VietBest

Full Version: BỐN Ý NGHĨA CỦA NIỆM
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Như đã nói ở trên, trước hết niệm có nghĩa là nhớ. Niệm là một trong 51 tâm hành và được gọi là "Tâm sở Niệm". Tâm sở niệm có thể là niệm.
Kế đến, niệm còn có nghĩa là chánh niệm, nó tương đương với "Đức Bụt tiềm tại trong ta". Đây chính là Phật tánh ở trong ta, và là một trong năm lực.
Nghĩa thứ ba của niệm là khoảng thời gian ngắn nhất, như sát na. Ví dụ trong Văn Cảnh Sách Qui Sơn có câu:
Niệm niệm tấn tốc, nghĩa là sát na này nói theo sát na kia, thời gian đi qua rất mau.
Chuyển tức tức thị lai sinh, thay một hơi thở là đã đi sang đời mới rồi,
Hà nại yến diên không quá, vì vậy không nên chần chờ để cho thời gian trôi qua.
Trong mỗi niệm có thể có những cảm thọ, nhiều tri giác. Thành ra niệm còn có nghĩa là khoảng thời gian chứa đựng những cảm thọ, những tri giác.
Thứ tư, niệm còn có nghĩa là tà niệm. Tà niệm tức là tri giác sai lầm. Nghĩa này mới phát sanh, không phải có từ thời Bụt còn tại thế. Vào đời Đường, trong khi Thiền Tông rất hưng thịnh, có hai thầy tên là Vô Tướng và Vô Trú. Thầy Vô Tướng ở Chùa Tịnh Chúng (Tịnh Chúng Tự), và thầy Vô Trú ở Chùa Bảo Đường, hai thầy cực lực tuyên dương giáo lý gọi là "Vô Niệm". Từ đó trong Thiền Môn chữ vô niệm trở thành một danh từ rất là quan trọng. Vô niệm tức là vô vọng niệm, nghĩa là không có vọng niệm. Vọng có nghĩa là sai lầm. Đáng lý phải nói là vô vọng tưởng vì vọng tưởng là tri giác sai lầm, nhưng các thầy đã dùng chữ vô vọng niệm, cho nên đã tạo ra những lầm lẫn cho con cháu về sau. Ví dụ có người nói rằng tu thiền cao rồi thì không cần chánh niệm nữa, tại vì chánh niệm cũng vẫn là niệm! Điều đó chứng tỏ người đó không biết chữ "niệm" dùng trong Thiền học là không cùng nghĩa với chữ "niệm" trong danh từ chánh niệm. Chánh niệm là tất cả vốn liếng của Bụt, chánh niệm là sự tỉnh thức. Nó không phải là khái niệm, nó không phải là vọng niệm. Không có chánh niệm thì không có sự tỉnh thức, cho nên khi nói chánh niệm cũng là niệm, là đã không phân biệt được sự khác nhau giữa chánh niệm và vọng niệm.
Như vậy ta có hai danh từ: Tưởng và Niệm. Tưởng là một tri giác, tiếng Pháp là "concept" hay là "idée", nghĩa là cái ý niệm của chúng ta. Có lẽ sự lầm lẫn cũng từ chỗ đó mà ra. Ví dụ bên Nhật Bản có ngọn Núi Phú sĩ (Mount Fuji). Núi Phú sĩ rất cao và đỉnh núi có tuyết phủ quanh năm. Nếu chưa tới đó thì cái tự thân, cái chân như của núi Phú sĩ ra sao ta sẽ không biết. Nếu đã tới đó rồi ta cũng chỉ biết một phần nào về núi Phú sĩ thôi, chứ không thể nào ta có một cái thấy, một tri giác hoàn toàn về núi Phú sĩ được. Làng Mai cũng vậy. Nếu tới thăm Làng một ngày ta cũng có thể có ý niệm về Làng Mai, nhưng cái ý niệm đó không phải là Làng Mai thật sự, và nó rất khác với thực tại của Làng Mai. Chúng ta đã từng nghe nói tới núi Phú sĩ. Thầy Nhất Hạnh đã leo núi Phú sĩ, nhưng cái ý niệm của Thầy khác hơn cái ý niệm về núi Phú sĩ của Sư chú Vô Ngại. Thầy Nhất Hạnh biết rất rõ rằng, tuy thầy đã leo lên núi Phú sĩ, nhưng