VietBest

Full Version: Tạp ghi
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Chào anh CaoThang! Tulip4 

Theo lời giới thiệu của anh Anatta, PVy chạy sang bên này mời anh CaoThang hát một bài gửi vào chương trình nhạc Giáng Sinh. Anh CaoThang hát xong rồi gửi link bài hát cho PVy nhé! Cảm ơn anh CaoThang! Cheer 

Nếu anh CaoThang cảm thấy không vui vì vụ này thì xin anh CaoThang đừng "bình mực" PVy nhé, anh tìm anh Anatta để thanh toán, PVy làm theo chỉ thị của anh Anatta thôi à.  Biggrin

:chay: :chay: 

Good night anh CaoThang! Tulip4
Xin mời anh caothang góp vui tiếng hát vào Chương trình Nhạc Giáng Sinh VB 2018.

Trân trọng,

Thay mặt Trưởng Ban Tổ Chức, Mr Guest1221. :-)

anatta



@ Cám ơn Phương Vy đã nghe theo lời xúi giục... vàng ngọc của anatta.  :-))
(2018-12-22, 08:37 PM)caothang Wrote: [ -> ]bạn Anatta,

thiệt tình thì tui chưa chiêm nghìệm dến tứ oai nghi , chỉ biết rằng khi quán thân thì tác ý là các oai nghi chính cũng chư phụ là sắc pháp, và diều quan trọng là quán thân thì tập trung vào thân , quán cho rõ thân trong thân 

hay là anh có chiêm nghiệm thì nói ra cho tui và bà con học hỏi và thảo luận , tui nương theo và đưa ra cái nhìn của tui sau 

:full-moon-with-face4:

Chào bạn Caothang,
 
Tôi nhận thấy đơn giản rằng đi-đứng-nằm-ngồi ngay thẳng, nghiêm chính thì gọi là oai nghi, tức là nghi biểu có tác phong oai nghiêm, đường hoàng. Khi điệu bộ thân thể nghiêm chính (oai nghi) thì nó sẽ tác động lên tinh thần (tâm) của mình, và cũng ảnh hưởng lên cả thể xác. Ngược lại tỉnh thức (chánh niệm) trên 4 điệu bộ đó của thân thì chúng tự nhiên sẽ điều chỉnh thay đổi một cách ngay chính – oai nghi.
 
Khi thử tập quán tứ oai nghi, tức là đi-đứng-nằm-ngồi thì tôi mới thấy ra sự sai lệch mà do thói quen gậm nhấm từ lâu mà mình không dè. Tôi tạm đưa hai điệu bộ dễ thấy nhất là Đứng và Ngồi. Tôi nhận thấy khi ta đứng thì ít khi đứng thẳng quân bình đều trên hai chân, mà là một chân thì co gối hay duỗi, còn chân kia trụ thẳng và thân hơi nghiêng. Hoặc nếu có cái gì gần để tựa vào thì mình tựa vào liền một khi. J Khi ngồi cũng vậy ít khi nào ngồi thẳng mà là hơi khom về trước hoặc ngả bên này, tựa bên kia nếu có điểm để tựa. Suy ra thì tại tâm mình lười biếng, uể oải – gốc của nó là pháp bất thiện: hôn-trầm thuộc Si. Thí dụ về ảnh hưởng qua lại giữa thể xác và tinh thần. Tôi có đứa cháu trai, nó chơi game từ nhỏ, khi ngồi thì khom về trước thành quen, ba má nó không để ý, đến năm 15-16 tuổi, khi nó đứng thẳng người thì xương sống lưng trên hơi bị khòm, khiến mất đi phần nào vẻ đẹp oai nghi của vóc dáng của thân. Sau đó, đứa cháu mới chú tâm thực tập gáng ngồi thẳng mỗi khi ý thức được và đi tập thể hình thì dần dà sau đó lưng trên bớt bị khòm đi.
 
