “Kẻ buôn Thần Chết Bout” lấy cô đánh banh Griner. Có một điều gì không tương xứng và bất cập rất dễ nhận ra không cần phải một chuyên viên cấp cao về ngoại giao, phụ trách các công tác đàm phán mật.
Điển hình, Thượng nghị sĩ Bob Menendez (DC) thuộc Tiểu Bang New Jersey, Chủ Tịch Tiểu Bang Ngoại Giao Thượng Viện là người đầu tiên lên tiếng chê trách Biden đã “có quyết định vô cùng sai trái/deeply disturbing decision” qua mặc cả trao đổi “có tính cách ân huệ” khi trả Viktor Bout/Kẻ buôn Thần Chết lấy cô đánh banh (Chuyện Griner trình bày sau). Menendez vạch ra những bất cập của quyết định sai trái của Biden như sau:
1/Tạo tiền lệ cho những nhóm cá nhân, tổ chức, quốc gia tội phạm tăng cường mưu định bắt cóc công dân Mỹ để làm con tin.
2/Qua trao đổi, nhà nước Nga/Putin hiện tại và những chế độ (đối nghịch) chính trị khác thấy ra sự không tương xứng giữa con tin Mỹ so với đối tượng (cần) được trao đổi của quốc gia đối nghịch.
3/TNS Menendez nêu trường hợp nguy khốn của Paul Whelan, một cựu binh TQLC Mỹ hiện còn bị Nga giam giữ vì tội danh gọi là “gián điệp”. Trong khi Bout đã là một tội nhân chính thức với hình phạt 25 năm do tội buôn bán vũ khí cho các tổ chức khủng bố.
4/TNS Menendez nhận định thêm: Cuộc trao đổi rõ ràng là một nguồn mối để thấy ra nhằm ngăn ngừa kế hoạch bắt cóc con tin Mỹ ở nước ngoài do các nhà nước độc tài, những chế độ bạo tàn chủ mưu trong tương lai.
5/TNS Menendez kết luận: Cuộc trao đổi đã thể hiện một loạt chính sách ngoại giao thất bại của chính quyền Biden – khiến phải nhớ lại cuộc rút quân tai hại khỏi Afghanistan – cuộc rút lui mà giới quan sát viên địa-chính trị cho rằng đã giúp Putin vững tâm xâm lăng Ukraine.
Cần nói thêm, thành tích buôn bán vũ khí của Bout có liên quan đến Colombia là quốc gia hàng đầu về buôn lậu ma túy-áp dụng bạo động-thực hiện tội ác với vũ khí mà những kẻ như Bout đã chuyển đến. Nhưng Bout cuối cùng đã được trao đổi để Mỹ/Biden lấy về nữ cầu thủ bóng chuyền Griner bị bắt vì tội tàng trữ ma túy. Mời nghe tiếp chuyện cô đánh bóng rổ.


Hai.  
So vai vế về độ tuổi, thành tích mức độ tội phạm của Vitok Bout thì Brittney Griner không đáng là bao. Bởi 11 năm trước Bout đã là một “tội phạm quốc tế”, từng bị truy nã khắp thế giới; Bout đã nổi tiếng tới mức Hollywood dựng thành phim “Chúa tể chiến tranh/Lord of War”.
Về chính trị, trong lãnh vực tình báo, nhà báo Nick Paton Walsh của CNN có bài phân tích cho thấy Victok Bout là người đóng vai trò quan trọng đối với Putin về vì “những gì ông ta biết” đối với kẻ hiện làm toàn cầu rung chuyển nầy. Trong khi Griner chỉ là một ngôi sao môn bóng rổ, cho dù được xếp hạng vào Liên Đoàn Bóng Rổ Nữ Quốc Gia/WNBA, một tổ chức bóng rổ có đến 12 đội.
Griner cũng được chú ý vì chiều cao quá khổ, có một “cô vợ”, và không chịu hát quốc ca, chào quốc kỳ – đây là một điển hình “tiến bộ” của giới liberal/Đảng Dân Chủ. Nhưng tất cả cũng chưa đủ để trở thành “biểu tượng dân tộc/Thần tượng quốc gia” dẫu báo chí cánh tả Mỹ nhất tề xưng tụng “Một cuộc giải cứu (ngoại giao) lớn của Chính Phủ Biden”, lời tung hô không thiếu sự phụ họa của “những nhà truyền thông người Việt” nơi đầm lầy Bolsa bị Nghị Quyết 36 tấn công ở mức độ báo động.
Báo chí thiên tả Mỹ và đám truyền thông cánh tả người Việt khi tường thuật, tán tụng vụ trao đổi Bout/Griner hôm nay quên đọc lại hay không biết một sự kiện: Trùm buôn lậu ma túy-tổ chức tội phạm người Colombia, Escobar sau trốn thoát khỏi nhà giam trong Tháng Bảy 1992, đã trở nên là đối tượng cuộc săn người lớn nhất lịch sử của nước nầy, nên đã phải cậy đến giúp sức của Cơ Quan Bài Trừ Ma Túy/DEA/The Drug Enforcement Administration của Mỹ giúp sức.

Cơ quan DEA vốn được thành hình từ cuối thập niên 1980, Tổng thống George Bush pháp định nên thành một cơ quan quốc gia (1990-1994) có tầm hoạt động quốc tế với mục tiêu: Ngăn chặn tội ác buôn bán ma túy trong phạm vi toàn cầu. Chính DEA đã bắt giữ Vitok Bout, và năm 2010 đã dẫn độ y từ Thái Lan về Mỹ.
Tháng Hai 2022, Griner bị bắt tại phi trường Sheremetyevo, Mạc Tư Khoa cũng vì tội xử dụng ma túy. Nay được trả về Mỹ, dẫu muối mặt bao nhiêu, đám báo chí thiên tả Dân Chủ cũng không thể đánh tráo lần trao đổi Bout/Griner thành ra một giải cứu tài ba của chính phủ Biden để lấy về một “anh hùng” bị bắt vì xữ dụng ma túy được!
Nếu cuộc trao đổi như đã xẩy ra thì hóa ra công tác của DEA của Hoa Kỳ chỉ là một việc hoàn toàn vô ích khi bắt giữ Bout ở Thái Lan 11 năm trước? Nhưng cuộc trao đổi bất tương xứng cuối cùng cũng đã hoàn thành trong ngày 7 Tháng Mười Hai – cùng ngày Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Arizona Kyrsten Sinema từ bỏ đảng Dân Chủ ngỏ lời không tán thành cuộc trao đổi giữa một tội phạm buôn bán vũ khí, ma túy để lấy nữ đấu thủ bóng rổ Brittney Griner do tội sử dụng ma túy.
Tóm lại, đổi một tên sát nhân tầm cỡ thế giới (trong đó người, nước Mỹ là đối tượng chính) lấy lại một cô nàng đánh bóng rổ can tội tàng trữ sử dụng ma túy có thành tích không chào cờ Mỹ! Cuộc trao đổi được đánh giá là “thành quả ngoại giao lớn (nhất) kể từ sau chiến tranh lạnh! Chúng tôi chấm dứt câu chuyện bất xứng nầy để trình bày về một vấn đề sâu xa hơn, nghiệt ngã hơn liên quan đến thân phận của Việt Nam trước kia, Ukraine hiện tại.


