VietBest

Full Version: Bảo Đại - Thoái Vị Cho VN Tự Do
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Buổi chiều 30 tháng 8, vua Bảo Đại đứng trước nhà mình. Ông kiên nhẫn chờ phái đoàn Trần Huy Liệu đến để trao ấn kiếm, vĩnh viễn chấm dứt chế độ vua chúa nghìn năm trên nước Việt.

Ngày 30/08/1945, vua Bảo Đại trao ấn kiếm cho đại diện Chính Phủ Lâm Thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Trong sử sách sử chỉ có trích một câu ngắn của vua Bảo Đại trong Chiếu thoái vị rằng  " ...muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập".

Còn cả CHIẾU THOÁI Vị thì  không được nhắc đến ! “Một mẩu bánh mì vẫn là bánh mì, một mẩu sự thật sẽ không còn là sự thật và tính khách quan không còn nữa”.

Dưới đây xin đăng toàn văn Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vị vua cuối cùng - Triều đại Phong kiến Việt Nam (công bố chính thức từ 25/08/1945)

CHIẾU THOÁI VỊ
       
"Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt Nam.

Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc. Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết.

Chiếu đà tiến dân chủ đang đẩy mạnh ở miền Bắc nước ta, Trẫm e ngại rằng một sự tranh chấp giữa miền Bắc với miền Nam khó tránh được, nếu Trẫm đợi sau cuộc trưng cầu dân ý, để quyết định thoái vị. Trẫm hiểu rằng, nếu có cuộc tranh chấp đó, đưa cả nước vào hỗn loạn đau thương, thì chỉ có lợi cho kẻ xâm lăng.

Trẫm không thể không ngậm ngùi khi nghĩ đến các tiên đế đã chiến đấu trên bốn trăm năm để mở mang bờ cõi từ Thuận Hóa đến Hà Tiên. Trẫm không khỏi tiếc hận là trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm không thể làm gì đem lại lợi ích đáng kể cho đất nước. Mặc dù vậy, và vững mạnh trong sự tin tưởng của mình, Trẫm đã quyết định thoái vị, và Trẫm trao quyền cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa.

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

—Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.
—Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.
—Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia.

Riêng về phần Trẫm, trong hai mươi năm ở ngôi, Trẫm đã trải qua bao nhiêu cay đắng. Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Từ nay Trẫm lấy làm sung sướng được là Dân tự do, trong một nước độc lập. Trẫm không để cho bất cứ ai được lợi dụng danh nghĩa Trẫm, hay danh nghĩa hoàng gia để gieo rắc sự chia rẽ trong đồng bào của chúng ta.

Việt Nam độc lập muôn năm..."
Đại diện Việt Minh chấp nhận ba điểm của vua và đề nghị thêm:

1-  Bảo Đại phải ra khỏi Hoàng cung và chỉ được mang theo những đồ dùng riêng.
2-  Trừ của riêng, tài sản của triều đình là tài sản của chính quyền cách mạng.

Nguyễn Thái Sơn

Hình: Vua Bảo Đại đứng chờ phái đoàn của Chính phủ Lâm thời do ông Trần Huy Liệu (dẫn đầu), ông Nguyễn Lương Bằng và ông Cù Huy Cận vào điện Kiến Trung, chuẩn bị lễ trao ấn kiếm thoái vị.

[Image: 302501650-824672942279355-8577941712032253203-n.png]
Công và tội (nếu có) của vua Bảo Đại hiện nay vẫn là một vấn đề cần sự tranh luận trên tinh thần trung dung, công bằng và hợp lý, nhưng do nó được viết ra, nghĩ ra của nhiều bên liên quan dưới góc nhìn riêng của họ nên, theo tôi, chắc chắn có phần phiến diện, hời hợt cũng như không có tính khách quan cho lắm. Thí dụ như với hoàng tộc thì ông luôn mang tiếng bởi cái tội không nghĩ đến họ khi hai tay dâng kiếm, trao ngai vàng vốn có từ xưa của nước Việt cho người khác, còn với VM thì họ cho đó là hành động "sáng suốt", "thức thời" chẳng hạn. 

