VietBest
Phản biện xã hội - Printable Version

+- VietBest (https://vietbestforum.com)
+-- Forum: Main Room (https://vietbestforum.com/forum-1.html)
+--- Forum: Chính Trị (Politics) (https://vietbestforum.com/forum-10.html)
+--- Thread: Phản biện xã hội (/thread-23024.html)



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-23

(2022-06-22, 09:34 PM)Tiểu Tà Wrote: Thổ âm thầm mổ sẻ vũ khí của Nga & Mỹ mà họ đã có trong tay, và cố gắng mua F35 để học hỏi rồi phát triển năng lực của họ ở mặt này đó anh.  

Theo mình nghĩ, thì đến 1 lúc nào đó, người Mỹ sẽ bán F35 cho Ba Lan (tuỳ vào sự hiếu chiến, và tham vọng của Nga), chứ không bán cho Thổ.

Bán rồi Tiểu Tà, đã có công tra năm 2020:


"....
WARSAW, Poland — Polish Defence Minister Mariusz Blaszczak has signed a contract worth $4.6 billion under which the country will acquire 32 F-35A Lightning II fighter jets from the United States.

Speaking at the official signing ceremony on Jan. 31 in Deblin, where the Polish Air Force operates its 41st Training Aviation Base, Blaszczak said that the acquisition will enable the Polish military to make a technological leap.

..."


(* nguồn: https://www.defensenews.com/global/europe/2020/01/31/poland-inks-46-billion-contract-for-f-35-fighter-jets/ )



Ya, còn ông Thổ thì không tin được.


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-23

Jun 23, 2022 - Press ISW
[Image: ISW%20Logo%20no%20Background_45.png?itok=_wSDaEvs]
Ongoing Belarusian mobilization exercises will continue in Gomel Oblast until July 1 but are unlikely to be in preparation for direct Belarusian involvement in the war in Ukraine. The Belarusian Ministry of Defense announced on June 22 that the Belarusian Armed Forces will conduct a mobilization exercise with the military commissariats of Gomel Oblast to test the readiness of the military reserve from June 22 to July 1. The Ukrainian State Border Guard Service warned on June 23 that Belarusian forces may conduct provocations along the border with Ukraine over the backdrop of these exercises, and Belarusian-Russian military cooperation has seemingly intensified. Belarusian Defense Minister Viktor Khrenin met with Russian Defense Minister Sergey Shoigu in Moscow on June 23 to discuss ongoing bilateral military agreements. Belarusian social media users additionally reported that Russian planes transported at least 16 S-400 missiles and one Pantsir system to the Gomel airport on June 21 and 22.

/* src.: https://www.understandingwar.org/



RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

[Image: RJW484V.jpg]

 (more)


RE: Phản biện xã hội - Tiểu Tà - 2022-06-24

(2022-06-23, 11:01 PM)005 Wrote:
Bán rồi Tiểu Tà, đã có công tra năm 2020:


"....
WARSAW, Poland — Polish Defence Minister Mariusz Blaszczak has signed a contract worth $4.6 billion under which the country will acquire 32 F-35A Lightning II fighter jets from the United States.

Speaking at the official signing ceremony on Jan. 31 in Deblin, where the Polish Air Force operates its 41st Training Aviation Base, Blaszczak said that the acquisition will enable the Polish military to make a technological leap.

..."


(* nguồn: https://www.defensenews.com/global/europe/2020/01/31/poland-inks-46-billion-contract-for-f-35-fighter-jets/ )



Ya, còn ông Thổ thì không tin được.

Anh chịu khó tìm tin tức hay quá.  

Với tình hình hiện tại, công ước, hiệp ước chẵng hơn những mãnh giấy vụn trước thế chiến thứ 1, sẽ càng thúc đẩy người Thổ tăng tốc ráo riết phát triển năng lực quốc phòng của họ.  

Và chỉ cần khoãng 20 năm nữa thì người Thổ sẽ trở lại cuộc chơi của những ông lớn và sẽ lại là 1 thế lực lớn trong khu vực.   Họ sẽ đẩy sức ảnh hưởng của người Nga và người Iran ra khỏi các vùng xung quanh họ.  Khi đó, Thổ sẽ không ngần ngại tát rụng răng Nga và Iran dù chỉ xung đột nhỏ.

Địa lý của Balan quá nhạy cảm, và lúc nào cũng bị Nga đe doạ suốt chiều dài lịch sử của họ.  Thành ra người Mỹ thấy rõ người Balan cần gì, và đáng tin hơn nhiều so với người Thổ, người Pháp, và cả người Đức đó anh.


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-06-24

Dạ Heavy-black-heart4  từ Warsaw.  Sáng ngủ dậy muội sẽ có tin tức cập nhật từ gần chiến tuyến, giờ muội đi ăn tối vì đang bị réo.  😅

Từ Warsaw

[Image: DBA17-CDE-BC11-44-CB-9582-A4625-E1-F06-E1.jpg]

[Image: 2-EA508-D1-A7-F1-40-E7-858-D-6-FFC9-E0-EDCC8.png]

Hàng chuẩn bị đưa vào Ukraine.

[Image: DA2-D6-B50-AA3-A-4939-8-E31-CB7-DCD8-DEE62.jpg]


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

(2022-06-24, 11:47 AM)Tiểu Tà Wrote: Anh chịu khó tìm tin tức hay quá.  

Với tình hình hiện tại, công ước, hiệp ước chẵng hơn những mãnh giấy vụn trước thế chiến thứ 1, sẽ càng thúc đẩy người Thổ tăng tốc ráo riết phát triển năng lực quốc phòng của họ.  