Ba.
Buổi chiều ngày 2 Tháng Chín 1945, ông Hồ đã yêu cầu thị dân Hà Nội tuyên hứa bốn điều không làm: “Thề không đi lính cho Pháp. Thề không làm việc cho Pháp. Thề không bán lương thực cho Pháp. Và Thề không đưa đường cho Pháp trở lại Việt Nam.”
Nhưng không đầy một năm sau, ngày 6 Tháng Ba 1946 chính phủ của Hồ đã ký Hòa Ước Sơ Bộ thuận để quân Pháp trở lại Bắc Việt. Để từ đây, vào ngày 19 Tháng Mười Hai 1946 bùng nổ cuộc chiến mãi đến 20 Tháng Bảy 1954 mới chấm dứt qua ký kết giữa Pháp và Việt Minh tại Genèva, Thụy Sĩ chia đôi đất nước Việt Nam.
Quá trình thương thảo giữa hai phe đối thoại không hề có lòng tin cậy nầy thể hiện đầy đủ qua những điều khoản của Hiệp Định Sơ Bộ ký ngày 6 Tháng Ba 1946 tại Hà Nội, trong Hội Nghị Trừ Bị ở Đà Lạt, và cuộc họp cấp quốc gia tại Fontainbleau trên đất Pháp. Hội nghị không có kết quả nhưng ông Hồ Chí Minh không về cùng với đoàn Việt Nam, ở lại Ba Lê cố tìm một giải pháp hòa hoãn để tránh sự đổ vỡ giữa hai nước. Cũng bởi Việt Minh chưa chuẩn bị đủ lực lượng cho một cuộc chiến tranh. Cuộc hòa hoãn tạm thời được thành hình qua Tạm Ước Modus Vivendi do Hồ Chí Minh và Bộ Trưởng Thuộc Địa Marius Moutet ký kết trong đêm 14 Tháng Chín 1946. Hồ trở về Hà Nội sửa soạn chiến tranh.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài chín năm từ 1946 đến 1954 đổi bằng máu xương nhiều thế hệ người Việt, Việt Minh cộng sản lồng vào đấy những kế hoạch gọi là “tiêu thổ kháng chiến”, cải cách ruộng đất” phá hủy toàn bộ nông thôn Miền Bắc và Bắc Trung Việt để đi tới kết quả cuối cùng: Ngồi nói chuyện với Pháp trên thế mạnh, giải quyết mối xung đột có căn gốc giữa Mỹ/Trung Cộng-Liên Xô – Mối xung đột đã thử sức qua chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) với giải quyết đình chiến quân sự tạm thời ký kết tại Bàn Môn Điếm 27 Tháng Bảy 1953 mãi đến hôm nay, với cuộc diện căng thẳng nơi vùng Bắc Á không biết bùng nổ lúc nào!

Chiến thuật “Đánh/Đàm/Trao đổi tù binh/Ký kết/Tiếp tục đánh” trong chín năm (1946-1954) sau nầy được cộng sản Hà Nội lập lại qua những thời điểm:
Đầu năm 1968, 36/44 tỉnh lỵ; 5/6 thành phố lớn; 64/242 thị trấn, quận lỵ thành phố Miền Nam đồng loạt bị tấn công bởi một lực lượng 323,500 bộ đội cộng sản gồm 97 tiểu đoàn, và 18 đại đội đặc công biệt động. Cuộc tấn công khởi đi từ đêm Giao Thừa Tết Mậu Thân, đêm 30 rạng 31 Tháng Một 1968.
Vào thời điểm nầy chiến tranh Việt Nam đã tạo nên một thất lợi tâm lý trầm trọng trong dư luận Mỹ. Ký giả Walter Cronkrite, người có khả năng lèo lái dư luận quần chúng Mỹ khiến Tổng thống Johson phải nghi ngại đã mạnh mẽ xác định từ Sài Gòn: “Hơn bao giờ hết, chúng ta có thể nói rằng kinh nghiệm đẫm máu tại Việt Nam sẽ phải mở ra một lối thoát”.
Và cho dẫu những mục tiêu chiến thuật (các thành phố); mục tiêu chiến lược (lật đổ chế độ VNCH, làm tan rã QLVNCH) đã không thể thực hiện được, tuy nhiên hằng năm những người lãnh đạo cộng sản vẫn ra lệnh làm lễ “kỷ niệm chiến thắng” Mậu Thân 1968. Và về mặt chính trị, cộng sản Hà Nội đoạt thắng lớn khiến Mỹ phải ngồi vào hội nghị tại Ba Lê, khai diễn cuối năm 1968 với đại diện Mặt Trận Giải Phóng/Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam ngồi ngang với chính phủ VNCH.
Nói qua lại ở Ba Lê suốt hai năm 1969, 1970 không đi tới đâu, trong khi toàn bộ sào huyệt hậu cần, từ chiến khu C, D miền Đông Nam Bộ đến Trung Ương Cục Miền Nam trên đất Miên bị phá vỡ… Năm 1970, giới chức Mỹ-Việt ước đoán tiềm lực xâm lược miền Nam của phía cộng sản phải có dấu hiệu đình hoãn, hoặc suy giảm, và chiến dịch đánh qua đất Lào (đầu năm 1971/Lam Sơn 719) được hình thành để thực hiện quan niệm: Cắt đứt đường tiếp vận Bắc – Nam với tên thường gọi là “Đường mòn Hồ Chí Minh”, đường giây huyết mạch sinh tử đối với binh đội cộng sản.
Đổi lại, Bộ Tổng Quân Ủy Miền Bắc quyết chiếm giữ, duy trì vùng tiếp vận quan yếu nầy bằng mọi giá trong suốt cuộc chiến tranh xâm nhập, lật đổ Miền Nam. Về phía Mỹ lại có quan niệm đổi lấy một số thời gian an toàn đủ hoàn thành các đợt rút quân; ký kết Hiệp Định Paris trên thế lợi, tiếp rút khỏi Đông Dương như ứng cử viên tổng thống (Tháng Mười 1968) Nixon đã từng hứa hẹn với cử tri Mỹ.
Cuộc nói chuyện trong giai đoạn 1971-1972 cần phải kết thúc. Trận chiến Mùa Hè 1972/Chiến dịch Nguyễn Huệ được Hà Nội khởi động từ 30 Tháng Ba 1972 trên ba vùng lãnh thổ VNCH. Trong chiều hướng “tin cậy đối với cộng sản Bắc Việt”, Hiệp Định Ba Lê ký kết ngày 27 Tháng Một 1973, thế giới “rất sáng suốt” trao giải Nobel (gọi là) Hòa Bình cho Lê Đức Thọ. Đây cũng là viên bí thư chiến dịch Hồ Chí Minh lần tiến chiếm Sài Gòn (Tháng Tư 1975) với 16 sư đoàn bộ binh cộng sản Bắc Việt như lời than vãn của Kissinger, kẻ đồng nhận giải Nobel Hòa Bình với Thọ.
Về vấn đề trao đổi tù binh, Hiệp định long trọng xác nhận “Hai bên miền Nam Việt Nam trao trả cho nhau những nhân viên quân sự được bắt giữ… ” Với định nghĩa nầy, toàn bộ các sư đoàn bộ binh, khối lượng vũ khí khổng lồ gồm xe chiến xa, đại pháo của cộng sản miền Bắc nơi mặt trận Hạ Lào 1971, ở Quảng Trị, An Lộc, Kontum 1972 đồng được “hóa không” để trở thành “quân đội giải phóng Lào yêu nước” hoặc của “lực lượng vũ trang giải phóng Miền Nam”!

