VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Ngày 26/6, tờ Thời báo New York của Mỹ đã đăng tải thông tin về một mạng lưới các lính biệt kích và nhân viên tình báo phương Tây đang hỗ trợ Chính phủ Ukraine của Tổng thống Volodymyr Zelensky.


[Image: photo-1-1656313466251377017794.jpg]
Binh sĩ Ukraine tại Novopil ở miền Đông Ukraine. Ảnh: NYT



Thời báo New York dẫn lời các quan chức đương nhiệm, cựu quan chức Mỹ và châu Âu cho biết một mạng lưới bí mật các lính biệt kích và nhân viên tình báo tới từ Mỹ và các đồng minh của Washington đang hoạt động để cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và huấn luyện cho các lực lượng Ukraine.


Theo nguồn tin trên, dù nhiều hoạt động hỗ trợ này diễn ra ở các căn cứ tại Anh, Đức và Pháp, song một số mật vụ CIA lâu nay đã được triển khai bên trong lãnh thổ Ukraine, hầu hết tại thủ đô Kiev. Nhiệm vụ của lực lượng ngầm này là chia sẻ các bức ảnh vệ tinh và thông tin tình báo với binh sĩ Ukraine.
Vào cuối tháng 2, thời điểm Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ đã tuyên bố sơ tán các huấn luyện viên quân sự khỏi Ukraine. Ngay sau khi xung đột nổ ra, Nhóm Lực lượng Đặc nhiệm Số 10 của Quân đội Mỹ đã thành lập một tổ tác chiến ở Đức để điều phối hoạt động viện trợ quân sự cho chính quyền Kiev. Nhóm này được cho là đã vươn tới 20 quốc gia.


Tờ báo nổi tiếng của Mỹ đưa tin rằng “vài chục lính biệt kích" từ các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), như Canada, Anh, Pháp và Litva cũng đang hoạt động tại Ukraine.
Từ đầu xung đột tới nay, các nước NATO đã cung cấp một số lượng lớn viện trợ quân sự cho Chính phủ Ukraine bao gồm cả vũ khí hạng nặng, trong đó có các hệ thống tên lửa, máy bay chiến đấu không người lái, xe thiết giáp, pháo tự hành. NATO đồng thời tiến hành huấn luyện binh sĩ Ukraine cách thức sử dụng vũ khí-khí tài của phương Tây.


Thời gian gần đây, Lầu Năm Góc cũng chuyển giao cho Kiev các hệ thống rocket phóng loạt hiện đại M142 HIMARS và pháo tự hành M777. Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói rằng Ukraine đang đối mặt với “thời điểm then chốt trên chiến trường" và kêu gọi các đồng minh tiếp tục viện trợ cho Kiev.

Thông tin về sự hiện diện và hoạt động của lực lượng biệt kích phương Tây và nhân viên tình báo Mỹ CIA bên trong lãnh thổ và xung quanh Ukraine xuất hiện đúng ngày Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) khai mạc Hội nghị thượng đỉnh ở Đức. Các thành viên G7 – bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Italy và Nhật Bản – là những quốc gia đi tiên phong trong việc áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga liên quan tới xung đột ở Ukraine.



Nga từng tuyên bố nước này coi vũ khí của nước ngoài hiện diện trên lãnh thổ Ukraine là mục tiêu tấn công hợp pháp. Moskva nhiều lần phản đối phương Tây “bơm” vũ khí cho Ukraine, đồng thời cáo buộc điều đó sẽ “đổ thêm dầu vào lửa” xung đột, phá hủy tiến trình đàm phán. Nga cảnh báo sẵn sàng nhắm mục tiêu vào các đoàn xe chở vũ khí của nước ngoài đi qua lãnh thổ Ukraine.

Ngày 8/5, hãng thông tấn TASS đưa tin Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, thông báo: “Lượng lớn vũ khí, khí tài từ Mỹ và các nước phương Tây gửi cho Ukraine đã bị phá hủy bằng hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander gần các ga tàu của thành phố Krasnograd và Karlovka, thuộc tỉnh Kharkov”.
Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine vào ngày 24/2, cho rằng Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014. Nga đã công nhận các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass là Donetsk và Lugansk.


