VietBest

Full Version: Phản biện xã hội
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Chơi lớn:  Đức chuẩn bị giao xe tăng phòng không Gepard.



Germany to supply Gepard anti-aircraft systems to Ukraine


BERLIN, April 26 (Reuters) - Germany will officially approve the delivery of Gepard anti-aircraft systems to Ukraine, a senior lawmaker from one of the ruling coalition parties said on Tuesday.

Johannes Vogel, of the liberal Free Democrats, confirmed a report in daily Sueddeutsche Zeitung that Defence Minister Christine Lambrecht is set to offer the weapons at Tuesday's meeting with allies at the United States' Ramstein Air Base in Germany.

[Image: 800px-Gepard_1a2_overview.jpg]

/* nguồn: https://www.reuters.com/world/europe/ger...022-04-26/
Mỹ chủ tọa buổi họp 40 quốc gia tại căn cứ quân sự Mỹ ở Ramstein tại Đức với mục đích thảo luận hỗ trợ quân sự Ukraine tự vệ.






Wildfires have been left burning unchecked in Siberia because the Russian miliary units that usually deal with them have been relocated to fight in Ukraine.

Vast blazes have become an increasingly common occurrence in the region from spring to autumn.
re at warSiberian wildfires burning unchecked because Russian military units which usually fight them are at war

https://www.independent.co.uk/climate-ch...63988.html


[Image: 2022-04-26-103915.png]
(2022-04-26, 09:41 AM)phai Wrote: [ -> ]Wildfires have been left burning unchecked in Siberia because the Russian miliary units that usually deal with them have been relocated to fight in Ukraine.

Vast blazes have become an increasingly common occurrence in the region from spring to autumn.
re at warSiberian wildfires burning unchecked because Russian military units which usually fight them are at war

https://www.independent.co.uk/climate-ch...63988.html


[Image: 2022-04-26-103915.png]

 Rốt cuộc thiên nhiên cũng nhập cuộc lấy công lý dùm cho Ukraine.
Một thời gian dài sau thời gian Việt Nam được hưởng diện "tối huệ quốc" với Châu Âu sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận VN. Lúc đó các quốc gia phương Tây đồng loạt miễn thuế cho VN khi xuất cảng sang Châu Âu. Làm như vậy để giúp dân VN thoát khổ. Khi CSVN tư hữu hóa tài sản từng cướp về, và áp dụng nền kinh tế thị trường. Sự miễn thuế này là nhân đạo, CSVN cũng "hưởng sái" đến 20 năm trời đấy. Sau này EU mới bỏ vụ miễn thuế.

Bây giờ EU miễn thuế cho Ukraine. Đó là sự hỗ trợ nhân đạo rất hữu hiệu cho nền kinh tế của một quốc gia đang bị suy trầm.




EU đình chỉ thuế quan cho hàng hóa Ukraine

[Image: 9b3219db-85ca-48aa-8c64-07155bba1dd4_w1023_r1_s.jpg]
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen.

Ủy ban châu Âu ngày 27/4 đề nghị đình chỉ trong vòng một năm thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa Ukraine không nằm trong thỏa thuận thương mại tự do hiện có để giúp kinh tế nước này trong thời kỳ chiến tranh với Nga.

Các biện pháp này sẽ áp dụng đặc biệt đối với trái cây và rau củ, đối tượng của các yêu cầu về giá tối thiểu, các sản phẩm nông nghiệp đang đối mặt với hạn ngạch và một số mặt hàng công nghiệp nhất định. Thuế quan lên các sản phẩm này sẽ được dỡ bỏ dần trước cuối năm nay.

Việc dần dần dỡ bỏ thuế này, được đặt ra trong hiệp định thương mại tự do EU-Ukraine năm 2016, áp dụng cho phân bón, các sản phẩm nhôm và ô tô.

Liên hiệp châu Âu cũng sẽ miễn trừ cho Ukraine các biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu thép và dỡ bỏ thuế chống bán phá giá mà EU hiện đang áp đặt đối với ống thép và các sản phẩm thép cuộn cán nóng của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết ông đã thảo luận về đề nghị này với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/4 và bày tỏ lòng biết ơn của ông.

