VietBest

Full Version: Tạp ghi
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
"Mỗi khi nghe ai đó thảo luận sâu xa về hành thiền là tôi nhớ đến tấm hình nầy. Đơn giản, thong thả, nhẹ nhàng, hòa ái và tự nhiên." Binh Anson  

[Image: 13406918_10154252085359084_3637968277409...e=62C1B13B]
ĐIỂM MÙ!
Có lẽ lòng kiêu ngạo là một trong những động lực vô hình bên trong chúng ta đã phá hoại trí tuệ của ta. Chúng ta xây dựng bản sắc của mình từ những quan điểm của chúng ta. Điều này sâu xa đến nỗi nếu ta thay dổi quan điểm nhận rằng mình sai lầm, ta cảm thấy bị đe dọa sẽ đánh mất chính ý niệm về bản ngã của mình. Bạn thấy dễ dàng và thoải mái hơn khi không công nhận mình sai lầm và nuôi dưỡng thêm nhiều điểm mù trong tâm thức của bạn. Bằng cách đó, những gì đi vào ý thức của bạn chỉ là những gì bạn muốn biết.
Thật vậy, phải có nhiều can đảm mới có thể thấy được sự vật đúng như thật, bởi vì bạn phải buông bỏ rất nhiều quan điểm của bạn trước đây. Và thấy được Phật Pháp là điều đáng kinh sợ, vì bạn phải từ bỏ một ý niệm quý báu nhất trong tất cả, đó là quan điểm về cái ngã.
Ajahn Brahm
Trích sách: Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ, Trang 299-301
Cuốn Từ Chánh Niệm Đến Giác Ngộ có thể download tại đây:
https://hoavouu.com/images/file/Qn0f92Ax...iacngo.pdf

Nguyên bản Anh Ngữ Mindfulness, Bliss, and Beyond có thể download tại đây:
https://newbuddhist.com/uploads/editor/t...nqw6y5.pdf
kinh Simapa

trả lời câu hỏi bài kinh Smapa

cho bạn nào muốn tìm hiểu , học hỏi, và trau dồi

mấy hôm nay học ra thêm vài điều hay , có những cái thấy vậy mà không phải vậy (tui hay nói câu này mà mức thấm của nó chưa nhiều như mới đây) , có nhiều bạn tuy không đi chung một đường nhưng tâm ý và trí tuệ của họ tui cảm được , thank you.
(2022-06-06, 08:36 AM)abc Wrote: [ -> ]bạn GG,

từ nóng sang lạnh thì cần nguội ở giữa   Grinning-face-with-smiling-eyes4

nói cho vui thôi chứ tui nghĩ bạn Cỏ hiểu mà .... buông là đặt xuống ,xem nhẹ

"buông là lòng mình nguội lạnh"

Cỏ hiểu chữ "buông" là lòng mình nguội, là đặt xuống, xem nhẹ, nhưng Cỏ không hiểu tại sao phải kèm theo lạnh

Đọc tự nhiên thấy hơi buồn buồn. Trái tim, cảm giác, suy nghĩ chắc khó mà lạnh hở. 
Muốn chia xẻ 1 câu chuyện thầy TPH giảng, không biết post ở đâu, anh abc cho Cỏ xin 1 chổ nhỏ híu nhen.


Ở ngôi chùa nọ, một ngày đẹp trời thầy bị khoá không ra khỏi phòng được. Thầy gọi giúp. Đệ tử xôn xao cuống cuồng, chạy tứ phía tìm cách mở cửa cứu thầy.

Riêng 1 đệ tử bình thản tìm chìa khoá và đưa cho thầy (chắc qua cửa sổ, hy vọng không bị chất vấn, hỏi vặn vẹo Cỏ không biết đường nào trả lời đâu nhen người ơi).

Thầy cầm chìa khoá và cười hài lòng.

... Người tự khoá cần phải tự mở ...


P.S. Cỏ kể theo ý, không hoàn toàn như từng lời từng chữ lời giảng của thầy TPH.
(2022-06-14, 11:07 AM)Green Grass Wrote: [ -> ]"buông là lòng mình nguội lạnh"

Cỏ hiểu chữ "buông" là lòng mình nguội, là đặt xuống, xem nhẹ, nhưng Cỏ không hiểu tại sao phải kèm theo lạnh

Đọc tự nhiên thấy hơi buồn buồn. Trái tim chắc khó mà lạnh hở. 

bạn Cỏ

theo thiển ý tuỳ chuyện mà lạnh hay chỉ cần nguội 

sống trong thế gian và còn là phàm nhân thì nên tu tập , đừng nóng quá , xem nhẹ chút , đừng ham hố cầm nắm nhiều quá thì gọi là buông . là nguội

còn về bốn loại tâm rộng lớn : từ , bi , hỷ , và xả
khi từ , bi , hay hỷ thì đa phần là nguội , chỉ khi vượt ra ngoài những ràng buộc , khi xả thì mới lạnh được

khi chứng nghiệm được vô thường , khổ , vô ngã hay khi mà mình out of the box thì mới biết lạnh là sao

còn khi mình còn định nghĩa trái tim thì mình dĩ nhiên không muốn trái tim lạnh
(2022-06-14, 11:35 AM)abc Wrote: [ -> ]bạn Cỏ

theo thiển ý tuỳ chuyện mà lạnh hay chỉ cần nguội 

sống trong thế gian và còn là phàm nhân thì nên tu tập , đừng nóng quá , xem nhẹ chút , đừng ham hố cầm nắm nhiều quá thì gọi là buông . là nguội

còn về bốn loại tâm rộng lớn : từ , bi , hỷ , và xả
khi từ , bi , hay hỷ thì đa phần là nguội , chỉ khi vượt ra ngoài những ràng buộc , khi xả thì mới lạnh được

khi chứng nghiệm được vô thường , khổ , vô ngã hay khi mà mình out of the box thì mới biết lạnh là sao

còn khi mình còn định nghĩa trái tim thì mình dĩ nhiên không muốn trái tim lạnh


Anh abc, Cỏ edited và thêm, "Trái tim, cảm giác, suy nghĩ chắc khó mà lạnh hở". 

Có lẽ ý vẫn không khác dù thêm "cảm giác, suy nghĩ".