Và hệ quả tiếp theo là: “Không có tù binh VNCH nào của mặt trận Đường 9 Nam Lào trong danh sách trao trả theo Nghị Định Thư về Tù Binh của Hiệp Định Paris 1973”. Văn bản ký kết trước cộng đồng quốc tế, được 13 nước ký Định Ước Bảo Đảm Thi Hành bao gồm Liên Xô, Trung Cộng! Màn dối gạt ngang ngược vô liêm sĩ đối với toàn thế giới hiện thực trong ngày 30 Tháng Tư 1975 tại Sài Gòn với sự đồng thuận của chính phủ, Quốc hội Mỹ.


Kết từ
Chiến tranh Nga-Ukraine phải chấm dứt như bất cứ cuộc chiến tranh nào. Cũng bởi, hai phe lâm chiến cùng kiệt lực. Và hai phía yểm trợ Mỹ-NATO/Ukraine và Trung Cộng/Nga cũng xuống sức vì nội tình bất ổn, năng lực hao mòn, vật giá, xăng dầu lên cao.
Bài viết chỉ đặt trọng tâm ý muốn kết thúc chiến tranh về phía Mỹ, vì chiến tranh kéo dài thêm nữa thì Mỹ được những gì? Cần nhắc lại từ Hội Nghị Diễn Đàn Kinh Tế ở Davos trong Tháng Năm 2022, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Kissinger (lại Kissinger của Thông Cáo Thượng Hải, 1972; Hội Nghị Paris 1968-1973) đã nêu quan điểm: “Ukraine nên nhượng phần lãnh thổ bị Nga chiếm đóng, phải biết kéo lùi phản ứng lại một cách mạnh mẽ (backlash)”.
Một người 98 tuổi gần đất xa trời, thú nhận (khá thật thà) đã phải giải quyết đến bốn cuộc chiến tranh chẳng mấy thành công! Chắc hẳn Kissinger lần nầy PHẢI NÓI THẬT. Thật đến mức độ nào, quả tình chúng ta không thể biết được. Chỉ biết, Tổng thống Biden với sự nguy nan của lần mất Hạ Viện vào tay đảng Cộng Hòa; vị thế đa số mong manh ở Thượng viện qua việc TNS Sinema, Tiểu Bang Arizona bỏ đảng Dân Chủ; xăng tăng giá; vật giá đồng lên cao; biên giới phía Nam rối tung, hỗn loạn; thêm Covid 19 đợt 3 đang tái phát…
Ông Biden và đảng Dân Chủ “phải tự cứu” bằng cuộc trao đổi “Hai TỘI NHÂN HÌNH SỰ DO PHẠM TRỌNG TỘI (Buôn bán vũ khí/tàng trữ, sử dụng ma túy) CHỨ KHÔNG LÀ TÙ NHÂN/PRISONER, CÀNG KHÔNG LÀ TÙ NHÂN CHIẾN TRANH/PRISONER OF WAR) – Thôi cứ nói chuyện (đại) với Putin (cũng đã quá mệt nhọc, nản chí), biết đâu đoạt được một giải Nobel Hòa Bình (tại sao không?)! Chí ít cũng được lòng đám cử tri Dân Chủ/Liberal để dự phòng cho bầu cử 2024. Biden vừa ký sắc lệnh Hôn Nhân Đồng Tính, 13 Tháng Mười Hai. Ai bảo ông Joe ngủ gật/Sleepy Joe? Lão già khôn ra gì.


Cali, 19/12/2022
Ngày Cộng Sản Hà Nội mở cuộc máu xương,
19/12/1946-30/4/1975



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-23

Yeap trù thần, sự trao đổi này không cân xứng. Trong khi Paul Whelan, một người Mỹ khác ngồi tù ở Nga vì buộc tội gián điệp từ 2018 tới nay. Trên chính trường nội chính Hoa Kỳ, có lẽ Biden cần lấy điểm trong khoảng thời gian này.


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-23

Thời đó hầu hết các quốc gia khối tự do đều bị lúng túng vì số người di tản liên tục và quá lớn trong thời gian ngắn không thỏa điều kiện theo công ước tị nạn genéve được 26 quốc gia ký kết. Đó là lý do vì sao không phải tị nạn mà thời gian đầu là tạm dung. Tui đi năm 1979, nghĩa là 4 năm sau, được Đức vớt mà lúc đó quốc gia này vẫn chưa có văn bản chính thức. Tuy nhiên họ vẫn gọi chúng tôi là người tị nạn, nhưng không nói rõ là tị nạn chính trị. 1 năm sau đó, chính phủ Đức mới có luật chính thức công nhận "Boat people" là tị nạn chính trị và được nhận theo diện nhân đạo. 5 năm trời. Nghĩ xem cả 5 năm trời dài đăng đẳng.
Tôi thấy quí vị đồng hương được Mỹ nhận thời gian đầu sau biến cố 75 là rất may mắn rồi. 



Lật lại hồ sơ người Việt di tản 1975 nhập cảnh Mỹ, tị nạn hay tạm dung?

December 22, 2022

Mai Phi Long/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Khoảng 130,000 người Việt di tản khỏi miền Nam Việt Nam vào thời điểm 30 Tháng Tư, 1975, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, đều nhập cảnh vào Mỹ theo diện “tạm dung” (paroled status) không phải là diện “tị nạn” (refugee status).
Người nhập cảnh trong diện “tạm dung” chỉ được tạm cư tại Mỹ trong một thời gian, không được xem là “thường trú nhân” có Thẻ Xanh (green card). Do đó, người trong diện “tạm dung” không được nộp đơn xin nhập tịch.

