VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
(2022-05-13, 09:26 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Yes anh. Tôi thử xem  Cheer








Anh Anatta  Cheer

TuyDuyen hay RungHoang nói thì không có cân lượng, dân biểu của Mỹ, đại diện người Mỹ, nói lên thì chắc anh không hoài nghi nữa.   

Giới thiệu anh ông Dan Crenshaw, dân biểu của TX

[Image: ?url=https%3A%2F%2Fstatic.politico.com%2...ty-773.jpg]


Vị này phát biểu trong việc US cho Ukraine 40B trong 2 ngày trước là: "investing in the destruction of our adversary’s military, without losing a single American troop, strikes me as a good idea"

==> Đầu tư, bỏ tiền vào việc tiêu diệt quân đội của kẻ đối đầu mà chẳng tốn 1 binh 1 chốt nào của quân ta, theo tôi nghĩ đó là 1 ý nghĩ rất tốt

Người Mỹ nói thẳng, không sợ Ukraine đau lòng, là người Mỹ sử dụng Ukraine như 1 con cờ, như những tên lính đánh thuê, và nói thẳng trên media quốc tế.

Cheer


Hi RungHoang,

Nga xâm lược Ukraine, khối NATO và Mỹ viện trợ Ukraine chống lại Nga... Thì ai ai cũng có thể nhìn thấy chỉ có Ukraine một mình hy sinh đánh Nga và họ có thể "phán" là Mỹ (và các nước phương Tây) chỉ tốn tài lực vật lực mà thôi, đâu cần phải nghe đến lời của ông dân biểu này nói mới cách đây 2 ngày để nhận biết. Đưa lời phát biểu của ông này ra để cho rằng Mỹ dùng sinh mạng người Ukraine đánh Nga thì có khiên cưỡng lắm không? 

Như huynh Td nói, "ngay từ đầu là đã biết Mỹ mượn Ukraine đánh Nga". Vậy huynh Td hay RH có lý do khác nào hợp lý hơn không? Tôi tự hỏi, nếu Putin không tạo nên nguyên nhân, xua quân xâm lấn nước Ukraine thì giờ đây cuộc chiến có xảy ra không? Hẳn là không rồi.

Clinking-beer-mugs4
(2022-05-13, 10:33 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Nhìn cái hình này thấy quê quê ....
Người ta thì cao, to, tướng đi ngon lành, gương mặt biểu hiện cũng ngon .... Còn mình sao nhìn kỳ quá ....
Confused

nhược thì yếu, tiểu thì nhỏ ...... bé ăn khoai mì khoai lang, lớn lên là vậy đó, thông cảm thương hại chút đi  Lol
(2022-05-13, 10:46 PM)abc Wrote: [ -> ]ổng nói gì là chuyện của ổng , ổng cãi nhau với bã nên nói mấy câu đó 

Ông này cãi nhau với bà kia nên nói ra câu đó để trả đũa bả, đem câu nói đó tách ra và gán cho đó là tiếng nói đại diện cho người Mỹ thì  tui  gọi là lập lờ đánh lận con đen

*** Ông ta là dân biểu, 1 lá phiếu của ông ta là đại diện cho ý muốn của tất cả những người dân trong vùng ông ta đó. Mà lá phiếu ấy tác động lên những đồng tiền muốn gởi qua Ukraine để đánh đối thủ của Mỹ đó.

Lá phiếu đó thật tế đẫy những đồng tiền đó đi Ukraine chứ ở đó là đánh lận. Không thấy chuyện đó thật huh ?
(2022-05-13, 10:51 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]*** Ông ta là dân biểu, 1 lá phiếu của ông ta là đại diện cho ý muốn của tất cả những người dân trong vùng ông ta đó. Mà lá phiếu ấy tác động lên những đồng tiền muốn gởi qua Ukraine để đánh đối thủ của Mỹ đó.

