VietBest
Phản biện xã hội - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html)
+--- Thread: Phản biện xã hội (/thread-23024.html)



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-01-19

(2022-01-19, 12:14 PM)anattā Wrote: Chuyện "đảng cử dân bầu" của chế độ độc tài cộng sản VN thì tôi đâu bao giờ tán thành. Ý kiến của anattā muốn nói trong post trước là làm sao để có thể hy vọng một đất nước VN dân chủ, bình đẳng, pháp trị trong tương lai, tức là đa đảng, theo tình hình bao nhiêu năm qua cho đến nay. Và tôi chỉ thấy và kỳ vọng một ánh sáng le lói ở cuối đường hầm đen tối là sự kết hợp giữa những người trẻ tuổi trí thức giữ trọng trách trong chính quyền, có tinh thần đổi mới, cải cách, yêu nước, vì dân (lấy thí dụ như Đinh La Thăng) với những người dân tức là các nhà tranh đấu dân chủ ở trong nước, thì hoạ chăng quê hương VN mới có thể thoát thai hoán cốt, giũ bỏ thể chế độc tài độc đảng cộng sản được.

 5 hiểu ý anh mà. Hoàn toàn không phản đối. Mình chỉ nói suy nghĩ và chính kiến của mình mà thôi.  Shy


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-01-19

(2022-01-19, 12:57 PM)anattā Wrote: "chủ lực trong nước" phải thành công cái đã.

 Việc người trong nước tự nắm lấy và chủ động kiến tạo vận mệnh của mình là lẽ đương nhiên. Người ở hải ngoại chỉ có thể yểm trợ phương tiện (truyền thông, ngoại giao, tài chánh).  Tuy nhiên mình thì sẽ không dùng chữ "phải". Không có trước sau, không có chờ đợi. Mà trước giờ mình vẫn nghĩ, ai làm được gì thì làm cái đó. Mọi sự chờ đợi (trong ngoặc "lẫn nhau") có thể sẽ vài trăm năm nữa.  Dân Bắc Kỳ từ 1954 đến giờ là đã chờ 68 năm rồi, dân Trung Kỳ  và Nam Kỳ 1975 đến nay cũng 47 năm rồi, gần nửa thế kỷ rồi.  Nếu cứ "phải" rồi "đã" thì chẳng biết đến bao giờ.  Face-with-rolling-eyes4

 Còn việc thành lập chính phủ thì có vẻ khôi hài. Chưa đỗ ông Nghè không thể đe hàng Tổng anh ơi.  Chuyện đó tính sau đi. Tôi chỉ nói giả sử thôi nhé. Nếu tôi thay đổi chính thể, thành lập nội các, tôi sẽ mời cho được các giáo sư giỏi cố vấn cho các công ty lớn và có kinh nghiệm làm việc ở các nước Âu Mỹ gốc Việt về làm bộ trưởng kinh tế anh à.  Shy


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-01-19

(2022-01-19, 12:57 PM)anattā Wrote: Bạn Kỳ không tán thành về ĐLT yêu nước cũng được. Nhưng ý kiến chánh yếu của anattā muốn nói là cần có những người trẻ trí thức yêu nưóc, vì dân, có tinh thần cải cách, thay đổi đang nằm trong chính quyền cùng với các nhà tranh đấu trong nước thì mới có cơ may. Dĩ nhiên là không phủ nhận sự góp tay ở ngoại quốc của dân Việt lên tiếng kêu gọi sự ủng hộ của các quốc gia tự do ở khắp nơi. Nhưng chủ lực chính là ở trong nước. Chứ cá nhân anattā không ủng hộ những nhóm hay đoàn thể nào đó ở nước ngoài về lãnh đạo, trừ phi là họ về nước ứng cử qua cuộc bầu bỏ phiếu tự do của người dân trong nước; nhưng mà làm sao có thể được cuộc bầu cử đa đảng như thế được. Và như vậy, trở lại ý kiến ban đầu của anatta  là "chủ lực trong nước" phải thành công cái đã.

