VietBest

Full Version: ❤ Ukraine ❤
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32
CÂU CHUYỆN CÓ THẬT XẢY RA Ở UKRAINE- CHIẾC XE HƠI MÀU ĐỎ

Trong chiến tranh, có nhiều chuyện lạ lùng đến khó tin, và đây là câu chuyện được kể lại hôm qua từ một cư dân Kyiv.

Khi rời hầm tránh bom, tôi nhìn thấy ngay một chiếc ô tô màu đỏ còn gắn chìa khóa đậu gần cửa hàng đang bốc cháy.  Tôi quan sát nó suốt hai tiếng, nhưng không thấy chủ nhân chiếc xe xuất hiện - gia đình tôi không thể đợi quá lâu... Tôi  quyết định trộm chiếc xe, khẩn cấp đưa gia đình mình đến Vinnitsa, nơi có nhà của họ hàng để lánh khỏi làn lửa bom đạn. Sau đó, tôi tìm thấy một số điện thoại trong ngăn đựng găng tay nên lập tức gọi vào số ấy với hy vọng gặp được chủ nhân của chiếc xe.

- “Tôi vô cùng xin lỗi vì đã lấy trộm xe hơi của Ông. Chiếc xe đã cứu gia đình tôi!" 

 - “Ôi, tốt quá! Bạn hãy thôi lo lắng đi nhé. Tôi có những 4 chiếc xe hơi, chiếc Jeep đã đưa gia đình tôi khỏi Kyiv. Trước khi thoát đi, tôi kịp đổ đầy xăng cho 3 chiếc còn lại, để ở những nơi khác nhau với chìa khóa gắn sẵn trong ổ điện và số điện thoại liên lạc trong ngăn đựng găng tay. Cám ơn Chúa lòng lành, như vậy là tôi đã nhận được đủ cuộc gọi lại từ tất cả các xe, rằng gia đình các Bạn đều bình yên - hẹn gặp lại mọi người. Bảo trọng Bạn nhé!"

Vẫn còn đó nhiều lắm lòng tốt trên đời này. Và trong số đó là từ những con người của đất nước Ukraine anh hùng!   Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4 Heavy-black-heart4

[Image: 279927795-2156676597843313-3123548111436887016-n.jpg]
 NATO vừa đổi tổng tư lệnh. Ông này nghe đồn rằng nói tiếng Ý, Pháp và đặc biệt là tiếng ...  Nga Shy 




The North Atlantic Council has approved the nomination of General Christopher G. Cavoli, United States Army, to the post of Supreme Allied Commander Europe.

[Image: 220503-saceur-cavoli.jpg]
General Cavoli is currently serving as Commander, United States Army Europe and Africa.
Upon completion of national confirmation processes, he will take up his appointment as the successor to General Tod D. Wolters, United States Air Force, at a change of command ceremony at the Supreme Headquarters Allied Powers Europe in Mons, Belgium, expected in the summer of 2022.

/* nguồn: https://www.nato.int/cps/en/natohq/news_195008.htm
[Image: 2022-05-04-172700.png]

Dù kết quả như đã định trước nhưng họ cầm cự được tới giờ này thật là một kỳ tích, những người lính dùng cảm hẳn không tiếc mạng sống nhưng chỉ tội cho những thường dân chưa được di tản khỏi nhà máy.
(2022-05-04, 04:32 PM)phai Wrote: [ -> ][Image: 2022-05-04-172700.png]

Dù kết quả như đã định trước nhưng họ cầm cự được tới giờ này thật là một kỳ tích, những người lính dùng cảm hẳn không tiếc mạng sống nhưng chỉ tội cho những thường dân chưa được di tản khỏi nhà máy.

Dạ trò cũng vừa thấy tin này.  :(

[Image: axovstal.jpg]
(2022-05-06, 04:22 PM)005 Wrote: [ -> ]Beer for Ukraine:  https://amp.dw.com/en/solidarity-beer-ma...v-61714832

Sao đàn em của Pu lại cho phép hãng bia Hung làm chuyện phạm thượng này.
Phải chi họ xuất cảng qua đây tui mua ủng hộ tối đa, một công đôi chuyện Wink .
(2022-05-06, 04:47 PM)phai Wrote: [ -> ]Sao đàn em của Pu lại cho phép hãng bia Hung làm chuyện phạm thượng này.
Phải chi họ xuất cảng qua đây tui mua ủng hộ tối đa, một công đôi chuyện  Wink .

