VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Sau thế chiến thứ 2, Mỹ trói tay Nhật và Đức, không cho phép duy trì một năng lực quân sự hùng mạnh để có thể làm thế giới điêu đứng một lần nữa nhưng bây giờ thì ..... vì TQ và Nga mà Mỹ đã cởi trói cho Đức và Nhật, hai nước này đang tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP, một số tiền khá lớn để mua vũ khí của Mỹ cùng lúc tạo ra vũ khí riêng của mình để

Nhật vs TQ
Đức vs Nga

còn Anh, Pháp Ý ..... Mỹ thì hỗ trợ tối đa phía sau, nói thẳng, trực tiếp luôn qua NATO đấu với Nga và bán Nato phiên bản Á Châu, trong đó có Úc và NZ, Hàn Đài ..... đấu với TQ

còn các nước khác trên thế giới thì sao, ngả theo ai khi thế chiến bùng nổ?
Sales of military-style firearms


Rifles like the AR-15 are military-style firearms that are considered semi-automatic weapons, and which were banned from 1994 through 2004. Since the ban expired in 2004, sales of these weapons have increased as gun manufacturers produced new types of AR-15s and other assault-style firearms and marketed them as essential for self-defense. 

About half of all rifles made in the U.S. or imported in 2018, were AR-style weapons, according to the firearms trade group NSSF.  In 2020, there were about 20 million AR-style firearms in the U.S., the group said.

Some manufacturers, such as Daniel Defense, the manufacturer of the gun used by the Uvalde shooter, have introduced payment plans to help consumers purchase AR-style weapons in installments. Daniel Defense offers "buy now, pay later" plans — popularized by companies like Peloton — to get consumers to pony up for pricey items by breaking down the full cost into much smaller monthly payments. 

For instance, one of Daniel Defense's most expensive guns, an AR-15 style weapon that retails for more than $2,300, can be purchased for monthly payments of about $108. With the excise tax that Beyer intends to propose, that installment payment could balloon to $1,000 a month. 

Even though most Americans continue to favor stricter gun laws, Republican lawmakers have opposed banning semi-auomatic weapons like AR-15s, which have been used in many mass shootings and whose ammunition travels up to three times the speed of sound. With prices ranging from about $500 to $2,000, AR-style firearms are affordable for many consumers.

An excise tax of 1,000% would mean an addition cost of $5,000 on a $500 weapon, and an additional $20,000 for a $2,000 firearm. 


How one lawmaker wants to curb gun sales: A 1,000% tax on semi-automatic weapons

[Image: logo-square-32.svg]
BY AIMEE PICCHI
UPDATED ON: JUNE 6, 2022 / 7:12 PM / MONEYWATCH


........................

bài viết trên chứng tỏ 2 điều:

1. người dân Mỹ từ 18 đến 60 có thể ra trận trong vài tuần huấn luyện trong quân trường
2. tiền thuế thu được từ người xử dụng súng tại Mỹ thì cũng không phải là ít

còn kỹ nghệ sản xuất vũ khí hạng nặng như máy bay, tàu ngầm tàu chiến, xe tăng, súng cối hạng nặng, máy bay không người lái, đạn dược các loại, quân trang quân dụng .... để xử dụng hay bán cho các nước khác, chính phủ thu thế (KHỦNG từ những hợp đồng KHỦNG) từ các công ty mua bán hoặc từ kỹ nghệ quốc phòng ...... dân Mỹ sướng cũng có một phần trong số tiền thuế này.
Mỹ thắng lớn


Các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ vốn thống trị ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu từ trước đến nay và xung đột Nga-Ukraine có thể sẽ bảo đảm vị thế của Mỹ trong thời gian tới.
Năm công ty vũ khí lớn nhất thế giới hiện nay đều là của Mỹ, bao gồm Lockheed Martin, Raytheon, Boeing, Northrop Grumman và General Dynamics. Trên thực tế, một nửa trong số 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, 20 nhà sản xuất ở châu Âu, trong khi Nga chỉ có 2 nhà sản xuất trong tốp này mặc dù Moscow là nguồn cung vũ khí lớn thứ hai trên thế giới.