Về mặt đức hạnh luân lý – những điều thiện lành -- ở đời sống gia đình hằng ngày. Bạn Caothang hẳn đã có đọc hay nghe qua Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi hẳn đã thấy rằng người xưa đã có giáo dục kỹ cương rồi. Lấy thí dụ những lời khuyên bảo người phụ nữ khi thai nghén phải cẩn trọng khi ăn nói và khi đi đứng nằm ngồi phải ngay thẳng, đoan chính, thì khi sanh nở sẽ được dễ dàng, sẽ mẹ tròn con vuông. Người xưa rất coi trọng thai giáo, mà theo khoa học ngày nay thì kích thước phát triển của bào thai từ lúc thành hình cho đến khi sanh nở, lớn hơn khoảng gấp 20,000 (hai mươi ngàn lần) sau khi chào đời trưởng thành. Cho nên ngôn từ thái độ cử chỉ của người mẹ đều ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi. Thí dụ (*):
 
205. Từ xuất nhập, khởi cư, hành động,
Có lễ nghi nghiêm trọng đoan trinh,
Đứng ngồi chính đại quang minh,
Cho bằng phẳng thế, chớ chênh lệch mình.
Chớ vịn cao cũng đừng mang nặng,
 
(…)
 
Nói về các sư thầy nhà Phật. Tôi thì chưa thấy các vị nằm ra sao, nhưng có để ý thì các sư thầy khi đứng hay ngồi đều ngay chính, đi thì cẩn trọng mà khoan thai, hiếm khi thấy nghiêng lệch, xiêu vẹo. Tôi có nhớ đôi chuyện của các vị tăng đắc quả thánh giải thoát hồi thời Đức Phật còn tại thế, có liên quan đôi phần về hình thể ăn mặc nghiêm trang, chỉnh tề: hạnh Oai Nghi. Hôm nọ có những vị tăng thấy ngài Xá Lợi Phất khoác y áo bị xốc xếch không nề nếp, thì mới nói rằng: “tôn giả XLP đã đắc quả A La Hán (Phật) sao lại còn ăn mặc luộm thuộm như thế.” Sau đó mới biết thì ra y áo của ngài XLP bị bung đứt chỉ nên xảy ra tình trạng như thế. Một trường hợp khác nữa là có vị sư cũng đắc quả thánh A La Hán rồi, và đi trì bình chung với các vị sư khác, trên đường đi đôi khi có những mô đất thấp hay trủng nhỏ, thì vị sư A La Hán đó lại nhảy qua, đúng lý ra thì phải nên đi vòng qua để tránh, vì hành động nhảy nhót như thế không phải là hạnh của bậc thánh. Những vị sư mới than phiền với đức Phật về tác phong nghi biểu một vị thánh sư đó. Khi đó Phật mới bảo, duyên do là vị sư này đã là trong nhiều kiếp quá khứ đã từng là loài thú vật gì đó (mà tôi quên tên), và tiền khiên tật nhảy nhót này còn lưu lại mà chưa xoá sạch hẳn cho đến kiếp hiện tại đó – như vậy cũng có ngoại lệ. Tuy nhiên, với một bậc A La Hán thì các uế nhiễm tham, sân, si của tâm đã tận diệt.
 
Đó là đại khái những gì mà tôi tạm hiểu về bốn điệu bộ chính của thân được gọi là “tứ oai nghi”. Cá nhân tôi thì thói quen đi-đứng-nằm-ngồi vẫn chưa ngay chính hẳn, vẫn còn lệch lạc, nhưng mỗi khi như thế mà tôi ý thức thì điều chỉnh thân lại, nhiều khi thân thể tự động nó điều chỉnh ngay ngắn khi mình tỉnh thức.
 
 
--------------------------------------------------------------------------------------------------

(*) Trích trọn chương về người phu nữ mang thai trong Gia Huấn Ca.

Với Những Khi Sản Dục
 
Ấy ngôn hạnh các lời hằng giữ,
Lại cần điều cư xử cho tuyền,
Hễ ngày sóc, vọng, hối, huyền (1),


200. Cùng ngày nguyệt tín phải khuyên dỗ chồng.
Khi thai sản trong phòng gìn giữ,
Học cổ nhân huấn tử (2) trong thai,
Dâm thanh chớ để vào tai,
Ác ngôn chớ chút bợn lời sam sưa!


