VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
[Image: photo1657152310826-1657152310956570615484.jpg]

Các tài xế tại Sri Lanka xếp hàng dài mua nhiên liệu trong bối cảnh khủng hoảng khiến nước này thiếu trầm trọng các loại nhiên liệu và hàng hóa thiết yếu. (Ảnh: AP)

Động thái này diễn ra trong bối cảnh đảo quốc Ấn Độ Dương đang thiếu trầm trọng nhiên liệu, khiến nền kinh tế rơi vào hỗn loạn.
[Image: himars-16571122255451061557292.jpeg]


HIMARS là bệ phóng tên lửa hạng nhẹ, công nghệ cao được đặt trên khung gầm bánh lốp, nhẹ hơn, nhanh hơn và cơ động hơn trên chiến trường - Ảnh: AP

Ngày 6-7, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố phá hủy hai hệ thống HIMARS và hai kho đạn chứa tên lửa cho hệ thống này ở phía nam Kramatorsk, vùng Donetsk. Đây là mục tiêu của quân đội Nga sau khi tuyên bố kiểm soát Lugansk vào cuối tuần qua.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ gửi cho Kiev nhằm hỗ trợ Ukraine bảo vệ lãnh thổ trong cuộc xung đột với Nga.

Trước đó, ngày 4-7, quân đội Ukraine đã công bố các bức ảnh và video sử dụng hệ thống tên lửa HIMARS do Mỹ cung cấp để tấn công các cứ điểm của Nga. Đây là lần đầu tiên Ukraine xác nhận đã đưa hệ thống HIMARS vào chiến trường.

Mỗi xe HIMARS có thể mang tối đa 6 đạn dẫn đường 277mm được nạp sẵn, tầm bắn 70km.


.........................

Nga nói thật  Confused

thật hay không thì chỉ có thời gian trả lời, sao Mỹ không gởi cho Ukraine 50 xe và để nhiều chỗ khác nhau nhỉ?
[Image: photo1657182695339-1657182695402389427525.jpg]
Thủ tướng Anh Boris Johnson tại phiên chất vấn của Hạ viện. Ảnh: Telegraph

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức trong bối cảnh hàng chục thành viên chính phủ của ông rút khỏi nhiệm sở để phản đối nhà lãnh đạo này.
Thách thức ngăn Ukraine phản công ở Donbass


Giao tranh tại Donbass cho thấy Ukraine nhiều khả năng sẽ tiếp tục hứng chịu thiệt hại và khó giành lại những vùng đất đã mất như tuyên bố.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đêm 3/7 thừa nhận quân đội Ukraine đã rút lui khỏi Lysychansk, thành trì cuối cùng do nước này kiểm soát ở tỉnh miền đông Lugansk, nhưng tuyên bố sẽ giành lại thành phố nhờ vũ khí tầm xa của phương Tây. "Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ trở lại và chúng tôi nhất định sẽ chiến thắng", Bộ tổng tham mưu quân đội Ukraine cùng ngày cho hay.

Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây cho rằng điều này ngày càng khó khả thi với cục diện chiến trường hiện nay. "Đã đến lúc Ukraine đối mặt thực tế không thể tránh khỏi là họ sẽ tiếp tục chịu thiệt hại và mất thêm nhiều lãnh thổ. Nếu Kiev và phương Tây tiếp tục nhắm mắt làm ngơ với thực tế chiến trường, Ukraine có thể hứng chịu thất bại toàn diện về quân sự", Daniel Davis, cựu trung tá lục quân Mỹ và học giả cấp cao tại tổ chức nghiên cứu Defense Priorities, nêu quan điểm.

Bất chấp những tuyên bố tự tin của giới chức Ukraine và phương Tây, những gì diễn ra ở mặt trận Donbass, khu vực gồm hai tỉnh Lugansk và Donetsk ở miền đông Ukraine, cho thấy Ukraine không có nhiều hy vọng giành lợi thế trong chiến sự hiện nay.


Quân đội Nga bắt đầu tập trung binh lực cho mặt trận Donbasss từ giữa tháng 4, sau khi rút khỏi khu vực ngoại ô thủ đô Kiev và miền bắc Ukraine. Họ tận dụng tối đa ưu thế vượt trội về pháo binh, không quân và bộ binh, nhằm bào mòn dần sức chiến đấu của các đơn vị Ukraine.


