VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.


(2022-05-12, 08:01 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Chào anh HH,
Lần trước Nga dùng 1 trái siêu thanh bắn chỗ kho vũ khí, những nhà phân tích bảo cái kho là 1 mục tiêu cố định, không di động, theo lẻ chỉ sử dụng những phi đạn thường, Nhưng Nga dùng trái siêu thanh trong lần phá huỹ đó, khiến giới quan sát nghi ngờ về kho vũ khí của Nga chắc có vấn đề rồi

Chào ông bạn RH. hì hì ...hì hì... Theo tui nghĩ chính phủ Nga có lé hời hợt cách quản trị quốc gia của họ. Từ trên xuống dưới. Khi một vũ khí được chế tạo ra rất hao tốn. Và cái hao tổn lớn hơn cả vật chất và chất xám để đẻ ra cái vũ khí là 1. $ bảo trì. 2. $ huấn luyện quân cách sử dụng. 3. $ tồn trử. Nhìn mấy chiếc xe tăng thì thấy chắc Nga không bỏ tiền cho number oanh. Lol Có lẽ Nga thiếu tiền cho number two vể dụ trái siêu thanh. Rollin


(2022-05-12, 09:57 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]vũ khí quy ước thì Mỹ vẫn là tối tân số 1 thế giới, nhưng Td nói đây là "sức mạnh nguyên tử"

Mỹ dám chơi 2 trái ở Nhật thì Nga nếu dồn vào đường cùng thì cũng dùng thử 2 trái xem sao  Grinning-face-with-smiling-eyes4

của Mỹ chiến nhưng mắc, mấy nước bèo thì dùng vũ khí Nga, nghèo nữa thì mua đồ TQ, tiền nào của đó, đời vẫn thế mà

Tui không lo dìa dụ này đâu ông bạn già vì Mỹ có 11 chiếc hàng không mẫu hạm nằm khắp nơi trên thế giới. Nga chưa kịp ráp đầu đạn nguyên tử vào thân hoả tiền là bị cô lập liền tù tì hà....hì hì ...hì hì....

Thâu tui đi ngủ. Khuya rầu. 99 ông bạn già. Cheer
(2022-05-13, 01:56 AM)Hai hòn Wrote: [ -> ]Tui không lo dìa dụ này đâu ông bạn già vì Mỹ có 11 chiếc hàng không mẫu hạm nằm khắp nơi trên thế giới.  Nga chưa kịp ráp đầu đạn nguyên tử vào thân hoả tiền là bị cô lập liền tù tì hà....hì hì ...hì hì....

Thâu tui đi ngủ. Khuya rầu. 99 ông bạn già.  Cheer


Cheer


Nga sở hữu bao nhiêu vũ khí hạt nhân?


Tất cả con số về vũ khí hạt nhân đều là ước tính, nhưng theo Liên đoàn các Nhà khoa học Mỹ (Federation of American Scientists), Nga có 5.977 đầu đạn hạt nhân - thiết bị gây ra vụ nổ hạt nhân - mặc dù con số này gồm khoảng 1.500 đầu đạn đã không còn hoạt động và chuẩn bị bị tháo dỡ.

Trong số khoảng 4.500 còn lại, hầu hết được coi là vũ khí hạt nhân chiến lược - tên lửa đạn đạo, hoặc rocket, mà có thể nhắm mục tiêu ở khoảng cách xa.

 Đây là những vũ khí thường gắn liền với chiến tranh hạt nhân.


[Image: _123480776_6818b078-d7a8-4e6f-b54b-296d8e11de19.jpg]

Số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược của Nga, màu xanh là còn trong kho, màu đỏ là đã được triển khai ở căn cứ hoặc trên biển


Các chuyên gia ước tính khoảng 1.500 đầu đạn của Nga hiện đang được "triển khai", có nghĩa gắn trên tên lửa và máy bay ném bom hoặc trên tàu ngầm ở dưới biển.

............................

