VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
[Image: photo-1-16556033281321759843973.jpg]
Sản lượng dầu Ấn Độ nhập từ Nga tăng 31 lần trong 20 ngày tính đến 15/6, so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Valerii Kadniko



Ấn Độ tăng cường mua dầu của Nga

Theo Reuters, sản lượng than Ấn Độ nhập khẩu từ Nga nhiều gấp 6 lần trong 20 ngày tính đến 15/6, so với cùng kỳ năm ngoái. Trong cùng khoảng thời gian đó, nhập khẩu dầu của New Delhi từ Nga đã tăng hơn 31 lần. Mức tăng này diễn ra bất chấp việc Mỹ thúc giục Ấn Độ không tăng cường mua các nguồn tài nguyên của Nga.
Các số liệu mới nhất đánh dấu sự tiếp tục của một xu hướng đang diễn ra kể từ khi phương Tây từ bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch của Nga sau xung đột Ukraine. 

Trong khi Mỹ và Anh ngừng nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga và EU công bố lệnh cấm theo từng giai đoạn đối với than của Nga và xóa bỏ sự phụ thuộc vào dầu Nga, Nga đã trở thành nhà cung cấp dầu thô lớn thứ hai của Ấn Độ vào tháng 5, vượt qua Ả Rập Xê-út.
Theo nguồn tin của Reuters, lượng than nhập khẩu tăng gấp 6 lần của Ấn Độ đưa kim ngạch thương mại của nước này với Nga lên 331,17 triệu USD. Tương tự, lượng dầu nhập khẩu tăng hơn 31 lần với kim ngạch thương mại là 2,22 tỷ USD.

Lượng dầu Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đạt trung bình 110,86 triệu USD/ngày trong 20 ngày, cao hơn gấp ba lần so với 31,16 triệu USD mà New Delhi đã chi trong suốt 3 tháng trước đó.
Hãng tin Anh cho biết, các thương nhân Nga đã đưa ra mức chiết khấu "hấp dẫn" cho người mua Ấn Độ và chấp nhận thanh toán bằng đồng rupee của Ấn Độ và đồng Dirham của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.




Cuộc chiến tại Ukraine không có ai chiến thắng,

thiệt hại thê thảm ai cũng biết, đó là Ukraine, kế đó là Nga và các nước nghèo, tiếp theo là các nước đang phát triển, các nước phát triển và các nước giàu có như EU, Anh Mỹ Úc cũng bị thiệt hại tài chánh cách này hay cách khác

không chiến thắng nhưng "chiến lợi" thì có Ấn và TQ, mua dầu giá rẻ, còn các nước vùng vịnh nữa thì kiếm nhiều tiền do giá dầu tăng.

Sắc xuất TQ lấy Đài Loan vào cuối năm nay là 50.01%, để lâu quá thì Nhật và Đài Loan sẽ tăng cường sức mạnh do bài học từ cuộc chiến Ukraine.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck thông báo nước này sẽ khởi động lại các nhà máy nhiệt điện than để tránh thiếu hụt nguồn cung năng lượng, sau khi Nga cắt giảm lượng cung cấp khí đốt cho châu Âu trong tuần này.


[Image: duc-khi-dot-getty-16557183182341244537114.jpg]

Khói bốc lên từ một nhà máy nhiệt điện than ở Đức - Ảnh: GETTY IMAGES

.........................
không chỉ có Đức, các nước khác cũng làm như vậy vì cần có điện cho người dân và các cơ sở sản xuất các loại.
tiếp tục gây ô nhiễm không khí, hậu quả thì ai cũng biết rồi .........
Ngày 19-6, người dân Pháp đã đến các điểm bỏ phiếu giữa cái nắng "bể đầu" khi diễn ra vòng 2 (vòng cuối cùng) của cuộc bầu cử Quốc hội có thể thay đổi bộ mặt của chính trường Pháp. 
Khoảng 2/3 trong số 96 tỉnh của nước này đã được đặt trong tình trạng báo động nắng nóng cao, trong đó ít nhất 11 tỉnh có báo động đỏ (mức cao nhất).