"Nhiều quan chức phương Tây thường xuyên mô tả bước tiến của Nga là 'nhỏ nhoi' và 'chậm chạp', nhưng nếu nhìn toàn cảnh, có thể mô tả các đợt tiến quân của lực lượng Nga là có phương pháp và không ngừng nghỉ. Họ đã chiếm nhiều thành phố và thị trấn chủ chốt kể từ tháng 4, trong đó có Izyum, Rubizhne, Kreminna, Poposna, Zolotoe, Severodonetsk và Lysychansk", ông Davis nói.


Trong quá trình này, tổn thất lớn nhất với Ukraine không phải những vùng lãnh thổ đã mất, mà là thương vong của những đơn vị dày dạn kinh nghiệm và được huấn luyện tốt nhất tại chiến trường Donbass.
Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine, hôm 9/6 cho biết thương vong của quân đội nước này khoảng 100-200 binh sĩ mỗi ngày, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov nói rằng Ukraine mất 100 binh sĩ mỗi ngày và khoảng 500 người bị thương.


"Phía Ukraine không đạt được đột phá nào mang tính quyết định ở Donbass. Không rõ họ có thể huy động đủ nhân lực và khí tài để mở đợt phản công hay không", cây bút Roland Oliphant của Telegraph bình luận.
Ukraine ban đầu đặt mục tiêu huấn luyện và triển khai thêm nhiều lữ đoàn với trang bị mới trước tháng 8 năm nay. Tuy nhiên, hàng loạt tân binh Ukraine, trong đó có những dân quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ, đã được điều động tới Donbass để cản đà tiến quân của Nga.


"Không biết những lữ đoàn này đã thành lập hay chưa, chứ chưa nói đến liệu họ có khả năng đến tiền tuyến hay không", Oliphant nói thêm.
Ngoài thương vong lớn, quân đội Ukraine cũng mất nhiều vũ khí trong chiến sự ở miền đông. Hàng loạt khí tài hạng nặng như tăng thiết giáp và pháo bị bỏ lại Severodonetsk và Lysychansk bởi lệnh rút quân được đưa ra quá muộn, vào thời điểm lực lượng Nga đã tiến sâu và chuẩn bị bao vây hoàn toàn hai thành phố. Các hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy binh sĩ Ukraine phải sơ tán bằng nhiều loại phương tiện, trong đó có xe tải dân sự và xuồng cao su.


Lượng khí tài hạng nặng được phương Tây bàn giao hoặc cam kết chuyển cho Kiev chỉ chiếm một phần nhỏ trong nhu cầu thực sự của nước này, nhiều khả năng không bù đắp được những thiệt hại lớn mà quân đội Ukraine hứng chịu trong thời gian gần đây, chưa nói đến khả năng hỗ trợ chiến dịch phản công trong vài tuần tới.


Tướng Volodymyr Karpenko, chỉ huy lực lượng hậu cần lục quân Ukraine, hồi giữa tháng 6 tiết lộ nước này đã mất 50% khí tài hạng nặng, trong đó có hơn 2.000 xe tăng thiết giáp và pháo. Số ít hệ thống pháo hiện đại như M777 và HIMARS mà phương Tây viện trợ cho Ukraine khó có thể lấp được khoảng trống này.



[Image: 1-2494-1656911958-1460-1656945-4458-9768-1657094929.jpg]

Sloviansk, Kramatorsk có thể trở thành mục tiêu tiếp theo của Nga ở đông Ukraine. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

Học giả Davis cho rằng Nga cũng chịu thiệt hại ở Donbass, nhưng với mức độ thấp hơn nhiều so với Ukraine, bởi quân đội Nga đã rút ra bài học từ giai đoạn đầu, thời điểm họ dùng các mũi tiến công quy mô lớn bằng xe tăng thiết giáp không được yểm trợ đầy đủ, gây ra nhiều khó khăn về bảo đảm hậu cần và cho phép binh sĩ Ukraine phục kích các đoàn xe trên đường di chuyển.


Giờ đây, Nga chủ trương đánh chậm mà chắc, sử dụng pháo binh và không quân tập kích phủ đầu, mở đường cho bộ binh từng bước mở rộng kiểm soát, song song với nỗ lực đánh vào các tuyến hậu cần của Ukraine để làm chậm tốc độ đưa vũ khí phương Tây viện trợ ra tiền tuyến.
Giới chức Ukraine nhận định pháo binh Nga áp đảo lực lượng nước này gấp 10 lần. Đạn pháo Nga khiến nhuệ khí binh sĩ Ukraine sụt giảm xuống mức báo động do tổn thất lớn và tình thế liên tục chịu pháo kích, bị đối phương bao vây khắp mọi phía.