205. Từ xuất nhập, khởi cư, hành động( 3),
Có lễ nghi nghiêm trọng đoan trinh (4),
Đứng ngồi chính đại quang minh (5),
Cho bằng phẳng thế, chớ chênh lệch mình.
Chớ vịn cao cũng đừng mang nặng,


210. Đừng ăn đồ cay đắng canh riêu,
Đừng ăn ít, chớ ăn nhiều,
Nuôi từ trong dạ khỏi điều lo xa.
Khi sinh nở thai hòa vô sự,
Cẩn từ khi trong cữ ngoài tuần,


215. Chiều sương chớ để áo quần,
Đỉnh đầu phải cúi, bước chân phải dò.
Nơi bếp vách đừng cho hơ lửa,
Ngọn đèn hoa chớ quở quá ngôn (6),
Kiêng khem trăm sự vuông tròn,


220. Trước mình yên dạ, sau con ít sài.

(http://vietsciences.free.fr/vietnam/vanc...huanca.htm)
 

Chú thích (thivien.net):

(1) Sóc: mùng Một. – Vọng: ngày Rằm. – Hối: Ba mươi. – Huyền: Hạ huyền là ngày 8. Thượng huyền là ngày 22. Hai ngày này trăng có hình như vòng cung nên gọi là huyền. Đó là các ngày trong một tháng.

(2) Huấn tử: dạy con.

(3) Xuất nhập: ra vào. – Khởi cư: đứng, ngồi, lúc dậy, lúc ở. – Hành động: cất nhắc, làm lụng công việc gì.

(4) Có lễ phép, nghiêm trọng: nghiêm nghị, trang trọng. – Đoan trinh: ngay thẳng, trinh bạch.

(5) Chính đại, quang minh: ngay thẳng, phân minh.

(6) Ngày xưa các cụ kính trọng thần Lửa. Trước ngọn đèn và trong bếp giữ gìn rất sạch sẽ, cẩn thận.
(2018-12-22, 09:35 PM)caothang Wrote: [ -> ]kể chuyện này bạn Anatta nghe,

 hôm nọ tui có việc làm khuya nên set alarm và quên off
ngày hôm sau đang giữa thời thiền thì alarm reo , tui phải đi off nó
khi đứng dậy và bước đi thì rõ rằng cái chân phải bị tê 
khi ấy tui quán và thấy sắc uẩn đang có mặt , cái chân trái chưa tê và mặt đất chạm nhau sinh ra sắc uẩn
khi bước  bước thứ hai thì như bước hụt chân vì cái chân này tê
khi đó tui quán danh sắc và phần danh - cái tâm nảy sinh muốn đi off cái alarm làm nhân cho sắc và thân bước đi
kế đến khi khuỵu xuống thì cảm thọ nổi bật và theo sau tui quán vô ngã , rõ rằng do thần kinh từ chân không đến được não và cảm thò nổi lên , khi đó hành uẩn và tưởng uẩn khiến tui có cảm giác như bước hụt chân xuống giếng hay vực sâu
và cũng ngay khi đó một tâm hành khác lại nổi lên và tui biết rằng cái chân còn đó , cái thân khuỵu xuống là do kinh nghiệm tích luỹ làm liên tưởng đến lọt xuống giếng và do cái chân tê , những kinh nghiệm về thăng bằng bị đảo lộn làm trọng tâm lệch ra khỏi thân và do đó tui  khuỵu xuống
khi đó tui nghĩ là tui chuyển qua quán tứ đại , rằng đất (chân ) chạm đất và gió ngưng khi chân chạm  đất . nếu cái thân tứ đại này là tui thì tui đâu có ngã khuỵ xuống , khi đó tỉnh thức cao độ và mọi việc xảy ra chỉ trong một bước chân
còn nữa mà thôi dừng ở đây

Cám ơn bạn Caothang đã chia sẻ.
Nếu không có gì ngại, bạn Caothang có thể cho biết đang hành trì theo phương pháp nào không?
Hình như qua bài viết trên tôi có cảm tưởng là bạn Caothang đang thực tập quán thân, thọ, tâm, pháp, cùng một lúc?
chào bạn Anatta,

tui thực tập lấy hơi thở làm đối tượng quán niệm . Chia sẻ trên là những gì xảy ra với "oai nghi đi" với một chân bị mất cảm giác của tui , khi off alarm xong thì trở về "ta làm lại từ đầu"

