VietBest

Full Version: TIN THẾ GIỚI
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
(2022-05-22, 10:32 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Tôi nghĩ để hắn qua 1 bên đi. Chờ Anatta vô

Anatta ăn nói đàng hoàng còn có thể nói lý lẻ, tên đó nó thua nó sẽ chửi cha mẹ người ta. Lần trước có người bị rồi

Đừng tốn thời giờ với hắn

 Tụi bây trả lời không được thì bỏ qua đi. Ăn nói nên thận trọng vì sẽ có người chống lại ý tưởng cộng sãn của tụi bây đó
(2022-05-22, 10:34 PM)Lảo đại Wrote: [ -> ] Tụi bây trả lời không được thì bỏ qua đi. Ăn nói nên thận trọng vì sẽ có người chống lại ý tưởng cộng sãn của tụi bây đó

Đi học đi .... đi học đi ..... học xem cực hữu cực tả là gì

Nhớ quan trọng là học luôn vô cực. Biết vô cực thì biết những cái còn lại

Bye
(2022-05-22, 10:42 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Đi học đi .... đi học đi ..... học xem cực hữu cực tả là gì

Nhớ quan trọng là học luôn vô cực. Biết vô cực thì biết những cái còn lại

Bye
 Muốn chứng minh cái gì ?  Có biết đang nói về cái gì không ? Cố gắng đi học làm con người lại đi
(2022-05-22, 10:42 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Đi học đi .... đi học đi ..... học xem cực hữu cực tả là gì

Nhớ quan trọng là học luôn vô cực. Biết vô cực thì biết những cái còn lại

Bye

 Hôm nay tôi tuyên chiến với 2 thằng mầy nè. Tuy rằng chưa đụng chạm gì tơi con mịa tụi bây hết. Nhưng nói chuyện thấy ghét thì làm cho vui thôi
(2022-05-22, 10:48 PM)Lảo đại Wrote: [ -> ] Hôm nay tôi tuyên chiến với 2 thằng mầy nè. Tuy rằng chưa đụng chạm gì tơi con mịa tụi bây hết. Nhưng nói chuyện thấy ghét thì làm cho vui thôi

OK, bạn thắng rồi đó 

Bạn giỏi quá à  Thumbs-up4

Đi chơi đi hé  Hello
(2022-05-22, 10:59 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]OK, bạn thắng rồi đó 

Bạn giỏi quá à  Thumbs-up4

Đi chơi đi hé  Hello

 Đừng là con nít nữa. Dám chơi thì dám chịu đi. Biết cách làm nhục người khác thì cũng phải biết cách hứng chịu nhe
(2022-05-22, 10:32 PM)RungHoang Wrote: [ -> ]Tôi nghĩ để hắn qua 1 bên đi. Chờ Anatta vô

Anatta ăn nói đàng hoàng còn có thể nói lý lẻ, tên đó nó thua nó sẽ chửi cha mẹ người ta. Lần trước có người bị rồi

Đừng tốn thời giờ với hắn

0 giờ rồi thôi ngủ đi thôi
sao you còn thao thức mãi nơi đây  Lol

không biết những người khách vãng lai, khi ghé vào diễn đàn VB tại hải ngoại này, họ nghĩ gì về "luật lệ phi luật lệ" tại đây  Biggrin
(2022-05-22, 08:28 PM)anattā Wrote: [ -> ]Huynh nói chung chung ra vẻ không à... Mặt nổi và mặt chìm. Mặt nổi là gì, mặt chìm là gì của cuộc chiến này? Tôi nói chuyện với huynh là thẳng thắn, rõ ràng không có nói mập mờ ảo ảo trong cái post vừa qua.

nổi là ai cũng thấy, chìm là ít người thấy

Bài báo huynh mang vào mấy phân tích gia đó rủa ông bộ trưởng Mỹ là đạo đức giả này nọ bal bla....? Rồi mỉa mai Mỹ hiện thân của cứu thế, hiện thân cái thiện chống cái ác.... Đó là cảm tính hay không, huynh Td? Tôi cho họ hẹp hòi là không sai lắm đâu, bởi có những phê bình gia họ có tư tưởng một chiều, và chết với lý tưởng đó. Họ lợi dụng mặt nổi (hiện tượng) để khỏa lấp mặt chìm (bản chất hay nguyên nhân) của vấn đề, hầu lèo lái suy nghĩ độc giả theo ý họ.