cái biết về núi Phú sĩ của thầy nó vẫn còn là một ý niệm, nó chưa phải là núi Phú sĩ tự thân, chưa phải là chân như của núi Phú sĩ. Vì vậy cho nên cái ý niệm, cái tri giác của ta về một thực tại, không phải là thực tại đó. Nếu bị kẹt vào trong những tri giác, những ý niệm đó thì ta đánh mất thực tại. Tu học là phải vượt thoát những ý niệm. Vì vậy mới có giáo lý vô niệm, nghĩa là phải vượt thắng hết tất cả những ý niệm về thực tại, thì ta mới đạt tới chân như. Cho nên Vô Niệm là giáo nghĩa Thiền Tông rất trọng yếu từ đời Đường cho đến bây giờ. Nói tới Thiền tức là nói tới giáo lý Vô Niệm. Trong cuốn Nẻo Vào Thiền Học tôi cũng có nói về giáo lý Vô Niệm, mà tôi dịch là "The non-conception way" (Con Đường Vô Niệm).
Ý niệm của con mọt về cái bàn này nó khác với ý niệm về cái bàn của con người. Con mọt có thể cho cái bàn này là kho thực phẩm, nhưng đối với con người thì cái bàn này là một nơi có thể để bình bông hay bình trà. Vì vậy, ý niệm không phải là thực tại, nếu mình cứ khăng khăng cho ý niệm đó là thực tại thì mình bị kẹt vào "niệm" và mình không bao giờ có thể đạt tới cái chân như của vạn pháp cả. Cho nên con đường của Thiền Tông là con đường Vô Niệm, con đường diệt trừ tất cả những ý niệm trong tâm ta. Vô niệm ở đây có nghĩa là vô vọng niệm, tại vì cái ý niệm của mình dù có chính xác hơn cái ý niệm của người khác, nó vẫn chứa chất một phần tính cách do tưởng do vọng ở bên trong nó. Ví dụ ta dã nhận ra dây là sợi dây chứ không phải là con rắn, tức là ta đã xóa bớt rất nhiều ảo vọng ở trong tâm rồi. Tuy vậy ta vẫn còn những si mê đối với sợi dây đó; Không biết sợi đây làm bằng chất gì, ai để ở đó? Và ta tưởng sợi dây đó là một thực thể độc lập đối với những hiện tượng khác. Nói rõ ra, dầu ta cẩn thận bao nhiêu đi chăng nữa, thì trong cái niệm, cái tri giác của ta về một thực tại vần còn những yếu tố sai lầm. Vì vậy khảo cứu về thực tại mà căn cứ vào ý niệm thì không bao giờ có thể đạt tới chân như của thực tại cả, phải đi theo con đường vô niệm, tức là con đường vượt thoát ức tưởng phân biệt. Đối với tôi, giáo lý này tuy thâm sâu nhưng có tính cách lý thuyết, không thực dụng lắm, và còn có thể nguy hiểm cho người hành trì.
Như vậy, theo định nghĩa của giáo lý này, vô niệm tức là vô vọng niệm, chứ không có nghĩa là vô chánh niệm (vì chính nhờ chánh niệm nên ta mới biết được điều đó là vọng niệm). Khi một điều gì chánh mà ta biết là chánh, một cái gì vọng mà ta biết là vọng, thì đó là chánh niệm. Tuy vậy, trong truyền thống thiền này, hành giả thường có nhận thức hết sức sai lầm; họ phân biệt vọng niệm và những cái không phải là vọng niệm. Sự sai lầm bắt nguồn từ chỗ họ cho rằng những cái không vọng niệm cũng có thể là vọng niệm. Ví dụ khi đang ngồi thiền mà ta nghĩ tới tới hủ tiếu thì nó là vọng niệm. Có phải vậy không? Đang ngồi thiền, đang thở, vào, ra, sâu, chậm, tại sao lại nghĩ tới hủ tiếu? Vậy thì nghĩ đến hủ tiếu trong lúc này là vọng niệm. Nhưng khi ta đưa chánh niệm về và nói rằng: tôi đang thở vào, tôi biết tôi đang nghĩ tới hủ tiếu, thì