VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.


Giáo hoàng nói cuộc chiến ở Ukraine 'có thể bị kích động'


Giáo hoàng Francis cho rằng chiến dịch của Nga ở Ukraine có thể "bị kích động" và cần từ bỏ tư duy người tốt - kẻ xấu trong vấn đề này.
"Những gì chúng ta đang thấy là sự tàn khốc và khốc liệt của cuộc chiến do quân đội Nga tiến hành", Giáo hoàng Francis nói về cuộc chiến ở Ukraine trong bài phỏng vấn được tạp chí Civilta Cattolica công bố hôm nay.
Tuy nhiên, ông cảnh báo "điều nguy hiểm là chúng ta chỉ nhìn thấy điều này mà không rõ toàn bộ câu chuyện diễn ra đằng sau cuộc chiến. Cuộc chiến có lẽ đã bị kích động hoặc không được ngăn chặn".

Giáo hoàng Francis kể rằng vài tháng trước, ông gặp một nguyên thủ quốc gia không được ông nêu tên nhưng mô tả là "người ít nói nhưng rất khôn ngoan". "Ông ấy nói với tôi rằng ông ấy rất lo ngại về cách thức NATO mở rộng. Khi tôi hỏi tại sao, ông ấy trả lời: 'Họ đang gây ồn ào trước cửa ngõ nước Nga. Người Nga không thể chấp nhận thế lực nước ngoài tiến sát bậc thềm của họ'".
"Chúng ta cần từ bỏ tư duy Cô bé quàng khăn đỏ thông thường, trong đó cô bé quàng khăn đỏ là người tốt, còn sói là kẻ xấu", Giáo hoàng nói thêm. "Điều gì đó có tác động toàn cầu đang xuất hiện và các yếu tố tạo thành nó rất rối rắm".

[Image: afp-com-20220612-partners-080-5943-3276-1655215848.jpg]

Giáo hoàng Francis phát biểu từ cửa sổ nhìn ra Quảng trường Thánh Peter hôm 12/6. Ảnh: AFP.

Ông hồi tháng 5 đưa ra bình luận tương tự về các nguyên nhân có thể gây ra xung đột Ukraine, khi cho rằng "sự tức giận" ở Điện Kremlin có thể được tạo ra bởi sự đe dọa của NATO trước "cửa nhà" Nga.

Giáo hoàng Francis đã nhiều lần lên án xung đột ở Ukraine, nhưng không quy trách nhiệm rõ ràng với Tổng thống Putin, khiến một số người cho rằng ông ủng hộ lãnh đạo Nga. Tuy nhiên, Giáo hoàng đã lên tiếng bảo vệ mình trước những lời chỉ trích.
"Ai đó có thể nói với tôi vào thời điểm này rằng tôi ủng hộ ông Putin. Không, tôi không như vậy. Sẽ là đơn giản và sai lầm nếu nói như thế", ông nói.
Ông cũng cho rằng ngành công nghiệp vũ khí có thể là một trong số các động lực dẫn tới chiến tranh.

Trong cùng cuộc phỏng vấn trên, Giáo hoàng Francis cũng ca ngợi người Ukraine là "dân tộc dũng cảm" khi chiến đấu chống lại chiến dịch quân sự của Nga.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, phát động từ ngày 24/2, hiện chuyển trọng tâm vào vùng miền đông Donbass, nơi có điều kiện tác chiến phù hợp để Nga phát huy ưu thế áp đảo hỏa lực bằng vũ khí hạng nặng. Chiến lược này đang giúp Nga từng bước mở rộng kiểm soát ở Lugansk và Donetsk, ngày một tiến gần mục tiêu kiểm soát toàn vùng Donbass.

Thanh Tâm (Theo AFP)
[Image: photo1655296297497-16552962975761754103704.png]

Khu vực nhà máy hoá chất Azot. (Ảnh: Reuters)

Ukraine không thể hiện dấu hiệu nào cho thấy sẽ chấp nhận tối hậu thư của Nga về việc phải đầu hàng ở thành phố Sievierodonetsk vào sáng 15/6.

Trước đó, Nga yêu cầu lực lượng Ukraine đang trú ẩn tại một nhà máy hoá chất ở Sievierodonetsk dừng “sự kháng cự vô nghĩa và hạ vũ khí ”, trong khi quân Nga đang chiếm ưu thế ở chiến trường trọng điểm này.
Ông Mikhail Mizintsev, lãnh đạo Trung tâm quản lý quốc phòng Nga, nói với Interfax rằng thường dân sẽ được sơ tán qua một hành lang nhân đạo.