Đề nghị hiện nay sẽ cần được Nghị viện châu Âu và các chính phủ EU đồng ý để có hiệu lực.

Ủy ban châu Âu, cơ quan giám sát chính sách thương mại của 27 quốc gia EU, cho biết các biện pháp chưa từng có trước đây được đưa ra nhằm giảm bớt khó khăn cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Ukraine trước sự xâm lược của Nga.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/eu-dinh-c...47940.html


Nghe hơi quen quen, y hệt như Việt Nam.




Hoặc là khai sáng, hoặc là chết mòn một cách ngu xuẩn trong bưng bít thông tin.




Jixian Wang: The Chinese vlogger broadcasting the Ukraine war

Earlier this year Chinese programmer Jixian Wang moved to the Ukrainian port city of Odesa for work. Months later, Russia invaded the country.
Mr Wang found that back home his friends and family were being told a different version of what was happening in Ukraine, by Chinese state media.
He decided to start making videos highlighting the reality of his situation and posted them on Chinese social media in the hopes of reaching his fellow countrymen.

Since then he has been heavily censored and briefly cut off from contact with his family back home. But Mr Wang tells the BBC he is determined to continue.

(xem video)
 Không hoàn toàn đồng ý với nội dung của tác giả, nhưng ông này đã nói hộ những ý chính.
 

 Tưởng niệm 30/4, người Việt ở Mỹ hi vọng Ukraine tránh được số phận của VNCH


[Image: 02af0000-0aff-0242-bc26-08da2a316773_cx0...3_r1_s.jpg]
TƯ LIỆU: Một lá cờ Ukraine bị rách treo trên dây trước một tòa nhà chung cư bị phá hủy trong cuộc xung đột Ukraine-Nga ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine, ngày 14 tháng 4 năm 2022.


Vào lúc cộng đồng người Việt khắp nơi ở Mỹ đang tưởng niệm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine đang tô đậm thêm nỗi xót xa cay đắng nơi một số người khi họ nghĩ về số phận của đất nước họ giờ không còn tồn tại.

Sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa trước cuộc tiến công của phe cộng sản khép lại Chiến tranh Việt Nam, một cuộc xung đột đẫm máu không chỉ giữa hai miền nam bắc mà còn là cuộc đối đầu ý thức hệ thời Chiến tranh Lạnh giữa các cường quốc Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc.

Tại Việt Nam, chiến thắng của phe cộng sản được mô tả là kết cục hào hùng cho công cuộc “giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” nhưng đối với hàng triệu người bỏ nước ra đi sau năm 1975, nó đặt dấu chấm hết cho một nền tự do mà họ từng biết và gieo vào tâm thức họ nỗi “quốc hận.”
47 năm sau, những kí ức tưởng đã lùi xa giờ lại hiện lên sống động khi những hình ảnh từ cuộc chiến của Nga ở Ukraine nhắc họ nhớ lại những đau thương và kinh hoàng của cuộc chiến mà họ đã trải qua, và về số phận của đất nước họ khi cuộc chiến kết thúc.

Kể từ khi Nga phát động chiến tranh nhắm vào nước láng giềng phía nam vào tháng 2, Tiến sĩ Đinh Xuân Quân, một kinh tế gia đã về hưu ở miền bam bang California, thường xuyên xuất hiện trong những chương trình bình luận thời sự của một đài truyền hình tiếng Việt địa phương. Ông đưa ra những phân tích về tình hình chiến sự hàng ngày và nhắc nhở khán giả nhớ về những gì từng xảy ra ở Việt Nam
“Cuộc xâm lăng Ukraine của Nga đã làm tôi suy nghĩ rất nhiều và liên tưởng tới cuộc chiến tranh Việt Nam nhất là sắp tới ngày 30 tháng 4, ngày mà Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ,” ông nói với VOA qua email ngày thứ Năm. “Nó cho tôi liên tưởng đến một miền Bắc xâm chiếm miền Nam, nó là cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam, một cuộc chiến giữa phe Quốc gia giành độc lập và phe Cộng sản trá hình Việt Minh có từ những thập niên 1930-1940 đến 1975.”