Lá phiếu đó thật tế đẫy những đồng tiền đó đi Ukraine chứ ở đó là đánh lận. Không thấy chuyện đó thật huh ?

tui ko muốn tranh luận với bạn  , tui post cho bà con đọc và tui nghĩ ai cũng hiểu tui muốn nói gì
(2022-05-13, 10:48 PM)anattā Wrote: [ -> ]Hi RungHoang,

Nga xâm lược Ukraine, khối NATO và Mỹ viện trợ Ukraine chống lại Nga... Thì ai ai cũng có thể nhìn thấy chỉ có Ukraine một mình hy sinh đánh Nga và họ có thể "phán" là Mỹ (và các nước phương Tây) chỉ tốn tài lực vật lực mà thôi, đâu cần phải nghe đến lời của ông dân biểu này nói mới cách đây 2 ngày để nhận biết. Đưa lời phát biểu của ông này ra để cho rằng Mỹ dùng sinh mạng người Ukraine đánh Nga thì có khiên cưỡng lắm không? 

Như huynh Td nói, "ngay từ đầu là đã biết Mỹ mượn Ukraine đánh Nga". Vậy huynh Td hay RH có lý do khác nào hợp lý hơn không? Tôi tự hỏi, nếu Putin không tạo nên nguyên nhân, xua quân xâm lấn nước Ukraine thì giờ đây cuộc chiến có xảy ra không? Hẳn là không rồi.

Clinking-beer-mugs4

Anh Anatta,

Tôi nghĩ nếu người Mỹ và NATO không tác động đến Ukraine thì không có chiến tranh đâu. Và nếu NATO không đống tiến thì Nga cũng không lo ngại đến thế

Cheer
(2022-05-13, 10:53 PM)abc Wrote: [ -> ]tui ko muốn tranh luận với bạn  , tui post cho bà con đọc và tui nghĩ ai cũng hiểu tui muốn nói gì

Tôi không có tranh luận với bạn. 

Tôi chỉ đưa cho anh Anatta thấy là những quan chức cao cấp của Mỹ, hàng dân biểu, nói như thế nào về mục đích của họ trong trận chiến này thôi.

Tôi cũng chẳng cần xin sự thương xót hay bao che của bà con
(2022-05-13, 10:54 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Anh Anatta,

Tôi nghĩ nếu người Mỹ và NATO không tác động đến Ukraine thì không có chiến tranh đâu. Và nếu NATO không đống tiến thì Nga cũng không lo ngại đến thế

Cheer

RungHoang,

Tác động là tác động điều gì?

Lấy thí dụ, Mỹ đóng quân ở các nước Châu Á như Nhật, Phi, và Hàn Quốc để trợ giúp họ phòng ngừa Trung Quốc tấn công. Những năm qua vùng đó vẫn yên lặng. Đó cũng là tác động. Nay mai, giả sử Trung Quốc tấn công một trong những nước Châu Á này (kể cả bán đảo Đài Loan), như vậy cho rằng tại Mỹ tác động thì khiên cưỡng không? Vì theo lý mà nói nếu Mỹ không có mặt ở đó, chắc có lẽ Trung Quốc đã tấn công một trong những nước đó lâu rồi.

Thôi tôi tạm ngừng đây, đi ngủ. 

Hồi nảy định viết thêm về vấn đề Nga và Ukraine trong post vừa qua, nhưng khuya rồi, tôi phải đi nghỉ.

Clinking-beer-mugs4
(2022-05-13, 10:48 PM)anattā Wrote: [ -> ]Như huynh Td nói, "ngay từ đầu là đã biết Mỹ mượn Ukraine đánh Nga". Vậy huynh Td hay RH có lý do khác nào hợp lý hơn không? Tôi tự hỏi, nếu Putin không tạo nên nguyên nhân, xua quân xâm lấn nước Ukraine thì giờ đây cuộc chiến có xảy ra không? Hẳn là không rồi.

Clinking-beer-mugs4


Bạn anatta có biết rằng, 

Liên Xô đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh sau WW2, khi Liên Xô tan rã thì khối Warszava tan rã, tại sao NATO lại không giải thể?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, ban đầu gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.

Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lậpTổ chức Hiệp ước Vácsava để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX.

Lịch sử, văn hóa và tôn giáo của Nga và Ukraine gắn bó coi như là anh em ruột thịt, nhưng anh đối xử với em không đẹp nên em nghỉ chơi với anh, chạy theo kẻ thù của anh để được ăn sung mặc sướng. Anh không điên lên sao được  Biggrin (lỗi cũng tại anh)

NATO do Mỹ cầm đầu, mục đích là kềm chế sự trở lại của Nga. 