[Image: TS-di-tan-buon-1.jpeg]
Người Việt Nam vừa di tản từ Sài Gòn đến phi trường Utapo RTNAF, Thái Lan, hồi Tháng Tư, 1975. (Hình: National Archives/AFP via Getty Images)

Nhân chứng lịch sử

“Những người Việt di tản năm 1975 được nhập cảnh vào Mỹ theo diện tạm dung, chứ không phải là diện tị nạn,'” ông Nam Lộc, đại sứ quốc tịch (Citizenship Ambassador) của Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS), nói với nhật báo Người Việt.
Ông Nam Lộc, 78 tuổi, cũng là người di tản khỏi Việt Nam năm 1975, từng là giám đốc di trú và tị nạn của tổ chức Catholic Charities, thuộc Tổng Giáo Phận Los Angeles, trong suốt 41 năm trước khi nghỉ hưu vào năm 2016.
“Với tình trạng nhập cảnh dưới quy chế ‘tạm dung,’ người Việt di tản năm 1975 không được hưởng những chương trình trợ cấp y tế hay xã hội. Họ chỉ nhận được những phúc lợi này qua hệ thống các tổ chức bảo trợ, hoặc những quy chế đặc biệt được áp dụng,” ông Nam Lộc cho biết.
“Điều đáng lưu tâm nhất là người trong diện ‘tạm dung’ không được trở thành ‘thường trú nhân,’ do đó không thể vào quốc tịch Mỹ,” đại sứ quốc tịch của USCIS nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi “những người tị nạn từ đảo Guam đi vào nội địa Mỹ theo diện nhập cảnh nào,” ông Tony Lâm, trưởng trại tị nạn ngay từ ngày đầu người di tản Việt có mặt tại đảo Guam, cho biết: “Người trong diện này được gọi trong tiếng Anh là ‘parolee.’ Tuy nhiên, vì số người quá đông, hơn 100,000 người, nên sau khi được đưa vào bốn trại tị nạn trong nội địa nước Mỹ, những người di tản mới được nhân viên di trú tiếp xúc, làm giấy I-94 khai báo nhập cảnh.”

[Image: TS-I94-2.jpeg]
Mẫu đơn nhập cảnh Mỹ, I-94, của một người di tản hồi năm 1975. Ô thứ ba (phải, dưới lên) ghi rõ tình trạng nhập cảnh là đi theo diện “đặc xá,” Paroled Pursuant to SEC.212. (Hình: Ông Nam Lộc cung cấp)

“Trên các mẫu I-94 của những người di tản thời đó đều ghi rõ là nhập cảnh vào Mỹ theo quy chế ‘paroled status,’” ông Tony Lâm, 86 tuổi, dân cử gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, kể với nhật báo Người Việt.

Quy chế “tạm dung” là gì?

Sở Di Trú định nghĩa quy chế “tạm dung”áp dụng cho một cá nhân, vốn có thể không được chấp thuận hoặc không đủ điều kiện hợp pháp vào Mỹ, nhưng vì hoàn cảnh khẩn cấp về mặt nhân đạo nên được “ân xá” cho quy chế “tạm dung” để nhập cảnh.
Quy chế nhập cảnh “tạm dung” chỉ được áp dụng trong một thời gian hạn định, người trong quy chế này được tạm cư ở Mỹ, không phải là “thường trú nhân” định cư chính thức.
Và phải là “thường trú nhân,” tức là có Thẻ Xanh, liên tục cư ngụ tại Mỹ năm năm mới được phép nộp đơn xin quốc tịch.
Trong hoàn cảnh Sài Gòn thất thủ, những người Việt ào ạt rời miền Nam Việt Nam, và ngoài Hoa Kỳ, không có một quốc gia thứ ba nào dung chứa, nên chính quyền Tổng Thống Gerald Ford phải cấp tốc cấp quy chế “tạm dung” cho họ để được nhập cảnh theo đúng luật pháp.
[Image: TS-ted-kennedy.jpeg]
Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy (trái) hồi thập niên 1970. (Hình: AFP Photo/AFP via Getty Images)

Đương nhiên, trong tình trạng “tạm dung” những người Việt di tản không hội đủ tiêu chuẩn trở thành công dân Hoa Kỳ, nếu không đổi sang quy chế “tị nạn,” điều kiện đầu tiên để trở thành thường trú nhân.
Để thay đổi tình trạng này không phải là một việc dễ dàng, nhanh chóng, đặc biệt với số lượng hơn 130,000 người Việt có mặt đồng loạt tại Mỹ trong một thời gian ngắn. Chắc chắn quy chế “tạm dung” trong một thời gian hạn định không thể nào áp dụng dài hạn cho những người di tản, bởi vì họ phải nhận nước Mỹ là quê hương thứ hai, khi không thể nào quay về sống với chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Thêm vào đó, chẳng có một quốc gia thứ ba nào đón nhận số lượng người đông đúc như thế.
Dân tị nạn Việt cần Quốc Hội Mỹ đưa ra một đạo luật mới để thay đổi từ quy chế “tạm dung” thành “tị nạn” cùng một lúc cho toàn bộ tập thể hơn 130,000 người.
Cộng đồng người Việt non trẻ lúc đó vừa mới có mặt tại Mỹ, sống phân tán, không hề có kinh nghiệm chính trị để làm việc “đội đá vá trời” đó.
Tuy nhiên, nhờ có những chính trị gia người Mỹ quan tâm, và họ đã tranh đấu để tạo ra luật nhằm thay đổi quy chế nhập cảnh cho người Việt tị nạn.

[Image: TS-di-tan-buon-2.jpeg]
Một quân nhân Mỹ quan sát người Việt di tản trên một chiến hạm hải quân. (Hình: AFP via Getty Images)

Chính phủ Ford áp dụng quy chế “tạm dung” để người Việt cấp tốc nhập cảnh vào Mỹ
Lúc đó, Quốc Hội Mỹ thông qua hai dự luật quan trọng liên quan đến người Đông Dương trong đó có người Việt Nam.
Dự Luật HR 6755 cho phép người Đông Dương vào Mỹ và cung cấp gần nửa tỷ đô la giúp họ hội nhập.
Dự Luật HR 7769 thay đổi quy chế những người này từ “tạm dung” sang “thường trú nhân.”
Cả hai dự luật này đều được Hạ Viện và Thượng Viện thông qua và được hai tổng thống, một Cộng Hòa và một Dân Chủ, ký ban hành.
Người vận động mạnh mẽ và thành công nhất cho cả hai dự luật này bên Thượng Viện là cố Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy (Dân Chủ-Massachusetts), em trai cố Tổng Thống John Kennedy.

[Image: DP-Nguoi-Ti-Nan-Viet-Nam-1.jpg]
Ông Tony Lâm, dân cử gốc Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, trong ngày khánh thành công viên mang tên ông ở Westminster, California, hôm 3 Tháng Năm, 2022. (Hình minh họa: Trà Nhiên/Người Việt)

Những nhà lập pháp vận động và bảo trợ hai dự luật này phần lớn thuộc đảng Dân Chủ, bây giờ tuổi tác cao hoặc đã qua đời.

Những dân cử vận động giúp người tị nạn Việt Nam

Theo bản tin của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ngày 15 Tháng Chín, 2009, “Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy là người dẫn đầu nỗ lực của Mỹ khi nhận hàng trăm ngàn người tị nạn từ các quốc gia Đông Nam Á sau khi cuộc chiến Đông Dương chấm dứt.”
Theo UNHCR, kết quả là ông Kennedy vận động thành công Đạo Luật Trợ Giúp Người Tị Nạn và Di Dân Đông Dương (Indochina Migration and Refugee Assistance Act of 1975), HR 6755, do Dân Biểu Peter W. Rodino Jr. (Dân Chủ-New Jersey) làm tác giả, được Tổng Thống Gerald Ford (Cộng Hòa) ký ban hành ngày 23 Tháng Năm, 1975, cấp quy chế đặc biệt cho những người Đông Dương vào Mỹ, đồng thời thiết lập kế hoạch định cư cho họ.
HR 6755 cũng cung cấp $455 triệu để tài trợ cho chương trình giúp đỡ những người Đông Dương này.
Dưới sự lãnh đạo của cố Thượng Nghị Sĩ Kennedy, một lần nữa, đạo luật này được tu chính, qua Dự Luật HR 7769, do Dân Biểu Hamilton Fish (Cộng Hòa-New York) làm tác giả, được Tổng Thống Jimmy Carter (Dân Chủ) ký ngày 28 Tháng Mười, 1977, theo UNHCR.
HR 7769 cho phép những người Đông Dương được thay đổi tình trạng “tạm dung” để trở thành “thường trú nhân,” chính thức định cư tại Hoa Kỳ, và là bước khởi đầu để được nộp đơn thi quốc tịch Mỹ sau này, vẫn theo UNHCR.