Từng phục vụ trong tư cách một chuyên viên kinh tế tại ngân hàng trung ương của Việt Nam Cộng Hòa, ông cho biết ông bị bắt đi tù cải tạo trong ba năm và sau đó vượt biên qua Mỹ vào năm 1979.

[Image: a38cae93-e47f-46a2-ab7f-8c9140d83d86_w650_r1_s.jpg]
Tiến sĩ Đinh Xuân Quân


Ông nhận định sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa là “thí dụ điển hình phe tà thắng phe thiện” trong cuộc chiến giữa tự do chống lại độc tài. Bi kịch của Việt Nam Cộng Hòa là nước này có đồng minh nhưng không kiên trì như phe cộng sản, ông nói. “Sau khi đồng minh nhất là Mỹ rút thì Việt Nam Cộng Hòa cố gắng hết sức để tự lực tự cường nhưng thời gian không cho phép.”

Đối với những người từng cầm súng chiến đấu, sự ủng hộ và hỗ trợ mà Mỹ và các nước phương Tây đang cung cấp cho Ukraine khiến họ không khỏi chạnh lòng về điều mà họ xem là sự đơn độc của Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến chống lại phe cộng sản. Việt Nam Cộng Hòa đã bị “bỏ rơi” và cuối cùng bị “bức tử” bởi chính những đồng minh của mình.

“Vào thời điểm năm 1973 [Mỹ] rút hết quân đội ra khỏi miền Nam, từ bao nhiêu tỉ đôla họ rút xuống còn 300 triệu,” ông Đinh Hùng Cường, thiếu tá bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa từng tham gia chiến đấu bảo vệ một tuyến đường tiếp tế vào đầu tháng 4 năm 1975, nói từ bang Virginia, lưu ý rằng viện trợ của Mỹ sụt giảm mạnh đã khiến quân đội gặp rất nhiều khó khăn trên chiến trường.

“Còn bây giờ mình thấy cả thế giới, các quốc gia NATO bên Âu Châu, đều đồng lòng giúp cho Ukraine để mà chống lại Nga. Nước Mỹ lúc đầu còn e dè thì bây giờ đã đi tới ba mươi mấy tỉ đôla để giúp cho Ukraine thì mình thấy rõ là Ukraine đứng vững được ngày hôm nay là nhờ NATO, nhờ Mỹ, nhờ thế giới tự do. Còn Việt Nam không thể đứng được vì họ đã bỏ mình, họ không viện trợ cho mình, và hơn nữa họ không có lòng nhân đạo để giúp cho mình chiến đấu thành ra bắt buộc mình bị cộng sản chiếm thôi.”

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày thứ Năm yêu cầu Quốc hội cấp 33 tỉ đôla để hỗ trợ Ukraine – một mức tăng rất lớn về tài trợ của Mỹ dành cho cuộc chiến với Nga - và các công cụ mới để rút tài sản từ các nhà tài phiệt Nga. Yêu cầu ngân khoản này bao gồm hơn 20 tỉ đôla cho vũ khí, đạn dược và các hình thức viện trợ quân sự khác, cũng như 8,5 tỉ đôla hỗ trợ kinh tế trực tiếp cho chính phủ và 3 tỉ đôla viện trợ nhân đạo.



“Chúng tôi cần dự luật này để hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến vì tự do,” ông Biden nói tại Nhà Trắng sau khi kí yêu cầu ngày thứ Năm. “Cái giá phải trả của cuộc chiến này không hề rẻ, nhưng nhún nhường sự gây hấn thì sẽ còn tốn kém hơn.”

Khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang lùi xa dần vào quá khứ và những thế hệ người Việt trẻ hơn sinh trưởng ở Mỹ ít gắn bó hơn với cộng đồng, có những lo ngại rằng rồi đây kí ức về cuộc chiến vì tự do của Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị quên lãng. Nhưng Sean Le, 40 tuổi, một hạ sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đã giải ngũ, đang cố gắng gìn giữ những kí ức này và phổ biến nó qua những video mà anh đăng tải trên kênh YouTube của anh với hàng trăm ngàn người theo dõi.