Nhiệt độ cao nhất mọi thời đại

Pháp và bán đảo Iberia là những nơi bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề do đợt nắng nóng hiện tại. Thời tiết oi bức vào hôm 18-6 là đỉnh điểm của đợt sóng nhiệt tháng 6, giống như dự báo của các nhà khoa học. Họ cho rằng những hiện tượng như vậy giờ đây sẽ xảy ra sớm hơn trong năm do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Thị trấn Biarritz (tây nam Pháp), một trong những khu nghỉ mát ở bờ biển được săn lùng nhiều nhất của Pháp, đã chứng kiến nhiệt độ cao nhất mọi thời đại vào hôm 18-6, với 41oC.

Hàng trăm người đổ đến và ùn tắc giao thông xảy ra bên ngoài các công viên nước ở Pháp, khi người dân coi nước là thứ duy nhất giúp họ thoát khỏi cái nóng kinh hoàng. Với việc sông Seine không cho phép tắm, người dân thủ đô Paris chỉ còn tìm đến các đài phun nước trong thành phố. Trong khi đó, các buổi hòa nhạc và các cuộc tụ tập công cộng lớn ngoài trời đã bị cấm ở vùng Gironde.

Đối với một số người ở Paris, đặc biệt là những người sống trong những căn hộ cũ kỹ và chật chội, cái nóng như thiêu như đốt là điều quá sức chịu đựng. Chia sẻ với kênh Euronews, ông Christian Thurillat, 70 tuổi, nói rằng ông gần như không thể ngủ được.

Nông dân ở Pháp cũng đang phải cố gắng thích nghi với thời tiết nóng bất thường. Ông Daniel Toffaloni, nông dân 60 tuổi gần thành phố Perpignan ở miền nam nước này, hiện chỉ làm việc từ "rạng đông đến 11h30" và buổi tối, do nhiệt độ trong nhà kính trồng cà chua của ông tăng cao.

Trong khi đó, các đám cháy rừng ở Tây Ban Nha vào hôm 18-6 đã thiêu rụi gần 20.000ha đất ở vùng Sierra de la Culebra, tây bắc nước này. Ngọn lửa đã buộc hàng trăm người phải rời khỏi nhà của họ và 14 ngôi làng phải sơ tán. Các nhân viên cứu hỏa vẫn đang chiến đấu với những đám cháy ở một số vùng khác của Tây Ban Nha, trong đó có các khu rừng ở Catalonia.

Tại tỉnh Valencia của Tây Ban Nha, nhiệt độ vào hôm 15 và 17-6 là nhiệt độ trong tháng 6 nóng nhất kể từ năm 1950. Sân bay Valencia ghi nhận 39oC hôm 17-6, đánh bại kỷ lục được thiết lập vào năm 2017. Một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất được ghi nhận trong đợt nắng nóng này đến nay là Andújar, miền nam Tây Ban Nha, với 44,2oC vào hôm 17-6.
Tại Đức, một đám cháy ở vùng Brandenburg xung quanh Berlin đã lan rộng khoảng 60ha vào tối 17-6. Còn Vương quốc Anh ghi nhận ngày nóng nhất từ đầu năm đến nay vào hôm 17-6, với nhiệt độ hơn 30oC vào đầu giờ chiều.


Tại Ý, Hiệp hội Nông nghiệp Coldiretti cho biết bò sữa của Ý tiết ra sữa ít hơn 10%. Với nhiệt độ hiện nay cao hơn nhiều so với "thời tiết lý tưởng" dành cho bò là 22 - 24oC, những con vật này đã uống tới 140 lít nước mỗi ngày, gấp đôi lượng tiêu thụ bình thường và sản xuất ít sữa hơn do căng thẳng.
Đây là đợt nắng nóng sớm nhất từng được ghi nhận ở Pháp kể từ năm 1947... Nó là dấu hiệu của biến đổi khí hậu.

Tiêu tốn thêm năng lượng

Theo báo The Guardian, các đợt sóng nhiệt có thể gây thêm các vấn đề về năng lượng cho châu Âu, trong bối cảnh châu lục này đang đối diện với cuộc khủng hoảng năng lượng.
Nắng nóng và khô hạn đã làm trầm trọng thêm vấn đề hạn hán ở khu vực bán đảo Iberia, với nhiều hồ chứa nước có mức tích trữ cực thấp vào đầu mùa hè, sau một mùa đông rất khô (đặc biệt là tháng 1, 2) và tháng 5 cũng rất khô. 
Tây Ban Nha sản xuất hơn 10% điện năng nhờ các nhà máy thủy điện, do đó tình trạng khô hạn có một số tác động nghiêm trọng đến việc sản xuất năng lượng, khả năng cung cấp và giá cả.

