VietBest

Full Version: ❤ Ukraine ❤
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
Giữa chiến tranh tình yêu vẫn kết trái.


Hôn lễ giữa tiếng đạn bom

Mỹ Anh [Saigonnhonews]
8 tháng 4, 2022
Đầu Tháng Ba, thị trưởng Kyiv Vitali Klitschko đã làm chủ hôn cho lễ cưới của Lesya Filimonova và Valeriy Filimonov. Trước đó, ngay ngày 24 Tháng Hai 2022, khi quân Nga bắt đầu mở chiến dịch tấn công Ukraine, Yaryna Arieva và Sviatoslav Fursin cũng làm lễ cưới tại Giáo đường St. Michael (Kyiv). Chú rể 24 tuổi và cô dâu 21. Cả hai đều gia nhập Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Kyiv…

Hôm qua, ngày 7 Tháng Tư 2022, sau một tháng rưỡi Ukraine sống trong chiến tranh, lại thêm một đám cưới được tổ chức ngay giữa tiếng bom đạn gầm rú. Đây là đám cưới của hai thành viên thuộc Lực lượng phòng vệ lãnh thổ Kyiv. Chàng là Viacheslav Hohlyuk, 43 tuổi; và nàng là Anastasiia Mokhina, 24 tuổi.

[Image: GettyImages-1239825646.jpg]


[Image: GettyImages-1239825657.jpg]


[Image: GettyImages-1239826073.jpg]

Coi hình tiếp -> nguồn
Bàn về chuyện bầu cử.
Tôi thấy nhiều người đổ lỗi cho ông tổng thống Ukraine là hiếu chiến cực đoan gì gì đó nhưng họ quên mất một điều là ông ta được người dân của Ukraine bầu lên hình như với 72% (*) số phiếu.
Trước khi tranh cử chắc ông ta cũng phải vận động dân chúng với những đường lối/hứa hẹn phải không và chắc là cái đường lối/chính sách/hướng đi của ông ta đưa ra khi tranh cử được lòng người dân nên họ mới bầu ông ta lên làm tổng thống.
Nếu họ muốn thân Nga hẳn là lúc đó họ đã bầu cho một ứng cử viên thân Nga rồi.
Và chắc cũng như những quốc gia dân chủ khác khi một tổng thống tân cử nhậm chức ông ta cũng phải tuyên thệ và đọc lời thề phục vụ đất nước vv.
Vì vậy khi ông ta dứt khoát không nhân nhượng trước áp lực của quân Nga, không bỏ trốn, không đầu hàng là ông ta đang làm trọn lời thề với 72% số phiếu của người dân Ukraine.
Vậy thì tại sao lại đổ lỗi cho ông ta.

(*) Đúng ra là 73% theo wikipedia 

Zelenskyy clearly won the first round of elections on 31 March 2019.[70] In the second round, on 21 April 2019, he received 73 per cent of the vote to Poroshenko's 25 per cent, and was elected President of Ukraine.[71][72] 

https://en.wikipedia.org/wiki/Volodymyr_...l_campaign
Thêm nữa, cho tới bây giờ, hình như đa số người dân Ukraine vẫn đâu có muốn đầu hàng, nhượng bộ Nga. Như vậy là anh ta làm theo ý dân Ukraine. Nếu chỉ trích anh ta, sao khg chỉ trích dân Ukraine luôn ? Nước người ta, họ muốn sao thì tùy ý họ quyết định.
Chợt nhớ hồi xưa, lúc còn đi học college, bữa đó gặp 1 chữ tiếng Anh khg hiểu nghĩa liền quay qua 1 ông Mỹ ngồi kế bên, vừa mới nói :"Excuse me ..." thì ổng hiểu ý nói ngay: "I'm not American, I'm Ukrainian"  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
(2022-04-08, 04:40 PM)TNNA Wrote: [ -> ]Chợt nhớ hồi xưa, lúc còn đi học college, bữa đó gặp 1 chữ tiếng Anh khg hiểu nghĩa liền quay qua 1 ông Mỹ ngồi kế bên, vừa mới nói :"Excuse me ..." thì ổng nói ngay: "I'm not American, I'm Ukrainian"  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c