 Hăng cà ri là thằng mắc dịch, chơi đu dây giống đám CSVN.  Dân chúng thì chuộng EU, chính phủ thì đu dây.  Mad
(2022-05-06, 04:52 PM)005 Wrote: [ -> ] Hăng cà ri là thằng mắc dịch, chơi đu dây giống đám CSVN.  Dân chúng thì chuộng EU, chính phủ thì đu dâyMad

Amen!  Vì vậy mới bị tố cáo là hai mang của Putin trong cuốc chiến xâm lược Ukraine heng ngũ ca.
Hình đẹp mang vào nhà thầy. 

Đây là giáo sư Fedor Shandor của trường Đại Học Quốc Gia Uzhgorod - Uzhgorod National University.  Ông đang giảng bài cho học sinh của mình qua internet trong lúc cầm súng bảo vệ đất nước.   Heavy-black-heart4

PS.  Trò xin bổ sung thêm, ông là giáo sư dạy môn Sociology, cũng là người đứng đầu của khoa này, Doctor of Philosophy. 

https://www.uzhnu.edu.ua/uk/cat/fsusp-syssocio

[Image: FSBf-Fdb-WYAIsu-LW.jpg]
Bây giờ thấy mấy bà sáng giá quá.
Những bà thủ tướng của Estonia, Phần Lan, Thụy Điển, Lithuanian làm cho mấy tay hai hàng như Orban phải cảm thấy xấu hổ.

Bà thủ tướng Estonia mới thẳng thừng tuyên bố:

"Putin là một tội phạm chiến tranh, vì vậy tôi không thấy có ích gì khi nói chuyện với ông ấy", thủ tướng Estonia nói
Theo Kaja Kallas, các mối đe dọa của Nga không nên bị khuất phục. “Điều duy nhất bạn cần phải sợ là sợ hãi,” bà trích lời Roosevelt. 

(Google dịch)
Nguồn -> Tiếng Phần Lan 
(2022-05-06, 06:42 PM)Lục Tuyết Kỳ Wrote: [ -> ]Hình đẹp mang vào nhà thầy. 

Đây là giáo sư Fedor Shandor của trường Đại Học Quốc Gia Uzhgorod - Uzhgorod National University.  Ông đang giảng bài cho học sinh của mình qua internet trong lúc cầm súng bảo vệ đất nước.   Heavy-black-heart4

PS.  Trò xin bổ sung thêm, ông là giáo sư dạy môn Sociology, cũng là người đứng đầu của khoa này, Doctor of Philosophy. 

https://www.uzhnu.edu.ua/uk/cat/fsusp-syssocio

[Image: FSBf-Fdb-WYAIsu-LW.jpg]

Hình ảnh tuyệt vời  Heavy-black-heart4
(2022-05-06, 06:49 PM)phai Wrote: [ -> ]Bây giờ thấy mấy bà sáng giá quá.
Những bà thủ tướng của Estonia, Phần Lan, Thụy Điển, Lithuanian làm cho mấy tay hai hàng như Orban phải cảm thấy xấu hổ.

Bà thủ tướng Estonia mới thẳng thừng tuyên bố:

"Putin là một tội phạm chiến tranh, vì vậy tôi không thấy có ích gì khi nói chuyện với ông ấy", thủ tướng Estonia nói
Theo Kaja Kallas, các mối đe dọa của Nga không nên bị khuất phục. “Điều duy nhất bạn cần phải sợ là sợ hãi,” bà trích lời Roosevelt. 

(Google dịch)
Nguồn -> Tiếng Phần Lan 

 Các "mẹ anh hùng". hihihi
Ban đầu không nhận, sau đó thì nhận cũng ... "chẳng làm gì được nhau"  Shy




Mỹ thừa nhận chia sẻ thông tin tình báo trước khi Ukraine bắn chìm soái hạm Nga


[Image: 15051249-73ae-44d6-b725-e3dd17717148_w1023_r1_s.jpg]
Tàu tuần dương tên lửa Moskva của Nga được neo tại cảng Sevastopol ở Biển Đen, Ukraine, vào ngày 10/5/2013.