"Những lợi thế này mang tính quyết định, cho phép quân đội Nga giành được nhiều phần lãnh thổ ở miền đông Ukraine. Các đơn vị Ukraine ở Sloviansk và Kramatorsk sẽ là mục tiêu tiếp theo, cả hai thành phố đã hứng chịu những đợt pháo kích dữ dội gần đây. Lực lượng Nga sẽ tiếp tục tiến quân chậm rãi về hướng tây", ông Davis nhận định.


David Arakhamia, trưởng nhóm đàm phán của Ukraine, dự báo đối thoại với Nga có thể được nối lại vào cuối tháng 8, sau khi lực lượng Ukraine tổ chức "một loạt chiến dịch phản công". Hy vọng của Kiev đang dồn vào tỉnh miền nam Kherson, nơi quân đội Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi lực lượng Nga khỏi tuyến phòng thủ ở một số địa điểm và đang hoạt động trong phạm vi khoảng 30 km quanh thành phố cùng tên.


Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự phương Tây nhận định Ukraine khó có thể mở đợt tiến công quy mô lớn và sớm tiến vào thành phố Kherson, dù đã đạt một số thành công ở khu vực này.
"Ý tưởng cho rằng quân đội Ukraine có thể chặn đà tiến quân của Nga và mở chiến dịch phản công không có cơ sở thực tế. Đã đến lúc cần phải tính đến nguy cơ Ukraine không chặn được đối phương và sẽ thua cuộc", học giả Davis cảnh báo.


[Image: 32cx8ll-highres-5113-165678518-2174-2012-1657094930.jpg]

Xe tăng Ukraine hoạt động tại vùng Donbass, miền đông đất nước, hồi tháng 6. Ảnh: AFP.

Tổng thống Zelensky và các cố vấn liên tục đưa ra những tuyên bố cứng rắn, khẳng định sẽ không nhượng bộ bất kỳ phần lãnh thổ nào cho Nga. Quan điểm quyết liệt này được hưởng ứng rộng rãi trong công chúng và quân đội Ukraine, những người luôn tin vào chiến thắng cuối cùng trước Nga.


Dù vậy, Shannon Vavra, bình luận viên về an ninh quốc gia của Daily Beast, cho rằng chiến lược này có thể đẩy ông Zelensky và giới lãnh đạo Ukraine vào một "hố cát lún", nơi họ bị mắc kẹt giữa các tính toán về chính trị với thực tế trên chiến trường, nhất là khi chiến thắng mang tính quyết định trước lực lượng Nga là điều còn quá xa vời với Ukraine.


"Ukraine vẫn kiểm soát Kharkov, Odessa và nhiều khu vực ở tỉnh Donetsk, nhưng có khả năng Nga sẽ chiếm toàn bộ khu vực này vào cuối mùa hè nếu giao tranh vẫn tiếp diễn. Đàm phán với Moskva trong thế yếu là quyết định đau đớn với Kiev, nhưng đó có thể là cơ hội tốt nhất để họ giữ phần lớn lãnh thổ về dài hạn. Thực tế phũ phàng là quân đội Ukraine chiến đấu càng lâu thì Nga càng giành được nhiều lãnh thổ", ông Davis nêu quan điểm.


Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7/7 khẳng định Ukraine sẽ không chấp nhận nhượng bộ bất kỳ phần lãnh thổ nào.

"Người dân Ukraine không sẵn sàng cho đi đất đai cũng như không chấp nhận những phần lãnh thổ đó thuộc về Nga. Đó là lãnh thổ của chúng tôi", ông Zelensky nói với CNN trong cuộc trả lời phỏng vấn phát sóng ngày 7/7.
"Chúng tôi luôn nói về điều đó và chúng tôi sẽ chứng minh điều đó", nhà lãnh đạo Ukraine cho hay.


...........................

Hôm 7/7 Tổng thống Putin khẳng định Nga sẵn sàng tham gia đàm phán hòa bình với Ukraine và cảnh báo những ai phản đối thương lượng nên hiểu rằng kéo dài xung đột hiện nay sẽ chỉ làm cho hòa đàm thêm khó khăn.