tự nhiên cái niệm đó trở thành chánh niệm. Nghĩ tới hủ tiếu và biết rằng mình đang nghĩ tới hủ tiếu là chánh niệm rồi. Thành ra cái vọng, cái chân không không phải là những thực tại khách quan, mà là những thực tại chủ quan. Nghĩ tới hủ tiếu hay là nghĩ tới danh, tới lợi, tới sắc thì ai cũng cho đó là vọng niệm, không ai phản đối, cãi bàn. Nhưng sự thực là khi tới Bụt, tới Pháp, tới Tăng mà ta không có nhận thức chính xác về Bụt, về Pháp, về Tăng thì dù rằng ta đang nghĩ tới Bụt, đó vẫn là một vọng niệm như thường! Ví dụ ta nghĩ đến Bụt như một vị thần linh ban phúc giáng họa, Bụt như là một người có thể hối lộ được, chỉ cần một ít chuối, một ít xôi, và một ít nhang đèn là Bụt có thể tha thứ cho ta, Bụt có thể giúp cho con ta thi đậu, thì cách tưởng niệm tới Bụt đó là một vọng niệm, một tư tưởng sai lầm. Khi giảng Kinh Hoa Nghiêm cũng vậy, nếu hiểu Kinh Hoa Nghiêm sai thì ta giảng Kinh Hoa Nghiêm sai. Cho nên đừng nghĩ rằng nghĩ tới ma mới là vọng niệm, còn nghĩ tới Bụt thì luôn luôn là chánh niệm! Nghĩ tới thầy cũng vậy. Thầy không phải là đối tượng chánh hay vọng, mà cái tri giác của mình về Thầy nó tạo ra cái tính cách chánh hay vọng. Điều này tôi đã giảng trong một khóa tu vừa rồi.
Khi đang có vọng niệm mà ta nhận diện được nó thì tự nhiên vọng niệm đó biến đi và chánh niệm liền có mặt. Thành rra nếu vọng niệm không có, thì tất nhiên phải có chánh niệm. Vì vậy những câu như "biết vọng không theo" là những câu khuyên thừa. Khi ta biết vọng là vọng rồi thì nó tan đi mất, đâu còn vấn đề theo hay không theo nữa!
Nguy hiểm hơn nữa là khi mình bị kẹt vào một ý niệm mà mình cho là "chân như", là "không", là "vô ngã", hay một ý niệm về Bụt, về Pháp, về Tăng. Rất nhiều người trong ta đang bị kẹt vào những ý niệm như vậy. Kinh Bảo Tích dạy rằng khi kẹt vào "ý niệm có", ta có thể dùng "ý niệm không" để tháo gở, nhưng khi bị kẹt vào cái "ý niệm không" thì ta đành bó tay! Thành ta ý niệm về danh, về lợi, về sắc đã là nguy hiểm, mà ý niệm về Chân Như, Không, Vô Ngã, về Bụt, Pháp, Tăng, và về Sinh, Diệt, Vô Thường lại càng nguy hiểm hơn. Tất cả những ý niệm này đều có thể có tính chất vọng bên trong chúng. Khi nói "biết vọng không theo", ta nghĩ "vọng" là danh, là lợi, là tài, là sắc, chứ ta không biết rằng chân như cũng có thể là vọng, và vô ngã, Bụt, Pháp cũng đều có thể là vọng, "vọng" là vì cái nhận thức của ta mang theo tính chất hư vọng.
Nói chánh niệm cũng vẫn là niệm thì thật là sai lầm. Ta phải nhớ rằng vô niệm chỉ có nghĩa là vô vọng niệm, và nó cũng có nghĩa là vô tưởng. Vô tưởng ở đây có nghĩa là được tự do đối với tri giác. Vì tri giác cũng có thể sai lầm, cho nên ta phải luôn luôn thực tập câu thần chú "Are you sure?", "Ta có chắc tri giác của ta là chính xác hay không?".
Vốn liếng của người tu là cái năng lượng của chánh niệm, một nguồn năng lượng giúp ta có mặt, tỉnh táo để thấy được cái gì đang xảy ra để giữ được sự tự do của ta và không bị cái đang xảy ra cuốn theo. Vì vậy, phương pháp tu tập chánh niệm là phương pháp an toàn và cụ thể nhất.