Td đưa lên cho mọi người đọc cho biết, đúng sai tuỳ nhận xét của người đọc

Khi đọc những bài bình luận của một người, để ý sẽ thấy được khuynh hướng của họ. Khi tôi nêu nhận xét của tôi về Minh Anh, đó là phán đoán dựa trên các bài báo của Minh Anh. Khi nào tôi chỉ đọc có một bài mà vội vã nghĩ xấu người viết thì đó là cảm tính.

Td chưa nói đích thị ai cảm tính hay không, chỉ như là kim chỉ nam cho cuộc thảo luận

Có phải huynh thấy tôi cho Putin là gian trá, dã man, rồi cho rằng tôi phê bình cảm tính. Chỉ có kẻ tâm địa gian trá khuất lấp như Putin mới lấp la lấp ló đi cướp nước người khác. Đó là sự kiện mà. Khoảng đầu tháng 3 sau ba tuần thất bại không chiếm được Kiev rồi rút quân, họp báo với tướng lãnh, bộ này bộ kia quạ Tivi để nói trước dân chúng Nga là quân đội đi làm nhiệm vụ đặc biệt ở Ukraine. Nếu Putin cho rằng Ukraine là chứa chấp phát xít, hay chủ nghĩa cực đoan gì đó, cần phải loại trừ thì ông ta hay các tướng lãnh nói thẳng trước dân chúng Nga đi, tại sao không nói? Tổ chức lễ 5/09/2022 vừa qua để kỷ niệm hồng quân Nga diệt Phát xít Đức, sao ông ta không nhân dịp đó mà nói rõ cho dân chúng Nga biết là quân đội Nga đang đánh Ukraine để tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít? Phát xít là chủ nghĩa xấu thì ngại ngùng gì chứ. 

Putin xấu thì Td đã nói là xấu từ "đầu tới đuôi" rồi mà, có câu nào khen ông ta từ trước tới giờ đâu

Tôi quan sát huynh Td nhận thấy, huynh tâm trí như con bướm vờn hoa, hết hoa này đến hoa kia mà hiếm khi như con ong chỉ chăm chỉ hút mật trên một đóa hoa, khi nào hút hết mật xong của đóa hoa thì mới tìm hoa khác. Cái chuyện huynh bàn về Nga và Ukraine thì tâm trí huynh y như vậy. Chưa thấy huynh thật sự thấu rõ một vấn đề khi huynh nói về. Không biết tôi suy nghĩ về huynh như vậy có phải là cảm tính hay không đây.

thử bàn xem có thấu không, phải bàn rồi mới thấu chứ 

Clinking-beer-mugs4

ngắn gọn từng điểm một thôi ông  Biggrin
Cheer
(2022-05-22, 10:15 PM)Tuy duyen Wrote: [ -> ]Hỏi: sau thế chiến thứ 2 thì tình hình chính trị thế giới phân cực ra sao?

Bắt đầu từ câu hỏi này có được không bạn anatta?
EU quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh hơn là ai sẽ chiến thắng


Nhà ngoại giao Charles-Maurice de Talleyrand-Périgord dưới thời Hoàng đế Napoleon từng nói rằng: "Một nhà ngoại giao nói 'có' tức là 'có lẽ', nói 'có lẽ' tức là 'không' và nói 'không' tức là 'không".
Talleyrand đã qua đời năm 1838 nhưng cho tới ngày nay, nhận định của ông vẫn đúng. Từ những cuộc tranh luận về lệnh cấm vận năng lượng Nga hay triển vọng Ukraine gia nhập EU, các nhà ngoại giao châu Âu đều đang sử dụng nghệ thuật ngoại giao của sự "có lẽ". Các đại diện cấp cao của EU thường xuyên thăm Kiev và cam kết với Tổng thống Volodymyr Zelensky về sự hỗ trợ quân sự, kinh tế và ngoại giao mạnh mẽ. Nhưng những hứa hẹn này hầu như khó có thể duy trì khi mà chúng mâu thuẫn với thực tế chính trị cũng như lợi ích quốc gia của các nước thành viên EU.


Trong khi quá trình đàm phán về việc EU cấm vận dầu mỏ Nga vào cuối năm nay vẫn đình trệ, hiện vẫn chưa rõ liệu khi nào dòng chảy dầu mỏ từ Nga sang châu Âu sẽ chính thức dừng lại. Và thậm chí cả khi kế hoạch này diễn ra, đề xuất của EU cũng có không ít ngoại lệ, chẳng hạn như việc cho phép Cộng hòa Séc, Hungary và Slovakia tiếp tục nhập khẩu dầu thô Nga cho tới năm 2024 - điều có thể tạo vô số cơ hội để phá vỡ lệnh cấm vận.