Trong khi đó, nắng nóng làm gia tăng nhu cầu dùng năng lượng để làm mát ở một số khu vực của châu Âu. Người châu Âu đang bật máy điều hòa nhiệt độ nhiều hơn để đối phó cái nóng.
Nhà điều hành truyền tải điện của Pháp RTE cho biết việc người dân dùng máy điều hòa nhiệt độ và quạt để làm mát nhiều hơn đang buộc Pháp phải nhập khẩu điện từ các nước láng giềng như Tây Ban Nha, Ý, Đức, Bỉ và Anh.

Nắng nóng còn làm tăng nhiệt độ nước sông vốn được sử dụng để làm mát các nhà máy điện hạt nhân trên khắp châu Âu.
Trước đây, Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF) đã phải tạm dừng hoạt động với một số lò phản ứng hạt nhân của họ do nắng nóng và nhiệt độ sông Rhone tăng, mặc dù tình trạng tăng nhiệt như vậy phổ biến vào tháng 7 và tháng 8 hơn là giữa tháng 6.

Dự báo trước tương lai

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc, đợt nắng nóng gay gắt hiện tại ở châu Âu bắt nguồn từ Bắc Phi. Họ giải thích một hệ thống áp suất thấp Đại Tây Dương giữa quần đảo Azores và quần đảo Madeira đang gây ra đợt nóng, đẩy nó về phía Tây Âu.


"Do biến đổi khí hậu, các đợt nắng nóng đang bắt đầu sớm hơn" - bà Clare Nullis, người phát ngôn WMO, nói. Bà cho biết "những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay không may lại là thứ dự báo trước về tương lai", nếu nồng độ khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục tăng và khiến sự nóng lên toàn cầu tăng tới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.




coi vậy chứ khộng phải vậy, chấm dứt sớm hay kéo dài là tuỳ thuộc vào TQ, nếu TQ khuấy động biển Đông dậy sóng thì Mỹ mới khép lại cuộc chiến tại Ukraine để tập trung vào việc giúp Đài Loan



chiến tranh kéo dài thì sẽ tốn tiền nuôi cả hơn 6 triệu dân tị nạn Ukraine, tiền viện trợ vũ khí, tiền giúp dân Ukraine ổn định trong nước, tiền tái thiết khẩn cấp tạm thời để làm cầu đường ....... trong khi đó thì các nước cũng đang chật vật chống chọi với lạm phát và rối loạn trong nước do dân chống đối vì vật giá leo thang
Bị một nước EU ra đòn "phong tỏa" vùng đất chiến lược: Nga tổn thất như thế nào?

[Image: photo1655784151476-16557841515531409531962.jpg]
Bản đồ hiển thị vị trí của Kaliningrad. Ảnh: Euronews

Kaliningrad là vùng đất hải ngoại có ý nghĩa chiến lược quan trọng của Nga bên bờ biển Baltic.

Mới đây, Lithuania thông báo hạn chế vận chuyển một số hàng hóa thuộc danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) từ Nga qua lãnh thổ nước này đến Kaliningrad - vùng đất hải ngoại của Nga.
Ước tính gần 50% tổng lượng hàng hóa vận chuyển giữa Kaliningrad và các khu vực khác của Nga nằm trong diện cấm, bao gồm vật liệu xây dựng, kim loại và các mặt hàng quan trọng khác. Quy định này có hiệu lực từ 18/6.


EU phủ nhận phong tỏa hoàn toàn Kaliningrad


Hãng thông tấn Lithuania Baltic đưa tin, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis ngày 20/6 cho biết, lệnh cấm vận chuyển hàng hóa tới vùng đất Kaliningrad của Nga qua Lithuania không phải là quyết định đơn phương của Lithuania, mà dựa trên các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga.
Lithuania hiện là thành viên của EU.
Ông cho biết các biện pháp được đưa ra hôm 18/6 được thực hiện sau khi "tham khảo ý kiến của Ủy ban châu Âu (EC) và thực hiện theo hướng dẫn của ủy ban này".