[Image: DP-Nguoi-Ti-Nan-Viet-Nam-2.jpg]
Tấm bảng trên xa lộ 405 ở Westminster, California, chỉ lối vào Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại. (Hình minh họa: Đỗ Dzũng/Người Việt)

Đồng bảo trợ HR 7769 là năm dân biểu thuộc đảng Dân Chủ gồm các ông Joshua Eilberg (Pennsylvania), bà Elizabeth Holtzman (New York), ông Sam B. Hall (Texas), ông Herbert E. Harris II (Virginia), và ông Billy Lee Evans (Georgia), và một dân biểu Cộng Hòa, ông Harold S. Sawyer (Michigan).
Cả hai đạo luật trên đều được thông qua vào thời điểm Quốc Hội Mỹ hoàn toàn do đảng Dân Chủ kiểm soát.
“Chương trình tái định cư cho những người Đông Dương là một trong những chương trình thành công nhất và trở thành nền tảng của hệ thống giúp di dân tái định cư ở Mỹ,” UNHCR cho biết.
Cũng cần nhắc lại vào thời điểm 1975, việc thu xếp nơi ăn chốn ở cho người tị nạn Việt Nam cần sự hỗ trợ từ nhiều thành phần khác nhau trong xã hội Mỹ, từ những hội đoàn đến chính quyền tiểu bang.
“Nhằm chuẩn bị sẵn sàng tiếp đón những người tị nạn Đông Dương, Tổng Thống Ford tập hợp một liên minh bao gồm các cơ sở tôn giáo, các thống đốc Dân Chủ ở các tiểu bang miền Nam, các lãnh đạo nghiệp đoàn, và Nghị Hội Người Mỹ Gốc Do Thái, để hỗ trợ việc cung cấp nhà ở và việc làm cho những người mới đến Mỹ,” theo bộ phim tài liệu có tên “Resettling Vietnamese Refugees in the United States,” do National Geographic Society thực hiện và được công bố hôm 27 Tháng Chín năm nay. [đ.d.]

Liên lạc tác giả: maiphilong@nguoi-viet.com

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/nguoi-viet-di-tan-nam-1975-nhap-canh-my-nho-lenh-dac-xa-khong-vi-y-te/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-25

"Ta van em cho Đông tàn ngày tận"
(Diệu Thương)

Mong bằng an!


Mỹ chìm trong giá rét, gần 2 triệu người mất điện, hàng ngàn chuyến bay bị hủy

[Image: 09410000-0a00-0242-2406-08dae5c5a3fb_w1023_r1_s.jpg]
Băng đá đóng trên cây cảnh vào lúc mặt trời mọc, ngày 24 tháng 12 năm 2022, tại Plant City, bang Florida. Nông dân phun nước lên cây trồng để giúp bảo vệ chúng.


Một đợt giá rét từ Bắc Cực bao trùm phần lớn nước Mỹ vào ngày thứ Bảy khiến gần 2 triệu người không có điện, ít nhất 14 người chết vì tai nạn xe hơi liên quan đến thời tiết và hàng ngàn người mắc kẹt do các chuyến bay bị hủy.
Trong khi nhiệt độ được dự báo giảm mạnh khiến ngày trước Giáng sinh lạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử, các hệ thống năng lượng trên toàn quốc bị kéo căng do nhu cầu về nhiệt tăng cao và thiệt hại liên quan đến bão đối với các đường dây truyền tải.
Khoảng 1,8 triệu hộ gia đình và cơ sở kinh doanh ở Mỹ bị mất điện tính tới sáng sớm ngày thứ Bảy, theo website theo dõi Poweroutage.us.
Nhiều công ty điện đã yêu cầu khách hàng tiết kiệm năng lượng bằng cách không chạy các thiết bị lớn và tắt đèn không cần thiết.
Sự gián đoạn cũng làm đảo lộn thói quen hàng ngày và kế hoạch nghỉ lễ của hàng triệu người Mỹ trong một trong những giai đoạn du hành bận rộn nhất trong năm.
Gần 2.000 chuyến bay ở Mỹ đã bị hủy vào ngày thứ Bảy, với tổng số chuyến bay bị hoãn là 4.000, theo dịch vụ theo dõi chuyến bay FlightAware. Hơn 5.000 chuyến bay đã bị hủy vào ngày thứ Sáu, dịch vụ này cho biết.
Hiệp hội Ô tô Hoa Kỳ ước tính rằng 112,7 triệu người dự định du hành 50 dặm (80 km) trở lên từ ngày thứ Sáu đến ngày 2 tháng 1. Nhưng thời tiết mưa bão kéo dài đến cuối tuần có thể khiến nhiều người trong số họ phải ở nhà.
Các vụ tai nạn xe hơi chết người trên khắp đất nước khiến ít nhất 14 người thiệt mạng do các tai nạn liên quan đến thời tiết, theo tin tức của truyền thông.
Hai người lái xe thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ tông xe liên hoàn 50 chiếc làm tắc nghẽn xa lộ ở bang Ohio ở cả hai hướng trong một trận bão tuyết gần thành phố Toledo, buộc người lái xe bị mắc kẹt phải di tản bằng xe buýt để không bị chết cóng trong xe, nhà chức trách cho biết.
Ba trong số các trường hợp tử vong đã được báo cáo ở bang Kentucky, nơi Thống đốc Andy Beshear vào ngày thứ Bảy cảnh báo người dân "Hãy ở nhà, giữ an toàn, bảo toàn tính mạng."
Cơ quan Thời tiết Quốc gia cho biết thời tiết bão tuyết vẫn duy trì vào ngày thứ Bảy đối với thành phố Buffalo, bang New York và quận lân cận ở rìa Hồ Erie ở phía Tây New York, nơi tuyết sẽ rơi từ 4 đến 6 feet vào Chủ nhật.
Thành phố đã áp đặt lệnh cấm lái xe vào ngày thứ Sáu, lệnh này vẫn có hiệu lực vào ngày thứ Bảy và cả ba cây cầu băng qua biên giới khu vực Buffalo đều đóng cửa đối với phương tiện đi lại từ Canada do thời tiết.
Nhiệt độ được dự báo cao nhất vào thứ Sáu chỉ ở mức 7 độ F (-13 độ C) ở Pittsburgh, thành phố lớn nhất ở phía tây Pennsylvania, vượt qua mức lạnh nhất từ trước đến nay vào ngày trước Giáng sinh là 13 độ F, được thiết lập vào năm 1983, Cơ quan Thời tiết Quốc gia (NWS) cho biết.
Các thành phố thủ phủ của Florida và Georgia - Tallahassee và Atlanta - cũng được dự báo là sẽ ghi nhận nhiệt độ ban ngày lạnh nhất vào ngày trước Giáng sinh, trong khi thủ đô Washington được dự báo sẽ trải qua ngày 24 tháng 12 lạnh nhất kể từ năm 1906.
Một loạt các kỉ lục nhiệt độ đã được dự đoán khi đợt rét buốt ở Mỹ trở nên trầm trọng hơn bởi những cơn gió lạnh nguy hiểm tiếp tục bao trùm phần lớn hai phần ba vùng đất phía đông của đất nước trong dịp lễ vào cuối tuần.


