VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
[Image: Zakarpattia.jpg]

vùng đất màu vàng, nay là một tỉnh của Ukraine nhưng trước thế chiến thứ 1 thì lại là của Hungary và dân Hung ở đây chiếm tới 80% ...... dân số bây giờ tại đây đông nhất là dân Ukraine, sau đó là Nga rồi mới đến Hung

một khi Ukraine suy yếu thì có thể Hungary sẽ lấy lại vùng đất này, Balan cũng có toan tính tương tự với tỉnh nằm sát với biên giới của nước này, lúc trước là của Balan.
Chặng đường Ukraine sẽ phải trải qua để trở thành thành viên chính thức của EU


Để trở thành một thành viên chính thức của Liên minh châu Âu, thách thức lớn đầu tiên mà Ukraine phải vượt qua là tìm cách chấm dứt cuộc chiến để có thể bắt tay vào tiến trình tái thiết đất nước. EU là một liên minh kinh tế-chính trị và dù có ủng hộ Ukraine đến mấy EU cũng sẽ gần như không bao giờ kết nạp một quốc gia đang trong một cuộc chiến tranh toàn diện, với một nền kinh tế tê liệt và các cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề. Kết nạp một Ukraine như thế sẽ chỉ là việc rước thêm một gánh nặng khổng lồ về kinh tế-chính trị-xã hội và chắc chắn sẽ có rất nhiều thành viên EU không bao giờ chấp nhận.

Nhưng làm sao để kết thúc cuộc chiến và khi nào cuộc chiến kết thúc lại là câu hỏi không ai trả lời được. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg mới đây nhận định, cuộc chiến có thể sẽ kéo dài vài năm. Kể cả khi cuộc chiến kết thúc sau vài năm nữa, vấn đề lớn là khi đó đất nước Ukraine sẽ có một chính thể và một thực thể địa lý ra sao? Một đất nước tái lập lại toàn bộ lãnh thổ và vẫn theo đuổi chính sách thân phương Tây hay một quốc gia bị chia cắt, tàn phá với các chính quyền thân Nga. Không ai có thể biết chính xác các kịch bản sắp tới của cuộc chiến tại Ukraine , cũng có nghĩa không ai có thể biết khi nào Ukraine mới có thể thực sự bắt tay vào việc thực hiện các cam kết như EU yêu cầu để trở thành thành viên đầy đủ.

Tại Thượng đỉnh EU diễn ra trong hai ngày hôm nay (23/6) và ngày mai (24/6) tại Brussels, lãnh đạo các nước EU sẽ quyết định việc trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine và gần như chắc chắn việc này sẽ được thông qua, nhưng sau đó Uỷ ban châu Âu sẽ cần ít nhất vài tháng mới có thể công bố một danh sách rất dài những yêu cầu mà EU bắt buộc Ukraine phải thực hiện trong nhiều năm tới.

Đó sẽ là những yêu cầu về cải cách toàn diện, từ kinh tế cho đến tư pháp. Trong chuyến thăm đến Kiev cách đây hơn 10 ngày, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen đã nói với Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky rằng “Ukraine còn rất nhiều việc phải làm, trong đó có việc chống tham nhũng”.
Thực ra, với EU, việc trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên là một hành động mang nặng tính biểu tượng chính trị còn việc giám sát Ukraine thực hiện các cải cách trong những năm tới ra sao là một hành động thực chất và bỏ qua tất cả những gì đang được tô vẽ về Ukraine trên báo chí phương Tây hiện nay, các chuyên gia kinh tế tại châu Âu đều chung nhận định rằng, Ukraine còn cách quá xa các tiêu chuẩn do EU đặt ra.