Chính sách của Nga cũng thừa nhận vũ khí hạt nhân chỉ là một biện pháp răn đe và liệt kê bốn trường hợp cho phép sử dụng chúng:


  • việc phóng tên lửa đạn đạo tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga hoặc đồng minh của nước này

  • việc sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại Liên bang Nga hoặc các đồng minh của Nga

  • một cuộc tấn công vào các địa điểm chính phủ hoặc quân sự quan trọng của Liên bang Nga mà đe dọa khả năng hạt nhân của nước này

  • gây hấn chống lại Liên bang Nga cùng với việc sử dụng vũ khí thông thường khi sự tồn tại của nhà nước bị lâm nguy
Khó khăn bủa vây châu Âu khi Ukraine chặn dòng khí đốt từ Nga


[Image: photo1652400908853-16524009097061416323892.jpg]
Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga tới châu Âu vì tình huống “bất khả kháng”. Ảnh minh họa: Getty Images

Việc Ukraine ngừng dòng chảy khí đốt qua một điểm trung chuyển quan trọng làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt năng lượng của châu Âu.

Ngày 10/5, nhà điều hành mạng lưới khí đốt của Ukraine (GTSOU) tuyên bố sẽ tạm ngừng quá trình vận chuyển khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu thông qua trạm Sochranovka từ sáng 11/5 do những phức tạp vì tình hình giao tranh ở Ukraine. GTSOU cho biết, tình hình hiện tại khiến việc vận chuyển khí đốt qua trạm Sochranovka và trạm nén Novopskov nằm trong các vùng lãnh thổ đang xảy ra xung đột là không thể.
Theo RT, động thái này sẽ ảnh hưởng đến thị trường khí đốt và nền kinh tế châu Âu.

Chuyện gì đã xảy ra?


Theo tuyên bố của GTSOU, lực lượng Nga đã can thiệp vào toàn bộ hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine. Công ty này cho biết đây là tình huống bất khả kháng, đồng thời tuyên bố họ không thể cung cấp các chuyến hàng đến châu Âu vì những lý do nằm ngoài tầm kiểm soát.
Novopskov là trạm khí nén đầu tiên trong hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine ở vùng Lugansk, tuyến đường vận chuyển khoảng 32,6 triệu mét khối mỗi ngày, tương đương 1/3 lượng khí đốt của Nga đến châu Âu thông qua Ukraine.Trạm nén Novopskov đã bị quân đội Nga và các lực lượng ly khai kiểm soát ngay sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.


Ảnh hưởng đối với nguồn cung khí đốt của châu Âu


GTSOU nói có thể tạm thời chuyển dòng chảy khí đốt bị ảnh hưởng đến Sudzha nằm trên lãnh thổ do Ukraine kiểm soát, nhằm “thực hiện đầy đủ nghĩa vụ vận chuyển với các đối tác châu Âu”. Tuy nhiên, người phát ngôn của công ty Gazprom Sergey Kupriyanov cho rằng đây là điều không thể thực hiện về mặt kỹ thuật.
Trạm Sokhranovka xử lý khoảng 1/3 dòng khí đốt của Nga sang Ukraine bởi vậy châu Âu sẽ bị mất lượng khí đốt này khi Kiev khóa van khí đốt qua trạm.


Gazprom cho biết, họ đã cung cấp 72 triệu mét khối khí đốt cho châu Âu thông qua trạm Sudzha hôm 11/5, trong khi một ngày trước đó, lượng khí đốt vận chuyện tới châu Âu lên tới 95,8 triệu mét khối. Vào khoảng thời gian cao điểm, lượng khí đốt từ Nga sang châu Âu đạt tới 109,6 triệu mét khối vào đầu tháng 3. Điều này nghĩa là việc Ukraine dừng vận chuyện khí đốt từ Nga sang châu Âu khiến khu vực này mất từ 25-34% lượng khí đốt từ Moscow.


Tác động đến giá khí đốt


Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng sau khi Ukraine thông báo sẽ không tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu , lên hơn 1.100 USD/1.000 mét khối vào đầu ngày 11/5.

Các chuyên gia cho rằng hành động của Ukraine chắc chắn sẽ dẫn đến việc giá khí đốt tăng. Dữ liệu từ Snam, công ty vận chuyển khí đốt đến Italy, cho thấy dòng khí đốt của từ Nga thực sự đã giảm so với ngày 10/5. Cơ quan quản lý của Đức cho biết, dòng chảy khí đốt từ Nga qua Ukraine đã giảm gần 1/4 so với hôm 10/5.