Theo Euronews, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU ủng hộ lập trường của Lithuania, khẳng định nước này không hành động đơn phương và chỉ đang áp dụng các lệnh trừng phạt của EU.
"Theo các lệnh trừng phạt của EU, có các hạn chế xuất nhập khẩu được áp dụng với một số hàng hóa nhất định", ông Josep Borrell nói. "Lithuania chỉ thực hiện các hướng dẫn do Ủy ban cung cấp... Nếu một số hàng hóa [Nga] quá cảnh qua lãnh thổ EU thì sẽ bị cấm".
Quan chức EU kiên quyết phủ nhận việc "phong tỏa hoàn toàn" đang được áp dụng giữa Kaliningrad với lục địa Nga và nói thêm rằng việc vận chuyển hành khách và hàng hóa không bị trừng phạt vẫn diễn ra bình thường.

[Image: photo-1-16557835784651590240654.jpg]
Đường màu đỏ trong hình từ trái sang phải: Kaliningrad, Vilnius (thủ đô của Lithuania) và Smolensk (thành phố của Nga).

Điện Kremlinh cảnh báo

Trước lệnh cấm, Thống đốc địa phương vùng Kaliningrad Anton Alikhanov kêu gọi người dân địa phương không nên hoảng loạn mua sắm tích trữ và đảm bảo rằng hai tàu hàng vẫn đang chở hàng giữa Kaliningrad và Saint Petersburg, đồng thời bảy tàu nữa dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm nay.
"Các bến phà của chúng ta sẽ đón nhận tất cả hàng hóa", thống đốc nói.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga ngày 20/6 ra thông cáo nói rằng Lithuania cấm vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa đến Kaliningrad bằng đường sắt qua lãnh thổ Lithuania mà không thông báo trước cho Nga và phía Nga yêu cầu dỡ bỏ các hạn chế này ngay lập tức.

Phía Nga cho rằng động thái này vi phạm các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, đặc biệt là tuyên bố chung do Nga và EU ký về vấn đề quá cảnh giữa vùng Kaliningrad và các vùng lãnh thổ khác của Liên bang Nga.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova gọi động thái này là một "hành động thù địch công khai" và trừ khi Lithuania dỡ bỏ các hạn chế ngay lập tức nếu không Nga có quyền "bảo vệ lợi ích quốc gia của mình".

Cùng ngày, Thư ký Báo chí Tổng thống Nga Dmitry Peskov cáo buộc động thái của Lithuania là chưa từng có tiền lệ và bất hợp pháp, đồng thời Nga coi đây là một phần trong hành động phong tỏa Nga.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Lithuania đã gửi công hàm ngoại giao tới Đại biện lâm thời của Nga ở nước này, giải thích các biện pháp trừng phạt của EU đối với việc vận chuyển một số hàng hóa giữa lục địa Nga và Kaliningrad, đồng thời nhấn mạnh rằng hành khách và hàng hóa không phải chịu các lệnh trừng phạt của EU vẫn có thể đi qua lãnh thổ nước này như thường lệ.

Kaliningrad là gì?

Nằm giữa Ba Lan và Lithuania, Kaliningrad là một thành phố cảng và là một thương cảng quan trọng trên Biển Baltic trong hàng trăm năm qua.
Nó vốn là một phần của Liên bang Xô viết trước đây và sau này trở thành lãnh thổ của Nga kể từ sau Thế chiến II. Ngày nay, Kaliningrad là nơi sinh sống của gần nửa triệu người.
Mặc dù Kaliningrad là một phần của Nga nhưng nó không có biên giới trên bộ hoặc trên biển với Nga và nhận tất cả các nguồn cung cấp từ Nga qua đường sắt và đường ống dẫn khí đốt qua Lithuania.
Vùng đất này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với sự hiện diện quân sự của Nga ở Biển Baltic. Đây là nơi đặt trụ sở của hạm đội biển Baltic của Nga.

[Image: photo-1-16557836259821405006581.jpg]
Kaliningrad, Nga.