Hoa Kỳ cho biết họ đã chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine về vị trí của tàu tuần dương tên lửa Nga Moskva trước cuộc tấn công đánh chìm tàu chiến, gây ra nỗi hổ thẹn rõ ràng đối với quân đội Nga, nhưng Lầu Năm Góc hôm 6/5 bác bỏ vai trò trực tiếp quan trọng trong vụ tấn công.


Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby cho biết trong một tuyên bố rằng Mỹ “không cung cấp cho Ukraine thông tin nhắm mục tiêu cụ thể đối với tàu Moskva”, mặc dù ông thừa nhận rằng Mỹ và các đồng minh thường xuyên chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine.



“Chúng tôi không liên quan đến quyết định tấn công tàu hay hoạt động của họ”, ông Kirby nói. “Chúng tôi không hề biết trước về ý định của Ukraine nhắm vào con tàu”.



Một quan chức Mỹ cho biết hôm 5/5 rằng Ukraine đã quyết định nhắm mục tiêu và đánh chìm soái hạm của Hạm đội Biển Đen của Nga bằng tên lửa chống hạm của mình. Tuy nhiên, với các cuộc tấn công của Nga vào bờ biển Ukraine từ ngoài khơi, Mỹ đã cung cấp “một loạt thông tin tình báo” bao gồm vị trí của những con tàu đó, quan chức này cho biết.



Chính quyền Biden đã tăng cường chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine cùng với việc vận chuyển vũ khí và tên lửa để giúp nước này đẩy lùi cuộc xâm lược của Nga.



Việc tiết lộ sự hỗ trợ của Hoa Kỳ trong cuộc tấn công Moskva được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang chịu áp lực từ các đảng viên Cộng hòa phải làm nhiều hơn để hỗ trợ sự kháng cự của Ukraine và khi các cuộc thăm dò cho thấy một số người Mỹ đặt câu hỏi liệu Tổng thống Joe Biden có đủ cứng rắn với Nga hay không.



Phát biểu với CNN hôm thứ Sáu, ông Kirby cho biết “thông tin tình báo mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine là hợp pháp. Nó hợp pháp, đúng quy định và có giới hạn”.



Ông thừa nhận rằng Mỹ luôn lo ngại về khả năng leo thang trong cuộc xung đột lên mức vũ khí hạt nhân từ Nga.



Khi cuộc tấn công gần như bị đình trệ, Nga đã đưa ra những cảnh báo ngày càng tăng mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh NATO rằng nước này có thể tấn công các lô hàng vũ khí đang củng cố khả năng phòng thủ cho Ukraine.



Kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh tấn công vào tháng 2, Nhà Trắng đã cố gắng cân bằng việc hỗ trợ Ukraine, một đồng minh dân chủ, với việc không làm bất cứ điều gì có thể kích động một cuộc chiến trực tiếp giữa Putin với Mỹ và các đồng minh NATO. Khi chiến tranh tiếp diễn, Nhà Trắng đã tăng cường hỗ trợ về quân sự và tình báo, loại bỏ một số giới hạn về thời gian và địa lý về những gì họ sẽ nói với Ukraine về các mục tiêu tiềm năng của Nga.



Quan chức phát biểu hôm 5/5 cho biết Mỹ không biết rằng Ukraine có kế hoạch tấn công tàu Moskva cho đến sau khi họ tiến hành chiến dịch.



NBC News lần đầu tiên đưa tin về vai trò của Mỹ trong vụ đánh chìm tàu.



Phát biểu trước đó hôm 5/5 sau tường thuật của New York Times về vai trò của Mỹ trong việc hỗ trợ Ukraine giết các tướng Nga, ông Kirby cho biết các cơ quan Mỹ “không cung cấp thông tin tình báo về vị trí của các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao trên chiến trường hoặc tham gia vào các quyết định nhắm mục tiêu của quân đội Ukraine ”.
“Ukraine kết hợp thông tin mà chúng tôi và các đối tác khác cung cấp với thông tin mà họ thu thập và sau đó họ đưa ra quyết định của riêng mình và họ thực hiện các hành động của riêng mình”, ông Kirby nói.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/6560887.html
Cuộc chạy loạn của một người Ukraine gốc Việt