Những hậu quả khác

Nga cung cấp khoảng 40% tổng nhu cầu khí đốt tự nhiên của châu Âu. EU sử dụng khí đốt của Nga để sưởi ấm, nấu ăn và tạo ra điện ở hầu hết 27 quốc gia thành viên. Nếu nguồn cung khí đốt từ Nga tới châu Âu giảm, trường hợp xấu nhất là dẫn đến sự cố về lưới điện, mất điện và một số ngành công nghiệp phải ngừng hoạt động. Giá khí đốt tăng cũng có thể đẩy giá các mặt hàng khác và hàng tiêu dùng, đẩy lạm phát vốn đã cao trong lịch sử lên mức cao hơn nữa. Lạm phát ở 9 nước EU đã tăng tới hơn 10%.

Các lựa chọn thay thế của EU

Các quốc gia châu Âu cần khẩn trương tìm các giải pháp thay thế khi Ukraine khóa van khí đốt từ Nga sang khu vực này.

Người mua châu Âu có thể yêu cầu tăng lượng vận chuyển khí đốt từ nhà cung cấp lớn thứ hai của châu Âu, đó là Na Uy. Năm 2021, Na Uy cung cấp gần 1/4 lượng khí đốt cho EU và Anh. Các mỏ dầu và khí đốt của Na Uy đang sản xuất với gần 100% công suất. Trong khi Na Uy gần đây đã cam kết tăng cường sản xuất vào mùa hè này, điều này vẫn khó có thể bù đắp cho nguồn cung mất đi từ Nga.

Lựa chọn khác của châu Âu là mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ và Trung Đông, nhưng mặt hàng này và phương tiện vận chuyển sẽ có giá thành cao hơn nhiều so với khí đốt của Nga. Ngoài ra, có giới hạn về số lượng các nhà cung cấp LNG có thể sản xuất và vận chuyển sang châu Âu. Các chuyên gia cho biết, năng lực sản xuất LNG trên toàn cầu gần như đã hoạt động hết công suất. Bên cạnh đó, một số nước EU không có biển nên không thể nhận LNG vận chuyển qua đường biển.


Châu Âu có thể đưa ra các giải pháp thay thế về lâu dài, chẳng hạn như cấp chứng nhận đã được chờ đợi từ lâu và hiện bị ngừng lại cho đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2. Dự án này cho phép Nga tăng gấp đôi xuất khẩu khí đốt sang châu Âu qua biển Baltic và có khả năng cung cấp gần gấp đôi lượng khí đốt qua trạm trung chuyển Sokhranovka.


Ngoài ra, Ukraine có thể mở lại dòng khí đốt đi qua trạm trung chuyển Sokhranovka và không bị mất số tiền nhận được từ việc vận chuyển khí đốt của Nga. Cuối cùng, Nga và Ukraine có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình, nhưng kết quả này phụ thuộc vào sự tham gia của Mỹ và EU, song điều này khó có thể xảy ra vào thời điểm hiện tại.
Đánh giá về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân thời nay


  • Seth Baum

  • BBC Future
[Image: _124130138_71f72ad1-56c1-469a-b0ff-98dfe0f34591.jpg]
TY IMAGES

Một ngày tuần trước, tôi thức giấc vào buổi sáng và đưa mắt nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy mặt trời đang tỏa sáng. Khu phố nơi tôi ở, tại Thành phố New York, vẫn yên bình, không có gì xáo trộn.

"Ổn rồi," tôi tự nhủ, "chúng ta đã qua được cả một đêm mà không xảy ra chiến tranh hạt nhân."
Tôi làm việc cho Viện nghiên cứu Rủi ro Thảm họa Toàn cầu, một trung tâm tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ. Nhiệm vụ nơi đây của tôi là nghiên cứu và suy đoán về những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với nhân loại có thể xảy đến trong tương lai.

Tuy nhiên, thật hiếm khi tôi đi ngủ với nỗi băn khoăn liệu ngay ngày hôm sau có xảy ra sự kiện hạt nhân hay không như những ngày này.
Trong những ngày đầu tiên Nga xâm lược Ukraine, xung đột đã leo thang nhanh chóng đến mức có thể hình dung rằng nó đã chạm ngưỡng hoàn tất hành trình dẫn đến chiến tranh hạt nhân.
Hoa Kỳ, đất nước của tôi, ủng hộ Ukraine, khiến cho nơi đây trở thành mục tiêu tiềm tàng của một cuộc tấn công hạt nhân của Nga. May mắn thay, điều đó chưa xảy ra.
Liệu cuộc xâm lược Ukraine hay bất kỳ sự kiện nào khác có dẫn đến chiến tranh hạt nhân hay không đang đặt ra những vấn đề hết sức quan trọng.
Đối với cá nhân: mình có nên chạy đi trú ẩn ở một nơi nào đó tương đối an toàn hay không? Đối với xã hội loài người: các hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu có nên chuẩn bị cho tình huống mùa đông hạt nhân không?