TT trước của Ukraine cũng đã hướng về Mỹ rồi, nhưng guồng máy lãnh đạo của ông này thì tham nhũng nên Mỹ cho lật ông này để cho ông Zelensky lên thế (dân chúng thì cứ từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp thì ai cũng khoái, cà rốt Mỹ là đó đó)

Hiến pháp của Ukraine nói rằng: phải hướng Tây, EU hay NATO càng tốt, cho nên ai lên làm TT của Ukraine cũng đi theo hướng này. Đó là nguyên nhân Nga chiếm bán đảo Creame năm 2014 (bán đảo này trước của Liên bang Xô Viết tặng cho Ukraine) nếu Ukraine theo phương Tây thì an ninh của Nga sẽ bị đe dọa từ NATO. Vùng Donbass, dân nói tiếng Nga là 75% và gắn kết với Nga từ lâu đời, khi Ukraine hướng Tây thì dân ở đây quyết định ly khai và lập nên nhà nước riêng, Kyiv không chịu nên đem quân tới đánh, họ cầu cứu Nga nên Nga kéo quân qua đánh nhau với Ukraine năm 2014 và đi đến thoả thuận Minks.

Lúc đó thế giới không để ý nhiều vì Mỹ không muốn làm to chuyện, Mỹ thấy quân đội Ukraine quá yếu nên tạm lùi một bước, quân tử trả thù 10 năm chưa muộn, cho nên từ ngày đó, Mỹ tăng cường huấn luyện cho quân đội Ukraine theo tiêu chuẩn phương Tây, tiếp tế đều đặn khí tài vừa phải để Nga không phát hiện. 

Tám năm rèn quyên luyện tướng, và rồi sau đó thì dùng kế khích tướng, dụ Nga vào bẫy đã dàn sẵn, Mỹ không nắm chắc là tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine đến mức nào nên lúc đầu, có kế hoạch lập chính phủ ở biên giới Ba Lan cho ông Zelesky tiếp tục kháng cự nếu mất thủ đô Kyiv, nhưng thì ai cũng thấy cũng biết rồi đó .......

Nga không đánh Ukraine cũng không được là vì quân Ukraine do Mỹ và EU hậu thuẫn càng ngày càng mạnh, trong khi phe ly khai thì càng ngày càng yếu, bán đảo Creame có trồng trọt được là do hệ thống dẫn nước từ bên Ukraine, TT Zelesky ra lệnh ngăn dòng nước để cho bên Creame biến thành sa mạc .....

nói tóm lại, không có lửa làm sao có khói, mà hầu hết mọi người đều thấy khói mà không chịu coi lửa cháy ở đâu  Biggrin


Cheer
Quan hệ Nga - Ukraine vì sao trở nên chua chát?

Chỉ mới hơn 30 năm trước, giữa Nga và Ukraine không hề có biên giới. Ngày nay, căng thẳng giữa hai nước đang gây ra cơn khủng hoảng đối với toàn châu Âu. Quan hệ giữa Nga và Ukraine đã được định hình lại từ năm 1991, với sự tan rã của Liên Xô.


Nhiều nhà quan sát ở Ukraine và phương Tây cho rằng tình hình đã xấu đi vì Nga vẫn muốn duy trì ảnh hưởng với Ukraine. Nhưng đối với Tổng thống Vladimir Putin, việc NATO mở rộng về phía đông, gây ra nguy cơ an ninh cho Nga, đã phủ bóng đen lên quan hệ.


Dưới đây là một số sự kiện chính dẫn đến sự rạn nứt giữa hai nước Nga và Ukraine.


1991: Ukraine bỏ phiếu tách khỏi Liên Xô.


Chính phủ Ukraine tuyên bố độc lập, tách khỏi Liên Xô vào tháng 8.1991.
Vào ngày 1.12 cùng năm, một cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc về quyết định này được tổ chức, với 90% người tham gia bỏ phiếu đồng ý.
Khi đó, Ukraine là nơi tập trung sức mạnh nông nghiệp, công nghiệp quốc phòng và quân sự của Liên Xô, cũng là nước đông dân thứ 2 trong liên bang, sau Nga. Vì vậy, việc nước này tuyên bố độc lập có tác động rất lớn, dẫn đến việc Liên Xô giải thể.