Tường trình từ Warsaw, Ba Lan

[Image: Bu%CC%80i-Minh-Tie%CC%82%CC%81n-1-1024x768.jpg]
Anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan (ảnh: Đoan Trang)

“Từng có nhà, có cửa, có công ăn việc làm ổn định, tôi không bao giờ nghĩ cảnh phải chạy loạn trong bom đạn, và giờ ngồi đây, và chưa biết tương lai thế nào,” anh Bùi Minh Tiến, người từ Mariupol di tản sang Ba Lan, khi Nga xâm lược Ukraine.
Vừa nhắc tới tên thành phố Mariupol, anh Tiến chớp mắt, bồi hồi: “Có muốn rời nó đâu. Hơn ba chục năm gắn bó với mảnh đất ấy, kỷ niệm đong đầy. Nó như quê hương thứ hai của mình rồi còn gì…”


Người chết trước mắt


Vẫn cặp mắt lộ rõ vẻ đau buồn, anh Tiến hồi tưởng những ngày cuối Tháng Hai kinh hoàng: “Mấy ngày trước khi chiến sự nổ ra, chúng tôi nghe tiếng máy bay xà quần trên trời. Cứ nghĩ quân đội họ tập trận hay gì đó. Chiều ngày 24, vừa cơm nước xong, bỗng tôi nghe tiếng bom nổ ầm ầm. Lúc đầu nghe xa xa, chập sau thì bùm bùm hàng loạt, rồi nổ ngay trước mặt mình luôn.”

Chung cư 144 căn hộ nơi anh ở bắt đầu hỗn loạn. Hàng xóm í ới gọi hỏi nhau chuyện gì đang xảy ra. Còn trong ngôi nhà trên lầu bảy, người vợ và đứa con gái của anh Tiến hoảng sợ khóc la. “Tôi là đàn ông trong nhà, cố giữ bình tĩnh,” anh nói. Mấy ngày sau, một trái bom rơi xuống phá sập một trong bốn cửa vào của toà nhà chung cư, điện nước bị cúp hết, các gia đình bên cửa bị sập không còn cách nào khác phải xuống hầm trú ẩn – điều không ai muốn.


[Image: GettyImages-1240458764.jpg]Mariupol hiện là mặt trận ác liệt nhất Ukraine. Sau nhiều tuần giao tranh, gần như toàn bộ thành phố với hơn 400,000 dân này đã thành bình địa. Chính quyền Ukraine cho biết hơn 20,000 dân đã thiệt mạng. Truyền thông Nga xem việc tàn phá Mariupol là một chiến tích lớn nhất kể từ khi xâm lược Ukraine – MARIUPOL, UKRAINE, ngày 4 Tháng Năm 2022 (ảnh: Leon Klein/Anadolu Agency via Getty Images)


“Bên phía nhà tụi tôi, cửa chưa bị phá, nhưng thấy mọi người xuống hầm, tôi cũng đưa vợ con xuống theo,” anh Tiến kể tiếp. “Người vơ đại vài món. Người đi không kịp mang theo gì, lại phải nhờ hàng xóm lên lấy xuống giúp.” Anh Tiến kể, thời tiết Ukraine lúc đó lạnh lắm, ngày nào cũng 2-3 độ C, có ngày rớt xuống 0 độ. Căn hầm có từ thời Thế chiến thứ hai, ẩm thấp, lạnh lẽo, chứa hơn trăm con người, Người già và trẻ em chỉ được quanh quẩn trong đó. Cánh đàn ông “trồi lên trụt xuống” miệng hầm vì chịu không nổi, hơn nữa họ còn phải ra ngoài đốt lửa nấu cơm”.


“Lúc nào không ra được bên ngoài, tụi tôi phải thay phiên nhau lấy cái quạt, quạt phành phạch cho thông gió,” anh Tiến diễn tả. “Có anh bứt rứt, trèo lên miệng hầm cho khuây khoả, trúng bom chết tươi. Còn dưới hầm, tận mắt tôi chứng kiến cụ già bị bệnh tim, vừa nghe bom nổ cái ầm, cụ đứng tim luôn.”