trích pháp thoại thầy Nhất Hạnh
Niệm (sati: mindfullness) trong Phật pháp nguyên thuỷ là một tâm sở Thiện. Khác với Niệm theo thiền tông trong bài đăng ở trên đây.

1) Niệm theo thiền tông là ý nghĩ, nên thiền tông chủ trương pháp tập Vô Niệm, là diệt ý nghĩ, tức là diệt vọng niệm, suy nghĩ lung tung.

2) Niệm (Sati) của nhà Phật nguyên thuỷ có nghĩa là sự chú tâm nơi pháp hành -- đừng lầm lẫn nó với Tưởng (sanna) là Niệm trong bài đăng trên --  luyện tập phát triển tăng trưởng nó lên, vì nó là một tâm thiện, tóm tắt có 2 nghĩa:

a. Trong đời sống thường nhật, Niệm (sati) luôn hiện hữu khi làm điều thiện một cách có ý thức trong hành động đang làm, thí dụ như bố thí giúp người đói khổ.

b. Trong pháp hành Tứ Niệm Xứ (Thân, Thọ, Tâm, Pháp), chú tâm vào một trong bốn đề mục trong giây phút hiện tại, trường hợp này Niệm được gọi là Chánh Niệm -- an trú trong đề mục thuộc về thân hoặc tâm trong giây khắc hiện tại.

Như vậy, tu tập theo thiền tông thiền tông thì diệt niệm, tức là diệt trừ sự suy nghĩ -- vô niệm. Trái lại, thep giáo  pháp nguyên thuỷ thì tu tập phát triển niệm (sati) càng ngày càng mạnh mẽ ổn định, lâu dài hơn -- chú tâm hay an trú ngay trong giây khắc hiện tại vào đề mục/đối tượng thuộc về Danh Sắc, tức là thân hay tâm của người tập. Nói cách khác, ghi nhớ đừng quên đề mục hay đối tượng trong giây khắc hiện tại.

--------------

Trong một cuốn sách về thiền quán hơi thở của thầy Nhất Hạnh, thầy cho rằng Tứ Thiền: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, và Tứ thiền -- là Chánh Định trong Bát Chánh đạo -- có thể là thuộc về Ấn giáo (???). Ở một chỗ khác thầy lại bảo, Phật thuyết Vô Ngã chỉ là một quan niệm để đối lại với Hữu Ngã thời đó. Nghĩa là dùng khái niệm vô ngã để đánh đổ khái niệm hữu ngã thôi (?!).

Trong khi đó, xuyên suốt các kinh tạng nguyên thuỷ, Phật đã xiển dương rõ ràng rằng, vô ngã ( sự sự vật vật không có tự tánh, không có bản thể cố định, không thường hằng mãi mãi) trong vạn pháp: Thực tánh của mọi vật là vô ngã! Vì thế, nên vô thường và khổ luỵ. Và Chánh Định, một chi phần trong Bát Chánh Đạo,  tức là Tứ Thiền, bốn tầng bậc của Định, thì được Đức Phật nhắc đi nhắc lại hằng trăm lần trong các kinh tạng nguyên thuỷ.
Nền -- background (?) -- của post, bài đăng bây giờ trông tăm tối, mờ mịt, ảm đạm, depressed quá!
chào bạn Annata,
cảm ơn bạn chia xẻ , hình như trong bài viết có phân biệt tưởng với niệm . 
Hay là bạn đừng nghĩ nó là của ai, đọc lại một lần nữa , có thể bạn sẽ thấy khác đi
the below link is interesting about niem and chanh niem

http://vomonthientu.org/D_1-2_2-85_4-486...-niem.html
(2018-09-29, 09:11 PM)caothang Wrote: [ -> ]chào bạn Annata,
cảm ơn bạn chia xẻ , hình như trong bài viết có phân biệt tưởng với niệm . 
Hay là bạn đừng nghĩ nó là của ai, đọc lại một lần nữa , có thể bạn sẽ thấy khác đi

Tôi đọc 2 lần.

Thật ra tôi ngại không nói nhiều thêm về bài viết, vì đó là của một vị thầy.
(Tôi cũng biết thầy theo khuynh hướng đại thừa, thiền tông). Nhưng giảng về niệm và chánh niệm như vậy rất mông lung mờ mịt. Có đôi điều thầy nói về chánh niệm trong bài viết, nhưng cá nhân tôi nhận thấy không hợp lý theo tinh thần nguyên thuỷ.