Khi nào chiến tranh hạt nhân có thể nổ ra?

Theo kịch bản tồi tệ nhất, một cuộc chiến tranh hạt nhân có thể kéo theo sự sụp đổ của nền văn minh toàn cầu, có khả năng gây ra những tổn hại to lớn trong tương lai.
Tuy nhiên, liệu một sự kiện có dẫn đến chiến tranh hạt nhân hay không là điều không chắc chắn, và hậu quả của nó cũng vô cùng khó đoán.
Giải quyết mối căng thẳng này giữa tầm quan trọng của việc đo lường nguy cơ chiến tranh hạt nhân và khó khăn khi thực hiện đánh giá là trọng tâm chính trong nghiên cứu của tôi. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta tiếp cận những điều không chắc chắn này, và việc tiếp cận có thể cho chúng ta biết điều gì về cách giải thích các sự kiện đang diễn ra?

Rủi ro thường được đo lường bằng khả năng có thể xảy ra một số sự kiện bất lợi, nhân với mức độ nghiêm trọng nếu sự kiện đó xảy ra.
Các rủi ro chung có thể được định lượng bằng cách sử dụng dữ liệu sự kiện trong quá khứ. Ví dụ, để định lượng rủi ro bạn sẽ chết do tai nạn xe hơi, người ta có thể sử dụng lượng dữ liệu rất lớn về các vụ tai nạn xe hơi trong quá khứ và phân đoạn chúng theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn nơi cư trú và tuổi tác của bạn.
Cá nhân bạn chưa bao giờ chết trong một vụ tai nạn xe hơi, nhưng nhiều người khác thì đã chết, và những dữ liệu đó giúp cho việc định lượng rủi ro trở nên đáng tin cậy. Nếu không có dữ liệu này và thông tin tương tự, ngành bảo hiểm không thể vận hành hoạt động kinh doanh của họ.

Nguy cơ bạn sẽ chết trong một cuộc chiến tranh hạt nhân thì lại không thể được tính toán theo cách tương tự. Bởi cho đến nay, chỉ có một cuộc chiến tranh hạt nhân đã xảy ra mà thôi - vào cuối Chiến tranh Thế giới lần thứ hai - và chỉ có một thời điểm dữ liệu thôi thì không đủ.
Hơn nữa, các vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đã xảy ra cách đây 77 năm, trong những hoàn cảnh khác hẳn so với hiện tại.
Khi Thế Chiến II bắt đầu, vũ khí hạt nhân vẫn chưa được phát minh, và vào thời điểm xảy ra hai vụ đánh bom ở Nhật Bản thì Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có vũ khí hạt nhân.
Khi đó không có sự răn đe hạt nhân, không có mối đe dọa hủy diệt được đảm bảo từ các bên đối nghịch. Cũng không có điều cấm kỵ nào đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và không có bất kỳ hiệp ước quốc tế nào điều chỉnh việc sử dụng vũ khí hạt nhân.


[Image: _124130140_91fb006b-49b3-447d-ba0f-2991e2aa566b.jpg]

Một phụ nữ ở Nagasaki đang chăm chú xem tác động của cuộc chiến tranh hạt nhân duy nhất trên thế giới cho đến nay


Nếu Thế Chiến II là tất cả những gì chúng ta phải xem xét để đánh giá nguy cơ chiến tranh hạt nhân, thì sự hiểu biết của chúng ta đương nhiên rất hạn chế. Tuy vậy, bên cạnh việc chúng ta chỉ có thể có một phần dữ liệu để dựa vào, còn có rất nhiều thông tin liên quan - là những nguồn thông tin chi tiết có thể giúp chúng ta nắm bắt được rủi ro này.

Các sự kiện xảy 'trên đà' dẫn tới nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, là một ví dụ.
Cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang diễn ra được hy vọng sẽ biến đổi sang một loại hình xung đột khác - theo bất kể cách nào trừ việc bị leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân thực sự.
Tôi biết tới 74 sự kiện 'trên đà' như vậy: 59 sự kiện được tổng hợp trong một nghiên cứu mà nhóm của tôi đã thực hiện về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân và trong một nghiên cứu riêng biệt, và 15 sự kiện mà tác động của các tiểu hành tinh đã tạo ra những vụ nổ khiến lầm tưởng là do một cuộc tấn công hạt nhân gây ra.