Dạ dĩ nhiên người ở trong nước phải là nền tảng của các cuộc kháng chiến, vì ai hiểu rõ giặc bằng người ở trong lòng giặc.  Lãnh đạo dân mình thì phải là người xứ mình chứ sao lại là người "ngoại bang" làm được.  Người ở nước ngoài chỉ là hậu phương thôi chứ họ đã mang quốc tịch khác, tổ quốc của họ đâu phải VN.  Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa nào cũng cần có hậu phương, kiến thức trong nước bị hạn chế, chất độc của căn bệnh vô cảm ăn quá sâu, vì đói, vì nghèo, vì sợ.  Tại sao các đảng đối lập tại VN kg thể phất cờ khởi nghĩa tuy đã trong hoạt động từ rất là nhiều năm?  Vì họ chưa thu phục được lòng dân (hai triệu người xuống đường vì TSHS đã thấm gì với con số 88 triệu trái tim vô cảm.   Các cuộc xuống đường quy mô những năm gần đây bị đánh phá kg tổ chức được.  Những người ở frontline bị án tù nặng nề để cảnh cáo, nếu kg có sự hỗ trợ từ nước ngoài thì tin tức bị đóng băng, phong kín.  Mình ở ngoài nhìn vào thì thấy "sao dân trong nước kg đứng lên?", câu trả lời rất dễ hiểu, "họ sợ!".   Tại sao dân ùa ra đường, thần tượng TT Hoa Kỳ, bất kỳ ông TT Mỹ nào tới cũng là "thiên sứ" đến với người dân VN, thần tượng "đại ca Mỹ" vẫn lời hơn là le lết qua ngày trong tuyệt vọng.   Shy


RE: Phản biện xã hội - Riêng Một Góc Trời - 2022-01-21

Giải thưởng Martin Ennals 2022 được tặng cho bà Phạm Đoan Trang

https://thediplomat.com/2022/01/imprisoned-vietnamese-journalist-recognized-with-human-rights-award/

Heavy-black-heart4


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-01-22

Làm trò hề...






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-01-25

Vì đâu nên nỗi?

Thằng bé sinh viên chỉ tròn tuổi thành niên: 18! Lại có động lực gì mà vác súng vào giảng đường giết người. Sự thù hận nào, nỗi oan khiên gì khiến nó như vậy?

Cha mẹ nó phải chịu trách nhiệm cho việc này. Tiếng Việt mình gọi là giáo dưỡng. Song hành. Dưỡng mà không giáo, giáo mà không dưỡng đều chỉ có thể thất bại.




Germany: Fatal shooting at Heidelberg University

Police in the southern German city are investigating after several people were injured and one killed when a single shooter opened fire inside a lecture hall before taking his own life.

"...
One woman was killed and three people injured in a shooting at Heidelberg University on Monday.
Police said at a press conference Monday evening that a man entered a university lecture hall with a double-barreled shotgun and another firearm as a class was running and opened fire. 
Four people were wounded. A 23-year-old woman died several hours later in the hospital; the other victims suffered injures in the face, back and legs, police said. 
German Chancellor Olaf Scholz said he was shocked by the shooting.
"That one student has died of her injuries ... It tears my heart apart to learn of such news,'' Scholz said.

The suspect was identified an 18-year-old biology student, who turned the weapon on himself after the shooting. Police said the suspect had no signs of life by the time they could approach his body. 

Police said they found a backpack belonging to the shooter containing a large amount of ammunition. At first, police stayed clear of the stricken suspect and his bag, suspecting it might contain explosives.
..."

/* source: https://www.dw.com/en/germany-fatal-shooting-at-heidelberg-university/a-60537385


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-03

Việt Nam lần đầu loan tin về Linh mục Trần Ngọc Thanh bị sát hại
Hôm 3/2, lần đầu tiên chính quyền và truyền thông Việt Nam loan tin về vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh, người bị chém khi làm sứ vụ tại Kon Tum, và cho biết đã ra quyết định bắt giam nghi phạm.