Tôi thì lúc học college có bà giáo sư gốc Ukraine rất là dễ thương. Ngày Ukraine được độc lập, hôm sau bà mua cà phê cho cả lớp rồi nguyên buổi học cứ say sưa nói về đất nước của bà, vừa nói vừa chảy nước mắt. Sau đó bà ta cùng gia đình trở về để góp phần xây dựng lại đất nước bà ta.
Không biết bây giờ bà ta ra sao, cầu mong bà và gia đình được an lành 🙏 .
(2022-04-08, 04:18 PM)TNNA Wrote: [ -> ]Thêm nữa, cho tới bây giờ, hình như đa số người dân Ukraine vẫn đâu có muốn đầu hàng, nhượng bộ Nga. Như vậy là anh ta làm theo ý dân Ukraine. Nếu chỉ trích anh ta, sao khg chỉ trích dân Ukraine luôn ? Nước người ta, họ muốn sao thì tùy ý họ quyết định.

Đúng vậy, chỉ có một ông Volodymyr Zelenskyy hay cả ngàn ông ta đi nữa cũng không thể cầm chân quân Nga, sở dĩ quân Nga bị nghẹn họng và sa lây là do ý chí chống xâm lược của người dân và quân đội Ukraine.
Lúc đầu cuộc chiến cả thế giới đều nghĩ là "châu chấu đá xe" và chính quyền của Ukraine sẽ sụp đổ trong vài ngày nhưng tới bây giờ về địa chiến thì quân Nga đã coi như thất bại giờ chúng chỉ có thể dùng phi pháo và hỏa tiễn hủy diệt những làng mạc thành phố của Ukraine như họ đã từng làm ở những nơi khác để mong hạ gục tinh thần của người dân Ukraine.

Những kỳ tích đó có được chính yếu là do quyết tâm của quân và dân Ukraine.
(2022-04-08, 05:56 PM)phai Wrote: [ -> ]Đúng vậy, chỉ có một ông Volodymyr Zelenskyy hay cả ngàn ông ta đi nữa cũng không thể cầm chân quân Nga, sở dĩ quân Nga bị nghẹn họng và sa lây là do ý chí chống xâm lược của người dân và quân đội Ukraine.
Lúc đầu cuộc chiến cả thế giới đều nghĩ là "châu chấu đá xe" và chính quyền của Ukraine sẽ sụp đổ trong vài ngày nhưng tới bây giờ về địa chiến thì quân Nga đã coi như thất bại giờ chúng chỉ có thể dùng phi pháo và hỏa tiễn hủy diệt những làng mạc thành phố của Ukraine như họ đã từng làm ở những nơi khác để mong hạ gục tinh thần của người dân Ukraine.

Những kỳ tích đó có được chính yếu là do quyết tâm của quân và dân Ukraine.

Tôi mới đọc 1 bài báo phân tích so sánh tình trạng Ukraine với Afghanistan hồi 1979. Kỳ này Ukraine tự bản thân đã khá hơn Afghanistan (sau năm 2014, Ukraine đã được 3 nước giúp huấn luyện là Mỹ, Anh và Canada) mà lại được phương Tây ủng hộ mạnh mẽ, dồi dào hơn và nhất là công khai ra mặt chứ khg như lúc đó, Mỹ giúp cho Afghanistan nhưng giúp lén lút. Con số tử trận của quân Nga mấy ngày trước đã lên tới khoảng 10,000 so với tổng cộng 15,000 lính Liên Xô chết trong gần 10 năm ở Afghanistan.
Cuộc chiến Ukraine: Vũ khí tình báo