Cám ơn anh trả lời, Cỏ sẽ đọc và suy nghĩ thêm khi không bị phân tâm bởi việc làm. 
Thế giới này là thế giới của Thọ, Tưởng, Hành, Thức
1. Thế giới này là thế giới của tưởng
Chữ Tưởng trong tưởng uẩn, từ chữ Pāḷi là Saññā. Chúng ta có nhiều cái biết: biết bằng trí, biết bằng thức, biết bằng tưởng. Biết bằng trí nghĩa là biết cái này là nhân, cái này là quả, cái này là thiện, cái này là ác, cái này là nên, cái này là không nên, cái này là tín tấn niệm định tuệ, cái này là tham sân si hoài nghi phóng dật... Những cái biết phải do huân tập từ trí văn, trí tư, trí tu cộng lại mới có được là cái biết của trí. Biết bằng thức là cái biết của năm giác quan. Biết của tưởng là biết dựa trên hồi ức, kinh nghiệm, trí nhớ cũ. Đại đa số phần lớn thời gian trong cuộc đời này chúng ta chỉ sống bằng tưởng. Đó chính là bi kịch nhân gian. Ví dụ, tôi là người Cơ đốc giáo, học giáo lý nhà thờ từ hồi nhỏ. Từ đó tôi nhìn thế giới này qua nhãn quan lăng kính của một tín hữu công giáo. Tôi là một Phật tử Bắc Tông, từ bé đã được dạy niệm Phật Di Đà, niệm Quán Âm để thoát nạn. Khi vào đời dù tôi nghiên cứu bao nhiêu kinh sách đi nữa thì ám ảnh trong đầu tôi vẫn là niệm Phật Đi Đà cầu vãng sinh, niệm Quán Âm cầu tai qua nạn khỏi, niệm Địa Tạng để thoát địa ngục. Tôi là một người Hồi Giáo, mỗi ngày tôi quỳ cầu nguyện năm lần, suy nghĩ gì cũng dựa trên kinh Qur’an. Tôi là người Do Thái giáo, tôi học sách Talmud từ bé, tôi không ăn các loại cá da trơn. Tất cả nền tảng suy nghĩ của tôi lúc nào cũng dựa trên kinh Talmud. Người Phật tử Nam Tông có học Vi diệu pháp suy nghĩ gì cũng không ra khỏi A-tỳ-đàm. Đời sống của chúng ta suy cho cùng đều y cứ trên những hồi ức, kỷ niệm, kinh nghiệm mình đã trải qua. Hiếm bao giờ mình dành thì giờ suy nghĩ lại để biết nghi ngờ con đường dưới chân mình. Tôn giáo đã vậy, chính trị, văn hóa cũng thế. Chúng ta được ăn học, được đào tạo trong một môi trường nào đó, thế rồi chúng ta không dám nghi ngờ nó vì cứ sợ mình lầm đường lạc lối để rồi cứ vậy mà sống cho đến ngày tàn hơi. Người như vậy thì không có khá. Khổ một nỗi, nếu sống mà không có hồi ức thì chúng ta tự cho rằng mình không có kiến thức, không có học thức, không có đủ kinh nghiệm. Thật ra, toàn bộ kiến thức học đường chỉ là kinh nghiệm của người khác trao truyền cho mình. Sau khi ra trường thành bác sĩ, thành kỹ sư rồi cộng thêm một số kinh nghiệm mới nữa thông qua những cái biết mới nhưng đời sống của mình vẫn dựa vào cái biết cũ, đó gọi là tưởng. Hôm nay tôi nói tưởng uẩn là những kinh nghiệm thì có nhiều người chịu không nổi, nhất là những người có học A-tỳ-đàm. Đối với những người đó tôi phải nói riêng vào tai của họ lời thầm thì rất nhỏ rằng là: tôi vẫn giữ nguyên cái biết của anh. Đúng rồi, tưởng uẩn là tâm sở tưởng. Nhưng anh phải làm ơn nhớ rằng hiểu như vậy nó nghèo lắm anh biết không. Tưởng uẩn, phải hiểu rằng nó là toàn bộ ký ức, kinh nghiệm, hồi ức của chúng ta trong đời sống. Cái biết bằng tưởng là như vậy đó! Tại sao chúng ta nghe âm thanh đó chúng ta thích? Vì dựa vào ký ức cũ nào đó! Ghét thương hay sợ cũng vậy, do hồi ức. Cả hành trình sống của chúng ta chỉ toàn là hiểu lầm. Tức là nhìn cái này mình cứ nghĩ đến cái khác, cứ vậy mà sống. Có người vợ chết rồi cưới vợ khác, vẫn tìm bóng dáng người vợ cũ trên hình hài người vợ mới. Có người cứ thích một kiểu chưng hoa hay một kinh nghiệm nấu ăn nào đó, chỉ vì nó gắn liền với ký ức nào đó của người thân người thương cũ. Có những loại nhạc người ta chỉ nghe vào đêm khuya. Có người nói với tôi rằng họ thèm một đêm mưa nằm nghe Khánh Ly hát nhạc Vũ Thành An, Từ Công Phụng, mà phải nghe đúng ca sĩ đó, vào thời điểm đó. Đó chính là tưởng. Có người thích hoàng hôn, có người sợ hoàng hôn. Có người thích mưa khuya, có người rất sợ mưa khuya. Có người sợ mùa đông tuyết trắng, còn tôi yêu châu Âu vì tôi yêu mùa đông ở đây nhưng có người muốn bỏ châu Âu mà đi vì họ sợ mùa đông ở đây. Đó là tưởng. Có người hỏi Trịnh Công Sơn nắng khuya là gì (trong câu hát “có khi nắng khuya chưa lên mà một loài hoa chợt tím”). Từ lúc tôi biết câu trả lời của Trịnh Công Sơn: nắng khuya là đèn đường, tôi yêu đèn đường hơn bao giờ hết. Chỗ ở của tôi bên Đức bây giờ có bốn ngọn đèn đường. Thỉnh thoảng những đêm không ngủ được tôi ngồi nhìn bốn ngọn đèn đường trước nhà mà thấy nắng khuya đang lên. Đó là tưởng! Khi Đức Phật ra đời, thấy điều đó, Ngài dạy rằng: Thay vì chạy theo những kinh nghiệm những hồi ức rất đỗi phàm phu không có lợi, ta dạy cho các ngươi những cái tưởng có lợi hơn, đó là tưởng bất tịnh: tưởng về sự chết, tưởng về hài cốt. Tại sao Ngài vẫn xài chữ tưởng? Vì Ngài biết trước khi giác ngộ, trước khi có được thánh trí thì hành giả vẫn tiếp tục sử dụng cái hồi ức. Thay vì sử dụng những hồi ức rất là phàm phu không lợi ích, thì bây giờ tưởng có lợi hơn. Vị hành giả ngồi tưởng tượng đây là xương. Một tấm thân người đẹp cách mấy, trắng cách mấy, đen cách mấy, mập ốm cách mấy, khi chết rồi thì một hai ngày sẽ trương sình lên, chảy nước, bốc mùi. Bảy mươi phần trăm cơ thể là nước nên nó sẽ rã tan rất nhanh sau đó chỉ còn lại một bộ xương trắng và một nhúm nội tạng, rất lâu mới phân hủy hết. Nhúm xương trắng đó mới đầu là bộ xương, sau rời ra từng lóng từng đốt nhỏ. Theo thời gian từ màu trắng muốt chuyển qua màu xám. Qua nhiều năm sẽ mục rã thành bột và đi vào đất như là chưa từng xuất hiện bao giờ. Tất cả những suy tư đó chỉ là tưởng. Nói theo Vi diệu pháp, đó chính là cái biết thông qua khía cạnh tục đế, chế định, biến kế sở chấp, thi thiết. Biết đó là đồ giả, nhưng vẫn cứ quán niệm thân này từ đầu đến chân gồm 32 thứ dơ bẩn (tóc, lông, móng, gân, xương, máu, mủ, mồ hôi, nước tiểu v.v...), tất cả những thứ dơ này được gói gọn trong túi da có chèn thịt bên trong. Nếu chúng ta lấy những thứ thức ăn thức uống trong một ngày nhai rồi nhả vào một bị ny-lon và đeo trước ngực liệu chúng ta có gần nhau nổi không. Nhưng cũng thức ăn đó nuốt tất cả vào bụng, đánh răng sạch sẽ thơm tho, thiên hạ nhìn nhau vẫn hấp dẫn như thường. Có những pháp môn tu chỉ là tưởng, nhưng trau dồi nhiều ngày thì từ cái tưởng tục đế chuyển qua cái biết bằng trí tuệ để thấy được cái chân đế, bản chất thực của các pháp. Bản chất thực của các pháp vốn không dơ, không sạch, không xa, không gần, không sớm, không muộn, không lớn, không nhỏ, không trong, không ngoài. Nhưng khi chưa được tới giai đoạn nhìn thấy các pháp như vậy thì trước mắt chúng ta phải tùy thuộc vào các pháp tục đế, nhìn thấy mọi sự theo cách trẻ con. Nói đến chữ tưởng ta phải tâm niệm một điều: toàn bộ đời sống này y cứ vào hồi ức, vào kinh nghiệm cũ, cái biết cũ; y cứ vào suy diễn và liên tưởng. Suy diễn và liên tưởng là nội dung của tâm sở tưởng, tức là sở hữu tưởng. Hội họa, âm nhạc, thi ca cũng là liên tưởng là suy diễn. Một tòa nhà được xây dựng cũng y cứ trên sự suy diễn và liên tưởng của ai đó. Kẻ phàm phu thích cái này cái kia trong năm trần, người ly dục thì không thích cái này cái kia, họ muốn tu thiền. Tu thiền là ngó vô các đề mục, cũng chính là tưởng.
2. Thế giới này là thế giới của thọ
