VietBest

Full Version: Tạp ghi
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Nhường đường mà là bố thí???? 

 Nhường đường CHO người là bố thí CHO người?????

Khoe khoang khoác lác trong này thì không sao!
 Ngoài đường phố mà nói CHO/BỐ THÍ kiểu đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?????

CHO không phải là BỐ THÍ! 
CHO là hành động GIEO NHÂN thì sẽ GẶT QUẢ. 

NHÂN QUẢ cho dù là THIỆN cũng là NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI.
:full-moon-with-face4:
Thời xưa họ dùng chữ bố thí
Nghe như có vẻ coi thường người nhận 
Nhưng đàng sau ý nghĩa lại khác .
Bố thí là của cho đi người nhận không mang nợ 
Biếu , gửi , tặng , giúp đỡ là không phải cho đi mà là tạo nợ cho người nhận .
(2019-06-25, 02:17 PM)caothang Wrote: [ -> ]Hãy chánh niệm về tất cả mọi hoạt động khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày, từ rửa mặt, đánh răng, chải đầu, thay quần áo… Cố gắng chánh niệm tất cả mọi việc, cho đến cả những hành động nhỏ nhất . 

Bạn có chánh niệm khi đọc những dòng này? -- gotya  :full-moon-with-face4:

 CHÁNH NIỆM là sự nhận xét rõ ràng chân tướng vạn vật từ TÂM mình nên không thể tu tập, nói suông mà được! 


BIẾT mình rồi mới BIẾT vạn vật! 
Chưa BIẾT mình là gì? Thì làm sao có được cái CHÁNH NIỆM chân tướng vạn vật là gì????



 Chân tướng của bạn là gì???????? Đó mới là CHÁNH NIỆM.
Không có bố thí nào mà không phải là "CHO"! 
CHO đi là NHÂN thì phải NHẬN QUẢ cho dù không muốn NHẬN! 

Chỉ BỐ THÍ PHÁP là vượt qua khỏi NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI!


 BỐ THÍ PHÁP là BỐ THÍ cái gì mà ai ai cũng CÓ.

 CÓ ai  BIẾT cái gì mà ai ai cũng CÓ???????

Nếu chưa BIẾT cái gì mà ai ai cũng CÓ thì BỐ THÍ chỉ hại mình, hại người vướng mắc NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI. 


Đừng TỰ CHO mình là BIẾT cái mà ai ai cũng CÓ là cái TÂM, PHẬT TÁNH, BẢN LAI DIỆN MỤC...bla bla..yada...yada???? 


Nếu TỰ CHO mình là BIẾT thì vẫn còn là CHO đi là NHÂN thì phải NHẬN QUẢ NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI.
(2019-06-25, 05:33 PM)Bee Wrote: [ -> ]Thời xưa họ dùng chữ bố thí
Nghe như có vẻ coi thường người nhận 
Nhưng đàng sau ý nghĩa lại khác .
Bố thí là của cho đi người nhận không mang nợ 
Biếu , gửi , tặng , giúp đỡ là không phải cho đi mà là tạo nợ cho người nhận .

bạn Bee,

bố thí -- bố trong nghĩa ban bố , thí trong nghĩa thí phát --- Bố là khắp, thí là cho --- bố thí là cho ra  , trãi rộng cùng khắp

tiếng Việt phong phú và người Việt trọng lễ nghĩa nên có phần rạch ròi, nghiêm khắc, rắc rối, ... trong cách dùng từ

cho, gửi, tặng, biếu, cúng dường, bố thí ... đều chung nghĩa bố thí

còn về nhân quả , nợ nần trong bố thí thì ct hiểu theo nghĩa vầy: Người cho thì tạo nhân lành, kẻ nhận thì hưởng quả lành. Chỉ đơn giản vậy, thì không ai nợ ai. 

