VietBest

Full Version: NGÔN NGỮ MIỀN NAM…
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6
Một bạn hỏi, vậy chứ giữa tiệm giò chả và tiệm chả lụa ở Sài Gòn thì tiệm nào mà người Miền Nam sẽ chấm?

Đương nhiên chả lụa, ở Sài Gòn phải là chả lụa vì chả lụa là món mà người Miền Nam kêu. Còn "giò chả" là ngôn ngữ Miền Bắc.

Tại Sài Gòn chỗ nào ghi "giò chả" là dân Bắc, chỗ nào ghi chả lụa là dân Nam chánh gốc.

Nếu chấp nhận cuộc chơi luật lệ Sài Gòn thì phải là "chả lụa".

Ai bán "bánh khảo" cũng là dân Bắc, ai bán "bánh in" là dân Miền Nam.

"Chủ nhơn Lục tỉnh
Thì có bánh in
Đầu bếp mấy tên
Phải ăn bánh rế
Này là bánh nghệ
Cho chị nằm nơi
Kẻ dệt lụa tơ
Bánh tằm sẵn để
Còn như bánh quế
Mấy đấng y sanh
Tọc mạch rành rành
Thì ăn bánh hỏi
Hễ là thầy bói
Thì ăn bánh quy"

Đi vô quán cafe nhiều khi bực mình khi nghe một thằng có giọng Nam rõ ràng mà nó kêu "cho một cốc cà phê sữa đá”. Người Miền Nam phải là "một ly cà phê sữa đá".

Còn cái vụ "Minh Béo" và "Minh Nhí" nữa nè!

Người Miền Nam đâu ai xài chữ "béo" khi nói về cái mập. Hoàng Mập mới trúng bài chớ.

Người Bắc nói "Con lợn béo", thí dụ “Con lợn béo cỗ lòng mới ngon”

"Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm"

Nam Lỳ Lục Tỉnh tả "con heo mập ú", con cá mập ú no, tổ chảng.

Người Nam Kỳ và Bắc khác nhau về nhận định hình dạng. Nam Kỳ thi “mập” và “ốm”, Bắc Kỳ thì “béo” và “gầy”.

“Ốm” trong suy nghĩ của Bắc là bị bịnh rồi. Ta hay nghe câu đe nẹt “mày ốm đòn với bố”, tức quánh cho mày bịnh nằm bịnh viện luôn.

“Bởi thương nên ốm nên gầy
Cơm ăn chẳng đặng gần đầy ba trăng
Ngó lên sao mọc như giăng
Thương em anh nghĩ mấy trăng cũng chờ”

Mập ở Nam, Bắc là béo nhá, còn lòi xương Bắc là gầy nha.

Còn Nam Kỳ bành ky thịt mỡ là mập nha, còn xanh mét, không có miếng thịt là ốm.

“Bới cô bán cốm hai lu
Đi đâu tui gởi con cu về cùng
Cu tui tui ấp tui bồng
Chớ bỏ vào lồng mà ốm cu tui”

Trong xã hội Nam Kỳ hễ ai tròn quây như ông địa thì kêu là Ông Mập, ai tong teo thì kêu Bà Ốm.

Mập còn đồng nghĩa với ù, phì lũ, bành ky. Ốm còn đồng chữ là ròm, mỏng.

"Đất Phương Nam" có bà Tư Ù mập thù lù.

Chú Chín Ròm, Cô Hai Mỏng, cô Sáu Ròm bảo đảm vạt trước sau lọt ra hai con ốc đó đa.

Người Miền Nam còn tả ai ốm nhách là ốm như “bộ xương cách trí”.

Còn ông Hồ Biểu Chánh thì “ốm lung lắm”.

Ốm lung là ốm sao? là hình vóc ốm o, tóc tai xụ xọp, ngày càng ốm tong teo, là còi cọc, ốm yếu, ốm o lu lít, ốm đèo ốm đẹt, ốm tong teo, ốm nhom ốm nhách.