Điều tương tự cũng đang diễn ra với khí tự nhiên khi Ủy ban châu Âu đã đưa ra những chỉ dẫn mới về các lệnh trừng phạt, cho phép các nước châu Âu thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp như Tổng thống Putin yêu cầu. Ngoài ra, quan trọng nhất, thời điểm cuối năm 2022 vẫn còn xa và khi đó lệnh cấm vận có thể đã lỗi thời.
Rõ ràng, trong những tháng gần đây, nhiều nước châu Âu quan tâm đến việc kết thúc chiến tranh hơn là ai sẽ chiến thắng, đặc biệt là Đức - quốc gia dường như ủng hộ việc quay về tình trạng như trước cuộc chiến ở Ukraine. Điều đáng nói là Berlin không đơn độc trong vấn đề này. Sau khi tái đắc cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã khẳng định rằng, tương lai hòa bình ở Đông Âu không nên bao gồm những động thái gây hấn không cần thiết với Nga và có thể bao gồm một số nhượng bộ với Moscow về lãnh thổ.

Từ đầu cuộc chiến ở Ukraine, sự ủng hộ của châu Âu dành cho Kiev không mạnh mẽ như phản ứng từ Anh và Mỹ. Theo Viện Kinh tế Thế giới Kiel, chỉ tính riêng trong tháng đầu tiên của cuộc xung đột, Mỹ đã cung cấp 4,4 tỷ USD cùng các hỗ trợ khác cho Ukraine, gấp 2 lần EU và các nước thành viên của liên minh này. Ukraine hiện nhận được nhiều sự hỗ trợ nhất từ Mỹ, Anh và một số nước Đông Âu, đặc biệt là Ba Lan. Tuy nhiên, ngay cả những quốc gia có lập trường cứng rắn như Ba Lan thì nước này cũng muốn Mỹ đảm bảo sẽ tái bổ sung kho vũ khí cho họ trước khi họ cung cấp các vũ khí tiên tiến cho Ukraine.

Đức ngày càng sẵn sàng cung cấp nhiều trang thiết bị quân sự cho Ukraine nhưng mỗi lời cam kết đều đi cùng với những trở ngại về chính trị nội bộ cũng như khâu hậu cần, vốn có thể cần tới vài tuần hoặc vài tháng để giải quyết. Ví dụ gần đây nhất về vấn đề này là việc Đức vận chuyển pháo phòng không tự hành Gepard cho Ukraine nhưng lại thiếu đạn dược để vận hành nó.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clément Beaune nói: 

“Cần phải trung thực rằng nếu nói Ukraine có thể gia nhập Liên minh châu Âu trong 6 tháng, 1 hoặc 2 năm tới thì sẽ là nói dối. Điều này là không đúng bởi để gia nhập Liên minh châu Âu, chắc chắn sẽ cần 15 hoặc 20 năm. Tôi không muốn Ukraine ảo tưởng hay bị lừa dối”.
Những vị trí chủ chốt trong EU chủ yếu do các chính trị gia Tây Âu nắm giữ, chẳng hạn như Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen (Đức), Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Christine Lagarde (Pháp) cho tới Cao ủy EU về Chính sách An ninh và Đối ngoại Josep Borrell (Tây Ban Nha) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel (Bỉ), đã phản ánh sự mất cân bằng trong cán cân quyền lực giữa Đông và Tây Âu.

 Các chính phủ Đông Âu đã tuyên bố rõ ràng rằng tình trạng hiện tại ngày càng khiến họ không thể chấp nhận được và cuộc chiến ở Ukraine chỉ càng khiến họ cảm thấy cần thay đổi nó.