Nếu bạn caothang để ý lại bài viết, thì bạn sẽ thấy rõ cái điểm chánh này mf bài viết nêu lên: Niệm là một trong 51 tâm sở hành, tức là thuộc hành.

Nhưng, theo VDP Niệm là một trong 50 tâm sở thuộc hành. Thọ và Tưởng (sanna) là tâm sở không thuộc Hành.

Và điểm quan trọng nữa là Niệm (Sati) là một tâm sở thiện. Nên, không có tà, tức là bất thiện.


Khi tôi mới đến với giáo pháp nguyên thuỷ, cái chữ CHÁNH NIỆM khiến cho tôi khó hiểu nhất, trải qua mấy năm trời, tôi đọc nhiều nguồn và các vị thầy khác nhau sau đó so sánh với lời Phật dạy, bây giờ mới tạm ổn với nó.

Cái link bài viết của caothang giới thiệu về Niệm tôi đã xem qua trước đây lâu rồi, và xem mấy lần lận, ở một trang mạng khác.
bài viết đề cập đến chử niệm và những ý nghĩa có thể có của nó (theo tác giả) 

chử sati tiềng pali được dịch ra là niệm , tuỳ theo ngữ cảnh mà chử niệm nên hiểu là sati hay theo nghĩa khác
Chào bạn caothang,

Có một quyển sách trích dịch nói về chánh niệm: "Các Kinh nói về CHÁNH NIỆM" của dịch giả Lê Kim Kha, xin giới thiệu nếu khi nào anh cần dùng thì tham khảo thêm.

Đây là link: Các Kinh nói về Chánh Niệm

Tiện dịp tôi xin chia sẻ chút suy tư của tôi về vấn đề có người cho rằng Đức Phật ngày xưa giảng thuyết lên VÔ NGÃ là phủ nhận quan niệm NGÃ. Nếu chúng ta trở về tu học theo kinh sách nguyên thuỷ thì để ý rằng có hai lãnh vực bao gồm vạn pháp đó là CHÂN ĐẾ và TỤC ĐẾ. Tục đế là khái niệm quy ước cho một sự vật nào đó, nên nó không phải là sự thật (Chân đế). Ở các kinh điển nguyên thuỷ, đức Phật thuyết "Vạn pháp Vô Ngã", đó là (sự thật) chân đế, chứ không phải là khái niệm, định danh hay quy ước.
Cheer
cảm ơn bạn Anatta về cái link , ct đang đọc

còn về vô Ngã thì hiển nhiên đây là điểm khác biệt mà Đức Phật đã chỉ ra , không có một tôn giáo , đạo giáo nào có . Vấn đề là do vô minh , do tập khí nhiều đời , do nhiều nhân duyên khác nhau mà mỗi một cái ngã nhìn thấy "bản ngã" và thế giới xung quanh khác nhau. Tui đồng ý với cái nhìn về những kinh sách từa tựa kinh điển , từa tựa lời Phật dạy của những vị luận sư chế tác ra cái gần giống như vô ngã ... có thể do vì họ chưa thật sự thấy ra cái ngã và cái ngã này lớn quá nên mới ra nông nỗi . 

bạn Anatta và tui theo lý văn và tư thì rõ rồi ... giờ chỉ còn cái tu mà thôi (dĩ nhiên văn và tư vẫn phải trau dồi) hy vọng một ngày thấy ra cái ngã
Quote:bạn Anatta và tui theo lý văn và tư thì rõ rồi ... giờ chỉ còn cái tu mà thôi (dĩ nhiên văn và tư vẫn phải trau dồi) hy vọng một ngày thấy ra cái ngã

Nói về thấy ra cái tôi, cái ngã thì... sẽ lắm nhiêu khê. Tâm thì vô cùng tinh vi biến chuyển hơn so với Sắc uẩn (thân xác). Nói về Sắc uẩn thôi thì theo VDP có 8 sắc bất ly, đó là 4 sắc Tứ đại + sắc cảnh sắc (màu), sắc cảnh khí (mùi), sắc cảnh vị (taste), và sắc vật thực (dưỡng tố). Tức là trong bất cứ vật chất nào lớn như thiên hà cho đến nhỏ như các hạt hạ nguyên tử thì có chứa đựng 8 yếu tố bất ly này. Chúng được gọi là sắc bất ly. Cho nên, để có được trí tuệ nhìn thấu suốt được các yếu tố của sắc uẩn thôi cũng là chuyện khó đạt được rồi, huống chi là tâm + tâm sở.