Ông Putin nói: "Chúng tôi không từ chối đàm phán hòa bình nhưng những ai từ chối nên biết rằng càng trì hoãn thì càng khó đàm phán". Ông cảnh báo những người cho rằng Nga có thể đã cạn kiệt năng lực trong quá trình xung đột quân sự với Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga nhận định có lẽ phương Tây đang sẵn lòng kéo dài cuộc chiến này "tới người Ukraine cuối cùng" mà theo ông đây là "thảm kịch" cho dân tộc Ukraine.

Tổng thống Putin vừa cảnh báo Ukraine nên ngồi vào bàn đàm phán nếu không sẽ phải hứng chịu những điều tồi tệ hơn. Ông nói, Nga mới chỉ bắt đầu ra tay.
[Image: g20-indonesia-bali-dita-alangkara-165726...598736.jpg]



Hội nghị Các bộ trưởng ngoại giao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại đảo Bali, Indonesia - Ảnh: DITA ALANGKARA

"Trách nhiệm của chúng ta là phải kết thúc sớm cuộc chiến và giải quyết những khác biệt của chúng ta trên bàn đàm phán, không phải trên chiến trường", bà Marsudi phát biểu khi khai mạc Hội nghị Các bộ trưởng ngoại giao G20 ngày 8-7.
Ngày 8-7, TT Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các loại thuốc phá thai cho phụ nữ, sau khi Tòa án tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết công nhận quyền này hồi tháng trước.


[Image: us-abortion-rights-protest-washington-77...072397.jpg]

Biểu tình ủng hộ quyền phá thai tại Washington, Mỹ ngày 7-7 - Ảnh: REUTERS

Sắc lệnh chỉ đạo trực tiếp Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ mở rộng khả năng tiếp cận các loại thuốc phá thai kê đơn, và đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp, kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp tránh thai.

Sắc lệnh cũng đề cập đến việc bảo vệ bác sĩ, phụ nữ đi phá thai và các phòng khám nạo phá thai lưu động tại biên giới giữa các bang.
[Image: g20-1657327023249416266795.jpg]

Hội nghị năm nay thất bại, tội nghiệp cho nước chủ nhà !!!
[Image: nhat-ban-abe-shinzo-pray-ap-165732712034...56827.jpeg]
Một người dân cầu nguyện cho ông Abe Shinzo tại hiện trường vụ ám sát ông ngày 8-7 - Ảnh: AP
Châu Âu tranh giành khí đốt làm tổn thương các quốc gia nghèo
Thu Hằng
[Image: photo1657375939092-16573759392091414220288.jpeg]

Cuộc tranh giành khí đốt của châu Âu làm tổn thương các quốc gia nghèo. Ảnh: Getty Images

EU đang đẩy các nước đang phát triển ra khỏi thị trường khí đốt hoá lỏng khi mức giá đã lên quá cao do cuộc cạnh tranh khốc liệt nguồn cung.


Theo báo Wall Street Journal, các quốc gia châu Âu đang tích cực mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) như một giải pháp thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt từ đường ống của Nga, khiến các quốc gia nghèo hơn không thể cạnh tranh do giá quá cao. Đây là thông tin trên tờ Wall Street Journal ngày 8/7.
Theo công bố, giá LNG đã tăng vọt 1.900% so với mức thấp 2 năm trước. Giá hiện tại tương đương với việc mua dầu ở mức 230 USD/thùng, trong khi LNG thường giao dịch với một mức giá chiết khấu so với dầu. Các nước đang phát triển không thể cạnh tranh với châu Âu về nguồn cung cấp với mức giá khoảng 40 USD / triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu).


Theo dữ liệu của Wood Mackenzie được Wall Street Journal trích dẫn, các quốc gia châu Âu đã tăng nhập khẩu LNG gần 50% từ đầu năm đến ngày 19/6. Trong khi đó, nhập khẩu của Ấn Độ trong cùng thời kỳ giảm 16%, Trung Quốc giảm mua 21% và Pakistan giảm 15%.
Các quan chức Pakistan cho biết, một cuộc mở thầu của Pakistan nhằm mua lượng LNG khoảng 1 tỷ USD đã không thu hút được lời đề nghị nào vào ngày 7/7. Họ giải thích rằng mỗi ngày, các doanh nghiệp và hộ dân Pakistan phải chịu đựng nhiều giờ cắt điện luân phiên vì Islamabad không thể nhập khẩu đủ khí đốt tự nhiên nhằm cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện.