Và chỉ cần khoãng 20 năm nữa thì người Thổ sẽ trở lại cuộc chơi của những ông lớn và sẽ lại là 1 thế lực lớn trong khu vực.   Họ sẽ đẩy sức ảnh hưởng của người Nga và người Iran ra khỏi các vùng xung quanh họ.  Khi đó, Thổ sẽ không ngần ngại tát rụng răng Nga và Iran dù chỉ xung đột nhỏ.

Địa lý của Balan quá nhạy cảm, và lúc nào cũng bị Nga đe doạ suốt chiều dài lịch sử của họ.  Thành ra người Mỹ thấy rõ người Balan cần gì, và đáng tin hơn nhiều so với người Thổ, người Pháp, và cả người Đức đó anh.

 Thổ chỉ mới lập quốc năm 1923. Ngày xưa lãnh thổ của họ là man di. Tuy nhiên 200 năm nữa mình nghĩ Thổ Nhĩ Kỳ cũng không làm được gì chứ nói gì 20 năm. Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ lạm phát phi mã. Và đã nhiều năm rồi. Một chế độ độc tài sẽ không phải là một chế độ vững vàng. Một quốc gia mà thể chế chính trị không vững vàng thì khó thành một cường quốc.


Còn Ba Lan thì là một quốc gia thiên hữu và với chế độ hiện tại đang xa rời dân chủ, tạo luật để phá bỏ sự tam quyền phân lập không phải là chiều hướng tốt cho dân chúng Ba Lan thời đại ngày nay. Nên nhớ rằng Ba Lan là quốc gia có cuộc cách mạng cải cách tạo ra nền dân chủ Đông Âu - phong trào dân chủ Solidarnosc, phá vỡ bức tường sắt cộng sản và khối Warsaw. Nhưng nếu chính phủ Ba Lan xa rời dân chủ, là xa rời dân chúng, chắc chắn tương lai Ba Lan sẽ vô cùng bi đát. 
Không phải "người Mỹ tin Ba Lan" mà là chính phủ dưới thời Trump tìm cách xé lẻ khối EU để tạo ảnh hưởng. Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tiệp và một vài nước Đông Âu lẻ tẻ như Slovenia ...bla bla là những quốc gia nhỏ, không có kỹ thuật lẫn nền kinh tế cường thịnh, cho nên chính phủ Trump bắt tay từ các quốc gia đó để tìm đồng minh bên lề. Các nước này chỉ có biết gọi dạ bảo vâng. Không phải là G7 và có thế lực.

Chuyện chính phủ Trump tìm cách đối phó EU là chuyện dễ hiểu. Nhưng Trump xuống rồi. Trước Trump Obama, Bush con, Clinton, Bush cha đều không có chính sách gì với Ba Lan và các nước Đông Âu cả Shy .  Cho nên nói "người Mỹ" tin ai là không đúng, mà phải nói rằng chính sách đối ngoại của administration nào của Mỹ (thời nào, tổng thống nào) tìm ảnh hưởng ở các quốc gia nào ở Châu Âu mới chính xác. Mỹ có thể khiển Ba Lan chạy Đông chạy Tây, nhưng Mỹ không thể khiển Đức, Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, các quốc gia Tây và Bắc Âu chạy đây chạy đó. Vì tất cả các quốc gia này có nền dân chủ và kinh tế cường thịnh lâu đời. Những quốc gia Đông Âu yếu kém mới dễ sai bảo mà thôi. Nói tóm lại là tuỳ administration nào của Hoa Kỳ nắm quyền hành, sẽ thấy chính sách đối ngoại của họ nhấn mạnh ở điểm nào mà thôi Tiểu Tà ơi.


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

(2022-06-24, 12:49 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: Dạ Heavy-black-heart4  từ Warsaw.  Sáng ngủ dậy muội sẽ có tin tức cập nhật từ gần chiến tuyến, giờ muội đi ăn tối vì đang bị réo.  😅

Từ Warsaw

[Image: DBA17-CDE-BC11-44-CB-9582-A4625-E1-F06-E1.jpg]


Hàng chuẩn bị đưa vào Ukraine.

 Chơi Vladimir quá nha. Happy-smiley-emoticon


RE: Phản biện xã hội - vô_danh - 2022-06-24

(2022-06-24, 02:31 PM)005 Wrote:  Chơi Vladimir quá nha. Happy-smiley-emoticon
hàng độc Grinning-face-with-smiling-eyes4


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

June 24, 2022 - Press ISW
[Image: ISW%20LOGO%20FINAL%20ACRONYM%20%20%20NAM...k=caHrkIQI]
Ukrainian officials ordered a controlled withdrawal of troops from Severodonetsk on June 24. Luhansk Oblast Administration Head Serhiy Haidai announced that Ukrainian forces are withdrawing from “broken positions” in Severodonetsk to prevent further personnel losses and maintain a stronger defense elsewhere. Severodonetsk Regional Military Administration Head Roman Vlasenko stated that several Ukrainian units remain in Severodonetsk as of June 24, but Ukrainian forces will complete the full withdrawal in “a few days.” An unnamed Pentagon official noted that Ukrainian withdrawal from Severodonetsk will allow Ukrainian troops to secure better defensive positions and further wear down Russian manpower and equipment. The Pentagon official noted that Russian forces pushing on Severodonetsk already show signs of “wear and tear” and “debilitating morale,” which will only further slow Russian offensive operations in Donbas. Russian forces have been attempting to seize Severodonetsk since at least March 13, exhausting their forces and equipment over three months.

/* src.: https://www.understandingwar.org/publications


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

Đại sứ VN chỉ đại diện cho csVN ở Ukraine, chứ không phải đại diện cho người Việt ở Ukraine. Lũ khốn kiếp.