Gần như chắc chắn là đã có nhiều hơn những sự kiện như vậy, bao gồm cả một số sự kiện không được công bố công khai.
Một nguồn thông tin quan trọng khác là đồ thị khái niệm về các kịch bản khác nhau theo đó chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra.
Nói một cách khái quát thì có hai loại kịch bản: chiến tranh hạt nhân có chủ đích, trong đó một bên quyết định phát động cuộc tấn công hạt nhân trước khi đối phương có thể hành động tương tự, chẳng hạn như trong Thế Chiến II; và chiến tranh hạt nhân không chủ đích, trong đó một bên phóng vũ khí hạt nhân do lầm tưởng rằng mình đang bị tấn công hạt nhân.
Sự cố Able Archer năm 1983, khi Liên Xô ban đầu hiểu sai về các cuộc tập trận quân sự của NATO, và vụ thử tên lửa Na Uy năm 1995, khi một vụ phóng tên lửa đẩy phục vụ nghiên cứu khoa học bị nhầm là tên lửa tấn công, là những ví dụ về chiến tranh hạt nhân không chủ đích.

Cuối cùng, thông tin về các sự kiện cụ thể cũng có thể cung cấp cho chúng ta những chỉ dẫn.
Chẳng hạn, trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang diễn ra, một thông số quan trọng là trạng thái tinh thần của Vladimir Putin.
Chiến tranh hạt nhân có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu như ông ta tức giận, tính khí thất thường, bị sỉ nhục hoặc thậm chí có tư tưởng tự sát.
Các yếu tố khác là việc liệu Ukraine có thành công trong việc chống lại quân đội Nga hay không, NATO có tham gia sâu hơn vào các hoạt động quân sự trực tiếp hay không, có bất kỳ báo động nhầm đáng kể nào xảy ra hay không.

[Image: _124130142_e6534664-6650-4f72-8292-578cfdedf725.jpg]

Một tàu ngầm hạt nhân của Nga hoạt động ở vùng Biển Đen vào ngày 19/2


Tất cả những điều trên, nếu như ta có thể nghiên cứu được chúng, đều vô cùng giá trị giúp ta đánh giá được liệu có khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân hay không.

Mức độ tàn khốc

Để đánh giá rủi ro, chúng ta cũng cần xác định được mức độ khốc liệt của thảm họa nếu xảy ra.
Điều này gồm hai phần.
Thứ nhất là tìm hiểu các chi tiết của chính cuộc chiến tranh. Có bao nhiêu vũ khí hạt nhân được kích nổ? Với hiệu suất công phá ở mức nào? Ở những vị trí và tọa độ ra sao? Các cuộc tấn công nào khác, phi hạt nhân, xảy ra trong quá trình tiến hành chiến tranh? Những chi tiết này sẽ xác định tổn hại ban đầu.

Thứ hai là tìm hiểu những gì xảy ra tiếp theo. Những người sống sót có thể duy trì các nhu cầu cơ bản - thức ăn, quần áo, chỗ ở hay không? Các tác động thứ cấp ví dụ mùa đông hạt nhân sẽ nghiêm trọng như thế nào? Với tất cả các yếu tố gây căng thẳng khác nhau, liệu những người sống sót có thể duy trì bất kỳ biểu hiện nào của nền văn minh hiện đại, hay thế giới sẽ tận diệt? Nếu sự sụp đổ xảy ra, những người sống sót hoặc con cháu của họ có khi nào xây dựng lại như cũ được không? Những yếu tố này xác định tác hại tổng thể, lâu dài do chiến tranh hạt nhân gây ra.