Trong cuộc “thảo luận định hướng” về việc Ukraine gia nhập EU tổ chức hôm 13/6, Uỷ viên phụ trách việc mở rộng EU, ông Olivier Varhelyi thậm chí còn nhận định rằng trong số 3 nước muốn gia nhập EU là Ukraine, Moldova và Gruzia thì Ukraine thậm chí còn xếp kém nhất về các chỉ số. Nói cách khác, đây không phải là một quốc gia dân chủ rực rỡ như cách mà báo chí phương Tây ca ngợi sau ngày 24/2 mà là một quốc gia vẫn còn quá nhiều khiếm khuyết nếu xét theo các tiêu chuẩn EU. Vì thế, nếu Ukraine chấp nhận cải cách như EU yêu cầu, tiến trình đó có thể kéo dài hàng chục năm hoặc vài thập kỷ, với điều kiện tiên quyết, đó là cuộc chiến hiện nay phải chấm dứt.
Bình luận chiến sự Nga Ukraine của một Tướng VN khác hẳn với những BLV chính trị từ sách vở và tổng hợp tin tức từ các phương tiện truyền thông





biết càng nhiều từ mọi khía cạnh mới thấy toàn diện những sự kiện đang xảy ra
Chiến tranh tự vệ chống kẻ xâm lược là chính nghĩa.
Ước vọng tự do của dân Ukraine là chính đáng.

nhưng hai chữ "nhân hoà" của dân Ukraine thì đã hòa chưa?
Nga tuyên bố dùng vũ khí 'lửa nhiệt áp' tập kích mục tiêu Ukraine


Bộ Quốc phòng Nga cho biết quân đội nước này sử dụng pháo phản lực TOS-1A tập kích các vị trí của lực lượng Ukraine.

[Image: alabino-9-1620097182-7085-1653626929.jpg]
Video được Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 24/6 cho thấy tổ hợp pháo phản lực nhiệt áp TOS-1A Solntsepyok, thuộc biên chế của Quân khu phía Tây, được triển khai trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Cơ quan này không công bố thời điểm cụ thể và địa điểm bị tập kích.
Video cho thấy các quân nhân Nga triển khai tổ hợp TOS-1A, điều chỉnh dàn phóng rồi khai hỏa.


 Đoạn video do máy bay không người lái (UAV) cỡ nhỏ ghi lại, trong đó có đoạn được phía Ukraine công bố hồi cuối tháng 5, cho thấy những vụ nổ lớn khi đạn nhiệt áp đánh trúng mục tiêu.
"Bệ phóng với 24 ống rocket có khả năng bao trùm khu vực diện tích lên đến 40.000 m2, phá hủy các phương tiện bọc thép hạng nhẹ và công sự", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
"Không thể ẩn nấp khỏi loạt đạn của Solntsepyok. Khi quả đạn nặng 200 kg bắn trúng mục tiêu, chúng phát nổ tạo ra áp suất cực lớn và sức nóng lên đến 3.000°C", thông cáo của cơ quan này có đoạn.


Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Sau 4 tháng chiến sự, lực lượng Nga chuyển trọng tâm vào vùng Donbass ở miền đông, nơi có điều kiện tác chiến phù hợp để họ phát huy ưu thế áp đảo hỏa lực bằng vũ khí hạng nặng.
Hai thành phố Severodonetsk và Lysychansk đã trở thành "rốn hỏa lực" của pháo binh Nga vài tuần qua. Nga đang kiểm soát phần lớn thành phố Severodonetsk, một trong những chốt chặn cuối cùng của lực lượng Ukraine ở tỉnh Lugansk.


[Image: 556318717813726672a-Ukraine-Ng-6601-7734-1656069014.jpg]

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 110 ngày giao tranh. Đồ họa: Washington Post.

TOS-1 được phát triển từ thời Liên Xô với định danh là "pháo phun lửa", sử dụng pháo phản lực mang đầu đạn nhiệt áp và cháy, có nhiệm vụ diệt bộ binh, các loại khí tài, công trình, bao gồm cả công sự kiên cố của địch. Biến thể TOS-1A được đưa vào biên chế năm 2001, được tăng tầm bắn và trang bị máy tính đường đạn cùng nhiều cải tiến khác.
TOS-1A được thiết kế để bắn thẳng vào mục tiêu trong tầm nhìn xạ thủ, thay vì bắn cầu vồng ở khoảng cách hàng chục km. Toàn bộ 24 quả đạn có thể được phóng ra trong 6-12 giây, tùy thuộc chế độ bắn.