Ngoài ra, vị trí ở trung tâm châu Âu giúp Nga dễ dàng vận chuyển hàng hóa của mình đến bất kỳ đâu trong khối EU. Tuy nhiên do bị ngăn cách về mặt địa lý với đất liền Nga nên quyền nhập cảnh hoặc xuất cảnh từ Nga phải tuân theo luật pháp quốc tế. Do đó, theo hãng tin RT (Nga), một số nhà phân tích cho rằng động thái ngăn chặn hàng hóa Nga đi qua Lithuania ở một mức độ nào đó, có thể được coi là một 'hành động tiêu cực' - một nguyên nhân dẫn đến việc tuyên chiến.

Lệnh cấm ảnh hưởng như thế nào đến Nga?

Tại sao Lithuania chặn quá cảnh? Theo các quan chức Lithuania, quyết định này được đưa ra sau khi được sự chấp thuận của Ủy ban châu Âu (EC). Nhiều nước, bao gồm cả các nước thành viên EU, đã áp đặt các lệnh trừng phạt sâu rộng đối với Nga để đáp trả các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Trong đó, EU đã cấm một số hàng hóa của Nga vào khối này. Động thái của Lithuania được cho là nhằm thực thi những lệnh cấm đó.

Tất cả các lô hàng có bị chặn không? Không, chỉ những hàng hóa bị Brussels trừng phạt mới bị từ chối đi qua. Trong số đó có dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu thô, than đá, kim loại, vật liệu xây dựng, công nghệ tiên tiến, đồ thủy tinh, một số loại thực phẩm, phân bón, rượu v.v.... Thống đốc khu vực Anton Alikhanov cho biết, theo quy định của lệnh cấm, khoảng 50% lượng hàng đến Kaliningrad sẽ bị chặn.

Lệnh cấm có gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong khu vực? Không hoàn toàn, vì tuyến đường qua Biển Baltic vẫn còn mở cho Nga sử dụng. Theo các quan chức ở Kaliningrad cũng như những người đứng đầu các chuỗi bán lẻ, khu vực này đang dự trữ đầy đủ vật tư thực phẩm và nguồn cung cấp sẽ không bị ảnh hưởng trong vòng từ 3 đến 6 tháng. Một phần đáng kể thịt, sữa và cá được sản xuất trong khu vực và theo người đứng đầu cảng chính của khu vực Elena Zaitseva, Kaliningrad thậm chí còn xuất khẩu một số ngô, lúa mì và hạt cải dầu trong những năm gần đây.

Có gián đoạn đối với ngành du lịch/hành khách không? Tạm thời không bị gián đoạn. Mặc dù các chuyến tàu chở khách từ lục địa Nga đến Kaliningrad qua Lithuania đã bị đình chỉ từ đầu tháng 4 nhưng bốn hãng hàng không lớn của Nga vẫn duy trì các chuyến bay từ Moscow đến Kaliningrad. Phà biển cũng có sẵn, trong khi có thông tin cho hay, giới chức Nga hiện đang nỗ lực để khởi động các tuyến đường biển chở khách qua Baltic.
[Image: kaliningrad.jpeg]
[Image: photo1655774578514-16557745786001297953247.jpg]

Nga đã gặp khó khăn trong vấn đề bảo dưỡng và thay thế phụ tùng do các lệnh trừng phạt của phương Tây sau xung đột với Ukraine. Ảnh: AFP

Đại sứ Trung Quốc tại Nga cho biết Bắc Kinh sẵn sàng cung cấp phụ tùng thay thế cho máy bay Nga.


Theo kênh RT (Nga), Đại sứ Trung Quốc tại Nga Zhang Hanhui mới đây cho biết Bắc Kinh đã sẵn sàng cung cấp cho các hãng hàng không Nga các phụ tùng thay thế cho máy bay.
“Chúng tôi đã sẵn sàng cung cấp phụ tùng thay thế cho Nga. Chúng tôi sẽ thiết lập mối quan hệ hợp tác. Bây giờ, [các hãng hàng không] đang làm việc [về vấn đề này], họ có một số kênh nhất định, không có hạn chế nào đối với phía Trung Quốc", Đại sứ Trung Quốc Hanhui nói.