để có được sự bố thí (cho, gửi, tặng, biếu, cúng dường ....) từ người khác , người nhận phải gieo nhân như thế nào đó để khi đủ duyên thì có được quả là món quà bố thí 

còn khi nhận quả lành từ món quà bố thí ,,,, cái phản ứng của người nhận lại là nhân cho những quả sau này

nếu mà mình đang ăn ổ bánh mì, thấy con chó đói sắp chết , bẻ một miếng cho nó cũng gọi là bố thí .... nhưng nếu sợ làm vậy là tạo nợ cho nó .. hỏng lẽ bỏ cho nó đói ... tới chết hay sao ?
có ba yếu tố trong sự bố thí

người cho
vật được cho
người nhận

vật được cho còn gọi là vật thí thì chia làm ba loại

Tài Thí: Đem chia sẻ vật chất của mình cho người khác.
Pháp Thí: Chia sẻ cái hiểu của mình về Chánh pháp cho người khác. (pháp đây không phải là mọi sự - không phải là cái gì ai cũng có )
Vô Úy Thí: Đem lại an lòng cho người khác.
Về chữ Chánh (sammā) trong bát chánh đạo.

Trong bát chánh đạo, chữ Chánh không phải chỉ mang ý nghĩa “đúng” theo thường tình, “đúng tương đối”mà là “như thật”, là “đúng tuyệt đối”.

Cụ thể đúng như thế nào?  Đó là “thực tướng của hữu vi lẫn vô vi”, hữu vi có tam tướng: Vô thường, khổ, vô ngã, còn Vô vi (Nípbàn) hoàn toàn vắng lặng pháp hữu vi, rỗng không (suññata – một tên gọi khác của vô ngã tướng).
Phàm nhân vẫn thấy được tam tướng của hữu vi pháp, nhưng chưa xuyên sốt tam tám, trái lại bậc Thánh xuyên suốt tam tướng, chứng đạt thực tướng của pháp vô vi (asaṅkhāra dhamma). Và phàm nhân có chánh đạo chưa có Thánh đạo, bậc Thánh có chánh lẫn Thánh đạo.

Trong kinh Đại Niệm Xứ, trong cả bốn phần: niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, Đức Phật chỉ dạy:
“Vā pan’assa sati paccupaṭṭhitā hoti yā vadeva ñāṇa – mattayā patissati – mattayā.
Vị ấy sống an trú niệm (hiện tại) như vậy, và hy vọng hướng đến trí, hướng đến niệm”.
Đức Phật chỉ dùng sati (niệm), Ngài không dùng sammāsati (chánh niệm).
Vì sao? Vì giai đoạn đầu hành giả chưa thấy được tam tướng, chỉ là sự “ghi nhận (niệm) danh sắc hay chế định (paññatti) mà thôi”. Còn chánh niệm trong bát chánh đạo là “hành giả đã ghi nhận được tam tướng”.
Khéo quán xét, chúng ta sẽ thấy “an trú niệm hiện tại, hướng đến trí, hướng đến niệm”. Rõ ràng, với niêm ban đầu sẽ hướng đến trí “thấy được tam tướng”, hướng đến niệm “ghi nhận được tam tướng”.

Lại nữa, đối với bốn tầng thiền sắc lẫn thiền vô sắc, chỉ là “đúng”, nhưng “đúng như thật” thì:
“Này các Tỳ khưu, thế nào là con đường đưa đến vô vi?.
– Không định, này các Tỳ khưu là con đường đưa đến vô vi.
– Vô tướng định, này các Tỳ khưu là con đường đưa đến vô vi.
– Vô nguyện định, này các Tỳ khưu là con đường đưa đến vô vi.
Định không tánh là định trong tướng vô ngã.
Định vô tướng là định trong tướng vô thường.
Định vô nguyện là định trong tướng khổ.
Định hiệp thế (bốn thiền sắc giới  và bốn thiền Vô sắc giới) còn cho quả tái sinh trong luân hồi. trái lại định trong tam tướng có khuynh hướng cắt đứt luân hồi.
Và như thế, chúng ta thấy rõ ý nghĩa chữ chánh trong bát chánh đạo thâm sâu như thế nào.