Một lượng lớn vũ khí được Mỹ hỗ trợ cho Ukraine sẽ khiến các nhà sản xuất vũ khí xứ cờ hoa bận rộn trong thời gian tới. Ví dụ như Mỹ đã chuyển khoảng 1/3 kho tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine và sẽ mất từ 3-4 năm để liên doanh Raytheon-Lockheed Martin thay thế "khoảng trống" này. Gói viện trợ 40 tỷ USD do Tổng thống Joe Biden ký gần đây cũng bao gồm 8,7 tỷ USD nhằm bổ sung kho vũ khí của Mỹ.

Giá cổ phiếu tăng vọt của các công ty vũ khí Mỹ cũng là một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tin rằng những tháng ngày có lãi đang ở phía trước. Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, giá cổ phiếu của Lockheed Martin đã tăng hơn 12%, trong khi giá cổ phiếu của Northrop Grumman tăng 20%.
Nga thua đặm


Nga từng quảng cáo với các khách hàng rằng vũ khí của họ rẻ hơn và dễ bảo trì hơn so với của phương Tây. Đó cũng là lý do tại sao Nga chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu vũ khí của thế giới từ năm 2017-2021, chỉ đứng sau Mỹ, quốc gia chiếm 39% thị trường.

Tuy nhiên, những lời quảng cáo này sẽ giảm giá trị sau những tổn thất và hỏng hóc thiết bị của Nga ở Ukraine.
Theo Business Insider, đến nay, Mỹ ước tính Nga đã mất gần 1.000 xe tăng, ít nhất 50 máy bay trực thăng, 36 máy bay chiến đấu-ném bom và 350 khẩu pháo nhưng nước này vẫn chưa hoàn toàn kiểm soát không phận Ukraine.

Báo chí phương Tây cũng chỉ ra một số vấn đề hỏng hóc, trục trặc trong quá trình thực chiến của các loại vũ khí tấn công Nga.

Những vấn đề này đã gây nhiều lo ngại với các khách hàng truyền thống của Nga đối với khả năng xuất khẩu vũ khí vào thời điểm hiện tại. Hiện Nga bán gần 90% vũ khí của mình cho 10 quốc gia, trong đó chủ yếu là Ấn Độ, Ai Cập và Trung Quốc.

Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga cũng gây khó khăn cho khả năng thay thế các thiết bị gặp tổn thất của nước này. Và gần như chắc chắn Nga sẽ cần phải thay thế khí tài quân sự của mình trước khi xuất khẩu.

Điều đó có nghĩa là các quốc gia muốn tiếp tục mua xe tăng và máy bay chiến đấu của Nga cũng sẽ phải xếp hàng chờ đợi hoặc quay sang nơi khác để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của họ.
có nhiều tin quan trọng trong cái video này




[Image: taliban_afghanistan_quoc_te.jpg]

Afghanistan đang đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế và nhân đạo nghiêm trọng. (Ảnh: AFP)
[Image: photo1656733715111-16567337153502009234545.jpg]

Tình cảnh người dân phải xếp hàng dài chờ tới lượt mua nhiên liệu tại một trạm xăng ở Sri Lanka. (Ảnh: National File)

Cuộc khủng hoảng nhiên liệu trầm trọng khiến nhiều người dân Sri Lanka phải xếp hàng vài ngày và không biết còn phải chờ tới bao giờ mới được đổ xăng.

BBC đưa tin đây là lần đầu tiên trên thế giới kể từ năm 1970, một quốc gia phải ban hành quy định như trên do khủng hoảng nhiên liệu. Trong khi đó, chính phủ Sri Lanka cũng hứa hẹn sẽ khôi phục lại nguồn cung nhiên liệu vào ngày 10/7.