Người Ukraine gốc Việt đầu tiên chết trong cuộc chiến chống Nga


June 24, 2022



HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Ông Nguyễn Văn Minh, người Ukraine gốc Việt, đã hy sinh vào ngày 26 Tháng Năm trong khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, Facebook Sứ Quán Ukraine tại Hà Nội xác nhận tin này hôm 24 Tháng Sáu.
Ông Oleksandr Gaman, đại sứ Ukraine tại Việt Nam, đã đến chia buồn cùng bà Phạm Thị Sao, mẹ ông Minh, tại Hà Nội.

[Image: VN-Goc-Viet-chet-Ukraine-1-1536x1152.jpg]
Ông Oleksandr Gaman (trái), đại sứ Ukraine tại Việt Nam, chia buồn cùng bà Phạm Thị Sao, mẹ ông Nguyễn Văn Minh. (Hình: Facebook Embassy Of Ukraine In Vietnam)

“Ukraine biết ơn mẹ của cháu Minh, bà Phạm Thị Sao, đã nuôi dạy một người con trai dũng cảm. Đại sứ quán Ukraine xin chia buồn cùng toàn thể gia quyến và cộng đồng người Việt Nam tại Ukraine. Nguyễn Văn Minh mãi là anh hùng của đất nước Ukraine,” theo Facebook Sứ Quán Ukraine.
Tuy vậy, Sứ Quán Ukraine không cung cấp thêm chi tiết về cái chết của ông Minh cũng như cho biết ông này đã sang Ukraine từ khi nào.
Bên dưới bài đăng, nhiều Facebooker để lại lời chia buồn và bình luận rằng ông Nguyễn Văn Minh “là người thanh niên anh dũng, đã hy sinh để bảo vệ đất nước Ukraine, chống lại quân xâm lược.”
Cùng thời điểm, bà Nataliya Zhynkina, tham tán chính trị của Sứ Quán Ukraine, bình luận trên trang cá nhân: “Chiến tranh cướp đi những người tốt nhất… Xin chia buồn cùng gia đình của anh hùng, Ukraine, Việt Nam.”
Đáng lưu ý, ông Nguyễn Hồng Thạch, đại sứ Việt Nam tại Ukraine, không đả động về cái chết của ông Nguyễn Văn Minh trên trang cá nhân, dù ông Thạch thường xuyên đưa tin về cộng đồng Việt Nam tại Ukraine.
Theo tờ Tuổi Trẻ, hôm 21 Tháng Sáu, ông Thạch đã có buổi làm việc với Cơ Quan Di Trú và đại diện Bộ Ngoại Giao Ukraine về việc tạo điều kiện cho những người Việt đã di tản khỏi Ukraine quay lại tiếp tục sinh sống, làm ăn.

[Image: VN-Goc-Viet-chet-Ukraine-2-1536x1087.jpg]
Ông Nguyễn Hồng Thạch (phải), đại sứ Việt Nam tại Ukraine. (Hình: Tuổi Trẻ)

“Sau khi trao đổi, hai bên đã thống nhất sẽ có hướng dẫn để công dân căn cứ từng trường hợp cụ thể giải quyết. Hai bên cũng sẽ gặp trực tiếp để phối hợp khi cần,” tờ báo cho biết.
Theo báo VNExpress, trước khi Nga xâm lược Ukraine, có gần 7,000 người Việt sinh sống, làm việc và học tập tại Ukraine, tập trung tại một số thành phố lớn như Kiev, Kharkiv, Odessa và một số thành phố nhỏ khác như Kherson, Donetsk, Lviv. Sau ngày 24 Tháng Hai, hầu hết trong số này đã di tản sang các nước khác hoặc về Việt Nam.
Đến nay, giới chức CSVN vẫn từ chối lên án Nga xâm lược Ukraine trong lúc truyền thông ở Việt Nam chủ yếu đưa tin về chiến sự theo góc nhìn của Nga và mô tả đây là “chiến dịch quân sự đặc biệt.” (N.H.K) [qd]


/* src: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguoi-ukraine-goc-viet-dau-tien-chet-trong-cuoc-chien-chong-nga/





RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-24

Đọc bài này của Lâm Công Tử thấy tức cười. Một lũ sâu mọt "diễn sâu".




Từ hùng hổ tới hèn hạ rồi nghẹn ngào!

[Image: Minimalist-Elegant-Facebook-Cover-For-We...24x577.png]

Nhiều người hỏi tui mắc chứng gì mà mấy tay cán bộ gộc khi ra tòa cứ khóc như cha chết, thậm chí có ông kêu van ông Trọng bỏ chút thời giờ dòm xuống cái tòa án đang xử rồi năn nỉ ỉ ôi rằng suốt cuộc đời y ta theo cách mạng rất trung thành và không hề có ý phản bội lại Đảng.

Nghe mà buồn rười rượi! Mấy cha không nhớ hay cố tình giả lơ? Nè, mới vài hôm trước khi mấy cha chưa bị hốt, ai tới xin mấy cha ký vào cái đơn thì y như rằng mấy cha vểnh mặt lên không thèm nhìn cái đứa mang đơn tới nhờ ký. Mà cũng phải, khi lên cao thì mấy cha chỉ ký mấy cái dự án chứ đơn từ thì giao cho bọn bộ hạ chăm sóc.
Cái thời mà mấy cha hô hào dân chúng ủng hộ cách mạng đã qua lâu lắm rồi, cái thời ấy mấy cha chưa biết vênh mặt chờ cho dân năn nỉ rồi dần dà, thời gian trôi qua cộng với thành quả cách mạng làm mấy cha tự bốc mình lên, càng lên càng hăng càng hùng hổ. Hùng hổ vì mấy cha cảm thấy rằng phải hùng hổ thì dân mới sợ, bọn đầu nậu mới chú ý tới cái chỗ dựa của mấy cha, bởi chỗ dựa càng vững thì biểu hiện hùng hổ mới “gây cảm ứng” và vì vậy mấy cha quen thói hùng hùng hổ hổ như trời cho cái quyền xem con dân như rác, xem bọn khúm núm tay sai là quà tặng của thượng đế và xem đồng tiền bất chính trôi vào túi riêng của mình là chuyện đương nhiên, bởi không như thế thì làm quan to làm gì?