Còn ông Hồ Trường An thì “ốm o so bại, mình mẩy mỏng lét, da dẻ xanh chành, ốm ròm như “cây tre miễu..”

Sau này có thêm thành ngữ “dẹp lép như con cá lẹp”.

À quên, mập ù, mập thù lù, và sau này có thêm thành ngữ ”mát da mát thịt” nên ‘ú nu ú a” ,”ú nù” rất dễ thương.

Bài ca dao hiện đại vầy:

“Em ơi,đừng lấy thầy tu
Ăn cơm đậu hũ con ku ú nù”

Kêu ông Ba Mập, bà Tư Ù. ông Chín Bụng là chính xác. Nhưng kêu "Ông Hai Ù Ù" là bậy nha, nó qua nghĩa khác.

Trong xóm làng Miền Nam hay có mấy cha già dịch chuyên đi lã lơi liếc xéo với đờn bà góa thì bà con phong cho là Đạo ù ù’ hoặc Đạo dụ.

"Ban ngày lặt cỏ tối công phu
Đậu ủ lâu ngày hóa đậu lu
Ngày ta địa chủ, đêm tu đạo
Đạo chi lạ rứa: "Đạo ù ù"

Trong dân gian Nam Kỳ thì “Đạo ù ù" ,"Đạo dụ” cùng “Đạo chích” và “Đạo tì” là mấy cái đạo ai cũng… ngán.

Ít ai biết, ông Hồ Hữu Tường (1910-1980) – một nhơn vật chánh trị, nhà báo Nam Kỳ khá có tiếng có bút danh là “Ông Đạo Ù Ù”.

Nhớ nha, dân Nam Kỳ phải mập ù chớ không có "béo", béo là mất gốc rồi.

Hôm qua nghe bạn kia quảng cáo lạp xưởng nè:

"Mại zdô bà con ơi! Xin giới thệu lạp xưởng của tui mập ú, thẳng băng, dài sọc, thơm phức nà bà con.

Cô nào chồng bỏ chồng chê, táp miếng lạp xưởng chồng mê tới già"

Cái tên "Minh Nhí" hình như cũng không trúng ngôn ngữ Miền Nam.

Lùn trong xã hội Nam Kỳ là "lùn xủn", “lùn mã tử", “nhỏ xíu con".

Người Nam Kỳ "nhỏ" chứ ít nói "bé".

Lùn kiểu "Minh Nhí" đúng phải là "Minh Đẹt".

Nhí là gì? là nhỏ tuổi và nhỏ xíu, thí dụ ca sĩ nhí, diễn viên nhí.

Nhí là con nít, mà con nít cũng sẽ lớn lên.

Còn "đẹt" là lớn rồi mà không chịu cao lên, cứ lùn xủn hoài.

Con trai dắt dâu tương lai về ra mắt, nhìn cô gái xong về nhà bà má nói với con trai:

"Nó đẹt ngắt như vậy, mơi mốt đẻ cháu má ra toàn gà tre đó con”.

Đẹt ngắt cũng như trái khổ qua đèo

"Khổ qua xanh khổ qua dắng
Khổ qua mắc nắng khổ qua đèo
Anh thương em không kể giàu nghèo"

Thành ra Nam Kỳ có nhiều bà hay ông tên Đẹt lắm, Út Đẹt, Tám Đẹt, Chín Đẹt…

Cái tên Minh Nhí không chính xác, phải là Minh Đẹt.

Người Bắc có chữ "nói lắp" chỉ những người nói một câu bị ngắt ra nhiều câu. Người Miền Nam nói là "cà lăm".

Nhiều nơi ở Miền Nam chúng ta có miếu thờ Ông Cà Lăm.