Mỗi quả đạn cỡ 220 mm chứa nhiên liệu cháy và hai liều nổ độc lập. Khi rơi xuống mục tiêu, liều nổ đầu tiên được kích hoạt để phát tán nhiên liệu cháy thành đám mây lớn.
Liều nổ thứ hai sẽ đốt cháy đám mây này, tạo ra vụ nổ lớn và hút sạch oxy ở xung quanh. Nhiệt độ cao 2.500-3.000 độ C cùng áp suất đột ngột thay đổi có thể phá hủy nhiều khí tài cơ giới, đồng thời gây sát thương cả với những binh sĩ trú ẩn trong xe thiết giáp và công sự kiên cố.


Giới chuyên gia quân sự cho rằng Nga triển khai TOS-1A tại miền đông Ukraine bởi đây là vũ khí phù hợp để chọc thủng các cứ điểm kiên cố. Đây có thể là vũ khí mang tính bước ngoặt ở vùng Donbass, trong bối cảnh nhiều đơn vị Ukraine đang cố thủ trong các công trình và mạng lưới giao thông hào dày đặc vốn chống chịu tốt với pháo binh thông thường.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã triển khai Panzerhaubitze 2000, một hệ thống pháo tiên tiến của Đức, nằm trong lô hàng vũ khí chính xác tầm xa mới nhất mà nước này nhận được.



[Image: 2022-06-20t170351z-237254788-r-9350-5393-1655830943.jpg]

Hình ảnh pháo kích ở làng Toshkivka, tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine được công bố hôm 19/6. Ảnh: Reuters.

Đức tháng trước cho biết đã gửi 7 tổ hợp lựu pháo tự hành tới Ukraine, nhằm tăng cường hỗ trợ vũ khí hạng nặng của phương Tây để giúp Kiev chiến đấu với lực lượng Nga.
Ukraine rút quân khỏi Severodonetsk


Tỉnh trưởng Lugansk cho biết lực lượng phòng thủ Ukraine phải rút khỏi Severodonetsk sau khi pháo binh Nga phá hủy hầu hết cơ sở hạ tầng thành phố.
"Thật không may, chúng tôi phải rút quân khỏi Severodonetsk. Chẳng có ý nghĩa gì nếu bám trụ ở những vị trí đã bị phá hủy sau nhiều tháng chiến sự, vì cố thủ ở nơi không được bảo vệ sẽ khiến thương vong tăng lên mỗi ngày", Tỉnh trưởng Lugansk Serhiy Gaidai phát biểu trên truyền hình địa phương hôm nay.
Ông Gaidai cho biết các binh sĩ Ukraine đang đóng quân ở Severodonetsk đã nhận được lệnh rút đến địa điểm mới và sẽ tiếp tục chiến đấu từ các vị trí này. Tuy nhiên, ông không nói rõ vị trí phòng thủ mới của lực lượng Ukraine.
Ngày 23-6, chính quyền Ukraine loan báo lô đầu tiên hệ thống pháo binh cơ động cao (HIMARS) có khả năng bắn các đầu đạn dẫn đường của Mỹ đã tới nước này cùng 60 binh sĩ đã được huấn luyện cách vận hành.

[Image: screen-shot-2022-06-24-at-215347-1656082...099675.png]

Nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ, Lockheed Martin, The Guardian - Việt hóa: DUY LINH - Đồ họa: TẤN ĐẠT

Mùa hè sẽ rất nóng với người Nga và có thể là mùa hè cuối cùng với một số người trong số đó.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov đưa ra lời cảnh báo với Nga sau khi “đón” HIMARS.


Không lâu sau đó, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo sẽ viện trợ thêm 4 hệ thống HIMARS cùng một số vũ khí khác trị giá 450 triệu USD cho Ukraine. Kiev đã rất kỳ vọng được nhận HIMARS, nhưng việc nó có thay đổi được cục diện chiến trường hay không lại là chuyện khác.

............................

vũ khí này có bằng "đầu đạn nguyên tử" không ....... ép quá, Nga dám chơi chứ không phải nói chuyện đùa hay hù vì một khi Nga đã mất quá nhiều nên không thể nào trắng tay mà rút quân về nước
Cục diện có thay đổi?


Anh và Đức trước đó đã gửi các hệ thống M270 cho Ukraine. Dù M270 không cơ động bằng HIMARS nhưng về tầm bắn và độ chính xác là không có sự khác biệt, thậm chí M270 còn nhỉnh hơn vì mang được nhiều đạn cùng lúc.

Trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành các cuộc đấu pháo và quân đội Ukraine đang bị áp đảo trước pháo binh Nga, các xe HIMARS được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện chiến trường. Phần nhiều những ý kiến lạc quan này đều dựa trên các thông số kỹ chiến thuật mà quên đi hoặc cố tình phớt lờ hai yếu tố quan trọng khác quyết định sự hiệu quả của một loại vũ khí như HIMARS.

Đầu tiên là số lượng. Dựa trên các thông tin đã công bố, Ukraine sẽ nhận được tổng cộng 14 xe pháo binh phản lực phóng loạt chính xác cao (MLRS) từ Mỹ, Anh và Đức. Đó không phải là một con số lớn để có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể tại một mặt trận lớn như Donbass. Thứ hai, đó là yếu tố con người hay cụ thể hơn là việc đào tạo người sử dụng các hệ thống này một cách thuần thục. Mỹ được cho là đã mất 3 tuần để huấn luyện các binh sĩ Ukraine sử dụng HIMARS tại một trại bí mật bên ngoài Ukraine.

Trong bối cảnh Nga đang tập trung sức mạnh và tiến nhanh ở Ukraine làm dấy lên một số lo ngại vũ khí phương Tây sẽ không thể đến kịp để thay đổi tình hình. Tính đến ngày 24-6, Nga đã kiểm soát gần như toàn bộ thành phố Severodonetsk và đang áp sát Lysychansk - thành phố cuối cùng của tỉnh Lugansk. Nếu thành phố này cũng rơi vào tay Nga, Ukraine xem như đã bị mất một nửa vùng Donbass.

Nga đang theo dõi liệu Ukraine có sử dụng các vũ khí của Mỹ đúng như cam kết là không tấn công vào lãnh thổ Nga hay không. “Nếu những vũ khí này được đưa tới tiền tuyến mà không bị quân đội chúng tôi phá hủy thì chúng tôi theo dõi sát cách chúng được sử dụng”, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov phản ứng về thông tin HIMARS đến Ukraine.
LHQ cảnh báo thế giới đối mặt nạn đói chưa từng có


Tổng thư ký LHQ cảnh báo nguy cơ xảy ra nạn đói ở nhiều nơi trong năm nay, gây ra cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có.
"Chúng ta đối mặt với khủng hoảng đói toàn cầu chưa từng có", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói trong cuộc họp ngày 24/6. "Chiến sự tại Ukraine làm phức tạp thêm những vấn đề đã tồn tại trong nhiều năm qua như biến động khí hậu, đại dịch Covid-19 và tình trạng phục hồi không đồng đều".

Hơn 460.000 người ở Somalia, Yemen và Nam Sudan đang trong tình trạng đói kém, hàng triệu người ở 34 quốc gia đang bên bờ vực nạn đói, theo đánh giá của Phân loại Giai đoạn An ninh Lương thực Tổng hợp (IPC). Đây là thước đo được các cơ quan LHQ, khu vực và nhóm viện trợ sử dụng để xác định tình trạng mất an ninh lương thực.


"Nạn đói nguy cơ xảy ra ở nhiều nơi trong năm nay, thậm chí có thể tồi tệ hơn vào năm 2023", ông Guterres nói và gọi nạn đói diện rộng là không thể chấp nhận được trong thế kỷ 21.


[Image: 5563187178137267142a-LHQ-5455-1656076959.jpg]

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tại cuộc họp ở Vienna, Áo ngày 11/5. Ảnh: Reuters.

Ông Guterres nhận định không có giải pháp hữu hiệu nào cho cuộc khủng hoảng trừ khi Nga và Ukraine, hai quốc gia cung cấp khoảng 29% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, tìm ra cách hợp lý để nối lại hoạt động thương mại.


Tổng thư ký LHQ đưa ra cảnh báo trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine bị đình trệ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt, khiến 25 triệu tấn hàng mắc kẹt. Các cảng ở Biển Đen của Ukraine, trong đó có Odessa, bị phong tỏa khi hai bên cáo buộc nhau rải thủy lôi chặn đường.