[Image: tatthanhcangkhoctruoctoa.jpg]
[color=var(--e-global-color-secondary)]Trong 15 phút “tâm tình” sau phiên xử vào Tháng Sáu 2022, cựu Phó bí thư Thành ủy Tất Thành Cang đã khóc rưng rức, rằng bản thân không tư lợi, van xin tòa xem xét lại bản án một cách “công tâm, khách quan” (ảnh: Tuổi Trẻ)[/color]


Nào hay, thói đời vốn muôn mặt, cách mạng hay chủ nghĩa xã hội con khỉ gì thì cũng trơ ra cái bản mặt nhăn nheo rúm ró. Mấy cha chia nhau ăn xương máu đồng bào thì dù có kín đáo hay bí mật cách nào cuối cùng cũng đầu lìa khỏi cổ! Ăn nhỏ thì may ra đồng bọn còn châm chước chứ ăn tới hàng ngàn hàng vạn tỉ thì bọn chúng muốn châm chước cũng vô phương. Bởi chúng châm chước cho mấy cha thì ai châm chước cho bọn chúng?
Có điều lạ mà tui không nghĩ ra đó là sao mấy cha dễ khóc quá vậy? Ai đời, ra tòa nghe mấy thằng đàn em của mình nó “tuyên án” thì ngay lập tức mấy cha ai cũng che mặt khóc làm như ân hận lắm vậy. Mà nói nào ngay không phải mấy cha cắc ké mới khóc. Thói đời cũng hay ho phết, càng cao danh vọng càng khóc ồ ồ… Trước đây bao nhiêu người kinh qua cái sự khóc thì tui không rõ lắm nhưng bắt đầu từ Đinh La Thăng trở đi tui có cả một nùi… “khóc”, cho thiên hạ mặc sức cười cợt, dè bỉu.
Đinh La Thăng xứng đáng là kẻ đầu têu về cái sự khóc lóc nỉ non khi y ta trích lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rồi ví ông Trọng với ông Hồ Chí Minh và qua đó mong muốn sẽ nhận được “bản án nhân văn” để có thể về chết bên người thân, được là “ma tự do” không phải làm ma trong tù. Thiệt là cảm động đến rưng rưng. Ai cũng như La Thăng thì cái thế giới Cộng sản đáng sống biết bao, bởi đã phạm tội mà còn muốn làm con ma tự do rồi mong nhận được bản án nhân văn nữa thì thật là đủ bộ.

[Image: ong-tai-1600616187-width1000height667-auto-crop.jpg]
Cựu Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài khi nói lời “tạm biệt chim én” với tòa cũng nghẹn ngào bật khóc rất… xúc động (VNE)


Ông Thăng quên mất khi còn là “tư lệnh ngành”, ông đã hét ra lửa mửa ra khói, biết bao câu chuyện về “tính quyết đoán” của ông được báo chí nâng lên tận mây, lúc ấy ông hùng hổ thế nào mà bây giờ lại hèn hạ đến vậy? Thì ra cái ô dù mang tính “tinh thần cách mạng” nó thế, tức là xem nhau như người nhà và khi phạm tội cứ van xin, như thể ông Trọng là cha già, thì việc gì cũng qua. Cái tâm lý ấy kéo dài qua nhiều bản án khác. Từ Trịnh Xuân Thanh tới Trịnh Thành Tài, từ Phan Văn Vĩnh tới Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến, rồi Nguyễn Minh Hùng tới Tất Thành Cang, Lê Thanh Hải… Những hung thần Thủ Thiêm đã khóc như chưa từng được khóc. Nhân dân Thủ Thiêm mất của mất người cũng chỉ rơi nước mắt như bọn này là cùng.

[Image: Nguyen-Minh-Hung-6484-1569229931.jpg]
[color=var(--e-global-color-secondary)]Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng khóc trước tòa (VNE)[/color]


Khác cái là nước mắt người dân mặn chát vì cay đắng còn nước mắt bọn này không một chút mặn nào, đơn giản vì chúng rơi xuống từ tâm địa bất lương. Những giọt nước mắt hèn hạ ấy cho dù kích động sự khinh bỉ của người dân thì bọn chúng cũng bất cần. Chúng chỉ cần bớt được án tù ngày nào hay ngày ấy. Bọn chúng toa rập giảm án cho nhau không phải vì nước mắt mà vì chúng tự tha cho chính chúng. Thẩm phán đang ngồi xét xử cũng không biết ngày nào sẽ đứng trước tòa với thân phận tội nhân chứ không còn hùng hổ cầm búa gõ rầm rầm cướp lời người khác.

[Image: 340cd1dcf5d3871fa2584362194cc4fe.jpg]

Hùng hổ khi tại chức, hèn hạ khi bị đút vào lò lại nghe ông già đút củi “nghẹn ngào” mới đủ bộ. Báo chí trong nước cho biết “Khi T.Ư tổ chức hội nghị bất thường thi hành kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long, đồng chí Tổng bí thư đã rất nghẹn ngào khi đánh giá, chia sẻ thành tích của ngành y tế, đặc biệt là nhấn mạnh những nguyên tắc của Đảng”.