Trong cuộc xung đột tại Ukraine, các cơ quan tình báo phương Tây đã “vũ khí hóa” tin tình báo trong nỗ lực nhằm làm suy yếu Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thay vì giữ bí mật như trước, nhiều thông tin tình báo đã được công khai rất nhanh và được sử dụng như một loại vũ khí mới. Mục tiêu là vạch trần những lời dối trá của Putin đồng thời tiết lộ những chuẩn bị cũng như kế hoạch có thể có của lực lượng Nga ở Ukraine.
Tin tình báo được tung ra ào ạt
Các cơ quan tình báo phương Tây đang tiến hành một cuộc chiến tranh tâm lý về Ukraine với Tổng thống Nga Vladimir Putin, một chuyên gia về “nghệ thuật” này, người đang dùng nó như một liều thuốc ru ngủ người dân trong nước cũng như những người hâm mộ ông ta. Bằng cách công khai hoá nhiều thông tin tình báo, Mỹ và các đồng minh đang vẽ nên bức tranh về một quân đội Nga sa lầy, mất tinh thần, lạc phương hướng và đang nhận những tổn thất thảm hại trên chiến trường, đồng thời gợi ra viễn cảnh về căng thẳng chính trị ngày càng gia tăng bên trong Kremlin.
“Những vũ khí tình báo Mỹ, Anh tung ra cho thấy nhà lãnh đạo Nga bị cô lập, bị bệnh, vây quanh bởi những cố vấn kém cỏi chỉ lo vơ vét và thiếu thông tin cuộc chiến đang diễn ra tồi tệ như thế nào đối với quân đội Nga. Các chính phủ phương Tây cố gắng bẻ gẫy thủ thuật bóp méo và dàn dựng thông tin về cuộc chiến Ukraine của Putin bằng những thông tin tình báo ở dạng “tường thuật trong thời gian thực”.