Điện Kremlin kể từ đó đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
Lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine cho biết, quân đội Nga đã kiểm soát được nhà máy hóa chất Azot ở ngoại vi thành phố này.
Khoảng 250 thường dân Ukraine đã được sơ tán an toàn khỏi nhà máy hóa chất Azot ở ngoại vi thành phố Severodonetsk, ông Rodion Miroshnik, đại sứ Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR) tại Nga, cho biết trên mạng xã hội hôm 26/6.
Trước đó, hôm 25/6, khoảng 200 dân thường đã được sơ tán khỏi nhà máy hóa chất, ông Miroshnik cho biết thêm.

[Image: photo-2-16563333191561701638354.png]
Thường dân sơ tán khỏi khuôn viên của nhà máy hóa chất Azot ở Severodonetsk, vùng Lugansk, miền Đông Ukraine, ngày 26/6/2022. Ảnh: ABC News
Theo Hãng tin AFP, ông Stoltenberg cho biết NATO sẽ tăng cường các lực lượng sẵn sàng chiến đấu lên hơn 300.000 quân. Đồng thời tăng cường một số nhóm tác chiến của NATO dọc theo sườn phía đông lên cấp lữ đoàn - các nhóm tác chiến có vài nghìn quân.
Ngoài ra, NATO cũng sẽ điều động thêm nhiều vũ khí hạng nặng, bao gồm các hệ thống phòng không, để bảo vệ các quốc gia thành viên của NATO ở sườn phía đông của liên minh quân sự này.
"Đây là đợt đại tu lớn nhất về năng lực phòng thủ và răn đe tập thể của chúng tôi kể từ Chiến tranh lạnh", ông Stoltenberg cho biết.
Người đứng đầu NATO không cung cấp thêm chi tiết về các lực lượng sẵn sàng chiến đấu được bổ sung hay cách liên minh sẽ triển khai họ như thế nào, theo AFP.
Hiện nay, NATO có khoảng 40.000 binh lính được duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Việc tăng số binh lính này lên hơn 300.000 quân sẽ giúp NATO có thể phản ứng nhanh trong các tình huống khẩn cấp.

.........................

Ngày 28-6, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Medvedev trả lời báo Argumenty i Fakty: "Với chúng tôi, Crimea là một phần của Nga. Và điều đó là mãi mãi. Bất kỳ nỗ lực nào nhằm xâm phạm Crimea đều là lời tuyên chiến chống lại đất nước chúng tôi".

"Nếu việc này (xâm phạm Crimea) do một quốc gia thành viên NATO thực hiện, điều này có nghĩa xung đột sẽ xảy ra với toàn bộ liên minh Bắc Đại Tây Dương; là Chiến tranh thế giới thứ ba, một thảm họa hoàn toàn" - ông Medvedev nói thêm.
Ông Medvedev - hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga - cho biết nếu Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO , Nga sẽ củng cố biên giới của mình và "sẵn sàng cho các bước trả đũa". Điều đó có thể bao gồm khả năng Nga lắp tên lửa siêu thanh Iskander "ở ngưỡng cửa của họ".
[Image: g7-27622-reuters-16563341425321787744514.jpg]


Các lãnh đạo G7, EU, Liên Hiệp Quốc và một số đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức ngày 27-6 - Ảnh: REUTERS

"Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự và ngoại giao, cũng như sát cánh lâu dài với Ukraine", tuyên bố chung của G7 nêu.

Theo Hãng tin Reuters, tuyên bố được đưa ra vào ngày thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại Đức, và không lâu sau bài phát biểu qua video trước các lãnh đạo G7 của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ngoài ra, theo Hãng tin AFP, các lãnh đạo G7 cũng đã gửi thông điệp mạnh mẽ thể hiện tình đoàn kết với Kiev.
"Là G7, chúng tôi đoàn kết đứng về phía Ukraine và sẽ tiếp tục hỗ trợ. Vì điều này, tất cả chúng tôi phải đưa ra những quyết định cứng rắn nhưng cần thiết", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói.