cảm ơn bạn khuyến khích và đề nghị hát cho chuơng trình giáng sinh , nhưng xin được kiếu , giọng của tui giờ chỉ còn thều thào chứ không lên xuống hay ngân nga hoặc luyến láy được nữa

trở về oai nghi theo ý bạn tui thấy có hai chiều , giử gìn giới hạnh, sống chánh niệm làm cho các sinh hoạt hằng ngày , điệu bộ cử chỉ khoan thai và an hoà (hay nói một cách khác , cho nghi thêm phần oai - gọi là oai nghi). Chiều thứ hai , tác phong gọn gàng , từ tốn ... giúp cho một cá nhân giử giới dễ dàng hơn , chánh niệm cũng dể phát huy hơn .

những hành động nho nhỏ hàng ngày cho thấy phần nào , lấy chuyện cởi dép làm ví dụ .
tui vào nhà hay chùa , cởi dép giày và đá vào một góc , chiếc up chiếc down thì nhìn không đẹp tí nào chẳng có oai nghi và nó cũng cho thấy tui không có chánh niệm trong lúc đó . Ngược lại nếu từ tốn khoan thai thong thả đàng hoàng nghiêm chỉnh để dép giày ngay ngắn thì cũng đồng nghĩa tui có chú tâm , nếu khéo tác ý nữa thì là chánh niệm . Còn như tui điệu quá , cả chục người đứng đợi phía sau để vô chùa , tui cúi xuống châm rãi cởi giày , phủi phủi chùi chùi làm ai cũng khó chịu thì ... 

có cái này hay chia sẻ cùng bạn về oai nghi và chánh niệm , khi đi lấy cà phê hay trà trong chổ làm , tui rót trà cho gần đầy ly , khi đi nếu mà không "thận trọng, chú tâm, quan sát" (nói theo thầy Viên Minh) thì đổ hết cà phê , mà một khi đã  "thận trọng, chú tâm, quan sát" thì cái nghi nó rất là oai 
 
repost coi như là nhắc tui :

Quote:tứ thời

sáng thức dậy ...vào thiền
tâm tịch tịnh miên miên
dòng thời gian vẫn chảy
tâm nhận biết ... là thiền

trưa độ thực ... là thiền
tâm chánh niệm, tuỳ duyên
hạt cơm vào tới miệng
tâm nhận biết ... là thiền

dạo trang web ... cũng thiền
thiên hạ cãi nhau ... điên
hỷ nộ và ái ố
không dính mắc ... ấy thiền

tối đến ... xếp bằng thiền
tuổi gìà đến từng niên
định tâm và quán niệm
cực lạc ... ở nơi thiền

ct
(2018-12-18, 05:29 PM)caothang Wrote: [ -> ]"Cái gì mình lấy về để thương mà không thương được ?" 

gọi là ex-

:full-moon-with-face4:

(2018-12-18, 10:07 PM)Mimo Wrote: [ -> ] Vợ lớn or vợ cũ or ex.... Wink

(2018-12-19, 10:42 AM)caothang Wrote: [ -> ]:full-moon-with-face4:

 Uả, vậy Mm nói vậy là đúng rồi sao anh CT cười vậy ha...

Đáp án đơn giản vậy sao ha anh CT, Mm nghĩ anh CT đố có nghĩa bóng kia mà...nên mm phải đòi nợ "đáp án" câu này trước khi năm mới tới... :dance:
anh CT, 

 Tâm tịnh, thì chẳng ai quấy rối mình được Thumbs-up4
(2018-12-29, 01:46 PM)Mimo Wrote: [ -> ] Uả, vậy Mm nói vậy là đúng rồi sao anh CT cười vậy ha...

Đáp án đơn giản vậy sao ha anh CT, Mm nghĩ anh CT đố có nghĩa bóng kia mà...nên mm phải đòi nợ "đáp án" câu này trước khi năm mới tới... :dance:

bạn Mimo nói trúng ý của tác giả câu đố rồi , chúc mừng bạn và xin được coi như đã trả hết nợ
:full-moon-with-face4:
(2018-12-29, 11:48 PM)Be 3 Wrote: [ -> ]anh CT, 

 Tâm tịnh, thì chẳng ai quấy rối mình được Thumbs-up4

bạn Be3 , 

có quấy rối  ---- có quấy thì biết đang có quấy , đừng để nó rối là đạt 

có quấy rầy  ---- có quấy thì biết đang có quấy , đừng để nó rầy rà là đạt 

  :full-moon-with-face4:
Chào bạn Caothang,

Qua cái post của Caothang về oai nghi chính và phụ nên tôi chia sẻ thêm đôi điều về vấn đề này qua sự thực hành và viên mãn của các bậc thánh tăng thời Đức Phật.