Không nghẹn ngào sao được khi bọn tội phạm nảy nòi ngay trên thượng tầng cấu trúc của Đảng. Với cương vị Tổng Bí thư, ông Trọng nghẹn ngào thừa nhận càng ngày bọn tội phạm có vị trí cao hơn và nhiều hơn. Ông Trọng từng nghẹn ngào vì không thể hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng và nay nghẹn ngào tiếp để thiên hạ nhân dân thấy được tấm lòng lương thiện của ông trước bọn đàn em không việc gì là không dám làm, kể cả việc khóc!


/* nguồn: https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tu-hung-ho-toi-hen-ha-roi-nghen-ngao/


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-25

Sinh viên Việt ở Ukraine: ‘Khi cô giáo hỏi về Việt Nam, mình không có câu trả lời’

[Image: 10070000-0aff-0242-0c52-08da56add826_w1023_r1_s.jpg]
Sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở Ukraine, Hoàng nói anh gắn bó với “hai tổ quốc.” Nhưng lập trường của Việt Nam về cuộc chiến tranh xâm lược mà Nga phát động nhắm vào quê hương thứ hai của anh để lại cho anh nỗi thất vọng sâu sắc. 


Chiến tranh tại Ukraine đã làm thay đổi cái nhìn, nhận thức của nhiều người trong cộng đồng người Việt tại Ukraine, bao gồm cả các bạn trẻ thuộc thế hệ Gen X. Trong nỗi kinh hoàng còn sót lại từ biến cố lớn sau khi rời khỏi quê hương thứ hai để đi tị nạn, Hoàng, một sinh viên gốc Việt lớn lên tại Ukraine, đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và bày tỏ sự thất vọng, bức xúc về lập trường, cách hành xử, công tác ngoại giao và cả những bài học đạo đức mà anh đã từng được dạy dỗ từ thủa bé dưới mái trường tại quê nhà Việt Nam. Mời quý vị theo dõi những trải nghiệm không mong muốn của Hoàng trong cuộc trò chuyện với Khánh An của Đài VOA sau đây.



VOA: Chào bạn. Xin bạn giới thiệu một chút về mình và cho biết chiến tranh đến với bạn như thế nào?

Sinh viên Hoàng: Trước tiên, mình xin tự giới thiệu mình tên là Hoàng. Năm nay mình 23 tuổi, đến từ thành phố Kiev. Mình là sinh viên đã được sang Ukraine sinh sống từ năm mình 8 tuổi. Trước ngày 24/2 thì mình sống ở Kiev và giờ thì mình đã đi di tản sang một nước châu Âu rồi. Mình biết tin có chiến tranh là lúc đó vào buổi sáng khoảng 6:30, mình tỉnh dậy vì nhiều cuộc điện thoại gọi. Mình dậy và bạn gái mình lúc đấy cũng tỉnh dậy vì mẹ của bạn cũng gọi cho bạn. Mình mới xem điện thoại thì thấy có rất nhiều cuộc gọi từ bạn thân của mình. Mình gọi lại thì nghe thấy giọng của bạn thân mình rất run, bảo là “Ông Putin đã làm một điều rất… bây giờ nói ‘ông’ thì cũng hơi… thôi nói là ‘Putin’ thôi… đã làm một điều rất kinh khủng”. Nghe câu đấy xong thì mình hiểu là đã có một điều gì đó thực sự kinh khủng xảy ra. Mình mới mở điện thoại ra để xem tin tức thì thông tin đầu tiên mình thấy là cái video mà trong đó tổng thống Nga đã thông báo là bắt đầu đưa quân vào lãnh thổ của Ukraine.

VOA: Cảm nhận của bạn lúc đó thế nào?

Sinh viên Hoàng: Ngay từ những phút giây đầu tiên khi mình biết tin như thế thì tay mình, đây này, bây giờ đang kể thì tay mình vẫn run mỗi lần nghĩ lại.
Sau khi biết tin, mình gọi cho bố mẹ để gọi bố mẹ dậy. Bố mẹ mình lúc đó cũng đã tỉnh rồi, và mình cố gắng không đi ra sát cửa sổ. Từ hôm đấy đến khi ra khỏi đất nước, mình cảm thấy chiến tranh lúc nào cũng ngay sát bên mình. Đây, vừa xong cũng vừa có thông báo. Tất cả những ai sống ở Ukraine đều có một ứng dụng để thông báo, báo động. Vừa xong điện thoại của mình tắt tiếng rồi nhưng mình vẫn bật chương trình đó. Đây, các bạn có thể nghe thấy tiếng này… (tiếng báo động)… người dân Ukraine ở Kiev và các thành phố khác nhau mỗi ngày đều phải nghe vài lần. Đến giờ khi đã ra nước ngoài rồi, thì khi mình đi ngủ, chẳng hạn như đêm qua mình cũng mơ, dường như các giấc mơ đều về chiến tranh hết.

Không thể chờ đại sứ quán

VOA: Chuyện sơ tán của gia đình bạn diễn ra thế nào?

Sinh viên Hoàng: Ngay hôm đầu tiên, mình cùng chị gái đi tới Đại sứ quán (Việt Nam) để lấy hộ chiếu vì chị đã nộp đơn xin cấp hộ chiếu mới. Trên đường đi, cảm giác rất sợ. Vì mình sinh ra ở Việt Nam vào thời bình và sang đất nước Ukraine cũng vào thời bình nên mình chưa bao giờ phải đối diện với chiến tranh. Lúc đó rất rất sợ, vì trên những con đường thường ngày bọn mình đi chơi, đi học, đi làm rất an toàn thì hôm đó có rất nhiều bộ đội, trên đầu thì nghe tiếng máy bay quân sự… Khi đến Đại sứ quán, mình nghĩ rằng ở đấy thỉnh thoảng cũng có đông người, mình nghĩ chắc các bác ở đấy cũng sẽ có cách trấn an mình và chị mình, rồi có hướng dẫn, chỉ dẫn nào đó cho gia đình mình và những người đến đó. Nhưng hoàn toàn không có. Thứ duy nhất mình nhận được là quyển passport mà chú bảo vệ đưa qua hàng rào. Chú còn không nhìn mặt mình.