Cách làm này được vận dụng ngay trước khi cuộc chiến bắt đầu. Các thông tin tình báo được Mỹ giải mật nhanh chóng đã công khai cho thế giới biết việc tập trung lực lượng của Putin không phải “thao luyện” mà là chuẩn bị xâm lược, một kế hoạch mà nhiều chuyên gia địa-chính trị khăng khăng khó lòng xảy ra. Dùng chính tin tình báo giải mật làm vũ khí đã khiến lãnh đạo Nga bất ngờ dù Putin từng là sĩ quan KGB sừng sỏ và là Giám đốc cơ quan an ninh Nga. Các đánh giá tình báo được giải mật cũng ngầm “nhắc khéo”: Các cơ quan tình báo phương Tây có khả năng nhìn sâu vào kế hoạch chiến tranh và chính trị nội bộ của Kremlin. Dĩ nhiên, những tiết lộ này sẽ làm lãnh đạo Nga tức giận và làm rộng thêm rạn nứt trong chế độ của ông ta.
Một thứ vũ khí bất ngờ đối với Putin
Việc các chính phủ phương Tây sẵn sàng công khai những bí mật họ thấy bên trong Ukraine và Nga đã khiến ngay cả một số điệp viên phương Tây kỳ cựu cũng ngạc nhiên! Steve Hall, Cựu giám đốc phụ trách hoạt động của CIA tại Nga, nói:
“Điều này khiến các chuyên gia tình báo, thậm chí cả những người cũ như tôi lo lắng vì chúng tôi luôn đặt sự an toàn của các nguồn tin và phương pháp tình báo lên ưu tiên hàng đầu. Nguyên tắc không thể vi phạm này đã ăn sâu vào các thế hệ tình báo cũ. Nay nó đang bị phá vỡ và dùng làm vũ khí. Khi công khai tin tình báo, nguy cơ nguồn tin bị lộ là rất cao. Đặc biệt là trong nhiều cuộc khủng hoảng địa chính trị trước đây, thông tin tình báo luôn được giữ bí mật”.
Tuy nhiên, cuộc đọ sức tình báo và thông tin giữa Mỹ, phương Tây và Putin vẫn được bảo vệ bởi tính bí mật, bản chất cố hữu của hoạt động tình báo. Những người ngoài cuộc không có cách nào để đánh giá độc lập sự chính xác của các tin tình báo được công khai. Vì vậy, chúng ta không biết chúng đến từ đâu hoặc từ ai. Nhưng tất nhiên, đó chính là vấn đề mà người Nga phải cố đoán, và có thể họ đoán ra.
Nỗ lực của tình báo phương Tây mô tả cuộc chiến ở Ukraine như một “thảm họa đối với Nga” diễn ra vào thời điểm các quan chức phương Tây tiếp tục sử dụng tin tình báo (cả tình báo mặt đất và vệ tinh) để bác bỏ thẳng thừng tuyên bố của Moscow là quân Nga đang giảm qui mô ở Kyiv và các nơi khác. Họ khẳng định các lực lượng của Putin chỉ “tái phối trí”, “đại tu” và chuẩn bị cho một cuộc tấn công lớn ở các khu vực phía Đông Ukraine, nơi Moscow vẫn tấn công dân thường và san bằng một số thị trấn, thành phố. Thay đổi mục tiêu tấn công để “nối liền một dải” các khu vực do Nga kiểm soát ở phía Đông với bán đảo Crimea, mà Putin đã chiếm giữ năm 2014, để tạo hành lang trực tiếp tới Biển Đen qua Ukraine.
Tình báo Mỹ lấy lại uy tín
Những ngày gần đây, giới chức phương Tây đã cố phác thảo một “bức chân dung” đối lập với Nga về cuộc chiến. Tại Úc đầu tuần này, Jeremy Fleming, một điệp viên hàng đầu của Anh, nói rằng “Putin đã đánh giá sai lầm hàng loạt về diễn tiến chiến trường, sự phản kháng của người dân Ukraine, năng lực quân đội Nga, thậm chí bị cấp dưới đánh lừa”. Fleming, người đứng đầu GCHQ (cơ quan tương đương với Cơ quan An ninh Quốc gia) của Vương quốc Anh cho biết thêm: “Chúng tôi đã chứng kiến những lính Nga thiếu vũ khí và nhuệ khí từ chối thi hành mệnh lệnh, phá hoại thiết bị của họ và thậm chí… vô tình bắn hạ máy bay của họ!”.
Cách Fleming tiết lộ quá nhiều thông tin mật là điều “khác thường” đối với giám đốc một cơ quan gián điệp hàng đầu. Giữa tuần này, tin tình báo công khai của Mỹ cũng giúp mở ra cánh cửa hiếm hoi nhìn vào “vòng bên trong” của Putin. Một quan chức Mỹ nói: “Putin đang bị các cố vấn báo cáo sai về tình trạng tác chiến tồi tệ của quân Nga và ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga”. Giám đốc truyền thông Toà Bạch Ốc Kate Bedingfield bổ sung sau đó: “Một phần vì các cố vấn của Putin quá sợ hãi nếu nói với ông ta sự thật. Thực tế là hiện có sự căng thẳng dai dẳng giữa Putin và các lãnh đạo quân sự của ông ta”. Ngày hôm sau 31 Tháng Ba, khi được hỏi Putin đã bị các cố vấn của mình thông tin sai đến mức nào, Tổng thống Joe Biden nói: “Có rất nhiều suy đoán. Tôi không nói chắc chắn nhưng dường như ông ấy đang tự cô lập và có một số dấu hiệu cho thấy ông ấy đã sa thải hoặc quản thúc một số cố vấn của mình”. Rõ ràng Biden cũng tham gia “vũ khí hoá tin tình báo”! Bình luận của Biden lập tức gây sự chú ý quốc tế.
Khi công khai tin tình báo trước ngày Nga động binh, ý đồ của Mỹ là không để người Nga thông tin một chiều. Việc Mỹ công khai tin tình báo là nhằm vẽ ra một bức tranh về “cuộc xâm lược thất bại” và để tăng thêm sự ủng hộ lập trường cứng rắn của phương Tây chống Putin. Nó cũng có thể giúp cải thiện tinh thần của quân dân Ukraine đang kháng cự kiên cường và chứng minh các chính sách điều hướng dư luận của phương Tây đang phát huy hiệu quả. Bằng cách đưa tin tình báo về tình trạng hỗn loạn của quân đội Nga, Mỹ và các đồng minh có thể tạo nghi kỵ trong nội bộ Kremlin.

Nguồn -> https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gi...-tinh-bao/ 



Ông này cũng tổng hợp những bài báo ngoại quốc để viết ra.
VN mình quan niệm: ý dân là ý Trời, Zelensky được dân Ukraine bầu lên và nhất quyết khg đầu hàng Nga vậy là anh ta làm theo ý Trời rồi. Vậy nếu mình chê trách, kết tội anh ta cũng gián tiếp mình chê trách, kết tội Trời. Nếu là vô thần thì miễn bàn nhưng đàng này lại là người tin Trời .
(2022-04-09, 01:38 PM)TNNA Wrote: [ -> ]VN mình quan niệm: ý dân là ý Trời, Zenlensky được dân Ukraine bầu lên và nhất quyết khg đầu hàng Nga vậy là anh ta làm theo ý Trời rồi. Vậy nếu mình chê trách, kết tội anh ta cũng gián tiếp mình chê trách, kết tội Trời. Nếu là vô thần thì miễn bàn nhưng đàng này lại là người tin Trời .