Cuộc chạy loạn

Tới ngày 8 Tháng Ba, khi hơn một nửa người trong chung cư của anh Tiến chạy loạn, gia đình anh vẫn chưa có ý định rời khỏi căn hầm u ám. Nhưng đến ngày thứ 19, lính Nga tới đóng quanh khu vực hầm trú ẩn. Họ yêu cầu những chủ nhân ở căn hộ tầng một, tầng hai đưa chìa khoá, để vào đó ngủ nghỉ. Những lúc yên ắng, lính Nga ra ngoài pha trà, ngồi uống nhâm nhi. Lúc này, anh Tiến thay đổi ý định.
Đó là ngày 17 Tháng Ba, anh Tiến rủ thêm hai gia đình, chuẩn bị xe cộ để lên đường. Xe của anh lúc đó chỉ còn khoảng 20 lít xăng, anh vẫn quyết đi. Lính Nga thấy mấy gia đình lục đục chất đồ lên xe thì phất tay, kêu cứ việc đi. Nhưng anh Tiến kể, hôm ấy, anh vừa đặt chiếc vali lên xe, một trận bom đổ xuống. Đàn bà con nít khiếp sợ chạy ào xuống hầm. Những người đàn ông vẫn ở trên xe. Sau đó, họ tìm cách ra ngoài rồi chui xuống gầm xe, nằm rạp dưới đất tránh bom. Cuộc di tản thất bại.

Hai hôm sau, ngày 19 Tháng Ba, lúc 10 giờ sáng, thấy không khí có phần yên ả, anh Tiến và hai gia đình kia lại lên xe. Chạy được một đoạn, bom nổ ở đâu không biết nhưng bụi đất bắn tung toé lên kiếng xe. Mọi người vẫn đạp ga, không dừng bước. Anh Tiến diễn tả cuộc chạy loạn bằng xe hơi:
“Chạy được khoảng 5, 10 cây số thì chúng tôi không còn nghe tiếng bom nữa, tiếp tục chạy theo hướng Tây ra khỏi thành phố. Lái thêm khoảng 30 km nữa, chúng tôi tới một thành phố khác. Xe hết xăng, chúng tôi phải nán lại hai ngày, sau đó có người Ukraine cho xăng, mọi người lên xe chạy tiếp.”
Chưa vơi nỗi kinh hoàng, anh Tiến nhớ lại hai bên đường khi đó toàn lính Nga. Ba chiếc xe cứ chạy khoảng 50-100 km thì phải dừng lại, theo lệnh của lính Nga ven đường. Đi thêm mấy đoạn như thế, họ được lính Nga… dẫn đường. Họ được lệnh đi theo xe dẫn đường, vì nếu chệch một chút là có thể “dính” mìn. Toàn bộ những cây cầu trên tuyến đường này khi đó đều bị bom đánh sập.


Cứ như thế, ba chiếc xe tiếp tục chạy thêm khoảng sáu, bảy ngày nữa thì tới gần biên giới Ba Lan. “Còn một đoạn nữa mới tới biên giới, nhưng mọi người khuyên đừng lái xe mà đi tàu hoả qua tới phần đất Ba Lan cho an toàn. Chúng tôi bỏ luôn xe dọc đường, làm theo lời khuyên. Chúng tôi đặt chân đến Warsaw lúc 11 giờ khuya, được đưa tới chùa Nhơn Hoà, được cho ăn uống, và có quần áo mới, chăn mền đầy đủ,” anh Tiến kể.


[Image: GettyImages-1240432651.jpg]Dòng người tiếp tục di tản khỏi tử địa Mariupol để đến Zaporizhzhia – ZAPORIZHZHIA, UKRAINE, ngày 3 Tháng Năm 2022 (ảnh: Diego Herrera Carcedo/Anadolu Agency via Getty Images)


Tương lai mù mịt


Anh Tiến quê ở Vĩnh Long. Nhà đông anh em nên anh được bố mẹ cho đi Ukraine học hồi năm 1988, lúc anh 22 tuổi. Thời gian đó, nhiều người Việt đi qua Đông Âu bằng đường hợp tác lao động. Anh Tiến chịu khó đi học, đến năm 1992 thì tốt nghiệp. Nửa muốn về, nửa muốn ở lại, nhưng cuối cùng anh ở lại, chọn nghề thợ hàn làm kế sinh nhai.