Các lãnh đạo G7 cho biết họ sẽ tiếp tục phối hợp để đáp ứng nhu cầu quân sự cấp bách của Ukraine. Họ nói rằng Kiev sẽ tự quyết định về giải pháp hòa bình trong tương lai, không bị áp lực hay ảnh hưởng từ bên ngoài. Tuy nhiên, G7 sẵn sàng ủng hộ một kế hoạch tái thiết quốc tế do Ukraine vạch ra và thực hiện với sự phối hợp của các đối tác.

Ông Scholz cũng cảm ơn Tổng thống Zelensky vì đã tham dự hội nghị.

"Cuộc chiến này phải kết thúc", ông Scholz cho biết thêm.

......................

cuộc chiến này đã đến lúc phải kết thúc vì nếu kéo dài thì dân sẽ biểu tình vì cuộc sống ngày càng khó khăn, EU sẽ loạn, số dân Ukraine tị nạn đến nay đã QUÁ TÁI rồi, lại phải phụ thêm tiền nuôi dân quân Ukraine trong nước
Anh, Mỹ, Úc, Canada, Nhật không bị thiệt hại nhiều nên chống Nga mạnh chứ EU thì thấm đòn của Nga rồi, vì vậy nên muốn sớm chấm dứt cuộc chiến để mà còn lo nhiều chuyện khác nước, dịch Covid 19 cũng chưa xong mà, lại còn vô số việc trong nước cần phải giải quyết, kinh tế là chuyện cấp thiết nhất với người dân trong lúc này.

G7 nói cho Ukraine nghe êm tai hài lòng, chứ chuyển qua hành động thì lời nói của các chính trị gia cũng không đáng tin gì mấy, nhiều lúc thay đổi như chong chóng, bán đứng bạn bè vì quyền lợi của quốc gia dân tộc mình là chuyện đã từng xảy ra và sẽ xảy ra, ai ngu thì ráng chịu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã khuyến nghị cấp cho Ukraine quy chế ứng viên để trở thành thành viên EU. Bà von der Leyen lưu ý rằng, Kiev cần phải tiến hành cải cách nhằm củng cố hệ thống tư pháp, chống tham nhũng và nhiều công việc quan trọng khác để có thể gia nhập EU.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói, trao quy chế ứng viên EU cho Ukraine là một quyết định chính trị và là một "tín hiệu" đối với Nga.

Bộ trưởng Pháp phụ trách các vấn đề châu Âu Clement Beaune nói: "Nếu nói rằng Ukraine sẽ gia nhập EU trong 6 tháng, hoặc 1 đến 2 năm tới, đó là nói dối. Quá trình này sẽ mất nhiều thời gian, có thể kéo dài 15 đến 20 năm".

Chủ tịch Nghị viện châu Âu Robert Metsol nói, quyết định trao quy chế ứng viên cho Kiev sẽ trở thành một "biểu tượng của hy vọng" để duy trì tinh thần của người Ukraine, trong khi để trở thành thành viên chính thức của EU thực sự vẫn còn "nhiều bước phải được thực hiện".

[Image: photo-1-1656388910067505657742-165638957...341514.png]

..................................

mấy nước có nguồn gốc từ CS, đa số cán bộ nhà nước từ trên xuống đưới, từ dưới lên trên tham nhũng không nhiều thì ít 
[Image: photo-1-16563765647401877076836.jpeg]

Nga đe dọa 'cắt oxy' đối với các thành viên EU phong toả Kaliningrad. Ảnh: Getty Images
[Image: 1000-1656383011.jpg?w=1200&h=0&q=100&dpr...spVPPP6vSw]


Đống đổ nát của trung tâm mua sắm ở Kremenchuk nhìn từ trên cao. Thị trưởng Kremenchuk Vitaliy Meletsky cho biết hiện chưa rõ bao nhiêu trong số khoảng 1.000 người có mặt bên trong trung tâm thương mại đã kịp thoát ra ngoài sau vụ tập kích.