Trong khi đó, Nga đổ lỗi cho "lập trường phá hoại của phương Tây" khiến giá ngũ cốc tăng vọt. Phía Nga Nga nhận định "các hạn chế bất hợp pháp của phương Tây nhằm vào Nga" từ khi nước này phát động chiến dịch tại Ukraine làm gián đoạn tài chính và chuỗi cung ứng, đặc biệt đối với xuất khẩu ngũ cốc.


Thổ Nhĩ Kỳ gần đây nỗ lực làm trung gian đàm phán với Nga và Ukraine về phương án dỡ phong tỏa Biển Đen hoặc triển khai đội tàu hộ tống tàu chở ngũ cốc qua khu vực này. Tuy nhiên, các bên hiện chưa đạt được bất cứ thỏa thuận nào nhằm giải phóng ngũ cốc cho Ukraine.


Khi các cuộc đàm phán về dỡ phong tỏa Biển Đen rơi vào bế tắc, Ukraine và các nước phương Tây đang nỗ lực tìm các tuyến đường khác để xuất khẩu ngũ cốc của nước này. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá việc tìm một con đường xuất khẩu mới bền vững và ổn định cho Ukraine không phải nhiệm vụ dễ dàng.
Ukraine cung cấp khoảng 15% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu vào năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát. Nhưng Andrée Defois, phó giám đốc điều hành Strategie Grain, cho biết tỷ lệ trên giờ đây có thể giảm xuống còn khoảng 6%, nếu không có "phép màu nào xảy ra".
Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 5 vạch kế hoạch đảm bảo các tuyến xuất khẩu mới cho ngũ cốc Ukraine, còn Ngoại trưởng Hungary hồi đầu tuần đề nghị biến quốc gia này thành "kho tập kết" để xuất khẩu ngũ cốc Ukraine.

Phát biểu trước EU tuần trước, Thứ trưởng Nông nghiệp Ukraine Markian Dmytrasevych đưa ra các yêu cầu cụ thể, trong đó có biện pháp năng lực vận chuyển qua cảng tại Constanta, Romania, và thúc đẩy tuyến vận chuyển bằng sà lan qua sông Danube.

[Image: 1-5697-1655974377.jpg]

Vị trí của Biển Đen. Đồ họa: Washington Post.

Dù vậy, các chuyên gia cho rằng các trở ngại với kế hoạch này vẫn rất lớn. Khổ đường sắt của Ukraine khác với hầu hết các nước khác trong EU, khiến ngũ cốc chuyển bằng tàu sẽ phải bốc dỡ, trung chuyển ở biên giới. Việc xây dựng các kho lưu trữ dọc biên giới Ba Lan cũng sẽ mất nhiều thời gian và có thể không kịp cho vụ mùa tiếp theo.

Ukraine cũng có quá ít phà trên sông Danube để phục vụ việc vận chuyển nông sản, trong khi cảng Constanta quá nhỏ để có thể xử lý lượng lớn lương thực chuyển đến từ Ukraine.
Nỗ lực thu hút các khoản đầu tư từ lĩnh vực tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ các giải pháp xuất khẩu ngũ cốc mới cũng là một khó khăn lớn, một phần vì không rõ Biển Đen sẽ tiếp tục bị phong tỏa trong bao lâu, chuyên gia Mike Lee từ tổ chức Green Square Agro Consulting lưu ý.

Tuyến xuất khẩu qua Biển Đen chỉ có thể được khơi thông khi Ukraine đạt được thỏa thuận với Nga. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán do Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian với hy vọng đạt được thỏa thuận này đến nay vẫn không mang lại kết quả rõ ràng, trong khi giao tranh trên Biển Đen vẫn tiếp diễn với các đòn tập kích bằng tên lửa của hai bên nhắm vào nhau 


dân TQ tràn qua Lào ở rất đông, căn cứ quân sự chìm nổi của TQ ở Lào sát với VN, nếu VN theo Mỹ thì sẽ từ chết tới bị thương

đất nước Campuchia cũng vậy, bị TQ thao túng, biển Đông có nhiều nước tham gia còn biên giới phía Tây của VN thì sao?





lãnh thổ mở rộng, thu hẹp luôn là cái cớ để tạo ra những cuộc chiến giữa nước này với nước kia