Chuyện đó xuất phát từ câu kệ Pháp Cú 145 được đức Phật tuyên thuyết nói về vị sadi Pandita.

Người trị thủy dẫn nước,
Kẻ làm tên nắn tên,
Người thợ mộc uốn ván,
Bậc tự điều, điều thân.


Tóm tắt như sau. Một vị sadi 7 tuổi tên là Pandita (nghĩa là trí giả) sanh từ gia đình mà cha mẹ đều là các bậc thiện tín tại gia theo giáo pháp của đức Phật. Chú tiểu (sadi) Pandita vốn có căn lành đã tu tập và hành giới trong nhiều kiếp quá khứ. Năm lên 7 tuổi, chú xin cha mẹ cho xuất gia theo giáo pháp của đức Phật, dưới sự chỉ dạy của thánh tăng Xá Lợi Phất (Sariputa). Trong ngày đầu xuất gia, ngài Sariputa chỉ dạy cho chú tiểu Pandita về giới hạnh xuất gia và thiền quán. Buổi sáng hôm sau sadi Pandita chuẩn bị ôm bình bát đi khất thực với thầy dạy Sariputa thì ngài Sariputa mới bảo rằng, "y áo của con mặc luộm thuộm, không gọn gàng tề chỉnh, con phải sửa lại". Pandita thưa vâng và làm theo thầy dạy. Sau đó ngài Sariputa mới dẫn Pandita vào các phòng ốc trú ngụ của chư tăng trong tịnh xá rồi bảo Pandita sắp xếp đồ đạc mọi thứ cho ngay ngắn, nề nếp. Chú mới hỏi thầy: "sao các vị tăng lại để đồ còn khá lộn xộn thế này?" Ngài Sariputa mới nói: "vì những vị tăng đó vẫn còn đang tu học, chưa đắc quả, nên tâm vẫn còn bị ô nhiễm tiềm tàng -- còn giải đãi, si mờ -- tâm chưa được trong lành, nên hiển lộ ra hành động như thế."

Sau đó hai thầy trò mới đi khất thực. Trên đường đi, gặp cảnh nông phu đào mương dẫn nước, Pandita mới hỏi: "thưa thầy, họ đang làm gì vậy?".
Sariputa trả lời: họ đang làm đường dẫn nước vào để trồng lúa, hoa màu.
Pandita: nước có tri giác không thầy?
Sariputa: nước không có tri giác.
Pandita mới nghĩ: nước không có tri giác mà có thể được dẫn vào để vun dưỡng cho hoa màu, vậy thì ta có thể uốn nắn tâm thức của để nó trở thành hữu ích.


Đi một đoạn, thì Pandita trông thấy người ta đang gọi vuốt cây làm cung tên, nên mới hỏi thầy: "thưa thầy, họ đang làm gì vậy?"
Sariputa: họ đang cắt gọt và hơ lửa cây để uốn nắn chúng là cung tên.
Pandita: cây đó nó co tri giác không?
Sariputa: nó không có tri giác.
Pandita mới suy tư: cây không có tri giác mà vẫn có thể được uốn nắn để làm dụng cụ ích lợi, ta có thể điều chỉnh uốn nắn tâm mình cho có ích như vậy.

Đi một hồi hai thầy trò lại gặp người đẽo gọt cây to để làm bánh xe, thì Pandita cũng đặt câu hỏi với thầy là, họ làm gì và vật đó có tri giác không?
Sariputa trả lời: họ đang cắt, đẽo gọt cây để làm bánh xe dùng. Và cây to đó cũng không có tri giác.
Sadi Pandita mới suy tư và kết luận: các vật mà ta thấy đều không có tri giác, nhưng vẫn được người ta uốn nắn biến chúng thành vật hữu ích cho đời sống. Như vậy, ta phải huấn luyện, uốn nắn tâm của ta cho nó được lợi lạc và không còn ô nhiễm. Nghĩ như thế, nên Pandita mới đưa bình bát của mình cho thầy và xin phép thầy trở liêu cốc để tu tập thiền quán. Ngài Sariputa đồng ý.