Ở đây ta thấy con đường Đạo đế cũng có 8 yếu tố: Bát Chánh Đạo.

Sau khoảng thời gian tìm học về giáo pháp nguyên thuỷ, anatta bắt đầu có hứng thú tìm đọc thêm khoa học về vật lý lượng tử -- nghiên cứu những thành phần nhỏ nhất của vật chất. Tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy và xác minh ra được những loại hạt hạ cơ bản nào đại diện cho các yếu tố của 8 sắc bất ly. Hy vọng một ngày không xa có thể khoa học lượng tử sẽ chỉ ra được tính chất của chúng chăng?
Cheer
"Hy vọng một ngày không xa có thể khoa học lượng tử sẽ chỉ ra được tính chất của chúng chăng? " -- Chắc là còn xa lắm ....

8 sắc bất ly là những tính chất căn bản và không thể thiếu để cấu thành thân và sắc . Nói về sắc trong VDP và các hạt căn bản trong khoa học, theo thiển ý khoa học khó có thể theo kịp VDP nếu không có những đột phá "out of the box" . Làm sao biết hạt nào là "cơ bản" (hạt nhỏ nhất , cơ bản nhất mà tập hợp của nó tạo thành thế giới vật chất) ; cũng giống như cố chứng minh con gà và quả trứng , khoa học đi tìm xem hạt nhỏ nhất là hạt nào .... VDP chỉ ra cho dù hạt nhỏ nhất là hạt nào đi nữa , nó vẫn hội tụ đầy đủ 8 sắc bất ly . Chừng nào khoa học mới tìm ra hạt căn bản cứng mềm, độ kết dính , nhiệt độ và sự thông thoáng hay cô đặc ra sao? có mùi, vị , màu sắc như thế nào? lớn bé cỡ nào (độ dài Planck hiện nay được coi là nhỏ nhất -- nhưng lấy gì làm chắc chắn?)

btw, bạn Anatta hiểu sắc uẩn như thế nào ? chỉ đơn thuần là sắc hay có kèm thêm gì nữa (có mở thread ngủ uẩn mà làm biếng độc thoại )
Quote:btw, bạn Anatta hiểu sắc uẩn như thế nào ? chỉ đơn thuần là sắc hay có kèm thêm gì nữa (có mở thread ngủ uẩn mà làm biếng độc thoại )

Câu hỏi chung chung như vậy tôi cũng không hiểu ý bạn caothang muốn nói gì về sắc uẩn, "kèm thêm là kèm cái gì" ... man? Biggrin  

"chỉ đơn thuần là sắc", what do you mean?

Tuy nhiên nói đại khái thì sắc uẩn gồm có 5 căn. Có nội sắc và ngoại sắc.
(2018-11-02, 06:53 PM)anatta Wrote: [ -> ]Câu hỏi chung chung như vậy tôi cũng không hiểu ý bạn caothang muốn nói gì về sắc uẩn, "kèm thêm là kèm cái gì" ... man? Biggrin  

"chỉ đơn thuần là sắc", what do you mean?

Tuy nhiên nói đại khái thì sắc uẩn gồm có 5 căn. Có nội sắc và ngoại sắc.

bạn Anatta,  ý là sắc uẩn không chỉ đơn thuần là vật lý bao gồm  nội sắc - 5 căn như mắt mũi ...và ngoại sắc hay còn gọi là 5 trần như cảnh vật , mùi hương ... mà phải có thêm yếu tố sinh lý (thức) làm cho mắt khi thấy cảnh vật sinh ra nhản thức , tai nghe âm thanh sinh ra nhỉ thức .... và tập hợp những cái nầy thuộc về sắc (nếu đứng riêng lẽ thì gọi là xúc) và các sắc nầy liên hệ chằng chịt với những tập hợp khác (thọ , tưởng , hành, thức) nên gọi là uẩn