Người Nam Kỳ trong tín ngưỡng dân gian có vô số miểu thờ ông. Từ thờ ông Cọp (Ông Cả Cọp), ông tà, ông Thổ Thần, ông Quan Thánh, tới ông Thạch (là một tảng đá), ông Gốc (một gốc cây trôi sông) và ông Cà Lăm.

Tại xã Tăng Hòa Gò Công có miễu thờ ông Cà Lăm.

Dân Nam Kỳ gọi những khẩu súng thần công của triều đình, của các lãnh binh xưa là ông Cà Lăm. Gọi là cà lăm vì bắn chục phát mới lẹt đẹt nổ được một phát, súng quá lạc hậu.

Ngày nay ở khắp Nam Kỳ bạn có thể gặp ông Cà Lăm rất nhiều. Ở Bến Bạch Đằng Sài Gòn, ở lăng ông Bà Chiểu, ở Văn Miếu Vĩnh Long. Ở Bạch Dinh Vũng Tàu, ở di tích Lũy Pháo Đài ở Gò Công... vẫn còn những ông "Cà Lăm" lặng lẽ nhìn tuế nguyệt nhắc cháu con một thời.

Các bạn trẻ Miền Nam chú ý đặng mà giữ lại cách nói chuyện, ngôn ngữ đặc biệt riêng của chính Lục Tỉnh yêu thương của mình.

NGUYỄN GIA VIỆT
Tui gốc Bắc nhưng vì sinh trong Nam nên chỉ thích xài tiếng Nam kỳ.

Có lẽ do thói quen thôi nhưng tự nhiên thấy nhiều chữ của người Bắc có vẻ nặng nề quá thí dụ như "bổ quả mít" nghe như là đi đánh đô vật trong khi "xẻ trái mít" lại nhẹ nhàng như môi ai cong cong " xí ... thấy ghétttt"   Wink .

Rồi chữ "cốc" dùng đựng cà phê hay rượu nghe thô thì thôi, hiếm có ai bỏ vào trong thi ca. Trong thơ nhạc phần lớn đều là "ly" thí dụ ông Phạm Đình Chương là người Bắc mà không thể viết "Cốc Rượu Mừng" và ngay cả lời nhạc ... "ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi" chữ chén và cốc đều cùng 1 dấu sắc có thể bỏ trong câu nhạc đó nhưng ông nhạc sĩ lại chọn chữ chén cho bớt ... thô.
Aww, giọng miền Nam luôn dể thương như phụ nữ miền Nam chân chất. Sau 75, Sầu mới biết chử "mình ên" khi về Cần Thơ chơi.
Người Bắc thì lúc nào cũng hoa hòe, lịch sự đúng không? Như lá thúi địt thì kêu là lá mơRollin
(2022-05-29, 04:22 PM)LýMạcSầu Wrote: [ -> ]Như lá thúi địt thì kêu là lá mơRollin

Cái này thì anh phai dứt khoát giữ tiếng Bắc  Lol
Điều buồn phiền nhất của tui là bạn gái của tui rất ít bạn gái miền nam, dù tui sống ngay Saigon. Có lẽ là số phận. Bà xã tui cũng là gốc bắc dù nói tiếng nam.

Cứ nghe giọng Saigon là tim thổn thức, dạ bồi hồi hihi
Giờ mới để ý, người Bắc gọi "gầy" thì Nam "kiu" là "ốm" hay "ròm" nhưng hình như khg có hay rất hiếm có ai được "kiu" là Tư Ốm mà là Tư Ròm.
Ông tác giả tỏ ra "bất mãn" khi có người Nam mà kêu là "cốc cà phê sữa đá". Tôi thì chưa nghe qua câu đó, thấy cũng ok dù khg thích lắm, nhưng nghe nhiều người bây giờ nói "đi dzào". Tôi thấy hơi khó chịu vì đã có chữ "đi dzô", giờ còn "đi dzào" mà lại đọc theo giọng Nam. Nhưng hình như chưa nghe mấy ông nhậu người Nam kêu "Dzào trăm phần trăm đi" hoặc khi coi đá banh, la lên "Dzào", nếu nghe chắc tôi bóp dzào miệng họ Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
(2022-05-29, 04:30 PM)phai Wrote: [ -> ]Cái này thì anh phai dứt khoát giữ tiếng Bắc  Lol