Các trạm bán xăng dầu đối mặt với tình cảnh có tới 150 lái xe xếp hàng chờ tới lượt mua nhiên liệu cùng một lúc. Nhưng theo BBC, một số địa điểm khác còn có số lượng người xếp hàng đông hơn. Như nột tài xế cho hay anh ta là người thứ 300 đang đứng xếp hàng chờ mua xăng tại một cây xăng.
Hay một tài xế taxi ở thủ đô Colombo chia sẻ anh ta đã có mặt ở trạm xăng 2 ngày để chờ tới lượt chiếc ô tô được bơm nhiên liệu, nhưng vẫn chưa biết còn phải chờ bao lâu nữa mới đổ đầy được bình xăng.
[Image: photo1656730115943-16567301162662140765816.jpg]

Ảnh: AFP

Trong tháng 6, khối lượng khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ vận chuyển sang EU nhiều hơn lượng khí đốt của Nga vận chuyển bằng đường ống sang lục địa này.

Lần đầu tiên, EU mua khí đốt hóa lỏng (LNG) từ Mỹ nhiều hơn khí đốt tự nhiên vận chuyển bằng đường ống từ Nga, Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cho biết.

...............................

nếu Nga giảm từ từ thì Mỹ có đủ thời gian để tăng từ từ, đương nhiên EU phải trả giáo cao cho việc nhập LNG từ Mỹ

nếu Nga dừng cấp khí đốt "ngay lập tức" thì Mỹ tăng ngay lập tức được không?

cho nên có thể Nga sẽ ra đòn sớm và EU lãnh đủ, dân EU sẽ thê thảm
Tuần này, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa có động thái nhằm đáp trả các hành động từ "các quốc gia không thân thiện" phương Tây và các đồng minh của phương Tây khi ký sắc lệnh giành quyền kiểm soát hoàn toàn dự án khai thác dầu khí Sakhalin-2 ở vùng Viễn Đông của Nga.


Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), động thái này có thể khiến tập đoàn dầu khí Shell của Anh và các nhà đầu tư Nhật Bản bị loại khỏi dự án Sakhalin-2.

Sắc lệnh dài 5 trang vừa được nhà lãnh đạo Nga ký hôm 30/6 quyết định thành lập một công ty mới để tiếp quản tất cả các quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment Co. – trong đó Shell và hai công ty thương mại của Nhật Bản là Mitsui và Mitsubishi nắm cổ phần dưới 50%.
Theo sắc lệnh mới, Nga sẽ quyết định việc các đối tác nước ngoài có tiếp tục được ở lại trong Sakhalin-2 hay không.

[Image: photo-1-1656736341286789605692.jpg]
Ảnh: Reuters


Sau đây là những thông tin cần biết về dự án Sakhalin-2 và những thay đổi sau sắc lệnh mới của Tổng thống Putin do đài RT (Nga) tổng hợp:

Sakhalin-2 là gì?
Sakhalin-2 là một trong những dự án khai thác khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới với sản lượng hàng năm lên đến 12 triệu tấn. Ra mắt vào năm 2009, dự án này là liên doanh của tập đoàn Gazprom (Nga), tập đoàn Shell (Anh), các công ty Mitsui và Mitsubishi của Nhật Bản.
Cơ sở của Sakhalin-2 nằm trên đảo Sakhalin của Nga ở Thái Bình Dương, phía Bắc Nhật Bản, và chủ yếu cung cấp LNG cho các thị trường ở châu Á.

Các bên tham gia dự án là ai?
Dự án Sakhalin-2 do Công ty Đầu tư Năng lượng Sakhalin quản lý và vận hành. Gazprom nắm giữ phần lớn cổ phần (50% 1), Shell nắm giữ 27,5% trừ một cổ phần, Mitsui nắm giữ 12,5% và Mitsubishi có 10% cổ phần trong dự án này.