Bất kỳ cuộc chiến tranh hạt nhân nào, dù là cuộc chiến tranh "nhỏ" cũng sẽ là thảm họa đối với các khu vực bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, điều khiến cho vũ khí hạt nhân trở nên đáng lo ngại không phải là thiệt hại do một vụ nổ duy nhất có thể gây ra. Tổn thất đó có thể là lớn theo đúng nghĩa của vụ nổ hạt nhân, tuy nhiên vẫn có thể so sánh với thiệt hại mà chất nổ thông thường, phi hạt nhân có thể gây ra.
Lấy ví dụ về Thế Chiến II để minh họa: trong số khoảng 75 triệu người đã chết trong cuộc xung đột này, chỉ khoảng 200.000 người tử vong bởi vũ khí hạt nhân. Con số thiệt mạng có thể so sánh được, là số nạn nhân của các vụ ném bom rải thảm tại các thành phố như Berlin, Hamburg và Dresden. Vũ khí hạt nhân là khủng khiếp, nhưng vũ khí quy ước khi đem ra sử dụng ở mức cao thì cũng gây thảm khốc không kém.

Điều khiến cho vũ khí hạt nhân trở nên đáng lo ngại là do chúng dễ dàng gây ra sự tàn phá cực kỳ lớn.
Với một lệnh phóng duy nhất, một quốc gia có thể gây ra thiệt hại gấp nhiều lần so với những gì đã xảy ra trong toàn bộ Thế Chiến II, và họ có thể làm điều đó mà không cần đưa bất kỳ người lính nào ra nước ngoài tham chiến.
Thay vào đó, họ chỉ cần chuyển giao đầu đạn hạt nhân với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Việc phá hủy hàng loạt từ lâu đã có thể xảy ra, nhưng chưa bao giờ có thể được thực hiện dễ dàng đến thế.

Đây là lý do việc sử dụng vũ khí hạt nhân trở thành điều cấm kỵ vô cùng quan trọng.
Việc cấm kỵ là nhằm kiềm chế các quốc gia kiềm chế cám dỗ họ có thể có trong việc dùng vũ khí hạt nhân. Nếu vũ khí hạt nhân có thể chấp nhận cho sử dụng một lần, thì cũng có thể sẽ xảy ra lần thứ hai, hoặc ba, bốn, hoặc nhiều hơn nữa, cho đến khi nó gây ra hủy diệt hàng loạt trên toàn cầu.
Về việc đánh giá độ rủi ro, cần phải phân biệt giữa chiến tranh hạt nhân "nhỏ" và "lớn".
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có xác suất tử vong cao hơn trong một cuộc chiến tranh hạt nhân có dùng tới 1.000 vũ khí hạt nhân, so với một cuộc chiến tranh hạt nhân chỉ dùng một vũ khí hạt nhân.
Hơn nữa, toàn bộ nền văn minh nhân loại có thể chống chọi lại được cuộc chiến có sử dụng một vũ khí hạt nhân hoặc một số lượng nhỏ vũ khí hạt nhân, giống như trong Thế Chiến II.

Đối với cuộc chiến tranh hạt nhân dùng đến nhiều vũ khí nguyên tử hơn, nhiều khả năng nhân loại sẽ phải đối mặt với những tác động tàn khốc khôn lường.
Nếu nền văn minh toàn cầu thất bại, thì các tác động sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều, đe dọa tới bức tranh toàn cảnh về khả năng sinh tồn dài hạn của nhân loại.
Như vậy, có thể nói rằng số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để tạo tác động đến mức tàn khốc này là một điều hoàn toàn khó lường hơn nữa đối với nhân loại.

Với tất cả sự không chắc chắn nêu trên, sẽ là công bằng khi cân nhắc xem việc phân tích rủi ro đem lại những tác dụng gì.
Trong bối cảnh này, nghiên cứu của nhóm tôi về nguy cơ chiến tranh hạt nhân nhận được hai loại chỉ trích phổ biến.
Một số người cho rằng nghiên cứu đó quá thiên về định lượng, trong khi những người khác lại cho rằng nghiên cứu không hội đủ yếu tố định lượng.
Những người với quan điểm "quá thiên về định lượng" cho rằng chiến tranh hạt nhân là một rủi ro vốn dĩ không thể định lượng được, hoặc ít nhất là không thể định lượng được với bất kỳ mức độ chặt chẽ một cách thỏa đáng nào, và do đó, dù chỉ là thử phân tích rủi ro thôi cũng là chuyện hoang đường.