tk CM
(2019-06-26, 08:37 AM)caothang Wrote: [ -> ]bạn Bee,

bố thí -- bố trong nghĩa ban bố , thí trong nghĩa thí phát --- Bố là khắp, thí là cho --- bố thí là cho ra  , trãi rộng cùng khắp

tiếng Việt phong phú và người Việt trọng lễ nghĩa nên có phần rạch ròi, nghiêm khắc, rắc rối, ... trong cách dùng từ

cho, gửi, tặng, biếu, cúng dường, bố thí ... đều chung nghĩa bố thí

còn về nhân quả , nợ nần trong bố thí thì ct hiểu theo nghĩa vầy: Người cho thì tạo nhân lành, kẻ nhận thì hưởng quả lành. Chỉ đơn giản vậy, thì không ai nợ ai. 

để có được sự bố thí (cho, gửi, tặng, biếu, cúng dường ....) từ người khác , người nhận phải gieo nhân như thế nào đó để khi đủ duyên thì có được quả là món quà bố thí 

còn khi nhận quả lành từ món quà bố thí ,,,, cái phản ứng của người nhận lại là nhân cho những quả sau này

nếu mà mình đang ăn ổ bánh mì, thấy con chó đói sắp chết , bẻ một miếng cho nó cũng gọi là bố thí .... nhưng nếu sợ làm vậy là tạo nợ cho nó .. hỏng lẽ bỏ cho nó đói ... tới chết hay sao ?

Không có con chó nào tự nhiên đói ngay trong lúc này để cho bạn khoe khoang khoác lác phải không????


 Đoán mò không phải là CHÁNH NIỆM! 


 Lúc nào SỐNG! Lúc nào CHẾT là NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO SANH TỬ LUÂN HỒI của vạn vật! 

Một miếng bánh nhỏ không thể thay đổi "Lúc nào con chó SỐNG! Lúc nào con chó CHẾT". 

NGÃ MẠN thấy ớn thiệt.
:full-moon-with-face4:
“Hạnh phúc là giây phút tạm dừng của đau khổ”
Giới Luật:

"Giới là điều răn, Luật là phương thức thực hành điều răn đó"
Tất cả những gì sanh ra sẽ lớn lên, già đi và rồi chết.
Chấp vào một phương pháp thiền nào đó và khăng khăng, khư khư , nhất nhất theo thì có cố gắng tu mà không văn và không tư . 

Dứt khoát không theo một phương pháp thiền nào thì lại là một dạng khăng khăng và khư khư trong khi Phật dạy phải theo con đường trung đạo, giống như turn on GPS , google maps ... to go from A to B , có nhiều routes , thì ta cãi bảo rằng không thèm , tui tự mò đi được rồi (vừa đi vừa hát .. ta đi loanh quanh cho đời mỏi mệt ) .... thay vì phải nghiên cứu xem nên đi đường nào thích hợp với mình . 

Mà hình như định luật nghiệp quả , nhân duyên cho ta biết rằng ,,, do tiền nghiệp quá khứ , môi trường sống (duyên) mà mỗi một cá thể trong từng khoảnh khắc cuộc đời sẽ có những quả khác nhau, và mọi sự còn lại (tương lai) đều chờ phản ứng trước quả hiện tại ra sao . thôi thì:

Hữu sự: Thận trọng, chú tâm, quan sát
Vô sự: Trở về, trọn vẹn, tỉnh thức
Đối cảnh: Trong lành, định tĩnh, sáng suốt
Vô tâm: Rỗng rang, lặng lẽ, trong sáng.

mà cũng còn rắc rối , thôi thì hiểu cho rõ giới , định , tuệ là gì và thực hành luôn luôn , làm gì biết nấy cho nó lành
"Thiền Quán hay Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát. Toàn bộ kinh điển chỉ có một lý tưởng duy nhất là xác định nhận thức này.

Tu Quán là để thấy mình là gì và đang ra sao. Đủ duyên thì thành thánh, kém duyên một chút thì cũng được an lạc hiện tiền. Ta khổ vì nhiều hiểu lầm quá, về mình và về người. Tu thiền là để hiểu đúng hơn, về ta và về đời."


sư GN