Sắc lệnh của Tổng thống Putin quy định điều gì?
Sắc lệnh mới quy định thành lập một công ty mới của Nga để tiếp quản tất cả các quyền và nghĩa vụ của Sakhalin Energy Investment. Gazprom sẽ giữ lại cổ phần của mình, trong khi các đối tác khác có thời gian một tháng để quyết định liệu họ có muốn cổ phần trong công ty mới hay không.
Nếu chính phủ Nga từ chối cho đối tác nước ngoài sở hữu cổ phần trong công ty mới, thì cổ phần của họ sẽ được bán ra và số tiền thu được sẽ được chuyển vào một tài khoản đặc biệt. Số tiền này có thể được sử dụng để hoàn trả những thiệt hại không xác định hoặc được gửi cho cổ đông theo thỏa thuận phân chia.
Tuy nhiên, các bên lựa chọn rời khỏi dự án có thể không được nhận đầy đủ bồi thường.

Nga có quốc hữu hóa dự án hay không?
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết việc thay đổi quyền sở hữu Sakhalin-2 "không thể được coi là quốc hữu hóa".
Trả lời báo giới hôm 1/7 về khả năng Nga áp dụng sắc lệnh này với những dự án năng lượng khác, ông Peskov cho biết từng tình huống sẽ được xem xét trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.

Các bên liên quan của nước ngoài đã phản ứng như thế nào?

Shell cho biết tập đoàn này đang xem xét sắc lệnh mới của Nga. Trong khi đó, Nhật Bản đã tuyên bố từ trước rằng họ sẽ không từ bỏ lợi ích của mình trong dự án Sakhalin-2, dự án quan trọng đối với an ninh năng lượng của nước này.
Người phát ngôn của Mitsubishi cho biết công ty đang thảo luận với các đối tác ở Sakhalin và chính phủ Nhật Bản về cách phản ứng với sắc lệnh. Mitsui vẫn chưa đưa ra bình luận.
Các chuyên gia chỉ ra rằng Nhật Bản sẽ không dễ dàng rút khỏi dự án. Việc thay thế LNG của Nga từ dự án Sakhalin-2 được cho là sẽ tiêu tốn của Tokyo 15 tỷ USD khi giá nhập khẩu tăng 35%.
Mặc dù vậy, Moskva trước đó đã cáo buộc Nhật Bản hưởng lợi từ Sakhalin-2 trong khi là một "quốc gia không thân thiện" đã cùng phương Tây áp đặt trừng phạt lên Nga. RT cho biết Nga có thể đưa ra quyết định thay cho Nhật Bản và chuyển hướng xuất khẩu LNG sang các quốc gia khác, chẳng hạn như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Những thay đổi có thể cản trở nguồn cung cấp LNG?

Moskva khẳng định không có cơ sở để ngừng cung cấp các sản phẩm từ Sakhalin-2 sau khi công ty mới tiếp quản. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo động thái này có thể gây xáo trộn thị trường LNG vốn đã căng thẳng...

[Image: photo-1-1656736331418926678301.jpg]
Ảnh: Reuters

Căng thẳng leo thang

Động thái được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang sau khi cuộc xung đột quân sự ở Ukraine nổ ra.
Như đã giải thích ở trên, tập đoàn năng lượng nhà nước Gazprom của Nga nắm 50% cộng một cổ phần trong dự án Sakhalin-2, và dự án này chiếm khoảng 4% sản lượng LNG của thế giới. LNG từ dự án Sakhalin-2 chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và các nước châu Á khác.
Do đó, Reuters nhận định rằng động thái của Nga có nguy cơ gây xáo trộn thị trường LNG vốn đã căng thẳng, dù Moskva đã khẳng định rằng họ không có lí do gì để ngừng cung cấp các sản phẩm từ dự án Sakhalin-2 sau khi dự án đổi công ty điều hành.
Được biết, Nhật Bản nhập khẩu 10% LNG mỗi năm từ Nga, chủ yếu theo hợp đồng dài hạn thông qua dự án Sakhalin-2.

Ngoài ra, động thái của Nga cũng được cho là làm gia tăng những rủi ro mà các công ty phương Tây vẫn đang hoạt động ở Nga phải đối mặt.