Những người có quan điểm "không đủ định lượng" cho rằng ước tính rủi ro là cần thiết cho việc ra quyết định đúng đắn và một số dự tính, tuy rằng có thiếu sót và không chắc chắn, vẫn tốt hơn là không làm gì.
Theo nhận định của tôi, cả hai quan điểm đều có sự hợp lý nhất định.
Có những quyết định quan trọng phụ thuộc vào nguy cơ chiến tranh hạt nhân, chẳng hạn như về cách các quốc gia có vũ khí hạt nhân nên quản lý vũ khí của mình và tiến hành giải trừ quân bị ra sao. Điều này mang lại cho chúng tôi lý do chính đáng để cố gắng lượng hóa rủi ro.

Tuy nhiên, khi cố gắng thực hiện việc này, điều quan trọng là phải cẩn trọng và không tuyên bố rằng chúng ta nắm chắc rủi ro trong tay hơn mức chúng ta thực sự biết về nó.
Việc định lượng sai rủi ro tạo ra nhận thức không đúng dẫn đến quyết định đối phó rủi ro không phù hợp với tình hình thực tế. Do phải đặt cược ở mức độ đặc biệt cao như vậy, điều quan trọng là chúng ta cần định lượng một cách đúng đắn.
Vậy, đối với tình hình hiện tại, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đang ở mức độ nào? Nguy cơ dẫn đến chiến tranh hạt nhân có cao không?

Tôi không thể nêu ra cho quý vị một con số chính xác do còn có rất nhiều điều không chắc chắn và tình hình chiến sự liên tục thay đổi.

Những gì tôi có thể nói, đó là cuộc chiến này có viễn cảnh đáng được coi là hết sức nghiêm trọng.


* Seth Baum là Giám đốc Điều hành của Viện Rủi ro Thảm họa Toàn cầu, một trung tâm nghiên cứu chuyên về rủi ro hiện hữu.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ước tính hơn 6 triệu người đã rời khỏi Ukraine kể từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" xâm lăng của Nga bắt đầu, trong đó hơn 90% là phụ nữ và trẻ em. Ngoài ra, trong Ukraine, khoảng 8 triệu người mất nhà cửa.

[Image: 2022-05-12t204059z836021391rc2q5u9csh28r...507838.jpg]

Một tòa nhà bị phá hủy ở thành phố Mariupol, Ukraine, ngày 12-5 - Ảnh: REUTERS
(2022-05-13, 03:21 AM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]Khó khăn bủa vây châu Âu khi Ukraine chặn dòng khí đốt từ Nga


[Image: photo1652400908853-16524009097061416323892.jpg]
Ukraine dừng vận chuyển khí đốt của Nga tới Fainting-smiley-emoticon châu Âu vì tình huống “bất khả kháng”.



Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng sau khi Ukraine thông báo sẽ không tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu , lên hơn 1.100 USD/1.000 mét khối vào đầu ngày 11/5.

 
Chuyện lớn !!!!!
Ukraine chơi đường này Châu Âu lấy gì đở đây
Astonished-face4



Mong là không có thêm war nào  Admire
(2022-05-12, 02:01 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Kiếm được cái này tặng Mi nè, vừa làm vừa nghe nha  Tulip4







Tulip4

Thankyou A.RH. Bài hát hay  Heavy-black-heart4   Hình như đã lâu rồi trong nứơc cho phổ biến và hát rộng rãi hầu hết các bài nhạc trứơc 75 phải không a.RH? Winking-thumbs-up-smiley-emoticon
(2022-05-12, 02:51 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]Mi nói hay lắm, đúng vậy, Td xin được nói lại, chỉ có một số người CG thôi, nhưng mà ..... mấy chữ của Mi "sức mạnh của tôn giáo ảnh hưởng" làm cho Td muốn nói thêm: Công giáo hữu thần, CS vô thần, hai khuynh hướng tâm linh đối kháng như nước với lửa vậy.

Nhưng mà ..... nhà nước CSVN đã bắt tay thân mật với Đức giáo Hoàng rồi mà, sao mấy người CG kia lại thù dai đến thế, gần 50 năm rồi, oán thù nên cởi cho nhẹ lòng chứ, Chúa Jesus còn dạy là "yêu kẻ thù" cơ mà  Grinning-face-with-smiling-eyes4