VOA: Vậy bạn nhận xét thế nào về những hỗ trợ của đại sứ quán và nhà nước Việt Nam đối với công dân của mình ở Ukraine vào thời điểm đó?

Sinh viên Hoàng: Theo mình biết thì nhà nước và đại sứ quán Việt Nam có tổ chức vài chuyến bay, nếu mình nhớ không nhầm là 3 chuyến, để đưa người Việt Nam từ nước ngoài về Việt Nam. Nhưng 3 chuyến bay đó không đủ cho tất cả những người thực sự muốn bay về. Điều thứ nhất mình muốn nhấn mạnh là đại sứ quán hành động quá chậm. Khi đại sứ quán ra thông báo bắt đầu ghi sổ, mở đăng ký cho người Việt Nam về trên các chuyến bay đó thì hầu như tất cả mọi người, bạn mình, cả gia đình mình đều đã ở Ba Lan rồi.
Thứ hai, mình là một trong những người tổ chức hoạt động sinh viên, giới trẻ ở thành phố Kiev. Ngay từ hôm chiến tranh thì bọn mình đã có nhóm ở trong Messenger, Instagram để liên lạc với các bạn, để biết các bạn đang ở đâu, làm gì, ai biết thông tin gì thì để vào đó để mọi người cùng tham khảo… Nhưng đại sứ quán của mình thì mình không thấy có một hoạt động nào dạng như thế. Bản thân gia đình mình hai hôm đầu rất hoang mang, không biết thế nào. Theo mình đọc thông tin thì bên Nga thông báo rằng chỉ đánh vào những khu vực quân sự thôi, nhưng thực chất không phải như thế. Trong hai hôm đầu tiên, kể từ hôm thứ hai mình đã thấy gần nhà bạn mình đã có máy bay quân sự không người lái của Nga rơi vào nhà thường dân. Sau đêm đấy thì nhà mình mới quyết định là phải đi tiếp chứ không thể ngồi ở nhà chờ đến sự giúp đỡ của đại sứ quán được.
Thứ ba, khi mình sang Ba Lan rồi thì mình ở cùng nhà với 2 gia đình Việt Nam đã đăng ký để bay về Việt Nam rồi. Máy bay lúc đầu nói bay vào ngày mùng 6, sau đó chuyển sang mùng 8, rồi lại hoãn sang mùng 9. Hầu như các gia đình muốn về Việt Nam đều có trẻ em nên cũng mệt, cũng khổ cho người ta vì cứ hoãn đi hoãn lại như thế. Và vào hôm lẽ ra phải bay rồi thì buổi chiều hôm trước khi bay, đại sứ quán lại thông báo là tất cả những ai đã đăng ký rồi thì giờ phải đăng ký lại vì từ bây giờ đại sứ quán và Hội người Việt Nam tại Ukraine không chịu trách nhiệm cho việc đăng ký về Việt Nam nữa, mà việc này là đại sứ quán tại Ba Lan sẽ chịu trách nhiệm. Thế nên ai đã đăng ký rồi thì phải đăng ký lại. Theo mình, với góc nhìn của một sinh viên, một công dân Việt Nam thì thực sự khó hiểu. Tại sao lại khó dễ như thế đối với những người đã chịu cảnh chiến tranh, mất mát và muốn về nước như thế?

Việt Nam chọn sai bạn?

VOA: Việt Nam đã bày tỏ quan điểm của mình rõ ràng trong những lần bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc. Bạn nghĩ sao về lựa chọn của Việt Nam?