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/du-bao-dot-ret-buot-o-my-se-pha-ki-luc-trong-ngay-truoc-giang-sinh/6890175.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-29

Sau mấy ngày nghe toàn thiên tai và chết chóc, ảm đạm cuối năm cũng đọc được những mảnh tin an lành, vui vẻ.

... Chính quyền Indonesia rất bảo vệ chúng tôi. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt mà không có sự áp lực nào. Rất là tốt”.

Những phụ nữ này cho VOA biết khi thuyền cá của họ gặp nạn, cảnh sát và người dân Indonesia đã cứu họ và đưa họ vào bờ, sau đó cơ quan di trú của nước này phối hợp với UNHCR cấp quy chế tị nạn cho họ...."

Ai có thành kiến với người Hồi giáo phải nên bỏ bớt. Người Nam Dương rất tốt mà ha.  Winking-face4  Ok-sign-smiley-emoticon



‘Giấc mơ’ thành hiện thực của ba gia đình Việt Nam sau hai lần vượt biên
[Image: 022a0000-0aff-0242-d7ce-08dae9a7d0c1_cx0..._r1_s.jpeg]
Một gia đình trong nhóm 20 người tị nạn Việt Nam từ Indonesia đến Canada. Photo Tran Thi Lua.


Tất cả 20 người của ba gia đình ngư dân Việt Nam vượt biên lần hai hiện đang hưởng mùa Giánh sinh an lành, đoàn viên tại đất nước Canada, sau chặng đường dài hơn 7 năm kể từ lần vượt biển đầu tiên bất thành, để tìm kiếm điều họ nói là “tự do” và tránh khỏi án tù “bất công” ở quê nhà.
Các gia đình này đã một lần vượt biên sang Australia vào năm 2015, nhưng bị chính quyền Canberra bắt và gửi trả về Việt Nam năm 2016. Họ bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Thuận phạt tổng cộng hơn 6 năm tù giam về tội “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài trái phép”.
Trong lần vượt biên thứ nhì vào đầu năm 2017, thuyền cá của họ bị chết máy và buộc phải tấp vào một đảo ở Indonesia. Vài tháng sau đó, nhóm này đã được Cao ủy Tị nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) cấp quy chế tị nạn.
Từ Toronto, Canada, bà Trần Thị Thanh Loan, một thành viên của gia đình có tất cả 6 người trong nhóm này, đến Canada từ tháng 7/2022, chia sẻ với VOA:
“Đặt chân đến đất nước Canada tôi và gia đình rất vui, rất hạnh phúc. Đến Canada, đất nước tự do, thoát khỏi chế độ của cộng sản.
“Về số phận hai lần vượt biên thì rất nguy hiểm, lênh đênh trên biển. Nhưng bây giờ đã đặt chân đến Canada thì thật hạnh phúc”.
Tương tự, bà Trần Thị Lụa, một thành viên trong gia đình 7 người đến Canada vào đầu năm 2022 và có thêm 2 người em vừa đến vào tháng 9/2022, nói với VOA:
“Tôi rất hạnh phúc, rất vui mừng khi được đặt chân đến một đất nước tự do, không ai cấm những lời nói của mình và không sợ hãi về điều đó hết.
“Các con tôi được đến trường đi học, tôi được đi làm. Rất tự do, chứ không như ở chế độ cộng sản - mình lúc nào cũng sợ và phải giữ kín lời nói của mình, không được quyền tự do”.
Bà Lụa cho biết rằng gia đình bà Nguyễn Thị Phúc có 5 người đã đến Toronto từ cuối năm 2021.

Bà Trần Thị Lụa trải lòng về giấc mơ chung của nhóm người tị nạn:

“Khi chúng tôi ở Indonesia, chúng tôi rất lo sợ rằng mình sẽ bị trả về Việt Nam. Nếu bị trả về Việt Nam thì coi như là chết, chứ không còn đường sống nữa. Nhưng không ngờ được sự may mắn của ơn trên, Chúa Mẹ đã phù hộ ban ơn cho chúng tôi, được diễm phúc đặt chân đến Canada. Điều đó như một giấc mơ, đó là một ước mơ chung của chúng tôi”.

Bà Loan cho biết họ rất may mắn khi được chính quyền Indonesia trợ giúp và bảo vệ:

“Chính quyền Indonesia rất bảo vệ chúng tôi. Họ tạo điều kiện cho chúng tôi có cuộc sống tốt mà không có sự áp lực nào. Rất là tốt”.

Những phụ nữ này cho VOA biết khi thuyền cá của họ gặp nạn, cảnh sát và người dân Indonesia đã cứu họ và đưa họ vào bờ, sau đó cơ quan di trú của nước này phối hợp với UNHCR cấp quy chế tị nạn cho họ.

Nhóm cũng cho biết trong khi lánh nạn ở Indonesia, cơ quan Di trú Quốc tế (IOM) đã hỗ trợ cho họ nhà ở, thực phẩm hàng ngày, trong khi phóng viên người Australia Shira Sebban và nhà tình nguyện người Mỹ gốc Việt Grace Bùi giúp họ tìm nước thứ ba để định cư thông qua sự phối hợp hỗ trợ của Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và tổ chức VOICE Canada.
“Khi chúng tôi bước chân qua Canada, tổ chức VOICE ra đón và đưa chúng tôi vào nhà. Họ mướn nhà với đầy đủ các thứ, không thiếu thứ gì trong nhà hết – gạo, cơm đầy đủ hết – và họ chu cấp cho chúng tôi hai tháng tiền ăn, tiền nhà để chúng tôi trang trải cuộc sống và sau đó chúng tôi đi làm”, bà Lụa cho biết.
Trong một cuộc phỏng vấn với VOA-Việt ngữ vào năm 2017 từ trại tị nạn ở Indonesia, bà Lụa cho biết 3 gia đình này đã quyết định vượt biên lần thứ nhì “để mưu cầu một cuộc sống tốt hơn cho gia đình” vì “án tù quá ác độc”.

Trước đó, vào tháng 9/2016, chính quyền ở Bình Thuận đã tuyên án tù đối với một số thành viên của nhóm này sau khi bị chính quyền Australia cho hồi hương vào tháng 7/2015, sau khi Canberra trấn an rằng họ nhận được cam kết bằng một văn bản rằng chính quyền Việt Nam sẽ “không trừng phạt việc nhóm này rời khỏi Việt Nam bất hợp pháp”.