Việt Nam loan tin này sau hơn 5 ngày xảy ra vụ việc, làm dấy lên nghi vấn đề động cơ sát hại vị linh mục dòng Đa Minh tại giáo xứ có giáo dân phần lớn là người Thượng, một sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên, nơi được cho là phải đối mặt với sự bách hại nghiêm trọng vì niềm tin của họ.

Trang Công an tỉnh Kon Tum cho biết vào ngày 31/01, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kon Tum ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam nghi phạm tên Nguyễn Văn Kiên về tội “Giết người”.

Vụ việc xảy ra tại một điểm sinh hoạt các nghi thức tôn giáo tại tư gia của một giáo dân tại xã Sa Loong, huyện Ngọc Hồi vào tối ngày 29/01. Hiện cơ quan chức năng đang “điều tra làm rõ động cơ, mục đích giết người và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật” theo trang Công an tỉnh Kon Tum.

Các nguồn tin khác nhau cho VOA biết rằng địa điểm xảy ra vụ sát hại là nhà nguyện, có gian thờ, và là nơi sinh hoạt cho linh mục, một số người gọi đây là nhà thờ.
Sau khi dùng dao sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh, đối tượng Nguyễn Văn Kiên tiếp tục chạy đến dùng dao chém một người khác nhưng người này kịp dùng ghế gỗ để đỡ và chạy thoát, trang VietnamPlus dẫn thông tin từ cơ quan chức năng cho biết.

Từ Kon Tum, Linh mục Nguyễn Văn Đông chia sẻ với VOA về cái chết của Linh mục Trần Ngọc Thanh:

“Chúng tôi rất buồn, rất đau khổ. Nơi đó rất xa. Các dòng tới làm việc trong địa phận này là tình nguyện. Nhưng cũng chính nhờ các linh mục dòng mà công việc mới có thể tốt đẹp được cho đồng bào Thượng. Đồng bào Thượng rất nghèo. Các linh mục như Cha Thanh rất lo cho người Thượng nghèo. Cha Thanh là người rất hiền lành, trẻ, năng nổ, rất thương người Thượng.
“Nghe nói rằng công an đang điều tra. Trong giáo hội công giáo đã có nhiều vụ chết oan ức. Cha Thanh mới tới chỗ đó có một vài tháng. Ngài không có gây thù oán với bất kỳ ai. Ngài không có thù oán ai mà bị giết chết như vậy, chúng tôi chỉ trông chờ tiếng nói của lẽ phải, chân lý”.
Nhận định về việc loan tin bắt giữ nghi phạm của chính quyền, luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội chia sẻ:
“Chính quyền ra thông báo như vậy là quá chậm trễ. Bởi vì đây là một sự việc quan trọng, gây bàng hoàng và thắc mắc rất lớn của cộng đồng giáo hữu trong và ngoài nước. Nhà nước lại ra thông báo việc này quá chậm.
“Tôi nghĩ rằng họ chỉ ra thông cáo khi họ làm chủ tính chất của vụ việc hoặc đã đạt được một sự định hướng nào đó từ cấp cao hơn.”
Tổ chức BPSOS tại Hoa Kỳ hôm 1 tháng 2 đã nêu vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh tại một cuộc họp của Bàn tròn Tự do Tôn giáo Quốc tế, mà theo đó Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch của tổ chức này, cho biết trong một thông cáo rằng “việc chính quyền Việt Nam dung dưỡng sự phỉ báng và phát biểu hận thù nhắm vào các lãnh đạo tôn giáo không tùng phục chính quyền có thể dẫn đến bạo lực”.
“Vài tháng trước đó, Linh mục Thanh dựng một tượng thánh Joseph trong khuôn viên nhà thờ. Bức tượng liền bị chính quyền tịch thu và cẩu đi”, tổ chức BPSOS cho biết.
Cũng theo BPSOS, giáo xứ nơi vị linh mục này phục vụ có giáo dân phần lớn là người Thượng, một sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên. Trong nhiều thập niên, các người Tây Nguyên theo Đạo Tin lành đã phải đối mặt với sự bách hại nghiêm trọng vì niềm tin của họ. Hiện nay khoảng 80 mục sư, nhà truyền đạo và tín đồ Thiên Chúa giáo người Tây Nguyên đang bị án tù.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6424944.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-06