Sau khi Nga khởi động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2, EU và Mỹ đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Nga, cấm cho thuê và cung cấp máy bay cho nước này, đồng thời cấm xuất khẩu hàng hóa và phụ tùng cho ngành hàng không sang Nga. Boeing và Airbus đã ngừng bảo dưỡng các máy bay do các hãng hàng không Nga khai thác, làm dấy lên lo ngại rằng phần lớn đội bay của nước này sẽ phải ngừng hoạt động trong vòng vài tháng.


Hồi tháng 3, có thông tin cho rằng các công ty Trung Quốc đã từ chối cung cấp các bộ phận máy bay cho các hãng hàng không Nga do lo ngại đối mặt với các lệnh trừng phạt thứ cấp từ Mỹ. Sau đó, Nga cho biết họ sẽ tăng cường sử dụng máy bay Sukhoi Superjet được sản xuất trong nước và sẽ bắt đầu tự sản xuất các phụ tùng thay thế và bảo dưỡng.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand khả năng sẽ thành lập một liên minh 'Bộ Tứ Kim Cương' mới nhằm tăng khả năng đối phó với Trung Quốc.

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh bốn bên bên lề cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO diễn ra ở Tây Ban Nha vào tuần tới. Đây là thông tin được một nguồn tin thân thiết với văn phòng Tổng thống Hàn Quốc tiết lộ.


Kyodo đưa tin, cuộc họp bên lề hội nghị NATO của 4 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand được xem là nỗ lực của các nước trong việc kiềm chế Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thông tin trên cũng phản ánh mối quan ngại gia tăng của các nước về tình hình phức tạp ở khu vực, nơi chính quyền Bắc Kinh không ngừng tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.


[Image: photo-1-1655856451560902651368.jpg]



.............................

càng chống TQ, kinh tế Úc càng thê thảm, người dân Úc chắc chắn bị "ê càng"
Lo ngại về 26 tỷ USD vũ khí Mỹ bơm cho Ukraine


Mỹ chuyển cho Ukraine số khí tài kỷ lục, nhưng mất dấu nhiều vũ khí, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ chúng được tuồn ra nước ngoài.
Xung đột Ukraine đã kéo dài gần 4 tháng, khiến khoảng 13 triệu người dân nước này phải sơ tán, cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người, song vẫn chưa đi đến hồi kết. Nhờ các loại vũ khí hiện đại được phương Tây hỗ trợ, quân đội Ukraine đến nay vẫn giữ vững được phần lớn phòng tuyến, bất chấp sức ép lớn của lực lượng Nga.

[Image: s8f9bdcb7d8b7b9f8883d779440239-7950-9546-1655700068.jpg]

Binh sĩ Mỹ kiểm tra đạn dược, vũ khí và các thiết bị khác trước khi chuyển cho Ukraine. Ảnh: Không quân Mỹ.

Theo Trung tâm Chính sách Quốc tế (CIP), tổ chức có trụ sở tại Washington chuyên giám sát chi tiêu quân sự và vũ khí của Mỹ, quốc hội nước này đã thông qua khoản viện trợ có tổng trị giá 54 tỷ USD, trong đó 26 tỷ USD khí tài quân sự, cho Ukraine kể từ sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự hồi tháng hai.
"Nếu nhìn vào quy mô, phạm vi và tốc độ, hoạt động chuyển vũ khí này thực sự đáng kinh ngạc", Hanna Homestead, chuyên gia từ CIP, nhận xét. "Gói viện trợ quân sự cho Ukraine lớn hơn rất nhiều hạng mục khác trong ngân sách Mỹ".
"Chúng ta chỉ phân bổ một tỷ USD cho các vấn đề khí hậu, thứ có ảnh hưởng thực sự quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, còn ngân sách cho Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chỉ là 24 tỷ USD", Homestead nói thêm.
Tuần trước, Mỹ cam kết viện trợ thêm một tỷ USD vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh Kiev kêu gọi phương Tây hỗ trợ nhanh chóng những khí tài uy lực hơn để đối phó đà tiến của Nga ở miền đông.
Gói viện trợ mới, trong đó có cam kết trang bị pháo tầm xa và tên lửa chống hạm cho Ukraine, được công bố sau cuộc họp giữa Mỹ với các đồng minh NATO ở Brussels, Bỉ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hoan nghênh cam kết này, khẳng định những vũ khí mới sẽ tăng cường năng lực phòng thủ quốc gia.
Theo CIP, gói khí tài 26 tỷ USD Mỹ chuyển cho Ukraine gồm có máy bay trực thăng, máy bay không người lái, hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), lựu pháo M777, tên lửa Javelin, súng trường và đạn dược.
"Đây chắc chắn là khoản viện trợ lớn nhất mà Mỹ từng cung cấp cho một quốc gia, thậm chí còn nhiều hơn cả khoản chúng ta đã gửi tới Afghanistan trong thời kỳ cao điểm của quá trình tái thiết", Homestead nói.