Sinh viên Hoàng: Mình sinh ra ở Việt Nam và lớn lên ở Ukraine, vì vậy mình có hai tổ quốc. Đối với mình, mình là người yêu cả hai đất nước. Không bên nào hơn bên nào kém. Chính vì vậy, khi quê hương thứ hai của mình bị xâm lược và đất nước đã cho mình sự sống lại bỏ phiếu trắng, lần đầu tiên thì mình cũng không để ý, mình gửi cái screen cho bạn gái. Bạn gái mình mới gửi lại và hỏi tại sao Việt Nam lại bỏ phiếu trắng. Lúc đó, mình mới thực sự ngạc nhiên và cảm thấy rất xấu hổ vì cả thế giới, những nước yếu nhất người ta cũng dám công nhận tội ác của đất nước Nga, mà đất nước Việt Nam mình…
Mình học tốt lịch sử Ukraine, mình biết hai đất nước của mình lịch sử cũng gần giống nhau, là hai nước nhỏ ở bên cạnh hai nước láng giềng lớn hơn và hay xâm lược mình. Cả hai nước đều bị xâm lược từ khi mới được lập ra. Mình hiểu điều đó và mình đặt câu hỏi là tại sao đất nước của mình, con người cũng như thế, mình công nhận mà tại sao đất nước mình không ai dám lên tiếng?
Lần đầu tiên thì mình nghĩ có thể là Việt Nam sợ vì mình cũng có quen với vài cán bộ trong quân chủng phòng không Không quân Việt Nam vì các bác hồi trước có sang bên này làm việc và mình có đi phiên dịch cho các bác. Mình biết Việt Nam về mặt quân sự thì có liên quan mật thiết đến Liên bang Xô Viết và các nước sau khi tan rã bây giờ. Có thể vì thế mà Việt Nam không dám lên tiếng để lên án Nga. Nhưng sau lần thứ hai, là ngày 24/3, Việt Nam vẫn bỏ phiếu trắng thì mình thực sự không còn gì đế nói. Mình xấu hổ vì lãnh đạo của đất nước mình. Người dân cũng nhìn thấy việc mà cả thế giới công nhận, mà tại sao đất nước mình im lặng?
Thật ra thì không cần thiết phải là người từ Ukraine để thất vọng về những gì mà Việt Nam đã và đang làm. Khi đất nước Việt Nam bỏ phiếu trắng thì Ok, chính quyền Việt Nam có thể nói rằng Việt Nam chọn cách “Liệu cơm gắp mắm” này, chọn cách chọn bạn này… để sau này có cách chọn bạn để chơi… Nhưng đến khi Việt Nam bỏ phiếu chống, nhất là sau khi cả thế giới được nhìn thấy cảnh xác chết nằm hàng loạt ở Bucha, Irpin, Kharkiv… nhất là ở Bucha và Việt Nam bỏ phiếu chống thì không còn gì để biện minh cho Việt Nam nữa. Hồi trước, mình có thể nói Việt Nam bỏ phiếu trắng vì Việt Nam muốn hoà bình cho cả thế giới, thì bây giờ nhân quyền đâu, đạo đức ở đâu mà Việt Nam lại làm như thế?
Ở Việt Nam, mình đã được học hai lớp từ lớp 1 đến lớp 2, và có một môn “Đạo đức” mình rất thích. Môn Đạo đức người ta dạy mình cách làm con người như thế nào, còn đến khi Việt Nam bỏ phiếu chống để loại Nga ra khỏi Hội đồng của LHQ về quyền con người thì câu hỏi của mình là môn Đạo đức ngày xưa ấy có không? Và tất cả những người Việt Nam bỏ phiếu đấy thì có được học môn đấy không?
Mình cũng có nhiều bạn, nhất là có một bạn học cùng đại học với mình, từ thành phố Bucha. Trên trang cá nhân Istagram của cô ấy có rất nhiều ảnh đẹp từ Bucha. Đến bây giờ thì người ta không thể nhận diện ra thành phố mình mình đã sinh ra và lớn lên nữa. Em gái mình cũng có cô giáo có người thân ở Bucha. Cô có hỏi mình là “Tại sao Việt Nam làm như thế?”, mình không có câu trả lời. Mình cũng muốn hỏi câu đấy với những người mà mình quen trong quân chủng phòng không không quân Việt Nam, những người quen riêng của mình, rằng tại sao Việt Nam, ừ thì đi ra thế giới thì im lặng, vậy tại sao những người ở trong nước cũng im lặng?
Mình cũng có tìm hiểu về các công việc của Bộ Ngoại giao Việt Nam với các nước khác. Ví dụ khi mình cầm hộ chiếu Việt Nam của mình đi các nước thì hầu như các nước, ngoại trừ vài nước ở Đông Nam Á, thì mình đều phải có visa. Theo mình hiểu thì điều đó có nghĩa là Bộ Ngoại giao của mình làm việc chưa đủ tốt. Theo logic thì Việt Nam có thể có chính sách khác, mình không biết… Nhưng theo mình, Việt Nam không phải là đất nước của những người không hiểu biết. Bản thân mình thấy những nước đang ủng hộ Ukraine bây giờ có nhiều chỉ số tốt hơn đất nước Nga. Nga bây giờ đang bị cô lập về kinh tế, bị các nước phạt, các doanh nghiệp đóng cửa, quỹ vàng và ngoại hối bị cô lập, không giao dịch được, thì theo mình, ngay giờ phút này, Việt Nam đang chọn sai người để chơi.

Gần giống Nga và Belarus

VOA: Bạn có theo dõi những tranh luận và những ý kiến bất đồng tại Việt Nam về cuộc chiến tại Việt Nam hay không? Bạn nghĩ sao về thông tin tại Việt Nam về cuộc chiến mà bạn đã và đang chứng kiến?

Sinh viên Hoàng: Mình thực sự không có thời gian để xem đài báo ở Việt Nam nói thế nào. Nhưng theo những hiểu biết với những người mà mình đã nói chuyện ở Việt Nam thì người ta hiểu không đúng sự thật. Vì nhiều người là thế hệ trước và người ta chỉ nhớ là Liên bang Xô Viết ngày xưa đã giúp Việt Nam rất nhiều. Đó là sự thật. Nhưng Liên bang Xô Viết không chỉ là Liên bang Nga, mà trong đó còn có Kazashtan, Ukraine và những nước xung quanh. Nhiều người cũng không phân biệt được chủ nghĩa phát xít là gì, chủ nghĩa dân tuý là gì, và theo mình biết thì propaganda (tuyên truyền) bên Nga và Việt Nam dường như là giống nhau vì thông tin bị cô lập trong nước và không có thông tin hai chiều.
Thời gian gần đây mình cũng nói chuyện với những người bạn đã lớn lên ở Ukraine với mình và đang ở Việt Nam sinh sống và học tập tiếp. Các bạn nói là ở Việt Nam người ta khuyên các bạn không đi ra các đường phố để biểu tình. Theo mình, là một người đã được sinh ra ở một đất nước tự do và lớn lên ở một đất nước tự do, thì mình thấy là chế độ ở Việt Nam bây giờ đang giống gần với chế độ ở Nga và Belarus, những nước mà mình không thể lên tiếng tự do được. Mỗi lần mình muốn nói gì đó thì đều bị trừng phạt.

VOA: Cám ơn Hoàng đã dành thời gian cho VOA.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/sinh-vien-viet-o-ukraine-chien-tranh-nga/6632900.html


RE: Phản biện xã hội - 005 - 2022-06-25

 Vì đâu nên nỗi?