Chuyện khôi hài có thật

 Dành riêng cho "phan cứng" và có tiền, phan cứng mà ít tiền thì xin scroll xuống tuốt cuối tờ giấy, góp đại khái cũng được.  Shy

 Không phải hù, là có thật, ai chỉ có lòng mà không đủ sức thì khó chộp hình và nhậu một đêm với cựu tổng thống Huê Kỳ:

 /* nguồn:  https://people.com/politics/donald-trump-is-charging-100k-for-a-photo-op-at-mar-a-lago/

 [Image: FKkKgqaWYAEE5-2?format=jpg&name=medium]


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-12

Bợ đ. khúc ruột thừa ngàn dặm ...







RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-12

Cộng sản và tay sai = Kẻ thù của tín ngưỡng.

Cứ không đứng dưới cái thứ gọi là "Mặt trận tổ quốc", không qua sự kiểm soát của chính quyền
thì lập tức trở thành "tà giáo". Bị cấm cản, hạch sách, bôi nhọ đủ thứ. 






RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-13

Giàu lòng nhân đạo, người thương yêu người.


Người gốc Việt tại Little Saigon đón nhận người tị nạn Afghanistan


February 12, 2022


FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Nhà hàng The Recess Room ở Fountain Valley, do anh Việt Phạm là đồng chủ nhân, là nhà hàng đầu tiên của người gốc Việt tại Orange County nhận người Afghanistan tị nạn làm nhân viên.

[Image: DP-Recess-Room-Afgan-1-1536x1152.jpg]
Từ trái, Izhar Bahah, Việt Phạm và Sulaiman Afghan trong bếp nhà hàng Recess Room. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)


Anh Việt Phạm nói một cách thân thiện: “Tôi mướn hai người Afghanistan là anh Izhar Bahah và anh Sulaiman Afghan vì hồi 1975, cha mẹ tôi, khi mới đến Mỹ tị nạn, được người ta nhận vào làm cho một nhà hàng.”

Cùng là tị nạn

Quan niệm của anh rất đơn giản và sòng phẳng: Gia đình mình đã được giúp đỡ thì nhiệm vụ của mình là giúp lại người khác.

Anh tiếp: “Hồi đó người khác cho cha mẹ tôi công ăn việc làm thì bây giờ, tôi giúp người khác cũng là điều tự nhiên thôi. Tôi rất vui và hãnh diện được có cơ hội này.”

Ban đầu, anh Việt nhận anh Izhar Bahah vào làm phụ bếp trước, rồi anh Izhar giới thiệu người anh họ của mình là Sulaiman Afghan vào sau.

Anh Việt nói: “Cũng may là anh Izhar giới thiệu nên tôi mới có dịp nhận anh Sulaiman chứ Sulaiman không nói được tiếng Anh thì đâu dám xin việc. Tôi sắp xếp công việc không đòi hỏi ngôn ngữ nhiều cho anh Sulaiman để anh đỡ phải bỡ ngỡ.”

Làm lại cuộc đời

Cùng là cựu quân nhân, anh Izhar là y tá quân đội trong lúc anh Sulaiman là biệt kích giúp Mỹ và đồng minh. Nếu lọt vào tay nhóm khủng bố Taliban, chắc chắn hai người bị xử bắn ngay.