Rollin chử kia nghe quá ư mộc mạc
(2022-05-29, 04:33 PM)Ech Wrote: [ -> ]Điều buồn phiền nhất của tui là bạn gái của tui rất ít bạn gái miền nam, dù tui sống ngay Saigon. Có lẽ là số phận. Bà xã tui cũng là gốc bắc dù nói tiếng nam.

Cứ nghe giọng Saigon là tim thổn thức, dạ bồi hồi hihi


SaiGon người Bắc ở nhiều.
Chắc vì ông thích ngọt ngào khéo léo của gái Bắc. Shy
Giờ mới nhớ ra trong bài thơ "Đôi Bờ" của ông Quang Dũng có dùng chữ "cốc"

https://dutule.com/a3111/quang-dung-doi-bo

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm nay sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc *
Nói cười như chuyện một đêm mơ

* Mới đọc cứ nghĩ đây là đáy của Tuyệt Tình Cốc chứ  Wink .
(2022-05-29, 05:05 PM)phai Wrote: [ -> ]Giờ mới nhớ ra trong bài thơ "Đôi Bờ" của ông Quang Dũng có dùng chữ "cốc"

https://dutule.com/a3111/quang-dung-doi-bo

Khói thuốc xanh dòng khơi lối xưa
Đêm nay sông Đáy lạnh đôi bờ
Thoáng hiện em về trong đáy cốc *
Nói cười như chuyện một đêm mơ

* Mới đọc cứ nghĩ đây là đáy của Tuyệt Tình Cốc chứ  Wink .

Câu trên sông Đáy, câu dưới đáy cốc, không để ý thì cũng nghỉ là Tuyệt Tình Cốc chứ Rolling-on-the-floor-laughing4
Ngôn ngữ miền Nam:

Shy mở cái dzòi dzửa dzửa xong xắt nhiễn.  Shy

Hi mấy anh, chị.
(2022-05-29, 05:40 PM)LýMạcSầu Wrote: [ -> ]Câu trên sông Đáy, câu dưới đáy cốc, không để ý thì cũng nghỉ là Tuyệt Tình Cốc chứ Rolling-on-the-floor-laughing4

Sông chảy qua ghềnh qua núi và sông Đáy chảy qua Tuyệt Tình Cốc để người phiêu lãng đứng bên bờ nhìn mông lung và tưởng như thấy cảnh

Thoáng hiện em (Sầu) trong đáy Cốc
Nói cười như chuyện một đêm mơ

... nhà thơ tưởng tượng giỏi lắm hihi.
(2022-05-29, 06:33 PM)Green Grass Wrote: [ -> ]Ngôn ngữ miền Nam:

Shy mở cái dzòi dzửa dzửa xong xắt nhiễn.  Shy

Hi mấy anh, chị.

Hi Cỏ, bàn tay và bàn chân Cỏ sơn đẹp quá. hôm nay lành hẳn chưa?
(2022-05-29, 06:33 PM)Green Grass Wrote: [ -> ]Ngôn ngữ miền Nam:

Shy mở cái dzòi dzửa dzửa xong xắt nhiễn.  Shy

Hi mấy anh, chị.

Hi Cỏ cưng,

Hmmm, cái này là những từ khác biệt giữa Bắc/Nam còn thí dụ của Cỏ là cách phát âm, không tính  Wink .

Như xắt (Nam) = thái (Bắc)
Ngôn ngữ miền Trung: (bị lạc đề)

Ra cươi lấy cái chủi xuốt cái dà.  Shy
Pages: 1 2 3 4 5 6