Những người chê trách như vậy không biết họ có chịu khó đọc kỹ về lược sử của nền độc lập non trẻ của Ukraine không ta.

Trang wikipedia có tóm lược
https://en.wikipedia.org/wiki/Ukraine#Independence 

Đọc xong mới thấy rằng ngoại trừ những vùng đất miền đông nói tiếng Nga thì đa số dân chúng Ukraine đã chán ngán những chính phủ thân Nga tới tận cổ nhưng phía Nga thì lại muốn có một chính phủ bù nhìn thân Nga trên toàn Ukraine nên đã dùng mọi thủ đoạn để làm chuyện đó như chiếm đóng Crimea, xúi dục ủng hộ những phần tử ly khai ở Donetsk và Luhansk.
Những chính phủ thân Nga trước đã chẳng mang lại điều gì tốt đẹp hơn cho dân chúng Ukraine nên chắc họ muốn đi theo con đường thân Tây phương và điều này làm đại đế quê độ. 
Chuyện này cũng giống như một bà vợ chẳng may bị ép hôn với 1 anh chồng vũ phu nhưng may sao cô vợ được anh chồng cho ly dị, tuy nhiên sau khi ly dị anh chồng vẫn không cho cô vợ lấy chồng khác, ai đụng tới cố nhân của ngài thì ngài lôi cố nhân ra uýnh cho cố nhân hết dám nghĩ tới chuyện tư tình nam nữ Wink  .
(2022-04-09, 02:45 PM)phai Wrote: [ -> ]Chuyện này cũng giống như một bà vợ chẳng may bị ép hôn với 1 anh chồng vũ phu nhưng may sao cô vợ được anh chồng cho ly dị, tuy nhiên sau khi ly dị anh chồng vẫn không cho cô vợ lấy chồng khác, ai đụng tới cố nhân của ngài thì ngài lôi cố nhân ra uýnh cho cố nhân hết dám nghĩ tới chuyện tư tình nam nữ Wink  .

  Vậy mà ổng cũng nghĩ ra. Thầy Phai ngày càng tiếu lâm. Shy
 Chẳng phải ông Selenzky thuận lòng trời hay gì cả. Mê kiếm hiệp quá nha. Winking-face4 

 Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải là thiêng liêng. Ai cũng phải làm chứ nói chi là tổng thống. Cho nên ông này được dân chúng Ukraine và mọi người trên thế giới ủng hộ, chỉ vậy thôi.

 Tui bắt chước thầy Phai cho ví dụ.

 Thời kỳ thuyền nhân Việt Nam cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Gia đình đi vượt biên rất nhiều. Lênh đênh trên biển cả, bị tàu hải tặc Thái Lan đến chỉa súng vào đầu và hãm hiếp vợ mình, em gái mình, con gái mình, hoặc bắt họ mang đi. Thử hỏi người làm chồng, làm anh, làm cha hoặc các ông trên ghe trường hợp đó phải làm gì? 

 Câu trả lời chỉ có một mà thôi, liều mạng với hải tặc dù biết mình sẽ phải chết. Nếu không làm gì, sau này lương tâm sẽ cắn rứt, sống nhục với lương tri. Câu thành ngữ thà chết vinh hơn sống nhục là vậy đó.


 Các tay dư  luận viên sẽ được dịp chê tổng thống Dương văn Minh, lôi lịch sử đệ nhị cộng hòa ra dè bỉu dù chẳng có liên quan gì. Tuy nhiên chê chính phủ lâm thời tháng tư 1975 phía VNCH là chính xác, gặp tui, tui cũng sẽ không đầu hàng những thằng đu dây cộng sản Bắc Việt. Chê tổng thống Nguyễn văn Thiệu bỏ chạy sang Pháp cũng chính xác nốt. Những nguyên thủ gặp biến cố bỏ chạy không có "cái dũng" của Selenzky.
Nhiều người cố moi móc những sai lầm hay khuyết đểm của khối tự do, cụ thể là Mỹ, để chỉ trính chê bai ra cái điều là mình có tinh thần độc lập.