Thọ, nếu nói một cách đơn giản, thọ tức là tâm sở thọ trong 52 trong tâm sở thì nghèo nàn quá. Thế giới này không chỉ là thế giới của tưởng mà còn là thế giới của cảm giác. Từ lúc trong bụng mẹ đến lúc đi vào quan tài chúng ta luôn theo đuổi cảm giác. Đứa bé khóc vì đói, vì lạnh, vì ngứa; cười khi cảm thấy thoải mái. Cứ thế nó lớn lên và đến khi già thì toàn bộ đời sống cũng chỉ là cảm giác; hoặc là như ý hoặc là bất toại. Điều quan trọng là hành giả Tứ Niệm Xứ biết cái gì đang xảy ra, cái biết này quí hơn kim cương. Vì sao mình có tâm tham? Bởi khi có cảm giác như ý thì mình thích. Tại sao mình có tâm sân? Vì khi có chuyện trái ý nghịch lòng thì khởi lên tâm sân. Một hành giả đúng mức khi thấy mọi sự diễn ra như vậy đừng thêm bớt gì hết, đừng để mình chìm sâu trong cái tưởng. Người không chìm sâu trong tưởng thì mới tự chủ trong thọ, trong cảm giác. Người sống để cái tưởng làm chủ thì không làm chủ được trong đời sống cảm thọ. Có một vị sư kia, ngẫu nhiên trong bữa cơm, không hiểu sao vị trí của vị này luôn luôn là một cái chén mẻ. Nếu không để ý thì không sao, còn nếu cứ để ý thì nghĩ là người dọn cơm có ác ý. Vấn đề ở chỗ là mình để ý, mình coi chuyện đó là quan trọng thì cái chén mẻ đó thành ra nỗi buồn của mình, nhưng nếu mình không để ý thì nó chẳng là gì hết. Nếu dùng cái tưởng nhiều quá thì cái thọ nảy sinh vấn đề. Tu chính là đừng để cho cái tưởng làm chủ. Tu cũng cũng chính là làm chủ cái thọ. Khi chưa biết đạo, cái làm cho ta vui toàn là chuyện tào lao, khi biết đạo rồi, cái tào lao làm cho vui thì ta không có vui, vậy là tu cái thọ. Khi chưa biết đạo, có nhiều chuyện làm ta bực mình, nhưng khi biết đạo rồi thì chuyện bực mình không giống như ngày xưa nữa. Ngày xưa ai chửi tôi, tôi chịu không được, bây giờ thì ok. Ngày xưa tôi nhịn đói không được, nhưng bây giờ, chuyện đói lạnh cũng ok. Nghĩa là mình đang làm chủ cảm thọ của mình. Với người đời, có những chuyện họ rất thích, nhưng với người tu, chuyện đó không nên, mình không tiếp tục thích nữa, như vậy là đang tu cái thọ. Nếu định nghĩa tu là tu cái xúc cũng được. Ngày xưa mắt mình muốn nhìn gì thì cứ nhìn, tai muốn nghe gì thì cứ nghe, chân muốn đi đâu thì cứ đi, bây giờ thì không; hạn chế tối đa. Vậy là tu xúc. Ngày xưa cái gì làm cho mình vui thì mình bất kể trời đất, hôm nay thì mình phải chọn lựa lại. Không phải bất cứ trò vui nào cũng tham gia được. Phải là cái gì được phép, hợp pháp, vô tội, có lợi. Có những nơi chốn mà tu sĩ không được đặt chân vào. Tôi là một con mọt sách. Tôi đi Miến Điện, Thái Lan, VN hay Thụy Sĩ, Đức, ở đâu tôi cũng hỏi thăm tiệm sách trước cái đã. Bên Thái Lan ngoài chuyện mua sách, có hai món tôi thích đi tìm. Bên đó có nhiều tượng Phật đẹp lắm. Thứ hai là có vài món mà ở Mỹ tôi dám mua nhưng ở Thái thì không dám, đó như những món bằng lụa, tôi muốn mua làm quà cho vài người ơn nghĩa. Xui cho họ, tôi đang đứng ở xứ kinh đô của lụa mà không dám bước vào.
Nếu nói rằng, hành tinh này, thế giới này, vũ trụ này, và vô lượng vũ trụ khác là cảnh giới của cảm thọ thì hoàn toàn không sai. Niềm vui nỗi buồn ở cõi Dục không giống như ở cõi Phạm thiên. Ở cõi Phạm thiên họ không có tâm sân, chỉ có niềm vui. Cái vui ở đó không có liên hệ đến năm dục như ở cõi Dục giới. Điều đó có nghĩa rằng, chỉ riêng cảm thọ thôi đã là cả vấn đề rất lớn. Một người có giáo dục không có niềm vui bệnh hoạn, còn người không được giáo dưỡng thì họ không từ nan bất cứ niềm vui nào miễn là họ thấy thích. Vì vậy, có những niềm vui của người cư sĩ mà một vị xuất gia không nên bắt chước hay để tâm kiếm tìm.
3. Thế giới này là thế giới của thức
Đức Phật dạy rằng: Con chim có điều kiện thì bay về trời, con cá có điều kiện thì nhảy xuống nước, chồn cáo có điều kiện sẽ trốn về hang, con rắn có điều kiện thì chui xuống đất. Cũng vậy, 6 căn của một người không tu tập luôn có khuynh hướng đi tìm 6 cảnh. Dù là anh em cùng một nhà nhưng sở thích khác nhau. Có người tìm niềm vui qua con mắt. Có người tìm niềm vui qua những gì họ nghe được. Có người tìm niềm vui qua những gì họ ngửi. Có người coi nặng hình thức, trang phục quần là áo lụa, đồng hồ, mắt kính, nước hoa đắt tiền. Nước hoa cả ngàn đô la họ vẫn mua, những chai nước hoa đắt tiền mạ vàng cẩn hột trên nắp. Có người có mê âm nhạc, đầu tư cho những cặp loa rất đắt tiền, cho những đĩa nhạc. Có người mê ẩm thực, ghiền ăn và nơi nào có món ăn ngon là tìm đến. Có cô Phật tử bên Mỹ, cô ấy ở nhà lớn hay nhà nhỏ không thành vấn đề, xe tốt hay xe xấu không thành vấn đề, nhưng thành phố này có nhà hàng nào đó ngon lành, ngon miệng ra đời mà cô không biết tới, thì đó là vấn đề. Có người nặng về xúc, giường nằm phải êm ái, áo quần phải mịn màng họ mới chịu. Có người thích thiền định, trầm tư mặc tưởng. Thế giới này là thế giới của 6 thức là vậy đó. Có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mắt, có người muốn nhìn thế giới này qua cửa mũi, cửa tai, cửa lưỡi, cửa thân, cửa ý.
4. Thế giới này là thế giới của hành
Thế nào là thế giới của hành? Chỗ này tôi nói sơ qua cho những người có học A tỳ đàm. Trong 50 tâm sở hành uẩn có thiện có ác. Trong tâm của một vị A-la-hán, cái thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn giống hệt của mình, nhưng hành uẩn thì khác mình. Hành uẩn là yếu tố thiện ác trong tâm thức một người. Quí vị nấu ăn thì biết, có những thứ mình bỏ vô, nó không can dự vào mùi vị của món ăn, nhưng có những thứ thật sự tạo ra mùi vị đặc biệt. Trong một viên thuốc tây, chất trị bệnh không nhiều, nhưng tinh bột để làm nên viên thuốc thì nhiều. Trong một dĩa cơm thì thức ăn không nhiều bằng cơm. Trong tâm thức của mình có 4 danh uẩn: thọ, tưởng, hành, thức. Trong đó thọ, tưởng và thức không mang yếu tố quyết định phàm, thánh, thiện, ác. Cái danh uẩn đảm nhiệm vai trò yếu tố quyết định cho thiện ác phàm thánh ở một sát na tâm chính là hành uẩn. Ở tâm thức của một phàm phu có 14 tâm sở bất thiện tùy lúc mà có cái nào. Trong một tâm thiện cũng vậy, 25 tâm sở tịnh hảo cũng tùy lúc mà có cái nào. Riêng trong tâm của một vị A-la-hán thì không phải như vậy, không có tâm bất thiện đã đành rồi mà các tâm sở xuất hiện trong tâm của các ngài cũng không phải là tâm sở thiện mà là những tâm sở mang tính cách duy tác. Trong tâm vị A-la-hán cũng có tâm sở tư nhưng nó không tạo nghiệp. Trong tâm vị A-la-hán vẫn có phần, vẫn có vô lượng phần; vẫn có tín, niệm, tàm, quý, vô tham, vô sân y chang như tâm đại thiện của phàm phu, gọi là thánh hữu học, nhưng những cái này như hạt thóc bị luộc không để lại di hậu, hay kết quả. Hành uẩn là một thành tố tâm lý của chúng sinh mà chính cái này quyết định tâm thiện hay là ác.
Nói thế giới này là thế giới của tưởng uẩn, là thế giới của thọ uẩn, là thế giới của thức uẩn, hay là thế giới của hành uẩn đều đúng hết. Nói rằng thế giới này là thế giới của thọ uẩn thì ta cũng phải nhớ rằng luôn luôn có sự can thiệp của hành uẩn. Nói rằng thế giới này là thế giới của tưởng uẩn thì chúng ta cũng đừng quên rằng nó luôn có sự can thiệp của hành uẩn. Nói rằng thế giới này là thế giới của thức uẩn thì ta cũng luôn luôn phải nhớ rằng có sự can thiệp của hành uẩn. Tu tập là tưởng cũng tu được, thọ cũng tu được, thức cũng tu được.
Thế nào là tu thức? Nếu tôi không phải là nhà sư, tôi không phải là Phật tử, tôi muốn nhìn gì thì tôi nhìn. Nhưng tôi là nhà sư, là Phật tử, là người tin Phật, là hành giả, nên tôi hạn chế chuyện nhìn. Tôi sống trong thiền viện, trong chùa, hay trong nhà với vợ chồng con cái, tôi hạn chế tối đa chuyện lui tới để nghe, để nhìn những thứ tôi cho rằng không thực sự cần thiết cho đời sống chánh niệm của tôi. Như vậy là tôi đang tu với 6 thức. Ngay trong lúc đó cũng là lúc tôi đang tu với 6 thọ. Có những niềm vui tôi không muốn có nữa, vì nó là con đường dẫn đến đọa lạc, cũng như có những nỗi buồn giờ tôi không còn bận tâm nữa. Hạn chế tối đa những gì không thực sự cần thiết trong đời sống, đó là đang tu thọ, đang tu tưởng, đang tu thức.
Nội dung bài kinh này, Đức Phật dạy rằng: Con đường đi đến giải thoát là hành trình giải quyết dứt điểm tứ danh uẩn là như vậy. Quí vị nào không hiểu thì có thể hỏi thêm, đếm tới 3 không hỏi thì tôi đi. Bây giờ là 8 giờ, tôi chỉ còn có một ít thời gian là phải đi đến chỗ người ta cắt cây. Ở cái xứ này, muốn bỏ cây phải thuê người ta đem xe tới chở đi quăng. Một chỗ kiếm củi đốt không có, một chỗ muốn bỏ cây phải trả tiền, đúng là thế giới của cảm thọ. Xin chào đại chúng.