Trong những ngày đầu tháng 12.1991, Nga vẫn còn nằm trong Liên Xô, tuy nhiên Tổng thống Nga Boris Yeltsin đã công nhận Ukraine là một nước độc lập chỉ một ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý của Ukraine kết thúc.
Điều quan trọng là Moscow công nhận lãnh thổ của Ukraine bao gồm cả Crimea, bán đảo bên biển Đen được nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev cắt từ Nga để "tặng" cho Ukraine vào năm 1954.
Tuy nhiên, gần như ngay lập tức sau đó, giữa hai nước đã nổ ra tranh cãi về tương lai của Hạm đội biển Đen của Liên Xô đóng căn cứ tại Crimea.


1994: Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân


Khi Liên Xô tan rã, nhiều vũ khí hạt nhân của nước này vẫn còn nằm rải rác khắp các quốc gia mới độc lập. Ukraine nắm giữ số vũ khí lớn thứ 2 sau Nga, bao gồm 1.900 vũ khí hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công Mỹ.
Một nỗ lực ngoại giao đã dẫn đến Bản ghi nhớ Budapest năm 1994, theo đó Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân và gửi đầu đạn cho Nga để tiêu hủy.
Đổi lại, Mỹ, Anh và Nga cam kết “tôn trọng độc lập và chủ quyền cũng như các biên giới hiện có của Ukraine” và “kiềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của nước này”.


2004: Cách mạng Cam


Vào mùa thu năm 2004, hàng trăm nghìn người Ukraine đã xuống đường phản đối kết quả bầu cử. Họ cho rằng ứng cử viên được Moscow hậu thuẫn đã giành phần thắng nhờ gian lận.
Ông Viktor Yushchenko, người có xu hướng thân phương Tây, nhận được nhiều ủng hộ với cam kết sẽ triệt phá hệ thống kinh tế tư bản thân hữu.
Tuy nhiên, uỷ ban bầu cử lại trao phần thắng cho Viktor Yanukovych, cựu thống đốc vùng Donetsk và là một ứng cử viên thân Nga.


[Image: 50026987-401-8185.jpg]
Cuộc cách mạng Cam diễn ra vào năm 2004 đã thay đổi cục diện chính trị ở Ukraine

Sau các cuộc biểu tình kéo dài suốt mùa đông sau đó tại trung tâm Kiev, cuộc bầu cử được tổ chức lại với chiến thắng thuộc về ông Yushchenko.
Điện Kremlin cho rằng “Cách mạng Cam” - màu sắc của chiến dịch tranh cử của ông Yushchenco - là một phần trong âm mưu của các cơ quan tình báo nước ngoài.


2008: Ukraine tìm cách vào NATO.


Năm 2008, chính phủ Yushchenko thể hiện ý định tham gia Kế hoạch Hành động dành cho Thành viên NATO(MAP), một bước quan trọng để gia nhập liên minh quân sự NATO. Mỹ ủng hộ ý tưởng này.
Nhưng sau khi Ba Lan gia nhập NATO vào năm 1999, rồi đến các nước vùng Baltic, Bulgaria và Romania vào khối này năm 2004, Tổng thống Putin coi sự mở rộng của liên minh NATO là lớp màn che đậy những nỗ lực kiềm chế Nga. Ông đe dọa sẽ hướng vũ khí hạt nhân vào Ukraine nếu quá trình gia nhập NATO được tiến hành.
Kết quả là cố gắng của Mỹ nhằm đưa Ukraine và Georgia tham gia MAP đã ngừng lại. Thay vào đó, NATO vào tháng 4.2008 đưa ra tuyên bố với lời hứa rằng hai nước này "sẽ trở thành thành viên NATO".
Năm 2010, ông Yanukovych đắc cử tổng thống và nhanh chóng hủy kế hoạch gia nhập NATO.