nếu trong thấy chỉ có cái thấy , hay nói rõ ra là thấy rạch ròi , thì khi đó chỉ có xúc , nhản thức và nó không dính , chồng chéo , chằng chịt với những thức khác và diễn trình tâm dừng lại ở đây nhường chổ cho một diễn trình tâm khác mà không tạo tác và tạo nghiệp hay nói một cách khác , chỉ có thấy , sắc , xúc , nhản thức chứ không có thức uẩn
(2018-11-05, 02:48 PM)caothang Wrote: [ -> ]bạn Anatta,  ý là sắc uẩn không chỉ đơn thuần là vật lý bao gồm  nội sắc - 5 căn như mắt mũi ...và ngoại sắc hay còn gọi là 5 trần như cảnh vật , mùi hương ... mà phải có thêm yếu tố sinh lý (thức) làm cho mắt khi thấy cảnh vật sinh ra nhản thức , tai nghe âm thanh sinh ra nhỉ thức .... và tập hợp những cái nầy thuộc về sắc (nếu đứng riêng lẽ thì gọi là xúc) và các sắc nầy liên hệ chằng chịt với những tập hợp khác (thọ , tưởng , hành, thức) nên gọi là uẩn

nếu trong thấy chỉ có cái thấy , hay nói rõ ra là thấy rạch ròi , thì khi đó chỉ có xúc , nhản thức và nó không dính , chồng chéo , chằng chịt với những thức khác và diễn trình tâm dừng lại ở đây nhường chổ cho một diễn trình tâm khác mà không tạo tác và tạo nghiệp hay nói một cách khác , chỉ có thấy , sắc , xúc , nhản thức chứ không có thức uẩn

Nếu bạn Caothang giải trình về Sắc uẩn như vậy đó là sự tương duyên giữa Tâm, Tâm sở, và Sắc: sự hoạt động của thân-tâm (Danh và Sắc), lộ trình của tâm thức, chứ không phải là nói riêng về Sắc. Có lẽ cách hiểu khác nhau về chữ Uẩn. Thôi thì hãy dựa theo lời Phật dạy về chữ Sắc. Tuy nhiên đoạn kinh ngắn này Phật có dùng từ Uẩn, ngài gọi là Năm Thủ Uẩn -- trong kinh Tương Ưng về Uẩn. Như vậy phân biệt dễ dàng hơn không hiểu lầm, không rối rắm lẫn lộn với tâm hay tâm sở.
 
Nhân duyên ở Sàvatthi...

-- Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có nhớ đến các đời sống ở các kiếp trước, tất cả họ đều nhớ đến năm thủ uẩn hay nhớ đến một trong những uẩn này.

Thế nào là năm? Này các Tỷ-kheo, có người nhớ rằng: "Trong quá khứ, thân ta như thế này". Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến sắc. Hay có người nhớ rằng: "Trong quá khứ, ta có cảm thọ như thế này". Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thọ. Hay có người nhớ rằng: "Trong quá khứ ta có tưởng... có các hành... có thức như thế này". Nhớ như vậy, vị ấy nhớ đến thức.

Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là sắc? Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc. Bị thay đổi bởi cái gì? Bị thay đổi bởi lạnh, bị thay đổi bởi nóng, bị thay đổi bởi đói, bị thay đổi bởi khát, bị thay đổi bởi sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng và rắn. Bị thay đổi, này các Tỷ-kheo, nên gọi là sắc.


Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ. Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Ðược cảm thọ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thọ.

.....v.v...

Ngũ Uẩn
 
Sắc theo Phật định nghĩa như trên là thân xác-- body -- là Sắc (trong Danh và Sắc).

Danh= Tâm + tâm sở.
Sắc = thân thể vật chất cua chúng ta.

Theo VDP thì 5 sắc thần kinh được gọi là Nội sắc, các sắc còn lại (23) được xem là ngoại sắc, dù rằng chúng không hẳn như ta nghĩ là ngoại sắc chẳng hạn ngũ trần cảnh như bạn caothang đã nói: sắc, thanh, hương, vị, xúc.

Gọi là nội sắc vì chúng quan trọng, tâm thức nhờ nương vào chúng mà bắt cảnh mà vận hành. Chúng giống như đường dẫn truyền tải thông tin qua lại. Chúng cũng là đối tượng của tâm thức luôn. Năm sắc thần kinh cũng đồng nghĩa với năm căn: mắt, tai, mũi, miệng, và thân. Năm căn hay sắc thần kinh này không bắt cảnh; tâm thức bắt cảnh, hay nhận thức cảnh. Sắc là vô tình, Tâm thức hữu tình.
Cheer
Đề tài này hay á!  Clap Tiếp đi hai huynh.  Clap [Image: dancing-good-morning-smiley-emoticon.gif]