SGN

/ TK Giác Nguyên giảng

/ Nhị Tường ghi chép
/ Nội dung chưa hiệu đính. Giảng sư không chịu trách nhiệm nội dung văn bản ghi chép này.
CÓ ĐẤT THÌ MỚI CẤT NHÀ ĐƯỢC 
🌺HỎI: Con có một thắc mắc : Bây giờ có nhiều người giỏi, nhiều người giàu rồi thì chư Phật cứu người nghèo, người thiếu, người dốt chứ cứu chi người giàu, người giỏi ạ ?
👤ĐÁP: Đó là lý luận một chiều. Cô phải có đất thì tôi mới giúp cô cất nhà được. Nếu cô không có đất thì cất nhà ở đâu? Vật chất thì có thể nói như vậy được nhưng về tinh thần thì không phải vậy. Về tinh thần mình phải có “chủng tử” thì mới giúp được.
-Ví dụ 1 : Cô vừa rủ 3 người đi shopping, cần gì mua nấy mà cách đây 15 phút chính mắt tôi thấy cô mua cho 2 cô kia mỗi cô một đôi giày mà tại sao cô không mua cho tôi?  -Tại vì tôi cụt chân.
(Sư) : Vậy tôi hỏi cô tại sao cô mua cho 2 người không tật nguyền mà cô không mua cho người tật nguyền này ?
(PT) : Vì không có chân thì lấy gì mà mua.
(Sư) : Vừa rồi cô nói… giúp cho người nghèo, người thiếu. Cho nên tùy mình phải biết họ thiếu cái gì và thiếu cỡ nào? Nếu cụt chân thì làm sao mình mua giày cho họ.
-Ví dụ 2 : Từ xưa tới giờ không ai mua keo xịt tóc cho tôi cả! Tại sao vậy ?  - Vì tôi không có tóc. Cho nên ai muốn giúp mình thì họ cũng phải coi mình có cái background gì thì họ mới giúp được.
Đạo giải thoát là y chang như vậy. Muốn giúp cho họ giải thoát thì mình phải coi họ có căn hay không. Nếu họ không có căn thì giảng tới tết cái đầu của họ cũng cứ “đơ“ ra đó. Và nên nhớ thế này : Chư Phật không có vụ hà hơi tiếp sức, không có độ cho người “không muốn tu”. Bằng chứng là nếu chư Phật có thể độ người không muốn tu thì hôm nay mình lên toà sen ngồi rồi. Có nhiều người nói Phật là vô biên, cầu thì Ngài sẽ giúp, họ tưởng nói như vậy là họ khen Phật hay sao? Nhưng thật ra đó là họ phỉ báng Phật. 
Nếu nói Phật có thể độ mọi người thì tại sao thời Phật còn sống ; chó, heo, mèo, vịt nó đầy ra đó tại sao Phật không dùng phép biến nó thành tiên hết?  Nên nhớ, lúc Phật còn, thì địa ngục vẫn tồn tại và có rất nhiều người ở dưới đó.
Đệ nhất thần thông bên tăng là ngài Mục Kiền Liên, dời non lấp biển giống như cái búng tay, vậy mà trớ trêu thay ngài cũng bị nạn bầm nát như tương hột. Đệ nhất bên ni là Liên Hoa Sắc cũng bị cưỡng hiếp. Cho nên tôi ghét nhất cái vụ cầu an cầu siêu. Cái đó là do mình chế ra. Trong kinh tôi đố các vị tìm được bài kinh nào, mà Phật và các vị thánh tăng đứng kế bên cái xác lạnh ngắt, rồi cầu nguyện cho cái xác đó đi lên cõi này cõi kia. -Chuyện đó không bao giờ có. “Đã đi mất biền biệt sơn khê rồi , thì…cố nhân ơi bao giờ mới về” (cười) ! Cho nên không có chuyện “chú nguyện, thím nguyện” gì cả,. chuyện đó không bao giờ có.
Cầu an là người bị trọng bệnh, mình tới nói pháp cho họ nghe, an ủi cho họ đừng sợ, đừng buồn, để họ ổn định tâm lý. Còn tụng cho hết đau, hết bệnh mà nếu có chuyện đó thì Phật pháp khác nhiều lắm. Sanh, già, đau, chết, ...là gì ??? Cứ đè ra mà tụng cầu an cầu siêu là xong hay sao ???
🔑Sư TOẠI KHANH
Tiềm miên
Anusayā ca me samugghātaṃ gacchissanti
samugghātaṃ gacchissanti có nghĩa là chặt đứt, cắt đứt, đốn tận gốc. Anusaya đây là phiền não.
Phiền não là sao? Phiền não có 3:
(1) Vitikkamakilesa: là phiền não bộc phát qua thân, khẩu ai nhìn cũng thấy.
(2) Pariyutthanakilesa: là phiền não trong dạng ý nghiệp, chỉ đương sự và người có thần thông mới biết. Thí dụ bây giờ tôi đang bực mình thì chỉ trời biết. Tôi đang nhăn răng tôi cười nè nhưng mà trong bụng tôi đang nổi điên lên, thì lúc đó chính tôi tôi biết, tôi bết tôi đang sân và cái người có thần thông cũng biết là tôi đang sân, đang bực mình. Hoặc tôi cũng y áo trang nghiêm thế này nhưng mà tôi nhìn một cái gì đó tôi thích, thì người ta đâu biết tôi đang thích cái gì, họ thấy y áo trang nghiêm, mắt lim dim lim dim thế này, thì lúc đó chính tôi, tôi là đương sự tôi biết mình đang sống bằng phiền não và người có thần thông họ nhìn vô, họ biết cái ông này đang phiền não.
(3) Nhưng mà cái phiền não thứ ba mới mệt. Phiền não thứ ba này là Anusayākilesa, tức là phiền não trong cái dạng tiềm tàng khi ngộ sự mới xuất hiện, mới lộ diện.
Phiền não thứ nhứt là phiền não bộc phát qua thân, khẩu, ai nhìn vô cũng thấy; như thấy tôi đang sát sanh, tôi đang chửi bới, tôi đang đâm chém, v v ... cái phiền não đó ai nhìn cũng thấy. Phiền não thứ hai chỉ có trong tâm tôi, chỉ có một mình tôi và người có thần thông họ biết thôi. Phiền não thứ ba là dạng tiềm tàng. Tức là chỉ khi nào ngộ sự nó mới lộ diện.
Mình thấy một người đi chùa mặc áo dài thướt tha, nhu mì. "Trời ơi, mặt nó hiền từ." Nó lim dim, nó chắp tay, nó ngoan hiền, nó đi thướt tha, chánh niệm, từ tâm tràn đầy. Nhưng chỉ cần nó liếc mắt lên mà nó thấy một người khác đi chung với chồng nó là rồi. Là nó xăn tay áo lên, là nó cầm guốc nó xử người ta liền. Thí dụ như vậy. Hoặc là một người mình thấy trí thức như vậy, kiếng cận như vậy, ăn nói nhỏ nhẹ như vậy, mà chỉ cần một cái quyền lợi hay cái danh dự, cái sĩ diện của họ mà bị tấn công, bị chà đạp là họ cũng nổi cơn lên liền. Bằng cấp bác sĩ, kỹ sư cỡ nào đi nữa tới lúc đó là tự nhiên nó quên sạch hết. Đấy, mà trong khi trước đó thì không có gì hết. Thì cái lúc mà không có gì hết, lúc đó phiền não của họ trong cái dạng "Anusayā", gọi là phiền não tiềm tàng.