Nhà phân tích Lucy Cullen của Wood Mackenzie nhận định: "Đây là một bước leo thang căng thẳng mới. Sắc lệnh của Nga thực chất là sung công tài sản của đối tác nước ngoài trong Sakhalin Energy Investment Company."
Nhiều công ty phương Tây đã rút khỏi Nga, và nhiều công ty nói rằng họ dự định rời Nga trong thời gian tới. Tuy nhiên, động thái mới nhất của Tổng thống Putin sẽ khiến cho quy trình rút khỏi Nga của những công ty đó càng trở nên khó khăn hơn.

Theo Reuters, Moskva đang chuẩn bị một đạo luật nhằm cho phép Chính phủ Nga tịch thu tài sản của các phương Tây rời khỏi nước này. Dự kiến đạo luật sẽ sớm được thông qua.
Vài tháng trước, tập đoàn Shell đã tuyên bố ý định rút khỏi Sakhalin-2 và đến nay họ vẫn đang đàm phán với khách mua tiềm năng. Hôm 1/7, Shell cho biết họ đang đánh giá sắc lệnh mới của Nga.
Các nguồn tin của Reuters cho biết Shell tin rằng có nguy cơ Nga quốc hữu hóa tài sản của nhà đầu tư nước ngoài ở nước này, trong bối cảnh Tổng thống Putin thề trả đũa Mỹ và đồng minh trừng phạt và đóng băng tài sản của Nga.

[Image: photo-1-16567362112582019741346.jpg]
Ảnh: Reuters


Ba lựa chọn của Nhật Bản

Động thái của Nga đã đẩy Nhật Bản đến gần hơn với nguy cơ mất nguồn cung cấp nhiên liệu giá trị, ngay tại thời điểm nước này đang thiếu điện vì mùa hè nắng nóng khiến nhu cầu sử dụng điện nước của người dân tăng cao.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này sẽ theo dõi chặt chẽ yêu cầu của Tổng thống Putin đối với các điều khoản của hợp đồng, và phối hợp cùng các nhà khai thác để lập kế hoạch phản ứng.
Theo Nikkei Asian Review, Nhật Bản có ba phương án giải quyết, tuy nhiên các lựa chọn này đều có mặt hạn chế:

Thứ nhất, các công ty Mitsui và Mitsubishi có thể đồng ý nhận cổ phần trong công ty điều hành Sakhalin-2 mới. Hiện tại, hai công ty này sở hữu lần lượt là 12,5% và 10% trong liên doanh, nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ nhận được phần tương đương trong công ty mới.

Thứ hai, Mitsui và Mitsubishi có thể không nhận cổ phần trong công ty mới, nhưng Nhật Bản sẽ duy trì các hợp đồng mua LNG từ Sakhalin-2. Nhà nhập khẩu năng lượng Nhật Bản JERA đã ký một hợp đồng 20 năm vào năm 2009 với Sakhalin-2 về việc nhập khẩu hơn 1,5 triệu tấn nhiên liệu mỗi năm.
Thông thường, các hợp đồng như vậy thường vẫn có hiệu lực khi có sự thay đổi về quyền sở hữu. Tuy nhiên Nga đã xếp Nhật Bản vào danh sách "các quốc gia không thân thiện", vì vậy hợp đồng này vẫn bị đe dọa.

Thứ ba, và cũng là tình huống xấu nhất, đó là Nhật Bản không nhận cổ phần trong công ty điều hành Sakhalin-2 mới, và các hợp đồng bị chấm dứt. Điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào an ninh năng lượng của Nhật Bản, khi nguồn cung LNG ngay lập tức giảm xuống trong thời gian Nhật Bản đang trải qua cuộc khủng hoảng về điện.