“Mọi phân tử khí đốt sẵn có trong khu vực của chúng ta đã được châu Âu mua bởi vì họ đang cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Nga”, Bộ trưởng Năng lượng Pakistan Musadiq Malik cho biết.
Trong một số trường hợp, những chuyến hàng LNG đến các nước nghèo hơn đã được chuyển hướng sang châu Âu. Các chuyên gia lưu ý rằng việc chuyển hướng vẫn có lợi cho các nhà cung cấp ngay cả khi họ buộc phải trả tiền phạt theo hợp đồng với các nước đang phát triển.


Theo ông Valerie Chow, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu khí đốt và LNG của Châu Á Thái Bình Dương tại Wood Mackenzie, nguồn cung cấp LNG của thế giới được sử dụng để sản xuất điện đang bị các quốc gia châu Âu “nuốt chửng”. Ông Chow nói với WSJ rằng "các thị trường mới nổi ở châu Á đang phải gánh chịu những gánh nặng của châu Âu, mà chưa thấy hồi kết."


[Image: photo-1-16573758872441556884197.jpeg]
Cơ sở lưu trữ khí đốt của công ty Uniper ở Bavaria, Đức. Ảnh: Reuters.


Hiện tại, các nước châu Âu chạy đua tìm giải pháp đảm bảo nguồn cung năng lượng, khi đối mặt nguy cơ thiếu khí đốt trong mùa đông lạnh giá cuối năm.
Tình trạng gián đoạn nguồn cung xuất hiện ở khắp lục địa, khi các nước như Áo, Pháp và Cộng hòa Séc cố tìm đủ khí đốt để lấp đầy bể lưu trữ trước khi mùa đông tới và nguy cơ Nga cắt khí đốt hoàn toàn, điều mà nhiều người lo ngại có thể xảy ra ngay vào cuối tháng 7.


Cuộc khủng hoảng năng lượng được cảm nhận rõ rệt nhất ở Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu vốn phụ thuộc lớn vào khí đốt Nga. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vào mùa đông tới có thể khiến Đức phải đối mặt nguy cơ phân bổ khí đốt theo hạn mức và đóng cửa nhiều cơ sở sản xuất, có thể dẫn tới tình trạng thất nghiệp và biểu tình.
Tháng trước, Đức khởi động giai đoạn hai của kế hoạch ứng phó khẩn cấp ba giai đoạn, khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm mạnh. Nếu giai đoạn ba được kích hoạt, chính phủ sẽ phải thực hiện chính sách phân bổ khí đốt theo định mức, ưu tiên cho các nhu cầu khẩn cấp.



Quốc hội Đức sẽ bỏ phiếu về một biện pháp cho phép chính phủ "giải cứu" các công ty đang phải vật lộn với giá khí đốt cao kỷ lục và nguồn cung ngày càng giảm từ Nga. Nó cũng cho phép các nhà cung cấp khí đốt tăng giá nếu giới chức xác định lượng khí đốt nhập khẩu vào Đức giảm đáng kể. Một số nhà kinh tế nhiều tháng qua cho rằng biện pháp như vậy là cần thiết để thoát phụ thuộc khí đốt Nga, dù có thể khiến hóa đơn năng lượng của người dân tăng vọt.


Tại Pháp, để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng, Pháp đã đặt cược vào các nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 70% điện năng cho đất nước, tỷ lệ lớn hơn bất kỳ quốc gia nào.
Một mối đe dọa mới với nguồn cung năng lượng sẽ xảy ra vào đầu tuần tới, khi hệ thống Nord Stream 1 (Dòng chảy phương Bắc 1) - đường ống nối từ các mỏ khí đốt Nga tới bờ biển phía bắc Đức - dự kiến ngừng hoạt động trong 10 ngày để bảo trì định kỳ hàng năm.


Nguồn cung từ Nga giảm đã làm tăng vai trò của Na Uy, quốc gia giờ được xem là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của châu Âu, trong việc thúc đẩy xuất khẩu để bù đắp thiếu hụt. Công nhân khí đốt Na Uy đầu tuần này tổ chức một cuộc đình công, đe dọa cắt giảm 60% nguồn cung tới Tây Âu, nhưng chính phủ đã nhanh chóng can thiệp để ngăn chặn đình công tiếp diễn.
Đội an ninh bảo vệ ông Abe là ai?