Tại vì ...Đức giáo Hoàng chưa từng phải trực tiếp gánh chịu những đau khổ, mất mát, tổn thương và những thiệt thòi, hệ lụy do cncs gây ra cho Ngài chăng Hoặc Ngài có tâm từ bi rộng lớn  Grinning-face-with-smiling-eyes4
(2022-05-13, 01:16 PM)Mi. Wrote: [ -> ]Tại vì ...Đức giáo Hoàng chưa từng phải trực tiếp gánh chịu những đau khổ, mất mát, tổn thương và những thiệt thòi, hệ lụy do cncs gây ra cho Ngài chăng Hoặc Ngài có tâm từ bi rộng lớn  Grinning-face-with-smiling-eyes4

từ bi diệt hận thù
là định luật ngàn thu

Phật nói, không phải Td nói  Biggrin
(2022-05-13, 07:45 AM)RungHoang Wrote: [ -> ]Chuyện lớn !!!!!
Ukraine chơi đường này Châu Âu lấy gì đở đây
Astonished-face4

khi thù hận lên đến đỉnh đầu thì bên nào cũng điên cũng khùng hết rồi

Nga bây giờ pháo kích bừa bãi, các trường học là mục tiêu "giải trí" cho lính Nga  

phải bỏ nước ra đi vì trẻ con cần phải có nơi để ăn để học


UNHCR cuối tháng trước cho biết dự kiến khoảng 8,3 triệu người tị nạn sẽ rời Ukraine.
Hơn 8 triệu người, tương đương gần 1/5 dân số Ukraine, phải sơ tán.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về nhân quyền (OHCHR) ngày 11/5 báo cáo tổng cộng 7.326 trường hợp thương vong dân thường ở Ukraine, trong đó 3.541 người chết và 3.785 người bị thương. Cơ quan này cảnh báo con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

nếu những ngày đầu,hàng sớm thì nay chắc đã khác ?
(2022-05-13, 12:48 PM)Mi. Wrote: [ -> ]



Mong là không có thêm war nào  Admire


mong cũng chẳng được, cầu cũng chẳng xong, chuẩn bị chui xuống hầm thôi  Lol
Quân đội Ukraine thừa nhận lực lượng Nga đạt bước tiến ở miền đông khi đẩy mạnh hoạt động tại khu vực này, dù mức độ rất khó xác định.

Giao tranh giữa Nga và Ukraine ngày thứ 78 tiếp tục diễn ra ở miền đông, khi lực lượng Nga đẩy mạnh đà tiến quân, trong khi tại nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, các cuộc đàm phán khó khăn đang diễn ra để sơ tán binh sĩ bị thương nặng.

Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine hôm nay cho biết lực lượng Nga đã vượt sông Siverskiy Donets theo hướng Lyman, thuộc tỉnh Donetsk. Lyman là thị trấn phía đông bắc thành phố Sloviansk, một trong những mục tiêu chiến lược của lực lượng Nga. Một số cây cầu bắc qua sông đã bị sập trong trận giao tranh trước đó.


"Ở hướng Sloviansk, Nga đang tập hợp lại lực lượng để tiếp tục cuộc tấn công vào Sloviansk và thành phố Barvinkove, tỉnh Kharkov. Họ đã di chuyển nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn để tăng cường cho các đơn vị", quân đội Ukraine cho hay.
CNN trước đó đưa tin Nga đã bổ sung các nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn để tấn công vào khu vực này.


..........................
Các nước G7 tuyên bố sẽ cùng đoàn kết ủng hộ Ukraine cho đến khi nước này "giành chiến thắng" trong xung đột với Nga.
"Điều quan trọng trong thời điểm này là chúng ta phải tiếp tục gây sức ép lên Nga bằng cách cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine và tăng biện pháp trừng phạt", Ngoại trưởng Anh Liz Truss nói trong cuộc hội đàm với những người đồng cấp thuộc nhóm G7 hôm nay, thêm rằng "tinh thần đoàn kết của G7 rất quan trọng trong cuộc khủng hoảng này".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết các nước G7 "rất thống nhất" trong quyết tâm "tiếp tục ủng hộ Ukraine lâu dài cho tới khi nước này giành chiến thắng" trong xung đột với Nga.

[Image: afp-com-20220426-partners-068-9709-7226-1652435146.jpg]

Ngoại trưởng Anh Liz Truss tại London hôm 26/4. Ảnh: AFP.

.........................

một khi đàn bà lên ngôi thì thế giới đại loạn, cái bà gì bên đảng Dân Chủ của Mỹ, gần 80 mà tính khí cũng còn hung hăng lắm đi thôi. Đàn bà tham gia chính trường ngày càng đông, hèn chi thế giới dân số giảm  Lol