2013-2014: Phong trào phản đối "Euromaidan"


Bất chấp mối quan hệ gần gũi giữa chính phủ Yanukovych với Moscow, nhiều người Ukraine tin rằng tương lai của họ là ở châu Âu.
Một cuộc thăm dò ý kiến vào năm 2013 đã cho thấy rằng nhiều người dân ở phía tây Ukraine muốn gia nhập chương trình Đối tác hướng Đông của EU. Tuy nhiên, ở miền đông Ukraine đa số lại muốn tham gia liên minh thuế quan với Nga.


Ông Yanukovych đã rút khỏi thỏa thuận với EU vào phút cuối để nghiêng về phía thỏa thuận với Nga. Quyết định này đã châm ngòi cho phong trào biểu tình thu hút hàng trăm nghìn người biểu tình tại quảng trường trung tâm của Kiev. Làn sóng phản đối này đã buộc ông Yanukovych phải sang Nga lánh nạn vào ngày 21.2.2014.


Chưa đầy một tuần sau, những người đàn ông có vũ trang trong quân phục màu xanh lá cây không phù hiệu đã chiếm giữ nhà quốc hội Crimea, cô lập Crimea ra khỏi Ukraine.
Một cuộc trưng cầu được tổ chức ở Crimea vào tháng 3.2014 có kết quả là 97% cư dân tại đây đồng ý để Crimea tái thống nhất với Nga.
Ngay sau đó, các nhóm ly khai ở vùng Donbass (miền đông Ukraine) bắt đầu đòi độc lập, dẫn đến cuộc chiến cho đến nay đã làm thiệt mạng khoảng 14.000 người.


2021: Đàm phán Donbass sụp đổ


Giao tranh quy mô lớn đã lắng xuống nhưng khu vực này đang ở trong thế bí. Hai nước Cộng hòa ly khai tự xưng đã được thành lập quanh các thành phố Donetsk và Luhansk.
Hai thỏa thuận do Đức và Pháp làm trung gian đã được ký kết vào năm 2014 và 2015 tại thủ đô Minsk của Belarus.


[Image: normandy-format-talks-in-minsk-february-...3-7241.jpg]
Các nhà lãnh đạo của các quốc gia trong một cuộc đàm phán thể thức Normandy.

Tuy nhiên, nỗ lực ngoại giao này không có nhiều tác dụng khi giao tranh vẫn diễn ra. Nga cho nói rằng mình không phải là một bên tham gia xung đột và chỉ đồng ý tham gia với tư cách là bên hoà giải.
Sau khi ông Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống Ukraine vào năm 2019, đã diễn ra sau một số cuộc trao đổi tù nhân, nhưng quan hệ giữa Moscow và Kiev kể từ đó lại càng trở nên tồi tệ hơn.


Vào mùa xuân năm 2021, Nga đã điều hơn 100.000 quân tới biên giới Ukraine.
Đến tháng 11.2021, Mỹ và các đồng minh bắt đầu cảnh báo rằng Nga có thể đang lên kế hoạch đưa quân vào Ukraine. Moscow đã đưa ra một loạt các đề xuất an ninh dưới hình thức hai hiệp ước, bao gồm yêu cầu Ukraine không bao giờ gia nhập NATO và liên minh quân sự này ngừng hiện diện tại các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây.


.................................
(2022-05-13, 11:24 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]Bạn anatta có biết rằng, 

Liên Xô đối đầu với Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh sau WW2, khi Liên Xô tan rã thì khối Warszava tan rã, tại sao NATO lại không giải thể?

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949, ban đầu gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu. Mục đích thành lập NATO là để ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và Liên Xô lúc đó đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu có thể gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên.

Việc thành lập NATO dẫn đến việc các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu thành lậpTổ chức Hiệp ước Vácsava để làm đối trọng. Sự kình địch và chạy đua vũ trang của hai khối quân sự đối địch này là cuộc đối đầu chính của chiến tranh lạnh trong nửa cuối thế kỷ XX.

Lịch sử, văn hóa và tôn giáo của Nga và Ukraine gắn bó coi như là anh em ruột thịt, nhưng anh đối xử với em không đẹp nên em nghỉ chơi với anh, chạy theo kẻ thù của anh để được ăn sung mặc sướng. Anh không điên lên sao được  Biggrin (lỗi cũng tại anh)

NATO do Mỹ cầm đầu, mục đích là kềm chế sự trở lại của Nga. 