Trở về phòng cốc, sadi Pandita bắt đầu hành thiền quán nội tâm một cách miên mật. Và trong vài giờ ngày hôm đó, chú tiểu Pandita đắc quả A La Hán, giải thoát hoàn toàn, trở thành một vị Phật khi chỉ mới vừa 7 tuổi đầu.

Tôi còn nhớ có lần nghe một vị sư giảng pháp cho biết, sau khi đắc quả thánh, sadi Pandita sau đó được Đức Phật giao cho công việc phụ trách sắp xếp, dọn dẹp đồ đạc phòng ốc cho chư tăng ở tịnh xá.

Có thể rút ra một điều từ câu chuyện sadi Pandita: do đã có căn lành tu học huân tập từ nhiều đời sống quá khứ, nên từ những sự việc bình thường hằng ngày, sadi Pandita nhận thức ra được đều là những pháp hành để ứng dụng.
"Đức Phật không dạy ta chữa khỏi các cơn đau. Ngài dạy ta có sự hiểu biết về chúng"

đọc được đâu đó
Thế nào là tự nhiên


Nhiều người muốn hành đạo một cách "tự nhiên." Họ than phiền rằng lối sống ở đây không hợp tự nhiên.
Tự nhiên là cây trong rừng. Nhưng nếu bạn cất một ngôi nhà trong đó, phải chăng sự tự nhiên không còn nữa? Nếu bạn biết cách sử dụng cây, xẻ gỗ và cất nhà, cây sẽ có giá trị với bạn nhiều hơn. Hoặc giả như con chó tự nhiên chạy đây chạy đó theo sau cái mũi của nó. Ném một khúc xương thì cả đám chó chạy đến cấu xé nhau. Phải chăng đó là tự nhiên mà bạn muốn?
Nghĩa đúng thực của tự nhiên có thể khám phá ra bằng giới luật và sự hành thiền. Sự tự nhiên này vượt qua thói quen, điều kiện và nỗi sợ hãi của chúng ta. Nếu để tâm con người tự do tiến đến cái gọi là tự nhiên theo cảm tính, không cần rèn luyện -- cảm xúc thế nào thì làm theo thế ấy, thì tâm sẽ dẫy đầy tham lam, sân hận, si mê. Và đau khổ cũng phát sinh từ đấy.
Qua thực hành chúng ta có thể cho phép cây trí tuệ và tình thương trưởng thành một cách tự nhiên, bất kỳ nơi đâu, cho đến khi nó đơm hoa kết trái.

AJAHN CHAH
Bạn Caothang,

Không biết bạn nghĩ sao về chuyện các thầy được phật tử mời vào ngồi ăn trong các quán ăn hay nhà hàng. Tôi thì thấy chuyện này cũng bình thường không có gì sai trái với giới luật nhà Phật. Các sư thầy ăn chay hoặc ăn mặn trong nhà hàng hay quán xá thì tuỳ thuộc vào hệ phái Phật giáo. Đại thừa thì hình như là ăn chay hoàn toàn, còn hệ nguyên thuỷ thì chư sư được phật tử cúng dường vật thực gì thì ăn thực phẩm đó: chay hoặc mặn. Not a big deal.
bạn Anatta,

vụ này tranh cãi và bàn cãi cũng nhiều; thảo luận , bàn luận , và cả nghị luận cũng không ít
chỉ một vụ ăn chay hay ăn mặn hay ăn ngọ , ăn tam tịnh cũng mệt lại cộng thêm vụ đi nhà hàng nữa thì 9 người hàng tỉ ý (chứ không phải 10 ý) vì người mới vào bàn cãi và người bàn cãi một hồi là hai người khác nhau xa lắc 

theo tui thì phải mượn hai chử tuỳ duyên và bất biến -- cái ý là chính còn thì tuỳ hoàn cảnh mà "du di"