Cảnh sát An ninh, đơn vị bảo vệ ông Abe, là lực lượng tinh nhuệ của Nhật, nhưng phạm nhiều sai sót khi cựu thủ tướng bị ám sát.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NPA) hôm 9/7 cho biết sẽ điều tra những sai sót trong công tác đảm bảo an ninh cho cựu thủ tướng Shinzo Abe sau cái chết của ông. NPA cũng tuyên bố xem xét nghiêm túc việc các cận vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ ông Abe đã không thể ngăn chặn một tay súng áp sát và nổ liên tiếp hai phát súng vào cựu thủ tướng.
Chịu trách nhiệm chính trong đảm bảo an toàn cho ông Abe là các sĩ quan Cảnh sát An ninh (SP), đơn vị bảo vệ yếu nhân trực thuộc Sở cảnh sát đô thị Tokyo. Lực lượng này được cảnh sát Nhật Bản xây dựng theo mô hình Mật vụ Mỹ, sau sự kiện cựu thủ tướng Takeo Miki bị thành viên một nhóm cực hữu hành hung trong đám tang người tiền nhiệm Eisaku Sato năm 1975.


[Image: canh-sat-nhat-2-8917-1657339838.jpg]

Các sĩ quan Cảnh sát An ninh Nhật Bản trong một cuộc huấn luyện. Ảnh: Kantei.

SP được giao nhiệm vụ bảo vệ Thủ tướng Nhật Bản và các cựu thủ tướng, các bộ trưởng, chánh án Tòa án Tối cao, Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Nhật Bản, thống đốc Tokyo, quan khách nước ngoài như nguyên thủ và đại sứ, cũng như các khách quý được chỉ định bởi giám đốc NPA.
Các sĩ quan SP cũng có thể đảm bảo an ninh cho Phó chủ tịch Thượng viện và Hạ viện cùng lãnh đạo các đảng phái chủ chốt của Nhật Bản, dù nhiệm vụ này không nằm trong quy định hoạt động chính thức của họ.
Đây là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của cảnh sát Nhật Bản, với tiêu chuẩn đầu vào rất khắt khe. Ứng viên muốn gia nhập SP phải phục vụ tối thiểu 5 năm trong lực lượng cảnh sát và có cấp hàm trung sĩ trở lên.

Họ phải cao trên 1,73 m, đạt đai đen tam đẳng trong ít nhất một môn võ thuật và phải có khả năng bắn súng thuần thục. Cả nam và nữ ứng viên đều có thể tham gia SP.
Sĩ quan SP làm nhiệm vụ đều mặc thường phục và mang áo chống đạn, được trang bị vũ khí tiêu chuẩn của NPA gồm súng ngắn ổ quay S&W Model 37 hoặc bán tự động SIG P230, cùng dùi cui, đèn pin và bộ đàm. Một số người sử dụng những loại súng ngắn khác như Beretta 92, Glock 17 và HK P2000.

Tuy nhiên, vụ ám sát ông Abe cho thấy lực lượng này vẫn tồn tại nhiều bất cập và sai sót trong công tác đảm bảo an ninh.
Các sĩ quan SP đứng xung quanh khi ông Abe phát biểu trước đám đông hàng trăm người tại một giao lộ ngoài ga tàu điện, nhưng họ không có động thái cấm đường hay hạn chế giao thông nào.
Trong lúc ông Abe phát biểu, xe buýt, xe tải vẫn thoải mái chạy ở con phố ngay sau lưng ông. Khi một chiếc SUV di chuyển qua trước mặt cựu thủ tướng, người bên trong xe có động tác vẫy tay đầy hào hứng, nhưng các cận vệ không có bất kỳ phản xạ nào.

Nghi phạm Tetsuya Yamagami đã tiếp cận cựu thủ tướng Nhật từ phía sau, đứng ở khoảng cách 5 mét và nổ phát súng đầu tiên. Ông Abe lúc này dường như không trúng đạn, quay lại nhìn về phía tiếng nổ, trong khi các cận vệ dường như cũng giật mình, nhưng không có phản xạ che chắn cho cựu thủ tướng hay trấn áp tay súng.
Chỉ đến khi nghi phạm nổ phát súng thứ hai khiến ông Abe gục xuống, các cận vệ mới lao vào quật ngã Yamagami. Không một khiên chắn đạn nào được triển khai trong suốt quá trình này.

"Bất kỳ ai cũng có thể bắn ông Abe từ khoảng cách đó. Tôi nghĩ lực lượng an ninh quá mỏng", Masazumi Nakajima, cựu thám tử cảnh sát Nhật, cho hay.
"Mục tiêu cần được bao bọc từ mọi hướng. Rất tồi tệ nếu điều này không được thực hiện triệt để", Koichi Ito, chuyên gia bảo vệ yếu nhân, nêu quan điểm.
Giới chức NPA từ chối công bố số lượng và vị trí triển khai lực lượng bảo vệ ông Abe, với lý do điều này có thể ảnh hưởng tới công tác đảm bảo an ninh trong tương lai.