SGN
BỘC LƯU (Oghataranasutta)
Vào một ngày kia có vị thiên nhân xuống đảnh lễ Đức Phật và hỏi Ngài một câu: “Làm sao ngài vượt thoát bộc lưu?”. Hiểu theo ngôn ngữ thời nay là “bằng cách nào ngài chấm dứt phiền não, bằng cách nào ngài chấm dứt sanh tử?”.
[1] Bộc lưu
Bộc lưu có thể hiểu theo hai nghĩa: Bộc lưu là ‘ogha’, là dòng nước lớn dòng nước mạnh (cuồng lưu, bộc lưu, bạo lưu). Phiền não của mình, có thể gọi là “bốn dòng bộc lưu” hoặc bốn dòng bạo lưu, cuồng lưu cuốn phăng hết mọi thứ. Dòng sanh tử là một dòng chảy. Danh sắc cũng vô thường biến dịch như một dòng chảy. Trong Duy thức có một câu là: “Hằng chuyển như bộc lưu”, là để chỉ cho tình trạng biến dịch không ngừng của danh sắc, của 5 uẩn. Như vậy ‘bộc lưu’ chỉ cho sanh tử luân hồi, phiền não, dòng chảy liên tục của danh sắc của 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới.
Lâu nay mình là người VN mình thường niệm là “Mô Phật”, Nam Tông niệm “Namo Buddhaya” (Con xin đảnh lễ Đức Phật), nhưng trong chú giải Aṭṭhakathā có một câu niệm rất là hay, không có niệm “Namo Buddhaya” mà là “Namo Buddhanam” (Con xin đảnh lễ Chư Phật). Đó là sớ giải Kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasādaniya) trong Trường Bộ Kinh.
Đức Phật biết rõ rằng vị Trời này từng gặp Đức Phật Ca Diếp và có lòng kiêu ngạo rất lớn, đến hỏi Ngài theo kiểu “dân nhà nghề” nên Ngài cũng trả lời theo cách đặc biệt. Ngài dạy rằng: “Ta vượt khỏi phiền não, ta vượt khỏi sanh tử (vượt khỏi bộc lưu) bằng cách rất riêng, ta không phải bước tới, mà cũng không đứng lại”.
Thông thường, nói tu hành nghĩa là mình có mặt trên một con đường; hành đạo là đi theo một phương pháp; sống đời là đang có mặt trên một hành trình. Sống đời hay hành đạo có nghĩa là đang có mặt trên một cuộc hành trình dù là đường bộ hay đường thủy. “Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền”. Đi trên bờ phải đi bằng ngựa, đi dưới nước phải đi bằng thuyền. Sau khi nghe Đức Phật nói “ta có mặt trên con đường đó nhưng ta có mặt theo cách của ta, ta không bước tới mà ta cũng không đứng yên”, vị thiên nhân ấy lập tức chứng quả Tu-đà-hoàn. Đó là do vị này có túc duyên từ đời trước.
Sẵn đây xin nói qua chữ ‘Túc’. ‘Túc’ có ba nghĩa: (1) ở nhờ qua đêm (tá túc), (2) đầy đủ (thọ cụ túc giới), (3) đời xưa (túc duyên).
“Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?
- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi dạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.”
Bước tới thì bị trôi dạt đứng yên thì bị chìm xuống. Theo chú giải:
Sự có mặt của phiền não là trôi dạt. Sự có mặt của pháp hành là chìm xuống. Sự có mặt của tham ái và tà kiến (taṇhādiṭṭhī ) là trôi dạt. Sự có mặt của các phiền não còn lại (avasesakilesā) là chìm xuống. Sự có mặt của thường kiến (Sassatadiṭṭhi) là trôi dạt. Sự có mặt của đoạn kiến (ucchedadiṭṭhi) là chìm xuống.
Thái độ sống tiêu cực (Olīyanā) là trôi dạt. Thái độ sống quá khích (atidhāvanā) là chìm xuống. Những thái độ sống này đều có vấn đề. Không biết đi đâu làm gì, tìm ai, gặp ai; hoặc có trường hợp quá lăng xăng, cũng không tốt. “Thái độ sống cũng là thái độ hành đạo”
Hôn thụy là trôi dạt. Trạo hối là chìm xuống
Lợi dưỡng là trôi dạt. Khổ hạnh là chìm xuống
Ác pháp (ākusalā) là trôi dạt. Thiện hiệp thế (lokiyakusula) là chìm xuống.
[2] Vô minh - Hành
I. Bốn vô minh
Có 4 thứ vô minh:
1. Không biết mọi hiện hữu là khổ là: vô minh trong khổ đế
2. Không biết 6 ái là nhân sanh khổ đế: vô minh trong tập đế
3. Không biết rằng có một cứu cánh vắng mặt hoàn toàn cả khổ và tập đế: vô minh trong diệt đế
4. Không biết rằng Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Diệt Đế: Vô minh trong đạo đế
Người có 4 vô minh này (tất cả chúng ta, kẻ đang nghe và người đang nói đều có đủ 4 vô minh này hết), dứt khoát chọn một trong ba con đường sau đây để đi:
II. Ba hành
1. Phi phúc hành: khổ quá, sống trong bất thiện. Mượn tham, mượn sân, mượn si để làm các điều bất thiện. Ví dụ đói quá đi câu cá, đói quá đi ăn cướp, lừa đảo… Người sống bất thiện trốn khổ tìm vui gọi là người sống theo con đường Phi phúc hành
2. Phúc hành: Khổ quá nhưng nhờ có trí tuệ nên không làm việc bất thiện, mà làm thiện. Làm thiện thấp là bố thí, trì giới, hồi hướng, phục vụ. Cao hơn một chút là đắc được sơ, nhị, tam, tứ, thiền. Trường hợp này gọi là đi theo con đường phúc hành, tức con đường thiện là thiện Dục và thiện Sắc Giới. Rồi có một số ít người cũng có 4 vô minh này nhưng có trình độ. Trình độ ở đây là gồm 4 điều: (1) Thân cận hiền trí, (2) Phước xưa sẵn dành, (3) Có dịp học hỏi lắng nghe, (4) Hành trì theo điều học hỏi lắng nghe. Bốn điều này cho phép họ đời này được ly dục. Ly dục cấp thấp thì chứng được thiền Sắc. Ly dục cấp cao thì đắc được thiền Vô Sắc.
3. Bất động hành: Tu tập chứng được các tầng thiền Vô Sắc Giới, gọi là hành trình bất động hành.
Chỉ có người biết Phật pháp mới đi con đường ngoài ba nẻo đó. Người kiến văn hiểu biết, người biết đạo, trầm tư chín chắn, sẽ không thích thú trong việc đầu tư trong các cõi dục sắc và vô sắc. Một người không biết đạo thì chìm sâu vào con đường tội lỗi hoặc tạo được phước để sanh vào các cõi nhân thiên, ngũ uẩn. Riêng hạng cao nhất cũng có vô minh trong Bốn Đế nhưng có trình độ ly dục cao nhất sanh thì về cõi trời Vô Sắc. Dầu cõi Dục, Sắc hay Vô Sắc thì vẫn là tam giới như hỏa trạch, như ngôi nhà đang cháy. Hiểu được vô minh trong Tứ Đế dẫn đến ba hành thì mới hiểu được bài kinh Bộc Lưu này.
Nội dung bài kinh này là vị Trời hỏi Đức Phật bằng cách nào Ngài vượt được bộc lưu sanh tử, bộc lưu phiền não. Đức Phật biết đây là một người hiền trí nên Ngài đã trả lời theo cách vị này muốn: Ta đã vượt khỏi bộc lưu phiền não, ta đã vượt khỏi bộc lưu sanh tử bằng con đường rất là riêng, đó là ta đi trên đường mà ta không thèm bước tới ta cũng không thèm đứng yên; vì bước tới là trôi dạt và đứng yên là chìm xuống.
Ở đây các vị A-la-hán giải thích cho chúng ta, thế nào là trôi dạt và thế nào là chìm xuống. Trong hành trình tu chứng của Đức Phật, Ngài không bị chìm trong lợi dưỡng và khổ hạnh. Ngay trong thời pháp đầu tiên, bài kinh Chuyển Pháp Luân, Đức Phật đã xác nhận: Này các tỳ kheo, có hai con đường cực đoan mà người xuất gia cần phải tránh: một là lợi dưỡng, hai là khổ hạnh. Ở đây ta thuyết giảng con đường Trung Đạo gồm có Bát Chánh Đạo… Ngay thông điệp đầu tiên Đức Phật gởi đến nhân thiên, theo kinh nói, có đến 18 triệu vị Phạm thiên đã chứng quả trong lúc Ngài giảng bài kinh Chuyển Pháp Luân.
Trong bài kinh Vượt Bộc Lưu này Ngài cũng xác định Ngài là người đã lìa bỏ cả thường kiến và đoạn kiến. Tôi nhớ cách đây không lâu, trong một bài viết ngắn tôi có nhắc đến điểm này: Hiểu được vạn hữu do duyên mà có thì bỏ được đoạn kiến. Hiểu được vạn hữu do duyên mà diệt thì bỏ được thường kiến. Ai bỏ được cả hai thì người đó có được chánh kiến. Chánh kiến là bước đầu tiên của Bát chánh đạo. Đầu tiên ở đây nghĩa là cái được kể đầu tiên trong Bát Chánh Đạo. Chánh kiến là gì? Trí hiểu tam tướng và trí hiểu luật nhân quả gọi chung là chánh kiến.
Ác pháp (ākusalā) là trôi dạt; thiện hiệp thế (lokiyakusula) là chìm xuống nghĩa là sao? Do vô minh trong tam tướng nên cứ tưởng ở đây khổ chạy lại kia hết khổ. Sợ cái khổ này quá, lại đi đầu tư cái khổ khác. Ví dụ như tôi cô đơn quá tôi đi tìm một mối tình. Người ta bỏ tôi đi, tôi thất tình, thế là tôi tìm đến người khác… gọi là tránh ô mồ gặp ô mã, tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa. Hoặc, tôi ham tiền quá, tôi làm ăn bị chúng gạt, buồn quá, tôi đi uống rượu, bị đụng xe, nằm một chỗ. Mình tưởng người như vậy là ngu, nhưng thật ra không có ai là phàm phu mà không ngu hết, cứ đi trốn cái khổ này bằng cái khổ khác. Anh thứ nhất hèn nhất, trốn khổ bằng sát sanh trộm cướp, đầu tư tham sân si đến sa đọa. Anh thứ hai sang hơn một chút, trốn khổ bằng cách làm lành để sanh vào cõi Dục Thiên hay Phạm thiên Hữu Sắc. Anh thứ ba trốn khổ bằng cách chứng đắc các tầng thiền Vô Sắc. Nhưng Phạm thiên Vô Sắc sống lâu cho lắm rồi 84 ngàn đại kiếp ở cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng cũng sanh trở lại kiếp trầm luân mà thôi. Tất cả chúng ta ngồi đây cũng như tất cả những chúng sinh chúng ta nhìn thấy như con ong cái kiến…không một loài nào, cá nhân cá thể nào mà chưa từng đặt chân lên cõi Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Trong dòng sinh tử luân hồi thì chỗ nào mình cũng từng ghé qua. Chỉ có một chỗ mình chưa tới thôi, đó là cõi Ngũ Tịnh Cư dành cho các vị A-na-hàm, mình vô đó rồi thì không ra nữa mà đi luôn. Cõi địa ngục dành cho những người đoạn kiến bất trị, thì từng người từng người trong tất cả chúng ta ở đây, cũng đã từng vào ra trong đó như hoàng tử vào cung. Vì mình luân hồi lâu quá, dài quá nên mình không tin. Chỗ nào mình cũng từng vào. Khổ nỗi, bạn lành thì ít mà bạn ác thì nhiều. Vì vậy, đã xuống rồi thì cơ hội quay trở về đường cũ, cõi Phạm thiên bị mất lối. “Tùng thiện như đăng tùng ác như băng” (làm thiện khó như leo núi, làm ác dễ như trượt tuyết).
Tại sao khi bước ra đường mình thấy cảnh khổ nhiều hơn cảnh vui, người giàu ít hơn người nghèo, người đẹp ít hơn người xấu, người khỏe ít hơn người bệnh, người có vấn đề về gia đạo luôn luôn nhiều hơn người bách niên hạnh phúc trăm năm hảo hợp? Vì sao nhìn đâu cũng cảnh khổ? Chỉ vì một ngày mỗi chúng sinh tâm thiện ít hơn tâm bất thiện. Ngay trong đời này đã vậy nói chi trong vô số kiếp quá khứ. Tâm bất thiện nhiều thì làm sao niềm vui nhiều hơn nỗi buồn được. Ác nhiều thì khổ phải nhiều. Đó là lý do vì sao chúng ta gọi đời này là bể khổ.
Có những cảnh giới người ta không có cơ hội để nhìn thấy những nỗi khổ. Ở cảnh Dục thì cơ hội nhìn thấy những nỗi khổ rất nhiều, bởi vì đây là một cảnh giới có những môi trường để tất cả ác nghiệp nảy sinh. Cõi trời như khói như sương thì làm gì có bịnh, làm gì có tai nạn. Như mình ở đây, chỉ riêng bịnh ngoài da thôi, cứ vào bệnh viện da liễu mà nhìn là hết muốn tái sinh. Vô viện Ung Bướu thì càng lạnh xương sống nữa. Ai muốn tu hành tinh tấn, cứ vô bệnh viện đảo một vòng, hoặc vô nhà xác, nghĩa trang, đảo một vòng là về đổi tánh liền. Còn vô chùa nghe pháp, gặp gỡ tăng chúng trong tình trạng vui vẻ thì không thấm được đời là khổ đâu.