Các công ty năng lượng Nhật Bản đang cố gắng ứng phó với tình hình. Hiroshima Gas mua khoảng 50% lượng LNG nhập khẩu từ Sakhalin-2 và cho biết họ đang thu thập thông tin.
Tohoku Electric Power, công ty nhập khẩu khoảng 10% LNG từ Sakhalin-2, cho biết họ đã bắt đầu cân nhắc các lựa chọn thay thế trong trường hợp việc nhập khẩu từ nguồn cung này đột ngột bị gián đoạn.
Nếu nguồn cung từ Sakhalin-2 LNG bị cắt, thị trường giao ngay là nguồn thay thế duy nhất cho các công ty Nhật Bản. Nhưng giá khí đốt trên thị trường này đắt hơn đáng kể so với Sakhalin-2. Ước tính Nhật Bản có thể tốn thêm lên đến 2 nghìn tỷ yên (14,78 tỷ USD)/năm để thay thế LNG của Sakhalin-2.


Truyền thông Nga đã đăng các video lực lượng dân quân Lugansk diễu hành trên đường phố Lysychansk. Tuy nhiên, người phát ngôn Lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine Ruslan Muzychuk tuyên bố trên truyền hình rằng thành phố vẫn nằm trong tay Ukraine.
"Đang có những trận chiến ác liệt gần Lysychansk, tuy nhiên, rất may là thành phố chưa bị bao vây và vẫn do quân đội Ukraine kiểm soát", ông nói.

[Image: Chie-n-su-Ukraine-8604-1656785-4157-8007-1656820742.jpg]

Vùng kiểm soát của Nga và phe ly khai ở Donbass trước 24/2 (trái) và sau hơn 4 tháng chiến sự (phải). Đồ họa: BBC.
Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu thông báo quân đội Nga và phe ly khai "kiểm soát hoàn toàn" thành phố Lysychansk ở miền đông Ukraine.
"Đại tướng Sergey Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng, báo cáo với Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga Vladimir Putin về hoạt động giải phóng Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR)", Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong thông cáo ngày 3/7.

"Các chiến dịch quân sự thành công, lực lượng vũ trang Liên bang Nga và các đơn vị dân quân của LPR kiểm soát hoàn toàn thành phố Lysychansk và các khu định cư gần đó", thông cáo có đoạn. "Tổng diện tích các vùng lãnh thổ được giải phóng hôm qua lên tới 182 km2".

Bộ Quốc phòng Nga trước đó thông báo cánh quân trung tâm do đại tá Aleksandr Lapin chỉ huy kiểm soát một số khu định cư rồi tiến tới sông Seversky Donets, phối hợp với cánh quân phía nam do đại tướng Sergey Surovikin lãnh đạo khép vòng vây Lysychansk.

"Nhóm quân Ukraine bị cô lập hoàn toàn trong khu vực này. 38 binh sĩ Ukraine trong khu vực, phần lớn là dân địa phương được lực lượng vũ trang Ukraine huy động trước đó, đầu hàng trong 48 giờ qua", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

.............................

vài ngày nữa sẽ kiểm chứng xem tin này có đúng sự thật không?
[Image: 556318717813726672a-Ukraine-Ng-4308-6696-1656844632.jpg]
Thủ tướng Anh Boris Johnson đang bị nhiều người chê bai vì hành động bắt tay dùng quá nhiều sức lực với nữ Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

[Image: photo-1-16568458571741253805566.gif]
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu hôm 3/7 thông báo với Tổng thống Putin rằng Nga đã hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ "Cộng hòa nhân dân Lugansk" tự phong.


Tướng Shoigu sử dụng từ "giải phóng" khi nói việc đánh chiếm nốt các khu vực cuối cùng của Lugansk và đánh bật toàn bộ tàn quân của Ukraine khỏi đây.


[Image: photo-1-16568438473221624900168.jpg]
Chiến trường Ukraine. Ảnh: AFP.



Trước đó có các tin tức khẳng định qua Nga đã tiến vào Lysychansk - thành phố lớn cuối cùng của vùng Lugasnk.
Nga mới công nhận nền độc lập của "Cộng hòa nhân dân Lugansk" (ly khai khỏi Ukraine ) vào tháng 2/2022.
Trước đó, trong ngày hôm nay (3/7), phía Ukraine khẳng định thành phố Lysychansk vẫn nằm trong tay quân đội Ukraine.

......................

ai nói thật thì chỉ có thời gian trả lời trong vài ngày tới