Kể ra thì cũng rất khó cho ông, bởi tuy được nhận xét là người có ý muốn canh tân, cải tổ, xây dựng một lý tưởng khác nhưng chưa chắc đã được sự đồng thuận của tất cả, nhất là luôn gánh chịu dự dò xét, săm soi của Pháp, của Nhật và cùa người VM, chưa kể đến những người theo ông trong chính phủ lúc bấy giờ. Việc Tây học đã khiến ông bãi bỏ nhiều nghi lễ trong hoàng cung, không cho tổ chức các nghi lễ rườm rà khi vào chầu, không buộc quan viên tung hô, quỳ lạy như cách các triều đình xưa từng làm thì ít được nhắc đến, cũng như sau này, khi chính phủ do ông và ông Ngô Đình Diệm, Phạm Quỳnh thành lập ban đầu đã được đến trên 35 nước khác công nhận cũng chưa đủ để ông được công nhận là người yêu nước hay là người làm mất nước là vậy. 

Về chiếu thoái vị nói trên thì theo tìm hiểu của tôi, dường như có 3 dị bản khác nhau thì phải. Một bản ghi ngày 17-8-1945, (bản này ít được công khai), một bản đề ngày 25-8-1945 là bản do bạn Kỳ trích ở trên, và một bản viết riêng cho hoàng tộc cũng đề ngày 25-8-1945, trong đó ở bản đầu tiên đề ngày 17-8-1945 có ghi:

Quote:Trước tình hình quốc tế hiện thời, Trẫm muốn mau có nội các mới.

Trẫm thiết tha hiệu triệu những nhà ái quốc hữu danh và ẩn danh đã nỗ lực chiến đấu cho quyền lợi của dân chúng và nền độc lập nước nhà mau mau ra giúp Trẫm để đối phó với thời cuộc. Muốn củng cố nền độc lập của nước nhà và bảo vệ quyền lợi của dân tộc, Trẫm sẵn sàng hy sinh về tất cả các phương diện.

Trẫm để hạnh phúc của nhân dân Việt Nam lên trên ngai vàng của Trẫm. Trẫm ưng làm dân của một nước độc lập hơn làm vua một nước nô lệ. Trẫm chắc rằng toàn thể quốc dân cùng một lòng hy sinh như Trẫm.

Trong sự chiến đấu mà ta cần phải đương đầu với một cuộc tái hồi ngoại thuộc, toàn thể dân tộc Việt Nam chắc chắn ở sự đắc thắng của công lý và nhân đạo và tin rằng chỉ một nước Việt Nam độc lập mới có thể cộng tác một cách có hiệu quả với tất cả các nước để gây dựng một nền hòa bình vững chắc ở hoàn cầu”.

Sau này có dư luận cho rằng dưới sức ép của nhiều người, chỉ có bản thứ hai đã được ông đọc  trong buổi lễ Thoái Vị, bàn giao quyền lực cho VM tại sân lầu quảng trường Ngọ Môn Huế ngày 30-8-1945 thôi. Riêng việc cắt ghép ngôn ngữ vốn là "nghề của chàng" nên "chàng" mới nhấn mạnh vào vế sau: "Từ nay Trẫm lấy làm vui được làm dân tự do của một nước độc lập", mục đích của nó như thế nào chắc mọi người đã hiểu.

Còn nhớ một câu chuyện xưa kể về "nghề của chàng", xin được kể ra cho hết. Số là ngày 13-5-1957, trong một chuyến công du sang Hoa Kỳ, cố tổng thống Ngô Đình Diệm có một bài diễn văn tại buổi ăn trưa với thị trưởng New York tại khách sạn Waldorf-Astoria. Nguyên văn đoạn phát biểu của ông:

Quote:Indeed, today, more than ever, the defense of freedom is essentially a common task. With regard to security, the frontiers of the United States do not stop at the Atlantic and Pacific Coasts, but extend, in South East Asia, to the Ben Hai river, which partitions Viet-Nam at the 17th parallel, and forms the threatened border of the Free World, which we all cherish. 