EU được hình thành quanh Đức, Pháp và cả 2 quốc gia này đều bảo vệ thành công vị thế của mình như những người ra quyết định cuối cùng ở châu Âu trong những năm qua. Các nhà hoạch định chính sách ở cả 2 quốc gia đều hiểu rõ, một EU với Ukraine là thành viên có thể dẫn đến sự hình thành trục Warsaw – Kiev cạnh tranh, điều mà cả Pháp và Đức đều không muốn. Ukraine gần gũi về văn hóa và chính trị với Ba Lan hơn là Đức, nên điều đó đồng nghĩa với việc quyền lực của Đức ở EU có thể bị suy giảm đáng kể và bị thay thế bởi ảnh hưởng của Đông Âu.
Tổng thống Ukraine tiết lộ tổn thất khi tiếp tế pháo đài Azovstal


Tổng thống Zelensky cho biết Ukraine mất nhiều phi công khi tiến hành hoạt động tiếp tế bí mật cho lực lượng cố thủ trong nhà máy Azovstal ở Mariupol.
"Thật không may, rất nhiều phi công trực thăng của chúng tôi đã thiệt mạng. Họ là những người hùng đã tìm cách chuyển thuốc men, thực phẩm, nước uống và đón thương binh khỏi nhà máy Azovstal, dù thừa hiểu rằng đó là nhiệm vụ gần như bất khả thi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình nước này hôm 20/5.

[Image: 2-2107-1653111439.jpg]

Trực thăng Mi-8 Ukraine diễn tập hồi năm 2021. Ảnh: Jetphotos.

Đây là lần đầu tiên ông Zelensky thừa nhận nước này đã tiến hành chiến dịch bí mật để tiếp tế cho lực lượng cố thủ trong nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol, đông nam Ukraine. Nhà máy được ví như "pháo đài" này đã thất thủ sau 82 ngày cầm cự trong vòng vây của lực lượng Nga.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga đã nhiều lần tuyên bố bắn rơi các trực thăng tìm cách sơ tán lực lượng từ nhà máy Azovstal. Ukraine thường không xác nhận các thông tin này.


Tổng thống Ukraine cũng xác nhận các đối tác phương Tây đã tham gia vào quá trình đàm phán để dân thường và các binh lính rời khỏi nhà máy Azovstal. "Dân thường, quân y và các thương binh đã được sơ tán nhờ nỗ lực này", ông Zelensky nói, thêm rằng các cuộc đàm phán với Nga rất phức tạp.


"Các bên đồng ý rằng việc mở lối thoát ở Mariupol sẽ do bên trung gian, là các đối tác phương Tây, thực hiện", ông nói. Sau quá trình này, các binh sĩ Ukraine cố thủ trong nhà máy Azovstal nhận được tín hiệu rằng họ được phép ra ngoài để giữ mạng sống.
Nga công bố video cho thấy nhà máy thép Azovstal biến thành đống đổ nát sau nhiều tuần giao tranh, cùng hầm ngầm nơi lực lượng Ukraine từng cố thủ.

Truyền hình quốc phòng Nga Zvezda hôm nay công bố những hình ảnh đầu tiên bên trong nhà máy gang thép Azovstal ở thành phố Mariupol, miền nam Ukraine, sau khi toàn bộ đơn vị cố thủ tại đây đầu hàng và lực lượng Nga tiến vào tiếp quản.
"Họ bị đẩy lùi từng mét. Giao tranh từng diễn ra ở đây, với pháo binh và không quân tập kích liên tục", Artyom, dân quân ly khai Ukraine thân Nga, cho biết khi hộ tống các phóng viên vào bên trong nhà máy Azovstal.


Theo Artyom, lực lượng Nga đã sử dụng nhiều loại hỏa lực, từ súng máy, súng phóng lựu tự động AGS và pháo phòng không, để chế áp vị trí đối phương, buộc binh sĩ Ukraine rút sâu vào trong hầm ngầm bên dưới nhà máy.


Nhiều khối bê tông, sắt thép và vỏ đạn nằm la liệt trong các đường hầm của nhà máy Azovstal. Lực lượng Ukraine cố thủ trong nhà máy di chuyển trong các đường ống thép, còn hầm ngầm có nhiều vị trí phục kích, cũng như khu vực nghỉ ngơi cho binh sĩ.

"Các tay súng Tiểu đoàn Azov kích nổ nhiều khu vực cầu thang, khiến binh sĩ Nga và dân quân Donetsk không thể bí mật tiếp cận vị trí của họ. Mọi thứ đều bị gài mìn. Trước khi ra hàng, lực lượng Azov đã phá hủy mọi thiết bị điện tử như laptop và điện thoại di động", Artyom nói, thêm rằng lực lượng Nga vẫn tiến quân chậm rãi và cẩn trọng bên trong hệ thống đường hầm với tổng chiều dài hàng trăm km bên dưới nhà máy Azovstal.
video này chỉ kéo dài trong 1 phút 24 giây