[Image: DP-Recess-Room-Afgan-2.jpg]
Ông Sang Nguyễn (phải) cùng anh Sulaiman Afghan (trái) và gia đình anh Izhar Bahah tại phi trường John Wayne Airport. (Hình: Sang Nguyễn cung cấp)


“Tôi rất vui khi được nhóm anh Trịnh Hội bảo lãnh ra khỏi trại tị nạn ở Wisconsin sau khi ở đó bốn tháng. Vui hơn nữa là về đây chừng ba tuần, tôi được anh Việt Phạm nhận vô đây làm,” anh Izhar nói. “Tôi muốn tự lập để không trở thành gánh nặng cho người khác.”

Anh Izhar, 26 tuổi, đến đây với vợ và hai con gái, đứa lớn 2 tuổi và nhỏ 1 tuổi.


Anh Sulaiman còn độc thân, đến đây một mình.


Dĩ nhiên những ngày đầu hội nhập vào đời sống mới rất khó khăn đối với cả hai người nhưng nhờ các đồng nghiệp tại The Recess Room hết lòng tiếp đón nên họ cảm thấy bớt xa lạ.

Anh Izhar kể: “Biết tôi có con nhỏ, ngày đầu tiên họ đã có quà cho gia đình tôi. Mấy đứa nhỏ rất thích những món quà đầu tiên ở Mỹ.”
Tất cả nhân viên tại The Recess Room đều tỏ ra rất thân thiện với hai đồng nghiệp mới nhất này.

[Image: DP-Recess-Room-Afgan-3-1536x966.jpg]
Luật Sư Trịnh Hội (thứ sáu từ phải) và nhóm người gốc Việt đón tiếp người tị nạn Afghanistan tại phi trường John Wayne Airport. (Hình: Trịnh Hội cung cấp)


Không lạ với người tị nạn

Luật Sư Trịnh Hội, người đấu tranh giúp đỡ bao nhiêu người tị nạn trước đây, cho biết anh bảo lãnh những người Afghanistan này theo chương trình “Private Sponsorship” (bảo trợ tư nhân) do ông Nam Lộc đích thân lên Washington, DC, khởi xướng và vận động để giúp đỡ người Afghanistan tị nạn.

Luật Sư Hội nói: “Anh Nam Lộc và nhóm VOICE (Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment) của chúng tôi từng vận động cho chương trình tương tự như vậy ở Canada với tên ‘Sponsor Circle Program’ rồi, để giúp bảo lãnh người Việt Nam còn sống lây lất ở các trại tị nạn.”

Chương trình này đòi hỏi mỗi nhóm phải có năm người thì mới được làm đơn bảo lãnh.

Sự khác nhau rõ rệt giữa hai quốc gia là ở Canada, mỗi nhóm phải có $10,000 cho mỗi người tị nạn và chịu trách nhiệm suốt 12 tháng, trong lúc ở Mỹ chỉ cần $2,500 cho cả gia đình và chỉ chịu trách nhiệm có 90 ngày thôi.

Chương trình “Private Sponsorship” này đang được thử nghiệm tại Hoa Kỳ và nếu thành công sẽ được áp dụng vào việc bảo lãnh các sắc dân tị nạn khác, dĩ nhiên trong đó có người Việt Nam.

Nhóm năm người của Luật Sư Trịnh Hội là bản thân anh, cô Nguyễn Cao Kỳ Duyên, Giáo Sư Lan Cao cùng bạn anh là vợ chồng anh Sang Nguyễn và chị Nhung.

Ông Nam Lộc, người gắn bó với các chương trình định cư cho người tị nạn tại Hoa Kỳ suốt 41 năm liên tục, nói: “Tôi rất hãnh diện về các cộng đồng gốc Việt ở Orange County, Los Angeles, California; Seattle, Washington; Ohio; và Houston, Texas đã hết lòng hưởng ứng lời kêu gọi bảo lãnh những người Afgahnistan của tôi. Tôi xin cám ơn tất cả.”

[Image: DP-Recess-Room-Afgan-4.jpeg]
Anh Izhar Bahah khi còn là y tá quân đội ở Afghanistan. (Hình: Izhar Bahah cung cấp)


Muốn học tiếng Việt

Thấu hiểu và cảm thông cho những quy luật Hồi Giáo tế nhị của hai anh Izhar và Sulaiman, anh Việt tạo điều kiện dễ dàng để hai anh có thể cầu nguyện trong giờ làm việc.