Ukraine cho biết có hơn 500 thường dân đang mắc kẹt cùng các binh lính bên trong nhà máy hoá chất Azot, sau vài tuần lực lượng của họ kháng cự lại các đợt tấn công và ném bom vào thành phố này.
“Mọi thứ trở nên khó khăn hơn, nhưng quân đội của chúng tôi đang giữ chân đối phương từ 3 hướng”, ông Serhiy Gaidai, thống đốc tỉnh Lugansk, thông báo trên mạng xã hội ngay trước hạn chót 8h sáng (giờ Mátxcơva) mà Nga đưa ra.


.................................

tình cảnh giống như nhà máy thép tại Mariupol sao?
sẽ không giống vì Nga sẽ giải quyết mau lẹ và hoá chất tại đây thì rất nguy hiểm, có thể chết hết không xót một ai nếu không ra hàng sớm


Nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, Mỹ sẽ phản ứng ra sao?


[Image: photo1655215469304-1655215469659863082496.jpg]
Binh sĩ Ukraine ở Donbass. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ làm gì nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột Ukraine? Đây là một câu hỏi khá hóc búa.

Nhiều quan chức trong chính phủ Mỹ đã tranh luận về vấn đề này còn một số chuyên gia bên ngoài cho rằng, không có bất cứ bản hướng dẫn hay một thỏa thuận nào về phản ứng của Mỹ.

Những lựa chọn của ông Biden


Điều này dường như không mới với Tổng thống Biden. Trước đây chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama từng tiến hành một cuộc tập trận mô phỏng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân tại Baltic, nhưng đã có những bất đồng cơ bản về cách phản ứng.
Các quan chức tình báo Mỹ cho biết họ không thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường, nhưng một số phiên bản của học thuyết quân sự Nga được công bố từ năm 2000 cho biết, Nga có thể dùng vũ khí hạt nhân để chống lại các cuộc tấn công hạt nhân vào Nga hay đồng minh, hoặc một cuộc tấn công quy mô lớn có thể đe dọa nghiêm trọng đến an ninh Nga. Các chuyên gia quân sự đánh giá, những đầu đạn nhỏ nhất của Nga cũng có sức công phá lớn hơn gấp nhiều lần các quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki năm 1945.

Khi Mỹ tiếp tục gửi các loại vũ khí hiện đại hơn cho Ukraine nhằm giúp nước này đẩy lùi chiến dịch quân sự của Nga, các quan chức Mỹ cho biết, trong nhiều tháng qua, chính quyền Biden đã hình dung ra những kịch bản chiến tranh, trong đó có kịch bản Nga sử dụng bom nguyên tử tại Ukraine.
Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bill Burns cho biết: “Chúng tôi không thấy bằng chứng thực tế cho thấy Nga đang lên kế hoạch triển khai hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở thời điểm này. Nhưng với những tuyên bố chúng tôi nghe được từ lãnh đạo Nga, không thể xem nhẹ các khả năng đó”.
Một số nhà phân tích nhận định, phản ứng của Mỹ sẽ phụ thuộc nhiều vào cách thức Nga “sử dụng vũ khí hạt nhân”.

Nếu xảy ra một cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân ở Biển Đen hoặc vào quân đội Ukraine ở khu vực hẻo lánh hay những kịch bản leo thang hơn chẳng hạn như sử dụng vũ khí hạt nhân tàn phá một thành phố lớn của Ukraine hay tấn công một quốc gia NATO, những lựa chọn của Mỹ rất rõ ràng, nhiều quan chức và các chuyên gia quân sự nhận định.
Mỹ có thể tăng cường các biện pháp trừng phạt và tiếp tục trang bị vũ khí cho Ukraine, đồng thời xây dựng một liên minh quốc tế chống lại Nga, phát động một cuộc tấn công quân sự thông thường vào các lực lượng Nga ở Ukraine hoặc ở Nga. Washington cũng có thể đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân nhưng chỉ trong trường hợp một đồng minh NATO bị tấn công.

Một số quan chức tình báo Mỹ cho biết, Mỹ nhiều khả năng sẽ không đáp trả bằng biện pháp quân sự nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Ukraine. Nhưng những ý kiến khác lại cho rằng, ông Biden có thể triển khai một số lực lượng thông thường để tấn công quân đội Nga ở Ukraine hoặc các lực lượng Nga đã phóng vũ khí hạt nhân, nhưng biện pháp này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Ông Evelyn Farkas, giám đốc điều hành của Viện McCain nói: “Trong trường hợp Nga sử dụng vũ khí hạt nhân. Tôi cho rằng Tổng thống Biden sẽ nói chúng ta đang ở trong một tình huống mới và Mỹ sẽ trực tiếp tham chiến chống lại Nga để ngăn chặn chính phủ nước này thực hiện những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế và vi phạm các hiệp ước về hạt nhân”.