TT trước của Ukraine cũng đã hướng về Mỹ rồi, nhưng guồng máy lãnh đạo của ông này thì tham nhũng nên Mỹ cho lật ông này để cho ông Zelensky lên thế (dân chúng thì cứ từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp thì ai cũng khoái, cà rốt Mỹ là đó đó)

Hiến pháp của Ukraine nói rằng: phải hướng Tây, EU hay NATO càng tốt, cho nên ai lên làm TT của Ukraine cũng đi theo hướng này. Đó là nguyên nhân Nga chiếm bán đảo Creame năm 2014 (bán đảo này trước của Liên bang Xô Viết tặng cho Ukraine) nếu Ukraine theo phương Tây thì an ninh của Nga sẽ bị đe dọa từ NATO. Vùng Donbass, dân nói tiếng Nga là 75% và gắn kết với Nga từ lâu đời, khi Ukraine hướng Tây thì dân ở đây quyết định ly khai và lập nên nhà nước riêng, Kyiv không chịu nên đem quân tới đánh, họ cầu cứu Nga nên Nga kéo quân qua đánh nhau với Ukraine năm 2014 và đi đến thoả thuận Minks.

Lúc đó thế giới không để ý nhiều vì Mỹ không muốn làm to chuyện, Mỹ thấy quân đội Ukraine quá yếu nên tạm lùi một bước, quân tử trả thù 10 năm chưa muộn, cho nên từ ngày đó, Mỹ tăng cường huấn luyện cho quân đội Ukraine theo tiêu chuẩn phương Tây, tiếp tế đều đặn khí tài vừa phải để Nga không phát hiện. 

Tám năm rèn quyên luyện tướng, và rồi sau đó thì dùng kế khích tướng, dụ Nga vào bẫy đã dàn sẵn, Mỹ không nắm chắc là tinh thần chiến đấu của quân đội Ukraine đến mức nào nên lúc đầu, có kế hoạch lập chính phủ ở biên giới Ba Lan cho ông Zelesky tiếp tục kháng cự nếu mất thủ đô Kyiv, nhưng thì ai cũng thấy cũng biết rồi đó .......

Nga không đánh Ukraine cũng không được là vì quân Ukraine do Mỹ và EU hậu thuẫn càng ngày càng mạnh, trong khi phe ly khai thì càng ngày càng yếu, bán đảo Creame có trồng trọt được là do hệ thống dẫn nước từ bên Ukraine, TT Zelesky ra lệnh ngăn dòng nước để cho bên Creame biến thành sa mạc .....

nói tóm lại, không có lửa làm sao có khói, mà hầu hết mọi người đều thấy khói mà không chịu coi lửa cháy ở đâu  Biggrin


Cheer

Cụ kể chuyện hay qúa cụ  Heavy-black-heart4 Xuống hầm mà có người kể sự tích trầu cau, lộn,  Lol chuyện anh em quýnh nhau có tuồng tích, gốc, ngọn, lá, cành hẳn hoi, Mi đọc quên thôi ngủ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Thì ra là vậy!  Chuyện dẫn đến chiến tranh như ngày nay chứa nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, gay cấn qúa  Winking-thumbs-up-smiley-emoticon  

Phải công nhận. Sao cụ rành chuyện người ta qúa cụ  Lol  

Chui dzô mền trùm trốn cho lẹ  LOL-4
(2022-05-13, 10:30 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Vị ấy nói như vậy anh nghĩ là do người khác hàm oan cho ông ta sao ?

Không phải "Lòng có đầy miệng mới nói ra" sao?

Không phải có Tâm, có ý mới sinh ra lời nói sao?


Mi đồng quan điểm với a.RH.  Mi thấy thông thường những người làm chính trị “chính tông” chứ không phải ... tông tông ngang hông  Lol thì họ sẽ phải cân nhắc lời nói trước công chúng cho dù đó chỉ là một cuộc cãi vã hay tranh luận bình thường .  