Bài kinh này rất sâu, phủ nhận toàn bộ: lợi dưỡng là không chấp nhận được, khổ hạnh cũng không chấp nhận được, thường kiến đoạn kiến không chấp nhận được. Và cuối cùng, một phủ nhận mang tính toàn triệt, quyết định tuyệt đối, đó là, tất cả ác pháp phải bỏ đã đành mà tất cả thiện pháp hiệp thế cũng phải bỏ luôn. Thiện hiệp thế ở đây bao gồm: thiện Dục Giới, thiện Sắc Giới và thiện Vô Sắc Giới. ‘Bỏ’ ở đây không có nghĩa là không làm, mà làm trong một ý thức rất rõ rằng đây chỉ là phương tiện. Có câu này: Đồng tiền là một ông chủ tồi nhưng là một nô lệ tốt. Nghĩa là nếu mình coi đồng tiền là tất cả thì tệ lắm. Người thờ tiền thì chơi không vô. Người nào coi tiền là phương tiện sống, là món đồ để sinh hoạt, thì đó là người rất dễ thương. Thiện pháp cũng vậy, nếu coi thiện pháp là phương tiện để dẫn đến phước báu ba-la-mật thì ok; nhưng nếu làm lành làm phước với tâm nguyện cầu được sinh về nơi này chốn nọ thì đó là ta đang đầu tư vào cái khổ - tức ba hành.
Quí vị có biết tại sao mình ăn ngon? Trong kinh nói rõ lắm. Có những người quán tưởng rằng món ăn này vốn không dơ nhưng cơ thể mình bất tịnh nên chỉ chạm vào cơ thể bất tịnh của mình, dính tí nước bọt thì đã dơ rồi. Nói gì là nó đã đi qua đường ruột đường bài tiết. Người hạ căn nghĩ như vậy thì mới ly tham trong chuyện ăn uống. Bậc thượng căn thì nghĩ mình ăn ngon là do nghiệp dục giới mình đã sanh vào thân người, không ăn thì sẽ chết. Con cú thích ăn thịt chuột, con cá thích ăn rong, con nai thích ăn cỏ, con người thích ăn lung tung. Như vậy cái ngon ở đây chỉ là một thứ nhu cầu rất là sinh học, rất là khoa học và thuần túy mang tính kỹ thuật mà thôi. Chúng ta thấy ngon vì nghiệp đẩy mình làm thân người, hễ mang thân người thì có nhu cầu ăn uống. Nếu ăn không thấy ngon làm sao nuốt được. Do nghiệp khiến cho mình đói, thèm ăn. Đến giờ thì cơ thể cần thêm dưỡng tố để sống. Ăn chỉ là chuyện trả bài mà thôi, ăn để sống để tiếp tục trả nợ đời trăm năm, trả nợ kiếp người. Hiểu như vậy mới thấy ăn là một thứ cực hình chớ không phải là một thứ khoái lạc để mình hưởng thụ.
Có người thấy rằng, được sống trong nhung lụa, sống trong điều kiện mình muốn là hạnh phúc; phải bị sống trong điều kiện bất toại thì đó là đau khổ. Nhưng có hạng người đặc biệt, họ thấy rằng, hễ có mặt trên đời này là một gánh nặng. Vì vậy, trong bài kệ này Đức Phật dạy một câu “bước tới là trôi dạt, đứng lại là chìm xuống”. Lời giải thích của vị A-la-hán: Ác pháp là trôi dạt, thiện hiệp thế là chìm xuống, nghĩa là hễ còn mang thân người trong điều kiện sống như thế nào đi nữa thì cũng là khổ. Tám chục tuổi rồi thì dù ông cụ ăn mày hay giáo hoàng cũng phải đi đứng khó khăn; cơ thể không còn nghe lời mình nữa dù đó là cư sĩ hay hòa thượng, dù có mười lăm bằng tiến sĩ hay không biết đọc biết viết. Voltaire có nói: Nếu muốn khóc thì hãy khóc khi một đứa bé chào đời chứ đừng khóc khi một ông già nằm xuống. Đó là một câu nói rất là thông minh. Điều đáng trách là biết đời là khổ sao còn chui ra làm gì.
[3] Tam Tướng
Người hiểu lời Phật thì biết rằng, có mặt trong điều kiện hoàn cảnh môi trường nào cũng đều khổ, vì ít nhất ba lý do:
III. Tam tướng
1. Vô thường. Cái gì cũng vô thường
2. Khổ: Là cái gì đó bị thúc đẩy (giống như áp suất) dầu muốn dầu không cũng bị đẩy về phía trước.
Dukha: Khổ. Kham không nổi (Du: xấu, khó chịu, Kha: sự chịu đựng). Chữ “kham” trong tiếng Việt hiểu như thế nào thì đúng là chữ “kha” này.
Dầu muốn dầu không mọi thứ luôn luôn bị đẩy về phía trước. Dầu muốn dầu không thì nhân thiện cho quả vui, nhân ác cho quả khổ. Dầu muốn dầu không thì quạ phải đen, cò phải trắng. Dầu muốn dầu không thì ngày vẫn trôi qua, xuân hạ thu đông vẫn xảy đến. Dầu muốn dầu không thì các pháp cứ theo duyên diễn ra. Đó gọi là khổ, mình không cưỡng lại được.
3. Vô ngã: mọi thứ do duyên, không do bàn tay nào hết.
IV. Ba khổ
Có 3 cái khổ:
1/ Sự có mặt của khổ là khổ khổ (dukkha dukkha)
2/ Sự vắng mặt của hạnh phúc là hoại khổ (vipariṇāma dukkha)
3/ Tất cả mọi hiện hữu ở đời là hành khổ (abhisaṅkhāra dukkha)
Người đời không biết đạo, chỉ hiểu khổ theo nghĩa thứ nhất, những gì khó chịu thuộc thân tâm. Cái khổ này chỉ là một phần ba cái khổ trong đạo Phật. Buổi trưa trời nóng quá, nóng là khổ khổ. Mở quạt mát mẻ bỗng bị cúp điện là hoại khổ. Sự có mặt của mình ở xứ nhiệt đới là hành khổ. Sự nóng nực ở đó là khổ khổ. Xa nhau là khổ khổ. Gặp rồi chia tay là hoại khổ. Sự quen biết giữa hai người là hành khổ.
Nói cách khác, sống trong tam giới này mà ở điều kiện bất toại gọi là khổ khổ. Được cái gì đó mà mất đi là hoại khổ. Sự có mặt trong tam giới này chính là hành khổ. Hành ở đây chính là pháp hành, nghĩa là các pháp do điều kiện mà có, do điều kiện mà diệt. Hễ có sanh phải có diệt, bản thân sự lệ thuộc nhân, duyên để sanh diệt là khổ. Một người học đạo phải biết, dù có sanh về cõi nào đi nữa, sống lâu bao nhiêu đi nữa, cũng có lúc lìa bỏ nó mà đi. Niềm vui nỗi buồn ở cõi này, qua cõi khác, với môi trường điều kiện khác, nhìn lại nó không bằng nhận thức cũ nữa, như vậy nên hạnh phúc hay nỗi buồn đó chỉ là đồ giả. Ví dụ có người nhìn thấy mâm cỗ ê hề thì ngán nhưng nhìn dĩa rau luộc thì thích, có người thì ngược lại. Có người thấy sống quạnh hiu là cực hình, nhưng có người thấy có thêm người thứ hai thì đó là cực hình. Có người thấy hoa hòe hoa sói thì thích, có người thấy diêm dúa thì sợ. Như vậy, hạnh phúc là vô thường, chỉ là giá trị ước lệ, biến kế sở chấp, thi thiết giả định mà thôi. Cùng một món ăn, lúc mình no, nhìn thấy khác, đói nhìn thấy khác. Cùng món ăn đó mà dọn chỗ dơ dáy mình ăn không được, dọn chỗ mâm cao cỗ đầy sạch sẽ, thì mình ăn được. Nói như vậy để thấy rằng những gì trong đời sống mình thấy là hay là dở, là ngon là không ngon, là vui là buồn là lệ thuộc vô số nhân duyên. Chính vì vậy ở đây Đức Phật dạy rằng, ác pháp Ngài bỏ đã đành mà đến cả thiện hiệp thế Ngài cũng bỏ là vì cả hai thứ này đều là những chất xúc tác dẫn đến sự có mặt trong ba cõi.
Tôi nói điều này sẽ làm phiền lòng không dưới 95% những người thờ Phật; nhưng tôi không thể không nói. Đó là, miệng mình nói mình tin Phật, miệng mình nói là mình cầu giải thoát, nhưng theo chỗ tôi nhận xét, 95% những người nói như vậy, 95% những người thờ Phật trên đầu hay thờ Phật trong lòng không sợ sinh tử. Họ không sợ chết từ kiếp này đi về kiếp khác, bấp bênh vô định. Hãy hỏi lòng mình, tu tập làm lành lánh dữ là để ‘được’ hay là để ‘bỏ’? Tu hành với lý tưởng là được thì xin thưa, những người này khó ưa lắm. Họ giữ được giới, họ thấy giới đó hay ghê lắm, họ bố thí được ba mớ họ thấy họ hay ghê lắm. Họ quen biết các vị cao tăng trưởng lão, họ thấy điều đó hay ghê lắm. Tu mà hướng đến chữ ‘bỏ’ thì lợi lắm. Thay vì hiểu thành Phật hoặc thành thánh thì được trí, được phước, được huệ…, mình hiểu thành thánh thì bỏ được phiền não, bỏ được tái sinh, lợi hơn biết bao nhiêu. Nếu mình nhắm lý tưởng bỏ thì chỉ cần mình có một chút kiêu ngạo là mình đã tự thấy xấu hổ rồi. Nếu tu hướng đến chữ được thì rất trẻ con, được người lớn xoa đầu thì vui, được khen ngoan thì thấy vui…
Chúng ta trưởng thành, có gia đình, tóc bạc hoa râm, muối tiêu; từ từ thấm thía chuyện đời, một ngày nào đó sẽ thấm thía rằng: thì ra đời sống này tất cả những cái mình có chỉ là để bỏ lại sau lưng chớ không phải để cầm. Bởi nếu cầm thì mình cầm được bao lâu? Trong một bài viết của tôi, tôi có thưa với độc giả: Chỉ hai động từ thôi: ‘được’ và ‘bỏ’. Tu để được cái gì và tu để bỏ được cái gì. Chỉ hai động từ này thôi đủ để làm thay đổi lịch sử Phật giáo suốt 2500 năm. Thay vì nghĩ A-la-hán được cái gì thì hãy nghĩ A-la-hán bỏ được cái gì. Tu hướng tới chữ ‘bỏ’ thì an toàn hơn. Trên hình thức, người tu nhắm đến chữ ‘được’ và chữ ‘bỏ’ giống nhau y chang, không khác gì hết; cũng làm lành lánh dữ, bố thí trì giới. Phật tử của mình nói chung nhắm đến chữ được nhiều, vì thế từ chỗ đạo tràng bát nhã biến thành bát nháo chỉ một xê xích nhỏ. Tôi nhớ một câu chuyện tôi kể hoài, ai mà Phật tử chùa Phật Pháp chắc thường nghe. Ngoài Bắc có một hòa thượng thấy trong chùa gây gổ hoài bèn họp chúng lại, quyên tiền đúc cái chuông mới. Mọi người mới hỏi chuông tốt quá rồi sao đúc thêm chuông khác. Hòa thượng nói, mỗi ngày khi tụng kinh kẻ đánh chuông bon bon, người đánh khánh kêu chen chen, tu hành mà cứ bon chen thì không khá. Mọi người hỏi vậy đúc chuông mới sẽ nghe ra sao, hòa thượng nói đúc chuông thế nào mà đánh vào nghe chữ ‘buông’ thì là chuông đúng. Có một anh đệ tử nghe vậy rất thích, anh ta đúc chuông rồi một thời gian sau hoàn tục. Thầy hỏi vì sao, anh ta nói, dạ thưa thầy khi đúc chuông đánh cho ra chữ Buông, con quên chữ G, nên con thành thương gia.
Ở mấy tiệm tạp hóa của Mỹ hay có câu này chỗ cửa toilet: “No merchandise beyond this point” (Đừng mang hàng hóa qua cánh cửa này). Người ta sợ khách đem đồ bỏ vào trong đó hoặc sợ khách tráo đồ bên trong toilet. Câu đó còn có ý nghĩa: “Bên trong cánh cửa này không có chuyện buôn bán”. Trong chùa cũng nên có câu này, người tu hành đừng có chuyện mặc cả, đừng có chuyện buôn bán. Tu hành mà nghĩ đến chữ ‘được’ có nghĩa là buôn bán rồi. Tu là để buông, cái cần thiết nhất trên đường sinh tử không phải là được mà là buông. Nếu cho chọn lựa hoặc có nhiều thức ăn để khi nào đói thì có cái ăn, hoặc cho không biết cảm giác đói mà vẫn sống được, thì tôi chọn lựa không đói vẫn sống được chứ không phải là đói có đồ ăn. Có người muốn đói là phải có ăn, có những món ăn; nhưng có người chỉ muốn đừng bao giờ đói. Đời sống chỉ là một sự lựa chọn. Cũng vấn đề đó nhưng tùy cách nhìn. Có người nói hạnh phúc là phải được cái gì đó (nhan sắc, tiền bạc, quyền lực...). Còn có người nói hạnh phúc là không có cái gì đó (không nợ, không oán thù, không vướng pháp luật…).
Hôm nay trong lớp học này có nhiều vấn đề bà con nuốt không nổi nhưng dù sao tôi vẫn tin là có người hiểu tôi muốn nói cái gì, đặc biệt là câu tôi vừa nói. “Có người nói hạnh phúc là được cái gì đó, có người nói hạnh phúc là không có cái gì đó. Có người nói tu là được cái gì đó, có người nói tu là bỏ cái gì đó”. Đó cũng chính là lời kết thúc của tôi trong buổi giảng chiều nay. Chúc các vị một ngày vô cùng an lạc, xin hẹn gặp lại ngày mai.