Sau án tù này, tại một phiên điều trần trước Thượng viện Australia, thiếu tướng Andrew Bottrell, chỉ huy trưởng lực lượng biên phòng Australia, đã lên tiếng tố cáo chính quyền Hà Nội vì đã nói dối với chính phủ Australia.

Bà Trần Thị Lụa và bà Trần Thị Thanh Loan nằm trong nhóm 4 người bị tòa phúc thẩm ở Bình Thuận tuyên phạt tổng cộng gần 9 năm tù vì “tổ chức vượt biên” qua Australia trên chiếc tàu gồm 46 người rời cảng Phan Thiết ngày 1/7/2015. Họ bị phía Australia trả về Việt Nam ngày 25/7/2015.

Bà Trần Thị Thanh Loan bị tuyên 36 tháng tù. Ông Hồ Trung Lợi, chồng bà, bị tuyên án 24 tháng tù giam, trong khi bà Trần Thị Lụa, bị tuyên 30 tháng tù giam.

Bà Loan và bà Lụa được hoãn thi hành án tù 1 năm để chăm sóc con còn nhỏ. Ông Lợi, cha của 4 con nhỏ trong nhóm tị nạn, phải chấp hành án tù ở Bình Thuận.

Trước khi thời hạn hoãn thi hành án kết thúc, những phụ nữ quyết định đi vượt biên lần hai, vì họ cho rằng nếu họ ở lại Việt Nam, họ sẽ phải đối mặt với án tù như đã tuyên. Về phần ông Lợi, bà Loan cho biết ông cũng đã vượt biên đến Indonesia sau khi mãn hạn hai năm tù ở Việt Nam và cũng được tháp tùng đoàn tị nạn đến Canada.
Trong thông điệp viết trên Facebook hồi đầu tháng 10/2022 nhân dịp chúc mừng hai thành viên cuối cùng trong nhóm tị nạn đến Canada, phóng viên Sebban cho biết bà đang viết một cuốn sách về câu chuyện vượt biên tìm kiếm tự do của những gia đình ngư dân Việt Nam này, dự kiến sẽ phát hành trong năm 2023.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/giac-mo-thanh-hien-thuc-cua-ba-gia-dinh-vietnam-sau-hai-lan-vuot-bien/6896291.html


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-12-29

Luật mới của Indonesia: Kg quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, kg phá thai, kg tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê cộng sản.

New Indonesian law: No sex outside marriage, no abortion, no Marxism

JAKARTA, Indonesia (AP)—Indonesia’s Parliament unanimously passed a long-expected revision of the country’s penal code on Tuesday that criminalizes sex outside of marriage for citizens as well as foreigners, prohibits promotion of contraception, forbids progressive political thought, and bans defamation of the president and state institutions.

The amended code also expands an existing blasphemy law and maintains a five-year prison term for deviations from the central tenets of Indonesia’s six recognized religions: Islam, Protestantism, Catholicism, Hinduism, Buddhism and Confucianism.

Citizens can face a 10-year prison term for associating with organizations that follow Marxist-Leninist ideology and a four-year sentence for spreading communism. Anti-communism has long been a tenet of the Indonesian state.

In 1965-66, the Indonesian government headed by military dictator Suharto undertook a mass purge of communists, progressives, and trade unionists, as well as ethnic Javanese, ethnic Chinese, and atheists. Up to a million people were murdered, and the Communist Party of Indonesia—one of the largest in the world—was totally annihilated.

The intelligence agencies of the United States, United Kingdom, and Australia participated in collecting the lists of those who were targeted by the Indonesian military.

The new criminal code maintains the previous criminalization of abortion but adds exceptions for women with life-threatening medical conditions and for rape, provided that the fetus is less than 12 weeks old, in line with what is already provided in a 2004 Medical Practice Law.

Rights groups criticized some of the revisions as overly broad or vague and warned that adding them to the code penalizes normal activities and threatens freedom of expression and privacy rights.

Some advocates found one bright spot for the country’s LGBTQ community in the whole affair. During fierce deliberation, lawmakers eventually agreed to remove an article proposed by Islamic groups that would have made gay sex illegal.

The revised code also preserves the death penalty within the criminal justice system despite calls from the National Commission on Human Rights and other groups to abolish capital punishment, as dozens of other countries have done. But under the new code, the death penalty has a probationary period. If within a period of 10 years the convict behaves well, then the death penalty will be changed to life imprisonment or 20 years’ imprisonment.

Under Indonesian regulations, legislation passed by Parliament becomes law after being signed by the president. But even without the president’s signature, it automatically takes effect after 30 days unless the president issues a regulation to cancel it.

President Joko Widodo is widely expected to sign the revised code in light of its extended approval process in Parliament. But the law is likely to gradually take effect over a period of up to three years, according to Deputy Minister of Law and Human Rights Edward Hiariej.

https://www.peoplesworld.org/article/new-indonesian-law-no-sex-outside-marriage-no-abortion-no-marxism/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-30

(2022-12-29, 10:10 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Luật mới của Indonesia: Kg quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, kg phá thai, kg tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lê cộng sản.

New Indonesian law: No sex outside marriage, no abortion, no Marxism

JAKARTA, Indonesia (AP)—Indonesia’s Parliament unanimously passed a long-expected revision of the country’s penal code on Tuesday that criminalizes sex outside of marriage for citizens as well as foreigners, prohibits promotion of contraception, forbids progressive political thought, and bans defamation of the president and state institutions.

The amended code also expands an existing blasphemy law and maintains a five-year prison term for deviations from the central tenets of Indonesia’s six recognized religions: Islam, Protestantism, Catholicism, Hinduism, Buddhism and Confucianism.

Citizens can face a 10-year prison term for associating with organizations that follow Marxist-Leninist ideology and a four-year sentence for spreading communism. Anti-communism has long been a tenet of the Indonesian state.

In 1965-66, the Indonesian government headed by military dictator Suharto undertook a mass purge of communists, progressives, and trade unionists, as well as ethnic Javanese, ethnic Chinese, and atheists. Up to a million people were murdered, and the Communist Party of Indonesia—one of the largest in the world—was totally annihilated.

The intelligence agencies of the United States, United Kingdom, and Australia participated in collecting the lists of those who were targeted by the Indonesian military.

The new criminal code maintains the previous criminalization of abortion but adds exceptions for women with life-threatening medical conditions and for rape, provided that the fetus is less than 12 weeks old, in line with what is already provided in a 2004 Medical Practice Law.

Rights groups criticized some of the revisions as overly broad or vague and warned that adding them to the code penalizes normal activities and threatens freedom of expression and privacy rights.

Some advocates found one bright spot for the country’s LGBTQ community in the whole affair. During fierce deliberation, lawmakers eventually agreed to remove an article proposed by Islamic groups that would have made gay sex illegal.