Tạm dịch:

Quote:Quả vậy, ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, việc bảo vệ quyền tự do cơ bản là nhiệm vụ chung. Về vấn đề an ninh, tiền duyên của Hoa Kỳ không dừng lại ở Đại Tây Dương và những vùng duyên hải Thái Bình Dương, mà còn mở rộng đến khu vực Đông Nam Á, đến sông Bến Hải, nơi phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 17, và tạo thành biên giới của thế giới tự do mà tất cả chúng ta yêu mến, đang bị đe dọa.

Ngu cỡ tui đọc mà còn hiểu ý nghĩa của lời phát biểu ấy muốn nhấn mạnh đến việc gì, không biết mấy đỉnh cao trí tuệ dốt hay cố ý hiểu nhầm mà "cắt chữ", rồi "nhét chữ" vào miệng ông Diệm mà cho rằng ông có ý dâng nước cầu vinh khi bảo rằng ổng nói biên giới của Hoa Kỳ kéo dài đến tận vỹ tuyến 17!.

Nói đâu cho xa, ở VietBest mình cũng có nhiều "chiên gia" chuyên cắt chữ, ghép chữ rồi nhét chữ vào miệng người khác kia mà. (giỡn...).

Becuoi
(2022-08-31, 07:34 PM)Dan. Wrote: [ -> ]Công và tội (nếu có) của vua Bảo Đại hiện nay vẫn là một vấn đề cần sự tranh luận trên tinh thần trung dung, công bằng và hợp lý, nhưng do nó được viết ra, nghĩ ra của nhiều bên liên quan dưới góc nhìn riêng của họ nên, theo tôi, chắc chắn có phần phiến diện, hời hợt cũng như không có tính khách quan cho lắm. Thí dụ như với hoàng tộc thì ông luôn mang tiếng bởi cái tội không nghĩ đến họ khi hai tay dâng kiếm, trao ngai vàng vốn có từ xưa của nước Việt cho người khác, còn với VM thì họ cho đó là hành động "sáng suốt", "thức thời" chẳng hạn. 
Ngu cỡ tui đọc mà còn hiểu ý nghĩa của lời phát biểu ấy muốn nhấn mạnh đến việc gì, không biết mấy đỉnh cao trí tuệ dốt hay cố ý hiểu nhầm mà "cắt chữ", rồi "nhét chữ" vào miệng ông Diệm mà cho rằng ông có ý dâng nước cầu vinh khi bảo rằng ổng nói biên giới của Hoa Kỳ kéo dài đến tận vỹ tuyến 17!.

Nói đâu cho xa, ở VietBest mình cũng có nhiều "chiên gia" chuyên cắt chữ, ghép chữ rồi nhét chữ vào miệng người khác kia mà. (giỡn...).

Becuoi

Dạ tuy là mỗi người có góc nhìn riêng nhưng ai cũng bị ít nhiều định hướng bởi ý riêng của người viết.  Đã có bao nhiêu bài phanh phui sự thật về vụ 16 tấn vàng mà đến hôm nay vẫn có những "chính trị gia bàn phiếm" gân cổ tố ông Thiệu lấy đó thôi.  Đã có bao nhiêu bằng chứng ông Diệm kg đàn áp Phật Giáo mà đến bây giờ những tay chống cộng quyết liệt vẫn ghim thù ông Diệm và chửi bới um sùm hằng năm khi các buổi tổ chức lễ giỗ ông Diệm được diễn ra.   cs/vc đánh vào điểm này, vì ai cũng tự cho mình là đúng.   Biggrin