/ Trích bài giảng: TẬP I: THIÊN CÓ KỆ.
CHƯƠNG 1. TƯƠNG ƯNG CHƯ THIÊN
/ TK Giác Nguyên giảng 22/5/2014.
/ Nhị Tường ghi chép - Cập nhật 28/3/2017.
/ Nội dung chưa hiệu đính. Giảng sư không chịu trách nhiệm nội dung văn bản ghi chép này.
1. Tất cả pháp lấy DỤC làm căn bản.
2. Tất cả pháp lấy TÁC Ý làm sanh khởi.
3. Tất cả pháp lấy XÚC làm tập khởi.
4. Tất cả pháp lấy THỌ làm chỗ tụ hội.
5. Tất cả pháp lấy ĐỊNH làm thượng thủ.
6. Tất cả pháp lấy NIỆM làm tăng thượng.
7. Tất cả pháp lấy TUỆ làm tối thượng.
8. Tất cả pháp lấy GIẢI THOÁT thoát làm lõi cây"
Kinh Cội Rễ Sự Vật - Tăng chi bộ kinh, chương 8 pháp, bản dịch Pali Việt HT Thích Minh Châu

" Thế Tôn nói như sau:
Này các Tỷ-kheo, nếu các du sĩ ngoại đạo có hỏi như sau: "Thưa Hiền giả, tất cả pháp lấy gì làm căn bản? Tất cả pháp lấy gì làm sanh khỏi? Tất cả pháp lấy gì làm tập khởi? Tất cả pháp lấy gì làm chỗ tụ hội? Tất cả pháp lấy gì làm thượng thủ? Tất cả pháp lấy gì làm tăng thượng? Tất cả pháp lấy gì làm tối thượng? Tất cả này pháp lấy gì làm lõi cây?" Được hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy trả lời như sau: "Này chư Hiền, các pháp lấy dục làm căn bản. Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi. Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ tụ hội. Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ. Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng. Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng. Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây". Được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy trả lời cho các du sĩ ngoại đạo ấy như vậy. "

https://www.tuvienquangduc.com.au/kinhdi...chi09.html
[Image: 278133254_4760764777379521_6296268402050...e=62C4E02A]

Rồi sẽ đến một ngày tất cả chúng ta đều phải có một hành trình trên chuyến bay miễn phí. Không cần dặn chỗ trước, vì chỗ ngồi của ta đã được định sẵn. Bảo đảm chuyến bay sẽ rất đúng giờ. Hành lý của ta sẽ là các hạnh lành đã huân tập. Lòng nhân sẽ là cuốn hộ chiếu, từ tâm sẽ là dấu nhập cảnh. Điều quan trọng nhất là tự bảo đảm được rằng ta sẽ về cõi lành với chiếc vé thương gia!