"Bảo vệ yếu nhân tại Nhật Bản dường như xoay quanh việc đối phó với các vũ khí lạnh như đao kiếm và dùi cui. Trong khi đó, cận vệ châu Âu và Mỹ được huấn luyện kỹ càng để phát hiện những vật thể nghi vấn, cũng như giám sát cử động tay của người xung quanh để đề phòng những vụ nổ súng. Tôi nghĩ luật súng đạn nghiêm ngặt ở Nhật khiến họ không đề phòng đầy đủ với loại vũ khí này", Hideto Osanai, quan chức Hiệp hội Vệ sĩ Quốc tế, nhận định.

Tại Mỹ, mật vụ bảo vệ Tổng thống và chính trị gia cấp cao luôn tính tới nguy cơ bị tấn công bằng súng và thuốc nổ, đôi khi họ còn tự triển khai các xạ thủ bắn tỉa riêng ở những tòa nhà cao tầng xung quanh để truy tìm những kẻ bắn lén.
"Họ bỏ xa Nhật Bản về khả năng xử lý những kẻ nghi vấn khi bảo vệ an ninh cho yếu nhân", lãnh đạo một công ty xử lý khủng hoảng tại Mỹ cho hay.
Đức, Ukraine tranh cãi về đường ống khí đốt Nga


Đức thúc giục Canada cung cấp tua-bin để duy trì đường ống khí đốt Nord Stream 1, song Kiev chỉ trích Berlin nhượng bộ hành vi "tống tiền" của Moskva.
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom liên tục thông báo giảm nguồn cung khí đốt hàng ngày tới Đức qua đường ống Nord Stream 1, do tập đoàn Đức Siemens chậm trễ bàn giao các bộ phận tua-bin nén khí được sửa chữa ở Canada vì các lệnh trừng phạt nhắm vào Nga.
Đức cho biết đã thường xuyên liên lạc với Canada trong những tuần gần đây để đảm báo các bộ phận tua-bin nén khí nhanh chóng được bàn giao, trong khí tránh để Ottawa vi phạm các lệnh trừng phạt.

Phát ngôn viên chính phủ Đức Steffen Hebestreit hôm 8/7 cho biết nước này đã nhận được "tín hiệu tích cực" từ Canada. Bộ Tài chính Đức trong khi đó đề xuất Canada có thể gửi thẳng tua-bin nén khí tới Berlin, thay vì Moskva hay tập đoàn năng lượng Nga Gazprom, để né trừng phạt.
Đức không đồng tình rằng các vấn đề bảo trì là nguyên nhân khiến Nga giảm nguồn cung khí đốt, nhưng Berlin tin rằng việc nhanh chóng đưa các tua-bin nén khí trở lại sẽ khiến Moskva không có cớ để giảm nguồn cung.

[Image: 55631871781372775a-Duc-5984-16-5006-4751-1657327576.jpg]

Một cơ sở trên hệ thống đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) tại Lubmin, Đức ngày 8/3. Ảnh: Reuters.

Ukraine trong khi đó kêu gọi Canada không giao lại tua-bin nén khí cần thiết cho đường ống khí đốt Nord Stream 1. "Chúng tôi đang đề nghị Canada không giao lại tua-bin cho Đức, mà giao cho Ukraine", giám đốc điều hành hệ thống truyền tải khí OGTSU của Ukraine Sergiy Makogon đăng trên Facebook.
Makogon cho biết các đường ống của Ukraine có khả năng vận chuyển đủ khối lượng khí đốt tới Đức để bù đắp cho sự cắt giảm nguồn cung từ Nga, thêm rằng "không nên nghe theo hành vi tống tiền từ Điện Kremlin".

Điện Kremlin hôm 8/7 tuyên bố sẽ đẩy mạnh cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream ngay khi tua-bin nén khí đi vào hoạt động sau khi được bảo trì.
Ukraine hồi cuối tháng 5 đề nghị Đức dừng hoặc cắt giảm các dòng khí đốt thông qua đường ống Nord Stream 1, tuyên bố sẵn sàng cung cấp tuyến vận chuyển thay thế.
Phía Ukraine lập luận rằng hoạt động của đường ống Nord Stream 1 được luật pháp Đức cho phép trên cơ sở góp phần tăng cường đảm bảo nguồn cung khí đốt cho châu Âu, song Nga đã vi phạm các nguyên tắc đó.