“Hồi đó, cả thành phố Mariupol sống nhờ vào nhà máy sản xuất sắt thép và xe tăng, rộng tới 10 km2. Đây là nhà máy lớn nhất nhì Liên Bang Xô Viết. Có khoảng 100 người Việt làm việc trong ấy. Tôi cũng làm ở đó. Khi Liên Xô tan rã, nhà máy ‘banh càng’ luôn,” anh Tiến kể. Năm 2000, anh lập gia đình. Cô con gái duy nhất của vợ chồng anh năm nay 18 tuổi, đang theo học trường y ở Kyiv. Gia đình anh đều mang quốc tịch Ukraine. Năm 2012, anh cùng bạn bè hùn hạp mở shop buôn bán.


Giờ sang được Ba Lan, con gái của anh Tiến nộp đơn thì được Úc cấp thị thực. Nhưng đó chỉ là thị thực du lịch. “Mọi người nói cứ đi đi, rồi xin tị nạn sau,” anh kể với giọng không vui. “Giờ chỉ cần mua vé máy bay là đi thôi, nhưng tuần sau con gái có kỳ thi, tôi nói thôi để nó thi cử cho xong đi đã.”


[Image: GettyImages-1240458590.jpg]Một con bồ câu xuất hiện nhưng chẳng biết bao giờ bình yên mới trở lại với Mariupol – Mariupol, Ukraine, ngày 4 Tháng Năm 2022 (ảnh: Leon Klein/Anadolu Agency via Getty Images)


Lý do khác khiến anh chần chừ là anh sợ bên Úc cuộc sống đắt đỏ, tiền học của con gái cũng cao, bản thân anh chị lớn tuổi, không chắc có học lại nổi tiếng Anh hay không. Anh Tiến tâm sự: “Trước chiến tranh, thành phố Mariupol cũng nghèo, thiếu thốn lắm. 60-70% người già chỉ đủ trả tiền nhà, còn dư chút đỉnh ăn uống. Tụi tôi đỡ hơn, ai cũng có shop bán hàng, người có căn hộ, hay xe cho thuê. Cứ nghĩ tuổi 55-56 ở Ukraine hưởng già là đủ rồi. Không bao giờ tôi nghĩ mình vất va vất vưởng như thế này, dù chính phủ Ba Lan đối xử rất tốt với người tị nạn. Đi tiếp chỉ có thể làm thuê làm mướn, sức khoẻ đâu còn như hồi đôi mươi. Giờ chỉ còn lo cho tương lai con gái, chứ tụi tôi coi như xong. Cùng lắm về lại Việt Nam còn ba má. Mấy anh em đủ ăn đủ mặc, chỉ có tôi, mang tiếng đi ngoại quốc mà giờ lại nghèo nhất.”


Chia tay chúng tôi, anh lại buồn, buông lời bâng quơ nghe mà đau lòng: “Nhà tôi bên Ukraine chưa bị bom phá. Ngồi nhớ lại góc nhà, góp bếp mà mình từng lau chùi, chăm sóc, nhớ quá, chẳng biết đến bao giờ mới được quay trở lại.”


/* nguồn: https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gi...-goc-viet/
Đọc chơi cho vui từ 
FB Nguyễn Ngọc Chu


Loài cướp biển mới
Nguyễn Ngọc Chu



1. Những kẻ cướp biển, từ ngàn năm xa xưa, mai phục rồi tấn công một tàu thuyền, sau đó cướp đi của cải trên tàu thuyền. Đó là bọn cướp biển truyền thống. Nhưng ở thế kỷ 21 này, vào thời đại văn minh rực rỡ của loài người, lại xuất hiện một loài cướp biển “siêu hạng”, chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Chúng không cướp của cải trên thuyền, mà cướp cả một đại dương rộng lớn đòi biến thành biển riêng của chúng. Tất cả tài nguyên trong vùng biển chúng tuyên bố cướp – đều bị coi là tài sản riêng của chúng. Chúng không cho ai khai thác tài nguyên trong lòng biển, ngoài chúng. Chúng cấm mọi tàu thuyền của nước khác đánh bắt cá trên vùng biển chúng tuyên bố cướp. Đó là loài cướp biển mới.