.........................

trong 100 người thì 99 người cho là Nga làm, 1 người còn lại thì nghĩ ngược lại, có thể là do Ukraine làm, vì thế giới nay đã chán chuyện chiến tranh rồi, làm chuyện này để "làm nóng" lại lòng nhân đạo của thế giới để thế giới tiếp tục ủng hộ cho quân đội Ukraine chăng? (câu hỏi)

trong trận chiến, chỉ huy coi việc hy sinh tánh mạng của dân quân chỉ là chuyện nhỏ, chuyện chính là phải ....... chiến thắng.
G7 muốn đánh gục Nga là một chuyện, có thành công hay không lại là một chuyện khác, vì có rất nhiều yếu tố can dự vào những tính toán này, nghe hai vị sống bên Mỹ này bàn luận thấy hay hay  Biggrin




Từ bỏ uranium của Nga: Một việc quá khó đối với Mỹ

Chuyện gì sẽ xảy ra với năng lượng hạt nhân của Mỹ nếu không có uranium của Nga? Về mặt lý thuyết, điều này sẽ đồng nghĩa với một sự cố hạt nhân.

....................

có nghĩa là các nhà máy hạt nhân để sản xuất ra điện năng tại Mỹ tuỳ thuộc vào nguyên liệu này của Nga, nếu Nga ra đòn thì giá điện bên Mỹ sẽ còn cao gấp mấy lần bây giờ.

Úc có dồi dào thứ này nhưng chưa khai thác, Mỹ cũng có nhưng đã ngưng sản xuất vì lỗ.
Ông Dmitry Rogozin, giám đốc cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos, nói với hãng tin RIA: “Toàn bộ các bên vận hành vệ tinh nhà nước và tư nhân của phương Tây đang làm việc riêng cho kẻ thù của chúng ta”.
Liên minh quân sự NATO công khai việc gửi vũ khí cho Ukraine để giúp nước này chống lại Nga.
Hãng ảnh vệ tinh Mỹ Maxar, với khách hàng gồm cả Bộ Quốc phòng Mỹ, nhiều lần công bố ảnh chụp ở Ukraine và Nga trước khi cuộc xung đột bắt đầu vào ngày 24/2. Trong số đó có nhiều bức ảnh về hoạt động tập hợp lực lượng của Nga ở sát biên giới Ukraine, vào thời điểm Mátxcơva vẫn phủ nhận chuyện sẽ đưa quân vào nước láng giềng.

“Hôm nay, thượng đỉnh NATO diễn ra ở Madrid, ở đó các nước phương Tây sẽ tuyên bố Nga là kẻ thù lớn nhất của họ”, ông Rogozin viết trên Telegram.
“Roscosmos công bố ảnh vệ tinh về nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh và các trung tâm hoạch định đang hỗ trợ các đối tượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine”, ông Rogozin tuyên bố.
Hình ảnh được công bố bao gồm ảnh về khu vực diễn ra thượng đỉnh Ukraine - NATO ở Madrid, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng, toà nhà chính phủ Anh ở trung tâm London, toà nhà Thủ tướng và quốc hội Đức ở Berlin, trụ sở NATO ở Brussels, khu nhà ở của tổng thống Pháp và các toà nhà chính phủ ở Paris.
“Đồng thời, chúng tôi cung cấp toạ độ của các đối tượng. Chỉ để đề phòng”, ông Rogozin nói.

.......................

Nga phản đòn, có nghĩa là "ngầm cho bọn khủng bố cực đoan HG" có toạ độ chính xác để hoạch định tấn công khủng bố tới Mỹ hay EU bằng máy bay không người lái có gắn bom  Confused
[Image: photo1656464050536-1656464050655850061542.jpg]

Ít nhất 219 người bị triệu tập nhập ngũ vì vi phạm lệnh giới nghiêm ở Kiev. Ảnh: Cảnh sát Kiev

Hơn 200 công dân trong độ tuổi nhập ngũ đã được quân đội Ukraine triệu tập sau khi họ bị phát hiện vi phạm lệnh giới nghiêm trong một cuộc truy quét quán bar ở Kiev.


Cảnh sát thủ đô Kiev của Ukraine cuối ngày 27/6 thông báo họ đã đột kích hai quán bar trong thành phố và phát hiện ít nhất 413 người vi phạm lệnh giới nghiêm, trong đó bao gồm 219 người vẫn trong độ tuổi nhập ngũ, tờ KyivIndependent đưa tin.