Simpasa
#NGUYÊN_LÝ_DUYÊN_KHỞI
#ái hay #khát_ái (tṛṣṇā) thứ tám trong 12 chi duyên khởi được đề cập như là một tố chất, ví như thuốc nhuộm màu tẩm ướt toàn bộ cơ thể sống của mọi sinh vật để hình thành bản năng sinh tồn với nhũng biểu hiện của phản ứng tự tồn. Do bởi nhân sinh và thế giới quan Phật giáo, chúng sinh lưu chuyển sinh tử trong nhiều giới hệ khác nhau theo sự di truyền của nghiệp và dị thục từ đời này sang đời khác, cho nên bản năng sinh tồn này không phải là tính bẩm sinh tự nhiên hay một phạm trù tiên thiên được phú bẩm bởi một thần linh nào đó khi sáng tạo nên các loài sinh vật.
Định nghĩa về ái này, Kinh điển thường nói: “hậu hữu ái câu hành với hỷ tham, hoan hỷ nơi này nơi kia, đó là #dục_ái, #hữu_ái và #phi_hữu_ái”
Ý nghĩa được Kinh giải thích như sau: 
- Đặc tính của hậu hữu ái là gì? 
   => Mong cầu tự thể tồn tại trong tương lai
- Đặc tính của ái câu hành với hỷ tham là gì? 
  =>Say đắm vị ngọt trong cảnh giới hiện tiền với tư cụ sinh tồn đã 
       được chiếm hữu
- Hoan hỷ nơi này nơi kia là thế nào? 
  =>Truy cầu cảnh giới không hiện tiền với tư cụ sinh tồn chưa 
       được chiếm hữu
Các trích dẫn trên cho thấy rõ, #hậu_hữu_ái, #khát_vọng_tồn_tại trong tương lai; chúng sinh vọng tưởng đến đời sống này với cảm thức hân hoan và tham nhiễm, ước mong rằng ta sẽ tái sinh vào thế giới này hay thế giới kia với đời sống tốt đẹp như thế này hay như thế kia.
Ái, theo thứ tự trong 12 chi, trước nó là #thọ, sau nó là #thủ. Trước và sau ở đây là hai khái niệm giả tưởng về thời gian tuyến tính. Công thức về chuỗi quan hệ trước và sau này, được diễn ta trong Sanskrit như vầy:
           Vedanāpratyayā tṛṣṇā | tṛṣṇāpratyayam upādānam
=>Định thức này Hán thường dịch sát : 
           Thọ duyên ái | ái duyên thủ.
=>Trong tiếng Việt nó thường được hiểu là: 
           Thọ duyên đến ái | ái duyên đến thủ. 
Theo cách diễn như vậy, thọ_ái và thủ là những yếu tố biệt lập, cái này duyên đến cái kia. Nhưng trong Sanskrit, cả bốn từ vedanā (thọ), pratyaya (duyên), tṛṣṇā (ái) và upādāna (thủ), thảy đều đồng cách. Nó có nghĩa rằng duyên (pratyaya) là thọ (vedanā), và duyên ấy cũng chính là ái (tṛṣṇā); duyên là ái và chính duyên này cũng là thủ (upādāna).
Vấn đề ở đây không phải cố chấp câu nệ văn tự. Không thể nói rằng, “tôi là nó” và “tôi do nó”, cả hai cùng một ý nghĩa. Cũng vậy, biến cách được áp dụng cho các từ trong 12 chi duyên khởi không phải là ngẫu nhiên hay tùy tiện. Cho nên, càn phải y trên nguyên lý duyên khởi này, với biến cách quan hệ giữa các từ mà diễn thành nhận thức luận, và từ cơ sở nhận thức luận này mà nhận thức về cơ chế hoạt động của các #tùy_miên.
Trên cơ sở nhận thức luận, #thọ là cảm giác được kinh nghiệm từ #xúc. Và xúc là một tổ_hợp với ba thành phần #căn_cảnh_thức. Cắt ngang chuỗi quan hệ duyên khởi với xúc, khi đối tượng ngoại giới kích thích một quan năng nội giới, nhận thức về đối tượng ấy phát sinh; đây gọi là xúc.
Xúc phát sinh với 3 trạng thái: nếu đối tượng kích thích ấy làm phát sinh trạng thái hài hòa và ổn định của cơ thể, xúc này được gọi là #xúc_tăng_ích; trái lại là #xúc_tổn_hại; ngoài hai trường hợp này là #xúc_trung_tính. Tùy theo bản chất của xúc mà cảm giác được kinh nghiệm gọi là #thọ.
• Xúc tăng tích dẫn khởi #cảm_thọ_lạc
• Xúc tổn hại cho #cảm_thọ_khổ
Nói cách khác, cảm thọ được xem như cơ quan thông tin hay báo động về đối tượng tiếp xúc và tùy theo đó phát sinh phản ứng của cơ thể, hoặc tiếp thu hoặc đề kháng.
Thọ là một #tâm_sở (caitta), chức năng hoạt động của #thức trong quá trình nhận thức. Đồng thời thọ cũng là #căn (indriya), #quan_năng_nhận_thức như mắt, tai cách thứ...
Nói #lạc_căn (sukha-indriya) cơ_quan_cảm_nhận cảm giác lạc, cũng như nói #nhãn_căn (cakṣu-indriya) cơ_quan_tiếp_thu các sắc.
Nếu căn cứ theo cấu trúc ngữ pháp Sanskrit như đã nêu trên, ái cũng chính là thọ, hay có thể nói nó là trạng thái biến chuyển của thân và tâm từ thọ. Vả lại, thọ cũng chính là xúc, là trạng thái thân và tâm chuyển biến từ xúc trong quá trình nhận thức. Từ đây lần ngược lên đến danh_sắc và thức, những yếu tố được kể phát sinh tối sơ trong sinh mạng của một chúng sinh. Thức và danh sách này là tổ hợp #dị_thục do nghiệp quá khứ. Nói cách khác, thân và tâm này là kết quả của nghiệp từ nhiều đới sống trước được tẩm ướt bởi tố chất ái.
Từ duyên là ái mà có thủ (upādāna). Theo ngữ nguyên, upādāna là sự tiếp nhận, chiếm hữu và cũng có nghĩa là chắp chặt, chấp thủ. Từ đó, nó được hiểu là hành vi tiếp nhận cái gì đó làm của mình và chấp chặt không buông bỏ. Như con bò tiếp nhận cỏ để làm thành da thịt của nó, rồi chính da thịt đó là của nó mà cũng chính là nó.
Thủ có bốn: #dục_thủ (kāma_ upādāna), #kiến_thủ (dṛṣṭy_ upādāna), #giới_cấm_thủ (śīlavrata_ upādāna) và #ngã_ngữ_thủ (ātmavāda_ upādāna)
Đời sống của sinh vật sau khi sinh, các quan năng phát triển dần để tiếp thu dưỡng chất cho tồn tại từ ngoại giới với năm dục cảnh (kāma_guṇa). Vì Kinh có nói, hài nhi sơ sinh đang nằm ngửa trên giường thì với nó ý niệm về tồn tại của thân cho đến các dục cảnh và các hữu tình, sinh vật…còn chưa có, do đâu khởi #hữu_thân_kiến, cho đến khởi dục tham, sân?
Theo ý nghĩa này, sinh vật khởi thủy tiếp thu dục cảnh ngoại giới chỉ theo bản năng sinh học với các tùy miên tiềm phục. Các tùy miên này hợp chung lại thành một phạm trù là dục_thủ, mà ý nghĩa của danh từ đã chỉ rõ: bản năng tiếp thu #dục_cảnh (kāma_ upādāna)
Dưỡng chất tiếp thu từ ngoại giới được tích lũy để phát triển phần #sắc_sở_trưởng_dưỡng (aupacayika) của cơ thể cho đến khi các căn là phần sắc dị thục phát triển thuần thục, ý thức theo đó cũng phát triển với kinh nghiệm tích lũy như là ký ức, và đây là cơ sở để hình thành ý niệm về tự thân như một tự ngã, rằng trong quá khứ ta đã tồn tại với tự thân như vậy, hiện tại với tự thân như vậy, tuy tự thân có biến đổi nhưng tự ngã trong thân này không hề biến đổi. Tự ngã được hình thành như vậy gọi là #ngã_ngữ (ātma_vāda). Nghĩa phổ thông của từ vāda (ngữ) trong đây chỉ cho lời nói, lời phát biểu về một ý kiến, một kinh nghiệm v.v… Theo nghĩa này thì ngã ngữ được hiểu là “phát biểu về cái ta” tức nói rằng “tôi đã thấy như vậy, đang thấy như vậy. Đã nghe như vậy, đang nghe như vậy; đã làm, đang làm như vậy…”. Thấy, nghe, làm v.v… trong thời gian và không gian khác nhau, nhưng “cái tôi” chủ thể trong đó là một, không khác. Kinh nghiệm được tích lũy như vậy, với những tùy miên tiềm phục hình thành một ngã được liệt vào phạm trù #ngã_ngữ_thủ (ātmavāda_ upādāna): không tồn tại tự ngã mà chỉ chấp thủ ngữ về ngã.
Theo Du già sư địa: “Dục tham nơi hữu thân kiến, đó là ngã ngữ thủ.
Phật tính luận: Do duyên đối tượng là nội thân nên hết thảy pháp thuộc nội thân đều là ngã_ngữ. Tham đắm pháp nội thân gọi là ngã_ngữ_thủ. Định thuộc Sắc giới và Vô sắc giới duyên nội pháp mà thành nên cũng nói là ngã ngữ. Tham đắm các loại định này nói là ngã ngữ thủ. 
Từ ý tưởng về một tự ngã như vậy, nó dự phóng hay ưu cầu an lạc cho đời sống tương lai, tùy theo ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng, một ý tưởng khác được hình thành: giới cấm thủ (śīlavratopādāna), theo đây nên tin tưởng cái gì, thờ phụng cái gì, thực hành như thế nào để được cứu độ hay giải thoát. Và rồi, tùy theo trình độ phát triển của ý thức, với kinh nghiệm tư duy, suy lý hay do điều được tưởng là thần khải hay mặc khải, quan điểm về thân, tâm, về thế giới được hình thành; và điều này được gọi là kiến thủ (dṛṣṭy_upādāna). Các giải thích đều nói đây chỉ cho 62 kiến chấp trong kinh Phạm võng. Các quan điểm nêu trong Kinh này liên hệ đến các chủ đề về tự ngã và thế giới, xuất phát từ hai căn cứ: do bởi kinh nghiệm nhập định, hoặc do bởi mức thiện xảo suy lý. Các đạo sỹ do trình độ nhập định đến mức nào đó mà thấy rằng tự ngã và thế giới là thường hằng hay không thường hằng; đây là cách diễn tả khác với các tôn giáo khác về những vị tiên tri do thần khải, hay mặc khải mà biết thế giới này được sáng tạo bởi đâu và như thế nào. 
Sau khi nên các quan điểm khả dĩ bao gồm trong 62 quan điểm và chỉ như vậy chứ không nhiều hơn hay ít hơn, từ kinh nghiệm thần bí hay từ suy lý, đức Phật kết luận:
Tất cả các quan điểm này đều được cảm thọ do bởi xúc. Từ duyên là thọ mà có ái. Từ duyên là ái mà có thủ. Từ duyên là thủ mà có hữu. Từ duyên là hữu mà có sinh. Từ duyên là sinh mà có già và chết, như vậy toàn bộ ưu bi khổ não phát sinh.
Nói theo phổ quát tính thì duyên khởi 12 chi là nguyên lý để quán sát vòng lưu chuyển tuần hoàn của các loại hữu tình trong cả ba giới. Thế nhưng, trong các chi như được thấy chủ yếu căn cứ kinh nghiệm của chúng sinh Dục giới, vì vậy, trong bốn thủ cốt yếu là các chấp thủ Dục giới, rồi y theo đó mà suy diễn lên hai giới trên, Sắc và Vô sắc. Cũng vậy, các chi sinh rồi già và chết cũng căn cứ vào kinh nghiệm Dục giới.
Điểm đặc biệt trong quan hệ do duyên là ái mà có thủ, đức Phật chỉ ra chiến hiện tượng xã hội có gốc từ ái, gọi là “chín ái bản”, mô tả rất sinh động môi trường đấu tranh sinh tồn trong xã hội
Kinh nói: “Do duyên là thọ mà có ái, duyên ái mà có tầm cầu; duyên tầm cầu mà có thủ đắc; duyên thủ đắc có quyết định; duyên quyết định có dục tham; duyên dục tham có tham trước (tham đắm); duyên tham trước có chấp thủ (giữ chặt); duyên thủ hộ mà phát sinh hiện tượng cầm dao, cầm gậy, đấu tranh, tranh chấp, tranh luận, nói ly gián, nói vọng ngữ, vô số pháp ác bất thiện
Rút ngắn lại, đây là cơ chế tuần hoàn của sinh tử lưu chuyển trong Dục giới: do phiền não mà gây nghiệp; do nghiệp mà dẫn đến quả khổ; do khổ lại phát sinh phiền não; như vậy mà tuần hoàn bất tận. Như thế là nguyên lý duyên khởi và cơ chế hoạt động của các tùy miên.
Căn cứ trên những gì nói về Dục giới mà suy diễn lên Sắc và Vô sắc giới để giải thích toàn bộ cơ chế tuần hoàn lưu chuyển trong cả ba giới.
.
.
.
-----------------------------------------------------------------
#ABHIDHARMAKOśABHāṣYAM ;  
#Tuệ_Sỹ ; 
#PHẨM_PHÂN_BIỆT_TÙY_MIÊN
-------------------------------------------------------------

lượm