Tuy vậy, hai quan chức Mỹ không đồng tình với nhận định trên: “Mỹ không thể đáp trả bằng biện pháp quân sự trừ khi họ sử dụng chúng để tấn công NATO”. Xét theo quan điểm này, Tổng thống Mỹ Biden chắc chắn không muốn căng thẳng leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện có thể phá hủy nhiều thành phố của Mỹ. Và ông có lẽ cũng hiểu rằng, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân, thì cái giá mà nước này phải trả sẽ rất lớn. Nhiều quốc gia trên thế giới có thể nhanh chóng quay lưng lại với Moscow.

Tranh cãi về giới hạn đỏ

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ thị đặt lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Nga vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất sau khi phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2. Ông cảnh báo: “Một cuộc tấn công trực tiếp vào đất nước của chúng tôi sẽ dẫn đến sự tàn phá và hậu quả khủng khiếp cho bất cứ thế lực tiềm ẩn nào”.

Nhưng các quan chức an ninh của Mỹ và châu Âu cho biết, không có dấu hiệu cho thấy Nga di chuyển các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật ra khỏi kho vũ khí hạt nhân. Hiện đang có những cuộc tranh luận tại Washingotn về điều gì có thể khiến Tổng thống Putin sử dụng vũ khí hạt nhân: Khi Nga muốn củng cố lợi ích đạt được trên chiến trường? đảo ngược thất bại? hay răn đe?
“Không rõ đâu là giới hạn đỏ. Nếu các lực lượng Ukraine bước vào lãnh thổ Nga thì đây có phải là hành động vượt giới hạn đỏ hay không? Tôi không biết rõ”, ông Chris Chivvis, cựu nhân viên tình báo Mỹ tại châu Âu cho biết.


[Image: photo-2-165521545184136651124.jpg]
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga. (Nguồn: Bộ Quốc phòng Nga)


Viện dẫn chiến dịch can thiệp quân sự của Nga vào Gruzia năm 2008 và sự kiện Nga sáp nhập Bán đảo Crimea năm 2014, ông Chris Chivvis nhấn mạnh: “Nga đã gây bất ngờ cho chúng tôi rất nhiều lần trong suốt 15 năm qua”.
Chuyên gia Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury cho biết, mặc dù có công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân trên chiến trường nhỏ hơn những quả bom nguyên tử được thả xuống Hiroshima và Nagasaki, nhưng Nga không có đầu đạn nhỏ như vậy.

Tất cả vũ khí hạt nhân chiến thuật đều có sức công phá rất lớn. Không có sự khác biệt về công nghệ giữa vũ khí hạt nhân “chiến thuật” và vũ khí “chiến lược” - sự khác biệt nằm ở mục tiêu. Bom hạt nhân chiến thuật được sử dụng để giành lợi thế trên chiến trường, còn vũ khí hạt nhân chiến lược dùng để tấn công các cơ sở hạ tầng quân sự và thậm chí toàn bộ thành phố.

Trong trường hợp Nga quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân, nước này có thể chọn tấn công vào một căn cứ không quân hay các mục tiêu quân sự. Hoặc Moscow cũng có thể tiến hành thử vũ khí hạt nhân tại địa điểm xa xôi để gửi đi “phát súng cảnh báo” báo hiệu Nga sẵn sàng sử dụng vũ khí nguy hiểm này.
Một cuộc tấn công của Nga vào Ukraine bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ đặt ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Washington và các đồng minh NATO. 

Ông Biden và các nhà lãnh đạo chính trị phương Tây sẽ phải cân nhắc một phản ứng nhắm tránh gây ra một cuộc xung đột hạt nhân toàn diện với Nga trong khi buộc Moscow phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Theo các cựu quan chức Mỹ, chính quyền Biden sẽ hành động thận trọng, tham khảo ý kiến của các đồng minh châu Âu để không đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Mỹ đã phải đối mặt với những lời chỉ trích cho rằng họ đã quá chậm chạp khi những vũ khí tiên tiến đến Ukraine, nhưng những người ủng hộ Nhà Trắng nói rằng, chính quyền Biden muốn tránh các hành động có thể khiến cuộc khủng hoảng leo thang thành một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Nga và Mỹ.
[Image: photo1655341299948-1655341300559823148676.jpg]

Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/6 đã công bố khoản viện trợ vũ khí mới lên tới 1 tỷ USD cho Ukraine. Gói viện trợ này bao gồm hệ thống tên lửa chống tàu và lựu pháo.