đứng về phía Phật tử , nếu khéo một chút thì sẽ không lâm vào tình trạng phải mời các sư-thầy vào nhà hàng . Trừ khi người ấy nghĩ là mời sư đi nhà hàng thì không có gì là quan trọng trong thời đại mà nhà hàng nhiều hơn bếp gia đình .Muồn cúng dường trai tăng thì nấu nướng tại nhà hoặc order to go cũng không sao, các sư đọc vài kinh chú nguyện rồi ăn trong chánh niệm tại nhà vừa nghiêm trang vừa ấm cúng , hay biết bao nhiêu. Lỡ kẹt như đi đường xa chẳng hạn thì vào nhà hàng cũng không sao , thay vì gọi món này món kia thịt thà thừa mứa thì ăn gì cho thanh tịnh chút

đứng về phía các Sư , một vị Tỳ Kheo có 250 giới để giử , không phạm giới chưa hẳn là giử giới thanh tịnh . Trong hoàn cảnh mà khả năng phạm giới mười mươi mà không phạm thì khi đó , vị tỳ kheo mới được gọi là có giới tròn đầy . Một khi đã có ý  giữ giới , trì giới, và hành giới như vậy thì khả năng đi vào nhà hàng ăn là rất ít xảy ra .

đứng về bàn quan thiên hạ , những nguời đàm tiếu , dè biểu , chê bai , thoá mạ ... bla bla bla ... thì họ quên (hoặc có thể không biết là gì) chuyện ai làm gì thì người đó chịu , còn mình (những người đó) khi thân khẩu ý không được thiện lành thì đã gieo nhân không thiện lành , khi có đủ duyên trong đờI này hoặc đời sau kiếp khác sẽ chịu quả không lành thôi . Người Phật tử và các Sư , khi nghe lời đàm tiếu cũng nên quán niệm , suy tư mà sống cho tuỳ duyên , thuận pháp

đứng về giới luật thì nên tâm niệm một điều , trước khi tịch diệt , đấng Thế Tôn đã dạy sau này giới luật là thầy của các con , hãy tự đốt đuốc (và nương theo giới luật ) mà đi . Tuy nhiên , Ngài cũng có dặn rằng những giới luật nào không còn phù hợp thì cũng nên "du di" (kinh nào tui quên rồi). Y cứ theo đó , và so sánh thời xưa khi  đấng Thế Tôn còn tại thế và nay , môi trường sống đã có quá nhiều thay đổi , nên giới luật cũng phải thay đổi theo . Mỗi khi gặp chuyện lắc léo như vậy , tui thường tự hỏi  ... nếu như đấng Thế Tôn còn tại thế , Ngày sẽ ân cần dạy bảo chư Thánh Tăng và tứ chúng phải xử ra sao cho phải lẽ . Và thời gian trôi, cùng một câu hỏi tui lại có những câu trả lời khác nhau  , không nhiều thì ít .  Vài dòng tâm sự cùng bạn
"Tội lỗi là điều không thể tránh khỏi của cuộc đời làm người. Nhà thơ lớn Goethe của Đức đã từng nói: “Đời tôi chưa gặp ai mà tội lỗi của họ tôi không thể làm“. Khiêm tốn biết bao và cũng thẳng thắn biết bao ! Con người sinh ra hình như có một xu hướng nhất định sẽ làm những điều này điều nọ, xấu tốt đều có. Nó phải tuân thủ những xu hướng đó và cơ may của nó là qua những hành động hay dở của mình mà ngộ ra vài điều cho đời mình. Vì nếu không thông qua tội lỗi để hiểu ngộ một cách thâm sâu cái thiện mỹ đích thực xuất phát từ trái tim mình thì cuộc đời xem ra không có ý nghĩa gì. Né tránh tội lỗi, tập làm thiên thần, đó là điều đạo lý nên làm, nhưng cũng dễ là bước đường đi vào trong bóng tối của ngu muội và ngã ái. Đó là sự sai lầm chia thế giới làm hai phạm trù tốt xấu, đúng sai, xem sự vật như một hình ảnh đen trắng mà không biết rằng cuộc đời vốn đầy màu sắc và thiện ác là một điều hết sức tương đối và thường có nguồn gốc rất sâu xa."

Nguyễn Tường Bách -MÙI HƯƠNG TRẦM