The revised code also preserves the death penalty within the criminal justice system despite calls from the National Commission on Human Rights and other groups to abolish capital punishment, as dozens of other countries have done. But under the new code, the death penalty has a probationary period. If within a period of 10 years the convict behaves well, then the death penalty will be changed to life imprisonment or 20 years’ imprisonment.

Under Indonesian regulations, legislation passed by Parliament becomes law after being signed by the president. But even without the president’s signature, it automatically takes effect after 30 days unless the president issues a regulation to cancel it.

President Joko Widodo is widely expected to sign the revised code in light of its extended approval process in Parliament. But the law is likely to gradually take effect over a period of up to three years, according to Deputy Minister of Law and Human Rights Edward Hiariej.

https://www.peoplesworld.org/article/new-indonesian-law-no-sex-outside-marriage-no-abortion-no-marxism/

Wah, đảng cộng hòa của Mỹ sang Nam Dương rồi hả Bạch Y nữ hiệp?  hihihihi  Shy j/k


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-12-30

So cool!
Xem clip report về những nữ tài xế taxi gốc Việt ở Mỹ quá cool. Thích á!






RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-12-31

(2022-12-30, 01:29 AM)005 Wrote: Wah, đảng cộng hòa của Mỹ sang Nam Dương rồi hả Bạch Y nữ hiệp?  hihihihi  Shy j/k

Lol Lol Lol

Dạ đảng nào cũng được, NO to commies là Okie á ngũ ca.  👍


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-12-31

Clip này vui vui nên muội upload lên youtube để rinh vào quán của ngũ ca.  Lol






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-01-01

(2022-12-31, 10:58 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Clip này vui vui nên muội upload lên youtube để rinh vào quán của ngũ ca.  Lol




 Theo thời xưa là tru di tam tộc cơ. Ở đây chỉ treo y lủng lẳng có một mình. Happy-smiley-emoticon


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-01-04






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2023-01-04

Nga đổ lỗi binh lính sử dụng điện thoại di động nên đã bị trúng pháo kích chết 89 binh sĩ

[Image: cc8b4a47-d713-4698-aabc-dd334589b722_cx0...3_r1_s.jpg]
Công nhân dọn dẹp đống đổ nát sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Ukraine ở Makiivka, thuộc vùng Donetsk do Nga kiểm soát, vào ngày 3/1/2023.


Bộ Quốc phòng Nga hôm thứ Tư (4/1) đổ lỗi cho việc binh lính sử dụng điện thoại di động nên đã bị trúng pháo kích bằng tên lửa của Ukraine, mà phía Nga nói đã giết chết 89 binh sĩ, nâng lên số người chết được báo cáo trước đó là 63 người.
Vụ pháo kích đêm giao thừa, vụ tấn công giết chết nhiều binh sĩ Nga nhất mà Moscow thừa nhận kể từ khi bắt đầu cuộc chiến, đã khiến các nhà phê bình Nga ủng hộ cho chiến tranh nổi giận và càng lớn tiếng hơn về điều mà họ nói là một chiến dịch nửa vời và bất tài ở Ukraine.
Sự chỉ trích nhắm vào các chỉ huy quân sự hơn là vào Tổng thống Nga Vladimir Putin, người không bình luận công khai gì về vụ tấn công đã giáng một đòn mạnh hơn nữa sau những cuộc rút lui lớn trên chiến trường trong những tháng gần đây.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết bốn quả rocket của Ukraine đã bắn trúng một doanh trại tạm của Nga tại một trường cao đẳng dạy nghề ở Makiivka, thành phố song sinh của thủ phủ Donetsk mà Nga đang chiếm đóng ở miền đông Ukraine.
Mặc dù một cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng Bộ Quốc phòng Nga nói lý do chính của vụ tấn công là việc các quân nhân sử dụng điện thoại di động hàng loạt, điều mà họ nói là bất hợp pháp.
“Yếu tố này cho phép kẻ thù theo dõi và xác định tọa độ vị trí của các binh sĩ để tấn công bằng tên lửa”, Bộ này nói trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau 1 giờ sáng thứ Tư.
Semyon Pegov, một phóng viên chiến trường được ông Putin trao tặng Huân chương Anh dũng, viết trên Telegram rằng nói quân đội sử dụng điện thoại di động “trông giống như một nỗ lực nhằm đổ lỗi hoàn toàn”. Ông nói rằng có nhiều cách khác để Ukraine có thể phát hiện ra căn cứ.
Ông Pegov nói số người chết sẽ còn tăng thêm: “Dữ liệu được công bố rất có thể là của những người đã xác định được danh tính ngay lập tức. Thật không may, danh sách những người mất tích dài hơn đáng kể”.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, người hiếm khi bình luận về các cuộc tấn công cụ thể của quân đội Ukraine, không đề cập đến vụ tấn công trong một bài phát biểu qua video hôm thứ Ba.
Ukraine ban đầu cho biết hàng trăm người Nga đã thiệt mạng ở Makiivka. Kể từ đó, phía Ukraine tránh đưa ra chi tiết vụ tấn công.


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6904026.html


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2023-01-05

Dạ cho muội xin gửi tin buồn từ bên kia đại dương:


Tin buồn: Mục sư Đinh Diêm đã chết trong tù.

Theo tin từ bà Đinh Thị Xa vợ mục sứ Đinh Diêm, vào lúc 10giờ sáng 5/1/2023, công an trại gia số 6 Thanh Chương, Nghệ An đã báo tin mục sư Dinh Diêm đã chết. Lúc này bà Đinh Thị Xa đang trên đường ra thăm Ông vì đêm trước, trại giam báo cho bà Đinh Thị Xa là ông Đinh Diêm đang cấp cứu ở bệnh viện Nghệ An.

Mục sư Đinh Diêm sinh ngày 19 tháng 6 năm 1962, tại Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Ông là người dân tộc Hre.

Ông có 4 anh em trai. Ông là người em út. Anh cả là mục sư Đinh Tấn Vĩnh, quản nhiệm Hội Thánh Tin Lành Miền Nam Việt Nam Cộng Đồng Dân Tộc Hre Tại Huyện Sơn Hà.

Mục sư Đinh Diêm là Uỷ Viên Truyền Giáo Khu Vực Miền Trung thuộc Giáo Hội Liên Hữu Tin Lành Lutheran Việt Nam – Hoa Kỳ. Ông cũng là Ủy Viên Mục Sư Đoàn VPEF thuộc Ban Đại Diện Dân Tộc Hre.

Ông bị công an Quãng Ngãi cáo buộc vi phạm điều 79 BLHSVN (Âm mưu lật đổ chính quyền). Ông bị bắt giam và bị tuyên án tù 16 năm vào ngày 12 tháng 07 năm 2018.
Bà Đinh Thị Xa đã nhiều lần kêu cứu về tình trạng sức khoẻ của mục sư Diêm do bị tra tấn trong tù.

Xin chia buồn với bà Đinh Thị Xa và gia đình.
Xin cầu nguyện cho Mục sư Đinh Diêm sớm hưởng Tôn Nhan Chúa. 🙏

[Image: 68928-B33-385-F-4-D26-A448-388-EB311-F4-FB.jpg]

[Image: 915-CF75-D-E72-F-4-A6-A-9685-3553-EA002455.jpg]