Khoản viện trợ mới của Mỹ được công bố trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đang gặp gỡ bộ trưởng quốc phòng các nước đồng minh bên lề hội nghị bộ trưởng NATO ở Brussels, Bỉ. Đây là lần thứ ba khối này nhóm họp nhằm thảo luận và phối hợp viện trợ cho Ukraine. Lần gặp lần trước diễn ra tại Đức hồi tháng 4.

Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia ngày 15/6 đã cáo buộc các nước phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm với Nga.
[Image: zing_nuclear_3.jpg]
 Tờ La Repubblica của Ý đăng ảnh 3 lãnh đạo gồm Tổng thống Pháp Emmanuel Marcron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi trên xe lửa đến thủ đô Kiev của Ukraine.

[Image: macron-kiev-la-repubblica-1655359840857296266300.jpg]


Ngày 16-6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Thủ tướng Ý Mario Draghi đã đến thủ đô Kiev, Ukraine sau khi cùng nhau trải qua một đêm trên tàu hỏa.

[Image: ukraine-italia-french-german-leaders-afp...070300.jpg]
[Image: ukraine-french-macron-kiev-afp-165537234...982169.jpg]

Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk (trái) chào mừng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ông đến ga tàu hỏa ở Kiev, Ukraine - Ảnh: AFP

.................

Pháp chắc "móc ruột" cho Ukraine những gì em cần  Biggrin
Cảnh báo từ Điện Kremlin
Nhân chuyến thăm của lãnh đạo Pháp, Đức, Ý tới Kiev, Điện Kremlin cảnh báo phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine là vô ích và chỉ gây thêm thiệt hại cho đất nước này và đau khổ cho người dân.

[Image: lanh-dao-eu-toi-kiev-16553801703621351523475.jpeg]
Từ trái qua: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Tổng thống Pháp Emmanuel Marcron, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Ý Mario Draghi tại Kiev, ngày 16-6 - Ảnh: REUTERS

Ngày 16-6, Điệm Kremlin cho biết Nga hy vọng các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Ý sẽ không chỉ thảo luận về chuyển giao vũ khí khi tới Kiev, mà hãy thúc đẩy Tổng thống Ukraine Zelensky có cái nhìn thực tế hơn về tình hình hiện nay.
"Tôi hy vọng rằng các nhà lãnh đạo không chỉ tập trung vào việc bơm thêm vũ khí cho Ukraine", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói. "Điều đó hoàn toàn vô ích, nó sẽ kéo dài đau khổ với người dân và gây ra thiệt hại cho đất nước".


(2022-06-16, 09:52 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ][Image: ukraine-french-macron-kiev-afp-165537234...982169.jpg]


Tổng thống Macron tuyên bố Đức, Pháp, Ý và Romania "ủng hộ Ukraine được chứng nhận tư cách thành viên EU ngay lập tức" để quốc gia này sớm gia nhập EU.

[Image: photo-1-16554492505591122421708.jpg]

người Ukraine to cao thật  Confused
[Image: photo1655449248867-1655449249002964176201.jpg]

Trong lúc giới chức cấp cao Nhà Trắng khẳng định xung đột Nga-Ukraine phải chấm dứt bằng một giải pháp ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng Ukraine tuyên bố quốc gia của ông sẽ chiến đấu đến khi giành được chiến thắng tuyệt đối.  Confused-shrug-smiley-emoticon

Theo đài RT, nhiều hãng tin thân cận nguồn tình báo Mỹ ngày 16-6 đưa tin về nỗi lo gia tăng liên quan đến lập trường cứng rắn của Kiev, nhất là khi chiến sự đang ngày một tồi tệ.
"Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine nhiều nhất có thể...trước tiên là ở chiến trường và cuối cùng là trên bàn đàm phán. Chúng tôi cho rằng xung đột phải kết thúc bằng ngoại giao" – Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định tại sự kiện được Trung tâm An ninh mới của Mỹ (CNAS) tổ chức hôm 16-6.
Không còn nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga, nhiều nhà máy châu Âu ngậm ngùi đóng cửa - Một mùa đông lạnh lẽo đang hiện hữu trước mắt
[Image: photo1655459793032-16554597931301466144781.jpg]
Chi phí năng lượng công nghiệp đang tăng vọt sau cuộc xung đột Nga-Ukraine, cản trở khả năng cạnh tranh trên toàn cầu của các nhà sản xuất châu Âu.
[Image: photo-1-1655459779292129844704.png]

chơi dao có ngày đứt tay thật rồi