Đúng ra trên thế gian không có cái gì là hoàn hảo nên những thể chế chính trị cũng chẳng có thể chế nào hoàn hảo. Nhưng tới giờ thì vẫn thấy nền chính trị của phương Tây vẫn mang lại nhiều điều  hay ho cho người dân hơn bất cứ thể chế nào khác. Bằng chứng rõ ràng nhất là những người di dân nếu có thể họ chỉ muốn đến những nước thuộc khối tự do.


Hôm nay đọc bài sau, tôi cũng không hề biết có những chuyện như vậy đã diễn ra trong lịch sử.


Nhìn lại chiến dịch cứu đói hàng triệu người Nga của Mỹ năm 1921 – 1923

Chủ Nhật, 10/04/2022
Từ lâu, trong ấn tượng của nhiều người, nước Nga và phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ dường như luôn ở thế thù địch. Với nước Nga thời Liên Xô, đó là sự đối đầu của phe cộng sản và các nước thế giới tự do, dẫn đầu là nước Mỹ. Khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, trải qua hơn 30 năm, câu chuyện một lần nữa lại trở nên phức tạp với cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Ukraine.

Nhưng câu chuyện giữa nước Nga và nước Mỹ không chỉ có vậy. Tròn một thế kỷ trước, đã có một câu chuyện vĩ đại và cảm động sâu sắc được kể lại về lòng nhân đạo và tình thương giữa người dân Hoa Kỳ và người dân Nga Xô Viết.

Đó là câu chuyện về Herbert Hoover và chiến dịch cứu trợ lương thực do ông tổ chức đã kịp thời cứu sống hàng triệu người Nga trong nạn đói khủng khiếp kéo dài từ năm 1921-1923.

Nạn đói này ước tính đã giết chết khoảng 5-6 triệu người Nga Xô viết, chủ yếu tại khu vực sông Volga và sông Ural; và Herbert Hoover, người thường bị chỉ trích vì nhiệm kỳ Tổng thống đầu thời kỳ Đại suy thoái tại Mỹ, nhưng lại được các nhà viết tiểu sử ghi nhận rằng đã cứu được nhiều mạng sống hơn bất kỳ ai.

Nhưng thế giới dường như đã không còn nhớ nhiều đến nạn đói bi thảm này, hay về tổ chức từ thiện của Mỹ đã làm dịu nó. Nhà sử học Bertrand Patenaude, một nhà nghiên cứu tại Viện Hoover, cho biết phản ứng điển hình của người Mỹ đối với khoảnh khắc lịch sử đáng kinh ngạc ấy là: “Tại sao tôi chưa từng nghe về điều này?”

Ông Patenaude đã quyết định lấy câu chuyện ra khỏi sự lãng quên từ Kho lưu trữ của Viện Hoover, nơi chứa những tài sản khổng lồ của Cơ quan Cứu trợ Hoa Kỳ (ARA). Nhà sử học tại viện Hoover cũng dựa vào các album gia đình, nhật ký và thư từ của các nhân viên ARA và gia đình họ để một lần nữa làm câu chuyện xưa sống động trở lại.
...
...

Mời đọc tiếp, có cả video để nghe khỏi đọc -> https://trithucvn.org/the-gioi/video-nhi...-1923.html

o0o

Tài liệu tham khảo thêm để xác minh câu chuyện trên không phải là giả: https://en.wikipedia.org/wiki/Russian_fa...%80%931922
(2022-04-10, 08:07 AM)phai Wrote: [ -> ]Nhiều người cố moi móc những sai lầm hay khuyết đểm của khối tự do, cụ thể là Mỹ, để chỉ trính chê bai ra cái điều là mình có tinh thần độc lập.

Đúng ra trên thế gian không có cái gì là hoàn hảo nên những thể chế chính trị cũng chẳng có thể chế nào hoàn hảo. Nhưng tới giờ thì vẫn thấy nền chính trị của phương Tây vẫn mang lại nhiều điều  hay ho cho người dân hơn bất cứ thể chế nào khác. Bằng chứng rõ ràng nhất là những người di dân nếu có thể họ chỉ muốn đến những nước thuộc khối tự do.


Hôm nay đọc bài sau, tôi cũng không hề biết có những chuyện như vậy đã diễn ra trong lịch sử.