Nhìn hai nhân viên mới nhất của nhà hàng đang lăng xăng làm việc, anh Việt mỉm cười nói nhỏ: “Pay it forward.”

“Pay It Forward” là tựa đề một cuốn phim phát hành năm 2000 nói về sự đền ơn và trao tặng sự tử tế cho người khác chứ không cần trả ơn người đã giúp mình vì chưa chắc họ đòi hỏi.

Khi hỏi nếu có thêm người Afghanistan cần việc trong lúc The Recess Room đủ người rồi thì sao, anh Việt cười: “Tôi vẫn mướn họ nhưng để họ làm bên nhà hàng Good Vibes của mẹ tôi ở Huntington Beach.”

Anh Izhar nói về nguyện vọng của mình: “Khi ổn định xong, tôi sẽ học nói tiếng Việt Nam thật giỏi để nói lời cảm ơn những người giàu lòng nhân đạo đã giúp gia đình tôi bằng tiếng mẹ đẻ của họ.”

Sau nữa, anh muốn học ngành y tá. “Xưa nay, tôi chỉ thích giúp người khác,” anh Izhar chia sẻ. [qd]

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nguoi-goc-viet-tai-little-saigon-don-nhan-nguoi-ti-nan-afghanistan/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-22

Rốt cuộc cuộc chiến tưởng chừng có thể ngăn cản gần như không thể ngăn cản nữa. Một con gấu Nga hung hăng muốn gỡ gạc thể diện, lập lại một thứ "Liên Xô" mơ hồ của nhiều thập niên trước thành hình. Nga chuẩn bị tiến vào Ukraine. Không biết rồi có người dân chạy đi tị nạn khắp nơi hay không. Khổ ải rốt cuộc là dân chúng phải chịu đựng.




Putin ra lệnh đưa quân vào miền Đông Ukraine


[Image: c42c0000-0aff-0242-4ed8-08d9f5b0de1b_w1023_r1_s.jpeg]
Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, phát biểu tại một cuộc họp khẩn về tình hình Ukraine tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 21 tháng Hai.



Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn hiếm hoi ngay trong đêm Thứ Hai do yêu cầu từ Ukraine, Hoa Kỳ và một số nước khác.
MOSCOW (AP) — Một cuộc tiến quân của Nga vào Ukraine có vẻ như sắp diễn ra, nếu không phải là đã đang được tiến hành, vào hôm thứ Hai, sau khi tổng thống Nga, Vladimir Putin, ra lệnh các lực lượng quân sự tiến vào vùng ly khai miền Đông Ukraine.
Sắc lệnh với lời lẽ mơ hồ, được ký bởi Putin, không nói rõ có phải các lực lượng quân sự đã bắt đầu di chuyển hay chưa, và mang nội dung như là một nỗ lực “duy trì hòa bình”. Nhưng sắc lệnh có vẻ đã làm tiêu tan niềm hy vọng mong manh trong việc đảo ngược một xung khắc quan trọng tại Châu Âu.
Sắc lệnh của Putin được công bố chỉ vài giờ sau khi ông công nhận các khu vực ly khai. Động thái của Putin mở đường cho việc cung cấp hỗ trợ quân sự cho các khu vực này, đi ngược lại quan điểm của giới lãnh đạo Tây phương vốn tin rằng điều này làm thay đổi trật tự thế giới, và sẽ khiến Mỹ cùng nhiều nước khác phản ứng.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn hiếm hoi ngay trong đêm Thứ Hai do yêu cầu từ Ukraine, Hoa Kỳ và một số nước khác. Phó Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, Rosemary DiCarlo, mở màn phiên họp với cảnh báo “nguy cơ của một xung khắc lớn là có thật và cần phải được ngăn chặn bằng mọi giá.”
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskyy, kêu gọi quốc dân bình tĩnh, “chúng ta không sợ bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Chúng ta không nợ bất cứ ai bất cứ điều gì. Và chúng ta sẽ không cho bất cứ điều gì cho bất cứ ai.”
Tòa Bạch Ốc ban hành sắc lệnh hành pháp ra lệnh cấm các công ty Mỹ đầu tư hay trao đổi thương mại với các khu vực ly khai; cùng một số biện pháp tăng cường khác – mà chắc chắn là cấm vận – sẽ được công bố vào ngày Thứ Ba. Các biện pháp cấm vận này độc lập với những biện pháp Washington đã chuẩn bị trong trường hợp Nga tấn công Ukraine, theo lời một quan chức ẩn danh của chính phủ Mỹ.