Thôi đi khò, khuya qúa rồi mà đọc những gì mọi người thảo luận hay qúa nên chưa chịu ngáp  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Chúc cả nhà ngủ ngon  223110697 223110697 223110697
(2022-05-13, 10:54 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Anh Anatta,

Tôi nghĩ nếu người Mỹ và NATO không tác động đến Ukraine thì không có chiến tranh đâu. Và nếu NATO không đống tiến thì Nga cũng không lo ngại đến thế

Cheer


RungHoang nói rất ngắn gọn, nếu hiểu ra vấn đề thì chỉ cần cười rồi dzô một cái thôi  Cheer

Bây giờ thêm vụ Phần Lan và Thuỵ Điển mới gay go, chuyện càng ngày càng lớn ..... liên quan đến cả tranh chấp tại Bắc Cực nữa rồi ......
(2022-05-14, 01:02 AM)Mi. Wrote: [ -> ]Cụ kể chuyện hay qúa cụ  Heavy-black-heart4 Xuống hầm mà có người kể sự tích trầu cau, lộn,  Lol chuyện anh em quýnh nhau có tuồng tích, gốc, ngọn, lá, cành hẳn hoi, Mi đọc quên thôi ngủ  Grinning-face-with-smiling-eyes4 

Thì ra là vậy!  Chuyện dẫn đến chiến tranh như ngày nay chứa nhiều tình tiết ly kỳ, hấp dẫn, gay cấn qúa  Winking-thumbs-up-smiley-emoticon  

Phải công nhận. Sao cụ rành chuyện người ta qúa cụ  Lol  

Chui dzô mền trùm trốn cho lẹ  LOL-4


giá mà cụ bà được như Mi cũng đỡ, hễ nói chuyện đến chữ U ...... là cụ bà quay lưng dzọt mất  Lol

rốt cuộc lảm Td lảm nhảm mình ên  Rollin


1393397501
[Image: photo1652413750751-16524137509761476660812.jpg]

Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ, Dmitry Polyansky. (Nguồn: AP)

Theo Phó đại diện thứ nhất của Nga tại Liên Hợp Quốc Dmitry Polyansky, khi Kiev chấp nhận thực tế rằng, người dân ở miền đông Ukraine "có quyền sống theo cách họ muốn", chiến dịch đặc biệt sẽ dừng lại.


Trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm trực tuyến UnHerd News của Anh, được công bố ngày 12/5, Phó đại diện thường trực thứ nhất của Nga tại LHQ Dmitry Polyansky cho rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga có thể kéo dài do các nước phương Tây.


Ông Dmitry Polyansky nói: “Nếu các nước phương Tây cố gắng ngăn chặn xung đột bằng cách đổ dầu vào lửa, nó có thể kéo dài thêm một thời gian. Tuy nhiên, điều này sẽ không thay đổi nhịp độ chung của cuộc xung đột, không ngăn Nga đạt được các mục tiêu đặt ra”.


Nhà ngoại giao Nga nói thêm rằng, khi Kiev “nhận ra thực tế rằng họ cần phải nhượng bộ”, cụ thể là tiến hành phi quân sự hóa, phi phát xít hóa, và cũng chấp nhận thực tế rằng, người dân ở miền Đông Ukraine “có quyền sống theo cách họ muốn”, chiến dịch đặc biệt sẽ dừng lại.

.......................

những ai muốn thảo luận về tình hình chiến sự tại Ukraine nên chịu khó đọc thêm tin tức cập nhật mỗi ngày, tin chính xác từ ..... (nguồn AP)
Mấy ông mấy bà "chính chị chính em" ngồi bàn giấy, to miệng thoá mạ nhau, mấy ông mấy bà lương vẫn tăng hàng năm mà dân chúng thì KHỔ thấy rõ.

Đấm người ta xưng mặt thì mình cũng đau tay chứ không phải bình an vô sự gì.


Lạm phát tại Nga thì đương nhiên là cao ngất ngưởng rồi vì bị các nước theo Mỹ vùi dập, ông Putin thì không sao còn dân Nga thì thấy sao giữa ban ngày  Biggrin ........ còn Mỹ, Đức thì sao? ...... chuyện này để dân Mỹ, Đức trả lời.

còn dân chúng trên khắp thế giới thì sao? ....... trả lời luôn, khổ chồng thêm khổ, người liều mạng thì tự tử, người nhát gan thì chịu cảnh "da bọc xương"