Nhìn lại chiến dịch cứu đói hàng triệu người Nga của Mỹ năm 1921 – 1923

Chủ Nhật, 10/04/2022
Từ lâu, trong ấn tượng của nhiều người, nước Nga và phương Tây, bao gồm Hoa Kỳ dường như luôn ở thế thù địch. Với nước Nga thời Liên Xô, đó là sự đối đầu của phe cộng sản và các nước thế giới tự do, dẫn đầu là nước Mỹ. Khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Nga và Đông Âu, trải qua hơn 30 năm, câu chuyện một lần nữa lại trở nên phức tạp với cuộc chiến tranh đang diễn ra tại Ukraine.

Nhưng câu chuyện giữa nước Nga và nước Mỹ không chỉ có vậy. Tròn một thế kỷ trước, đã có một câu chuyện vĩ đại và cảm động sâu sắc được kể lại về lòng nhân đạo và tình thương giữa người dân Hoa Kỳ và người dân Nga Xô Viết.

Đó là câu chuyện về Herbert Hoover và chiến dịch cứu trợ lương thực do ông tổ chức đã kịp thời cứu sống hàng triệu người Nga trong nạn đói khủng khiếp kéo dài từ năm 1921-1923.

Nạn đói này ước tính đã giết chết khoảng 5-6 triệu người Nga Xô viết, chủ yếu tại khu vực sông Volga và sông Ural; và Herbert Hoover, người thường bị chỉ trích vì nhiệm kỳ Tổng thống đầu thời kỳ Đại suy thoái tại Mỹ, nhưng lại được các nhà viết tiểu sử ghi nhận rằng đã cứu được nhiều mạng sống hơn bất kỳ ai.

Nhưng thế giới dường như đã không còn nhớ nhiều đến nạn đói bi thảm này, hay về tổ chức từ thiện của Mỹ đã làm dịu nó. Nhà sử học Bertrand Patenaude, một nhà nghiên cứu tại Viện Hoover, cho biết phản ứng điển hình của người Mỹ đối với khoảnh khắc lịch sử đáng kinh ngạc ấy là: “Tại sao tôi chưa từng nghe về điều này?”

Ông Patenaude đã quyết định lấy câu chuyện ra khỏi sự lãng quên từ Kho lưu trữ của Viện Hoover, nơi chứa những tài sản khổng lồ của Cơ quan Cứu trợ Hoa Kỳ (ARA). Nhà sử học tại viện Hoover cũng dựa vào các album gia đình, nhật ký và thư từ của các nhân viên ARA và gia đình họ để một lần nữa làm câu chuyện xưa sống động trở lại.
...
...

Mời đọc tiếp, có cả video để nghe khỏi đọc -> https://trithucvn.org/the-gioi/video-nhi...-1923.html

o0o

Tài liệu tham khảo thêm để xác minh câu chuyện trên không phải là giả: https://en.wikipedia.org/wiki/Russian_fa...%80%931922

 Không phải chỉ cứu 15 triệu dân Nga thời đó đâu, mà gần hết Châu Âu (400 triệu người) Ok-sign-smiley-emoticon . Ở Đức đến cho đến ngày nay các trường học từ thiện nhiều nơi trên nước Đức thường mang tên ông:  Herbert-Hoover Schule  (ger. Schule = engl. School)

 [Image: media.media.81a27db6-fd55-429b-a3cc-2269...nal700.jpg]
(2022-04-10, 08:07 AM)phai Wrote: [ -> ]Nhiều người cố moi móc những sai lầm hay khuyết đểm của khối tự do, cụ thể là Mỹ, để chỉ trính chê bai ra cái điều là mình có tinh thần độc lập.

Đúng ra trên thế gian không có cái gì là hoàn hảo nên những thể chế chính trị cũng chẳng có thể chế nào hoàn hảo. Nhưng tới giờ thì vẫn thấy nền chính trị của phương Tây vẫn mang lại nhiều điều hay ho cho người dân hơn bất cứ thể chế nào khác. Bằng chứng rõ ràng nhất là những người di dân nếu có thể họ chỉ muốn đến những nước thuộc khối tự do.



Luận điệu đó cũng tương tự như có những người nói rằng VNCH và CS cũng như nhau.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32