Mỹ: Các đại công ty loan báo đài thọ chi phí nếu nhân viên phải đi tiểu bang khác phá thai

[Image: 10060000-0aff-0242-59b5-08da56337c93_w1023_r1_s.jpg]
Những người ủng hộ và chống phá thai biểu tình trước Tòa án Tối cao Mỹ ngày 24/6/2022

Các công ty Mỹ bao gồm Walt Disney và công ty mẹ của Facebook là Meta ngày 24/6 loan báo sẽ đài thọ chi phí cho nhân viên nếu họ phải sang một tiểu bang khác để phá thai sau khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đảo ngược quyền phá thai.


Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 24/6 có bước đi kịch tính khi lật ngược phán quyết Roe v. Wade mang tính bước ngoặt hồi 1973 vốn công nhận quyền phá thai của phụ nữ theo Hiến pháp và hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc. Phán quyết ngày 24/6 đem đến chiến thắng to lớn cho phe Cộng hòa và thành phần tôn giáo bảo thủ vốn muốn hạn chế hay cấm phá thai.

Theo dự kiến, nhiều tiểu bang sẽ hạn chế hơn nữa hoặc cấm phá thai sau phán quyết của Toà Tối cao. Và như vậy là các nữ nhân viên khó có thể phá thai trừ khi họ sang các tiểu bang cho phép thực hiện thủ tục này.
Ví dụ, ở Oklahoma, một đạo luật ký hồi tháng 4 cấm phá thai, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp y tế, và phạt các y bác sĩ phạm luật với số tiền phạt lên đến 100.000 đô la và 10 năm tù. Luật vừa ký ở bang này sẽ có hiệu lực vào tháng 8 năm nay.

Trong số các tiểu bang bảo vệ việc phá thai có New York và Maryland.

Công ty Disney thông báo với nhân viên rằng họ công nhận tác động từ phán quyết của Toà Tối cao, và giữ cam kết cung cấp cho nhân viên khả năng tiếp cận toàn diện với dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, bao gồm cả việc phá thai, theo một phát ngôn viên của Disney.

Công ty Meta sẽ hoàn trả chi phí đi lại cho các nhân viên phải tới tiểu bang khác để được chăm sóc sức khoẻ sinh sản, nhưng công ty cũng đang “đánh giá cách tốt nhất để thực hiện điều này vì những phức tạp pháp lý liên quan”, theo một phát ngôn viên.

Các công ty cung cấp chi trả cho nhân viên qua tiểu bang khác phá thai có thể dễ bị kiện bởi các nhóm vận động chống phá thai và các tiểu bang do Đảng Cộng hòa lãnh đạo, thậm chí có thể bị phạt hình sự.

Các luật sư và các chuyên gia cho biết các chủ lao động có thể đối mặt với những cáo buộc rằng chính sách của họ vi phạm luật cấm của tiểu bang, tạo điều kiện hoặc hỗ trợ hoặc tiếp tay cho việc phá thai.

Tập đoàn Hàng không Alaska, công ty mẹ của Alaska Airlines, ngày 24/6 thông báo với nhân viên sẽ “hoàn tiền đi lại cho một số phẫu thuật và điều trị mà không có ở nơi bạn sinh sống. Quyết định của Tòa án Tối cao hôm nay không thay đổi điều đó.”

Các công ty khác cũng cung cấp quyền lợi vừa kể cho nhân viên bao gồm các trang mạng hẹn hò trực tuyến OkCupid và Bumble, Netflix và JPMorgan Chase & Co, ngân hàng lớn nhất ở Mỹ.

/*nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/my-cac-dai-cong-ty-lon-bao-dai-tho-chi-phi-neu-nhan-vien-phai-di-tieu-bang-khac-pha-thai/6632422.html


RE: Phản biện xã hội - Lục Tuyết Kỳ - 2022-06-25

Lễ Hội của người đồng tính Âu Châu tổ chức ở Warsaw hôm nay được kết hợp với Kyiv Pride.  Câu khẩu hiệu xuống đường là: “Death to the enemies.”, “The Ukraine army will defeat the darkness.”

[Image: 57-E706-BF-4168-4-F7-E-971-B-82-DB6-B1-CD95-B.jpg]

[Image: BE38-C30-B-B34-E-49-B3-B78-F-D35-ED1-C0-BE32.jpg]

[Image: 942-F7-DC6-C8-E6-4-A15-9331-6951-EF8-A2-CFE.jpg]

[Image: DFF70872-62-FB-4-C1-B-AD69-5-D9-F7479-A8-CC.jpg]


RE: Phản biện xã hội - phai - 2022-06-25

(2022-06-24, 10:31 PM)005 Wrote: Đọc bài này của Lâm Công Tử thấy tức cười. Một lũ sâu mọt "diễn sâu".




Từ hùng hổ tới hèn hạ rồi nghẹn ngào!

[Image: Minimalist-Elegant-Facebook-Cover-For-We...24x577.png]



[Image: tatthanhcangkhoctruoctoa.jpg]

[Image: ong-tai-1600616187-width1000height667-auto-crop.jpg]
Cựu Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài khi nói lời “tạm biệt chim én” với tòa cũng nghẹn ngào bật khóc rất… xúc động (VNE)


[Image: Nguyen-Minh-Hung-6484-1569229931.jpg]
[color=var(--e-global-color-secondary)]Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng khóc trước tòa (VNE)[/color]


[Image: 340cd1dcf5d3871fa2584362194cc4fe.jpg]


/* nguồn: https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/tu-hung-ho-toi-hen-ha-roi-nghen-ngao/


Chúng học tập tốt theo gương bác của chúng mà.

[Image: nuocmatcasau.png]