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/putin-ra-l%E1%BB%87nh-%C4%91%C6%B0a-qu%C3%A2n-v%C3%A0o-mi%E1%BB%81n-%C4%91%C3%B4ng-ukraine/6453410.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-02-22







/* src.:  https://twitter.com/TheEIU/status/1491743761466068994/photo/1

[Image: FLO9CrbXsAEFqyt?format=jpg&name=4096x4096]


Việt Nam trong nhóm các nước ‘độc tài’ trên Chỉ số Dân chủ toàn cầu
Chỉ số Dân chủ toàn cầu 2021 mới được Economist Intelligence Unit (EIU) công bố tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia “độc tài” trong bối cảnh nền dân chủ trên toàn thế giới bị đảo ngược và chế độ độc tài được củng cố hơn trong năm qua.


Việt Nam xếp hạng 131/167 quốc gia và lãnh thổ trên bảng chỉ số của EIU, một nhóm nghiên cứu và phân tích của Tập đoàn Economist, với thứ hạng tăng dần cho các nước có ít dân chủ nhất. Cùng với Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar, Lào, Campuchia, và Afghanistan, Việt Nam nằm trong nhóm 7 quốc gia “độc tài” của khu vực châu Á và châu Úc.


Việt Nam chỉ ghi được 2,95 trên thang điểm 10, trong khi Chỉ số Dân chủ trung bình trong khu vực là 5,46 và trên toàn cầu là 5,28. Na Uy là nước có chỉ số dân chủ cao nhất với 9,75 điểm. Đánh giá của EIU, được công bố hôm 10/2, dựa trên 5 tiêu chí gồm quy trình bầu cử và đa nguyên, hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, văn hoá chính trị và quyền tự do dân sự.


Việt Nam, nơi có Đảng Cộng sản cầm quyền, không ghi được điểm nào về quy trình bầu cử và đa nguyên. Các chỉ số về hoạt động của chính phủ, sự tham gia chính trị, và quyền tự do dân sự cũng đều ở mức rất thấp. Văn hoá chính trị là hạng mục mà Việt Nam có thang điểm cao nhất khi ghi được 5 điểm.


Kể từ khi EIU đưa ra Chỉ số Dân chủ vào năm 2006, Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có ít dân chủ nhất thế giới và được coi là một chế độ độc tài.


Theo EIU, quá trình dân chủ hoá suy giảm mạnh vào năm 2021, với tỷ lệ người dân sống trong các nền dân chủ giảm xuống dưới 50% và các chế độ độc tài, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, ngày càng được củng cố. Báo cáo mới nhất của EIU cho thấy nền dân chủ đã trải qua sự suy giảm hàng năm lớn nhất kể từ 2010, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến những thất bại lớn.


Báo cáo còn cho biết rằng việc đàn áp của Trung Quốc đối với Hong Hong và Tân Cương cũng như sự sụp đổ của chính quyền dân sự ở Myanmar cùng với sự tiếp quản của Taliban ở Afghanistan, là những yếu tố góp phần làm củng cố các chính thể độc tài ở châu Á. Ngoài ra, cũng theo EIU, các chính phủ đã tận dụng đại dịch COVID-19 để hạn chế quyền tự do đi lại, lập hội và ngôn luận cũng như sử dụng nó như là một cái cớ để kiềm chế các tiếng nói bất đồng cũng như kìm hãm phe đối lập.