Trung Quốc lại cấm đánh bắt cá trên vùng biển của Việt Nam. Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc ký năm 2000.

Mặc cho phía Việt Nam kịch liệt phản đối, năm này qua năm khác, Trung Quốc thích cấm đánh bắt cá lúc nào thì ban lệnh lúc đấy. Trung Quốc không đếm xỉa đến phản đối của Việt Nam. Sự thật là tàu thuyền của ngư dân Việt Nam không thể đến đánh bắt cá tại vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc tuyên bố cấm. Đơn giản là Trung Quốc cậy vào sức mạnh hải quân.



2. Trung Quốc ngang nhiên vẽ đường lưỡi bò, chiếm khoảng 80% diện tích cả vùng Biển Đông Nam Á làm biển riêng của Trung Quốc. Là vì Trung Quốc cho rằng không có nước nào trong khu vực có lực lượng hải quân mạnh bằng hải quân Trung Quốc.

Theo thống kê năm 2020 thì hải quân Trung Quốc có số lượng tàu chiến đông nhất thế giới (777), tiếp theo là Nga (603), Bắc Triều Tiên (492) và Hoa Kỳ (490). Đông nhất không có nghĩa là mạnh nhất.

Một chỉ số quan trọng về sức mạnh hải quân chính là tải trọng. Theo chỉ số này (thống kê 2014), Hoa Kỳ xếp số 1 (3.415.893 tấn). Tiếp theo là Nga (845.739 tấn), Trung Quốc (708.886 tấn), Nhật Bản (413.800 tấn), Anh quốc (367.850 tấn), Pháp (319.195 tấn), Ấn Độ (317.725 tấn), Italia (173.549 tấn), Đài Loan (151.662 tấn).

Theo bảng xếp hạng tổng thể về sức mạnh hải quân thì Hoa Kỳ là số 1. Sau đó là Nga. Rồi đến Trung Quốc.



3. Nhưng cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đã cho thấy là sự xếp hạng sức mạnh quân sự theo lý thuyết không trùng với thực tế. Không ai ngờ được, cường quốc quân sự thứ 2 thế giới là Nga đang bị tổn thất nặng nề trên chiến trường Ukraine.

Không chỉ trên bộ, mà trên biển, không ai khác, cũng chính Ukraine, bằng hai tên lửa Neptune đã đánh chìm soái hạm Matxcova, làm các nước thức tỉnh về sức mạnh đích thực của hải quân, làm thay đổi “bảng xếp hạng” sức mạnh hải quân thế giới.

Trước chiến tranh Nga – Ukraine, trên biển, Trung Quốc có lẽ chỉ ngại mỗi hải quân Hoa Kỳ. Nhưng sau sự kiện soái hạm Matxcova bị đánh chìm, Trung Quốc chắc chắn đã nghĩ lại.

Liệu Trung Quốc có tiếp tục đua tranh với Mỹ về số lượng hàng không mẫu hạm hay không? Chỉ sau một thập niên Trung Quốc đã có 3 hàng không mẫu hạm. Với tốc độ đó Trung Quốc sẽ đuổi kịp số lượng 11 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ trong tương lai. Nhưng liệu số phận hàng không mẫu hạm và tàu chiến của Trung Quốc có sống sót trước các tên lửa diệt hạm tiên tiến không? Hay rồi sẽ chịu chung số phận như tuần dương hạm Matxcova nếu xảy ra một cuộc đối đầu?

Với những gì đã xảy ra trên chiến trường Ukraine, có thể dự đoán rằng, vào thời điểm hiện tại, hải quân Trung Quốc chưa phải là đối thủ của hải quân Anh và hải quân Nhật Bản. Trung Quốc sẽ gờm hải quân Nhật Bản hơn mà bớt diễu võ dương oai trên biển Hoa Đông. Nhưng ở Biển Đông, Trung Quốc vẫn sẽ không ngừng lấn tới.
Thực tiễn Ukraine cho thấy, có thể bẻ gẫy sức mạnh của những kẻ cướp cường quyền trên bộ và trên biển. Trước hết là đừng sợ. Cùng với không sợ là vũ khí khắc tinh và hiện đại.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32