Các nhà phân tích cho rằng việc ngừng đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 hiện tại có thể gây khó khăn với Đức và phần còn lại của châu Âu. Khí đốt từ Nga, được chuyển tới Đức chủ yếu qua đường ống Nord Stream 1, là nguồn cung năng lượng mà Berlin khó loại bỏ nhất.

[Image: 6-1702-1649760024-5721-1649839-3082-1429-1657327576.jpg]

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Đồ họa: Reuters
Ngày hôm qua, công ty năng lượng Uniper, khách hàng lớn nhất tại Đức mua khí đốt của Nga, đã yêu cầu Chính phủ Đức hỗ trợ bình ổn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh. Uniper cũng muốn đẩy toàn bộ gánh nặng về giá cho khách hàng nhằm ngăn chặn lỗ lũy kế và đảm bảo tính thanh khoản của công ty.


Phía Nga ngày 8/7 tuyên bố sẽ tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu chỉ khi tuabin cho đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 1 được Canada trả lại.

Trước đó, hãng tin Reuters cho biết, Ukraine phản đối việc Canada trả lại tuabin cho Tập đoàn Năng lượng Gazprom của Nga, cho rằng động thái này sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của các nước phương Tây được áp đặt sau khi Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.
P-500 Bazalt là tên lửa hành trình chống tàu của Nga, được sản xuất từ thời Liên Xô. Cục Tên lửa và Pháo binh thuộc Bộ quốc phòng Nga (GRAU) đặt mã hiệu là 4K80. Định danh NATO cho loại tên lửa này là SS-N-12 Sandbox.
Tên lửa hành trình chống tàu P-500 Bazalt do Cục thiết kế tên lửa OKB-52 MAP (nay là tập đoàn NPO Mashinostroyeniye) phát triển và đưa vào biên chế năm 1973 thay thế cho tên lửa chống hạm P-5 Pyatyorka. P-500 được trang bị lần đầu tiên cho tuần dương hạm sân bay Kiev năm 1975.
Sau đó tên lửa được trang bị cho tàu ngầm Dự án 651 và tàu ngầm Dự án 675. Phiên bản nâng cấp với hệ thống dẫn đường và động cơ mạnh hơn được trang bị cho tuần dương hạm lớp Slava. Tên lửa là nền tảng phát triển tên lửa P-700 Granit.

[Image: photo1657376325950-1657376326133461347830.jpg]

Tên lửa có tầm bắn 550 km, có khả năng mang đầu đạn nặng đến 1.000 kg nên có thể trang bị đầu đạn hạt nhân 350 kt hoặc đầu đạn xuyên giáp 950 kg. Tên lửa được trang bị đầu dò ra đa chủ động, tự động tìm mục tiêu hoặc được chỉ định mục tiêu từ các UAV.

Việc Nga sử dụng các tên lửa từ thời Liên Xô cũ cho thấy. Quân đội Nga đang sử dụng chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để tiêu hao kho vũ khí khổng lồ của Liên Xô cũ, đồng thời nghiên cứu, xem xét các công nghệ quân sự nền tảng tiên tiến thời Chiến tranh Lạnh để hoàn thiện, phát triển các loại vũ khí chiến lược, chiến dịch thế hệ mới.
[Image: photo1657425658628-1657425658737709233898.jpg]

Người biểu tình xông vào phủ tổng thống. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Quốc hội Sri Lanka cho biết Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đồng ý từ chức vào tuần tới trước áp lực từ các cuộc biểu tình bạo lực tại nước này.

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Mahinda Abeywardana cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình ngày 9-7: "Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hòa bình, tổng thống cho biết ông sẽ từ chức vào ngày 13-7. Tôi yêu cầu công chúng tôn trọng luật pháp và giữ gìn trật tự an ninh".

Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka nói thêm quốc hội sẽ nhóm họp trong vòng 7 ngày để chọn quyền tổng thống. Ông nói: "Quốc hội có thể chỉ định thủ tướng mới và thiết lập chính phủ lâm thời. Sau một thời gian nhất định sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để người dân bầu ra quốc hội mới".
Người dân tại một số nơi ở thủ đô Colombo đã đốt pháo hoa ăn mừng sau khi nghe tin Tổng thống Rajapaksa sắp từ chức.

.......................

do lãnh đạo đất nước kém tài, tham nhũng, có tầm nhìn thiển cận, phe nhóm ........