Việt Nam đã bị tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch xếp vào trong số 83 chính phủ trên thế giới dùng đại dịch COVID để biện minh cho hành động vi phạm quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hoà của người dân.


Việt Nam chưa lên tiếng trước báo cáo của EIU nhưng Thủ tướng Việt Nam lúc đó Nguyễn Xuân Phúc tại một cuộc họp báo chung với Thủ tướng Áo Sebastian Kurz hồi tháng 10/2018 tại Vienna nói rằng “Việt Nam là một quốc gia dân chủ, chúng tôi lên án mọi chế độ độc tài.”


Thống kê của EIU cho biết có 59 quốc gia độc tài trên toàn thế giới trong năm 2021, tăng 2 so với năm trước đó. Hai quốc gia độc tài mới được ghi nhận thuộc Đông Âu, và khu vực Mỹ Latin và Caribe.


Trong thống kê của EIU trên 165 quốc gia độc lập và 2 vùng lãnh thổ, 5 nền dân chủ đứng đầu thế giới gồm Na Uy, New Zealand, Phần Lan, Thuỵ Điển và Iceland, theo thứ tự từ cao xuống. Mỹ không nằm trong nhóm các nước có “nền dân chủ hoàn toàn” mà được xếp vào nhóm các nước có “nền dân chủ thiếu sót.” Trong khi đó, nhóm 5 quốc gia đứng cuối bảng với chỉ số dân chủ thấp nhất, cũng đồng nghĩa với việc là các chính thể độc tài, gồm Afghanistan, Myanmar, Triều Tiên, Cộng hoà Dân chủ Congo và Cộng hoà Trung Phi, tính từ dưới lên. Trong số này có 3 nước thuộc khu vực châu Á.


Trong tổng số 28 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Úc, có 5 nước hoàn toàn dân chủ, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc và New Zealand. Khu vực này có mười nước có nền dân chủ còn thiếu sót – trong đó có Malaysia, Philippines, Ấn Độ, Indonesia, Singapore và Thái Lan – và 6 chính thể đang trong giai đoạn chuyển đổi, gồm Bangladesh, Bhutan, Fiji, Hong Kong, Nepal và Pakistan.

Các quốc gia phát triển ở Tây Âu tiếp tục chiếm đa số các nền dân chủ hoàn toàn khi có tới 12 trong tổng số 21 nước thuộc nhóm này trong năm 2021.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-trong-nhom-cac-nuoc-doc-tai-tren-chi-so-dan-chu-toan-cau/6454035.html


RE: Phản biện xã hội - RungHoang - 2022-02-22

(2022-02-22, 12:55 AM)005 Wrote: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã có cuộc họp khẩn hiếm hoi ngay trong đêm Thứ Hai do yêu cầu từ Ukraine, Hoa Kỳ và một số nước khác.
Mỹ chỉ nói miệng chứ không tham chiến để giúp Ukraine đâu. Cùng lắm chỉ vài màn củ như phong toả kinh tế Nga mà thôi.
Nước Mỹ hiện không có tiền cho 1 cuộc chiến nào cả. Bên Thái binh dương cũng vậy, chiến hạm chạy lên chạy xuông eo biển Đài Loan cho vui thôi chứ không dám khai hoả đâu.


RE: Phản biện xã hội - RungHoang - 2022-02-22

Tổng thống Biden ....

Điều đáng buồn nhất là tôi không biết tổng thống Biden có kế hoạch gì mà ép cho Trung Quốc và Nga ngày càng kế bên nhau, càng thân thiết nhau hơn. Tháng 12 vừa rồi, đôi bên đi đến những thoả thuận tăng cường hợp tác quân sự chặc chẽ hơn, đây là 1 hiện tượng rất không tốt cho Mỹ và Tây Âu.

Ông Biden đi nước cờ gì ???....... Hay đây là 1 thất bại của ông ta?