Tuy nhiên, bà bày tỏ lo ngại về khả năng Mỹ giám sát đường đi và quá trình sử dụng số khí tài khổng lồ như vậy.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ hôm 19/4 thừa nhận nước này mất dấu nhiều khí tài chuyển tới Ukraine. "Nó giống như một cái hố đen, hoàn toàn không nắm được gì chỉ sau thời gian ngắn", quan chức này nói.
Những khí tài nhỏ gọn, dễ mang vác và phân tán như tên lửa Javelin và Stinger, cũng như súng bộ binh và đạn, rất khó theo dõi một khi chúng được chuyển tới vùng chiến sự. Tên lửa Javelin có mã số nhận diện, nhưng gần như không có cách theo dõi hoạt động chuyển giao và sử dụng chúng trong thời gian thực.
"Việc giám sát rất khó khăn", Homestead nói. "Có rất nhiều rủi ro và hệ lụy khi đưa vũ khí vào vùng giao tranh, đặc biệt là trong tình huống khẩn cấp và với số lượng khổng lồ như vậy".
"Có rất nhiều mối lo ngại liên quan đến việc theo dõi và đảm bảo rằng những vũ khí này sẽ đến nơi mà chúng được cho là thuộc về và không rơi vào tay kẻ xấu", bà cho biết thêm.
Thượng nghị sĩ Rand Paul hồi tháng 5 tìm cách yêu cầu Mỹ bổ nhiệm một tổng thanh tra chịu trách nhiệm giám sát việc chi tiêu và vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Tuy nhiên, quốc hội Mỹ thông qua đạo luật cho mượn, cho thuê vũ khí với Ukraine mà không kèm điều khoản này.
Thực tế đó khiến chuyên gia của CIP lo ngại về nguy cơ vũ khí hiện đại của Mỹ bị các nhóm buôn lậu tuồn ra khỏi Ukraine, thậm chí rơi vào tay kẻ xấu.
"Các đường dây buôn bán vũ khí bất hợp pháp ở Ukraine đã tồn tại từ thập niên 1990. Sau khi Liên Xô tan rã, nhiều vũ khí ở Ukraine đã được chuyển đến khắp nơi trên thế giới", Homestead cho hay.
Mỹ dường như cũng hiểu rõ những lo ngại này, nhưng chính quyền Tổng thống Joe Biden sẵn sàng chấp nhận rủi ro mất dấu vũ khí, khi xác định khí tài hiện đại là yếu tố sống còn giúp Ukraine kháng cự trước đà tiến của lực lượng Nga hiện nay.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby khẳng định Mỹ chuyển giao những vũ khí mà Ukraine yêu cầu, song không thể buộc họ phải biên chế số khí tài này cho một vài đơn vị nhất định hay đặt ra các ràng buộc khác. "Người Ukraine sẽ quyết định điểm đến và đơn vị vận hành chúng", Kirby nói.
Ukraine đến nay chưa bình luận về thông tin trên, nhưng liên tục đề nghị phương Tây cung cấp vũ khí "không ngừng nghỉ" để có cơ hội đảo ngược cục diện trên chiến trường.
Quốc hội Mỹ đã thông qua gói viện trợ cho Ukraine đến tháng 9. "Tôi biết rằng số vũ khí và hỗ trợ nhân đạo mà chúng ta đã cung cấp cho Ukraine đến nay đã tạo ra khác biệt lớn", chuyên gia Homestead nói. "Nhưng tôi thực sự không rõ cuộc chiến sẽ đi về đâu khi chúng ta cắt viện trợ cho Ukraine".