Ngay sau đó, toàn bộ 219 người này đã nhận được giấy triệu tập tới văn phòng đăng kí nhập ngũ để nhập ngũ. "Theo thiết quân luật, các công dân cần tuân thủ giới hạn về lệnh giới nghiêm", cảnh sát trưởng Kiev Ivan Vyhivsky nhấn mạnh.
Từ sau khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bắt đầu, chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ban bố lệnh giới nghiêm ở Kiev và nhiều khu vực khác.

Ngoài ra, toàn bộ công dân nam từ 18-60 tuổi ở Ukraine bị cấm rời đất nước, trong khi toàn bộ lính nghĩa vụ và quân dự bị tại tất cả tỉnh của Ukraine sẽ được huy động.
Bước sang tháng giao tranh thứ 5, Nga tiến gần hơn mục tiêu kiểm soát vùng Donbass, trong khi Ukraine thừa nhận họ thiệt hại nặng nề về nhân lực do bị Nga áp đảo về hỏa lực.


............................

bị ép đi lính, số tân binh này, một là sẽ đào ngũ hay sẽ ra hàng thôi, dân công tử ăn chơi thì đánh đấm gì chứ
Các nước phương Tây, bao gồm cả Mỹ, Úc không ưa Nga chắc có thể bắt nguồn từ đây, câu chuyện đã xảy ra gần 1000 năm về trước

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh...B0%C6%A1ng


[Image: 1024px-Cefal%C3%B9_Pantocrator_retouched.jpg]


Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một giáo hội, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỷ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Ly giáo Đông–Tây năm 1054, phân chia thành Chính thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma.
Tín hữu Chính thống giáo vẫn xem giáo hội của mình là truyền thống Kitô giáo trung thành nhất với các giá trị thần học bắt nguồn từ thời hội thánh tiên khởi. Giáo hội cấu trúc tổ chức bao gồm các giáo phận độc lập cùng chia sẻ một nền thần học, đặt dưới quyền cai quản của các Giám mục có nhiệm vụ bảo vệ các truyền thống giáo hội được lưu truyền từ Mười hai Sứ đồ qua quyền tông truyền, đặc biệt là Thánh Anrê.


Tín hữu Chính thống giáo xem giáo hội của họ là:

  • Hội thánh nguyên thủy được thiết lập bởi Chúa Giê-su Ki-tô và các sứ đồ.

  • Giáo huấn và truyền thống giáo hội được bảo tồn bởi các tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai được lưu truyền từ các sứ đồ, cùng các truyền thống khác được phát triển sau này nhằm mở rộng và làm sáng tỏ các giáo huấn nguyên thủy.

  • Tân Ước viết cho tín hữu thời kỳ hội thánh sơ khai và trình bày các giáo lý đã có sẵn của hội thánh (ngụ ý Giáo hội là nền tảng của Tân Ước).


Giáo hội thiết lập và bảo tồn lịch Kitô giáo nguyên thủy (dựa trên lịch Julius), xác lập những ngày lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng trong cuộc đời Chúa Giê-su.

Theo dòng lịch sử, các Giáo hội Chính thống giáo chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp với các thành phố như AlexandriaAntiochia, và Constantinopolis (nay là Istanbul); trong khi đó Giáo hội Công giáo gắn liền với văn hóa Latinh với trung tâm là Roma. Sự khác biệt ngày càng gia tăng khi Đế quốc La Mã bị chia cắt thành hai phần: phương Đông và phương Tây.
Được biêt, sau hội nghị thượng đỉnh tại Đức vào cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo G7 đã khởi hành đến Madrid, nơi khối quân sự NATO do Mỹ dẫn đầu đang nhóm họp để soạn thảo Khái niệm chiến lược mới - một tài liệu nêu rõ sứ mệnh và lập trường của khối này đối với các nước không phải là thành viên. Trong lần cập nhật đầu tiên kể từ năm 2010, tài liệu đã đề cập đến Trung Quốc như một "thách thức", và theo Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, "khối sẽ khẳng định rõ rằng các đồng minh coi Nga là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của khối."

.....................

và TQ đã đăng lên tấm hình này, hai bên đang tập trung lực lượng để đối đầu nhau, sắp sửa có thêm Iran, Argentina tham gia, sẽ thành khối BRICSIA

[Image: -16564931887082063458121.jpg]