Trả lời phỏng vấn của VOA từ Quận Cam ở nam California, anh cho biết kể từ khi anh theo gia đình qua Mỹ định cư vào năm 1995, anh bắt đầu đọc và hiểu nhiều hơn về biến cố lịch sử 30 tháng 4 mà trước đây ở Việt Nam anh chỉ biết đó là một ngày lễ đánh dấu sự kiện “giải phóng miền Nam.”
“Khi mình càng tìm hiểu thì mình càng thấy đau lòng. Đó là một trong những giai đoạn lịch sử mà Sean thấy rất là quan trọng mà chúng ta cần phải gìn giữ và phải nhắc đến, không những nhắc đến mà phải vinh danh những người đã hi sinh vì cuộc chiến đó và những nạn nhân đã bỏ mạng trên biển cả,” anh nói, nhắc đến những người tị nạn vượt biên sau năm 1975. “Những nhân vật trong lịch sử này không hề được nhắc đến dưới mái trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Sean cảm thấy đó là một điều rất bất công, một điều sỉ nhục cho lịch sử.”

[Image: 02af0000-0aff-0242-8bdb-08da2a2cf8a9_w650_r0_s.jpg]

Sean Le, một người Việt thuộc thế hệ trưởng thành ở Mỹ, nói anh ngộ ra nhiều điều về biến cố 30 tháng 4 và Việt Nam Cộng Hòa sau khi rời Việt Nam đến Mỹ định cư năm 1995. (Ảnh: Facebook Sean Le TV)


Cựu quân nhân này nói anh nhìn thấy những nét tương đồng giữa cuộc chiến của Việt Nam Cộng Hòa nửa thế kỉ trước và cuộc chiến của Ukraine ở hiện tại. Anh hi vọng số phận của Ukraine sẽ khác Việt Nam Cộng Hòa nhờ sự hỗ trợ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

“Qua cuộc chiến này chúng ta thấy được lòng yêu nước của người dân Ukraine mạnh mẽ đế cỡ nào, nó không dễ gì khuất phục trước bất cứ sức mạnh về quân sự nào của kẻ xâm lăng,” anh nêu ý kiến.

Sau khi thất bại trong cuộc tấn công vào thủ đô Kyiv ở phía bắc Ukraine vào tháng trước, Nga hiện đang cố gắng chiếm hoàn toàn hai tỉnh miền đông được gọi là Donbas.

Ukraine thừa nhận đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn và làng mạc ở đó kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu vào tuần trước, nhưng nói rằng Moscow đã đánh đổi những bước tiến bằng tổn thất to lớn đối với một lực lượng Nga đã suy yếu sau thất bại trước đó gần thủ đô.

Các quan chức phương Tây nói Nga chịu ít thương vong hơn sau khi thu hẹp quy mô cuộc xâm lược nhưng con số này vẫn ở mức "khá cao," trong khi Bộ Quốc phòng Anh cho biết những bước tiến của Nga đến nay vẫn hạn chế và trả giá bằng "tổn thất đáng kể."

Dù cuộc chiến ở Ukraine gợi lại nỗi xót xa nơi nhiều người Việt từng sống dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, nó cũng khơi niềm hi vọng nơi những người từng tuyệt vọng chứng kiến sự cáo chung của đất nước họ.

Cựu thiếu tá Đinh Hùng Cường nói Ukraine “thật là may mắn” khi nhận được sự ủng hộ và viện trợ từ các nước đồng minh cũng như dư luận quốc tế, điều mà nước của ông đã thiếu khi cuộc chiến bước vào giai đoạn quyết định.

“Mình hãy tin tưởng rằng chính nghĩa lần này sẽ thắng và Ukraine sẽ không bị bức tử như Nam Việt Nam 47 năm về trước,” ông nói.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tuong-nie...51191.html
Thằng này lại giả điên. Kiểu như thằng đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi bảo vệ dân Nga khi nó xách hỏa tiễn bắn vào quốc gia người ta. Mệt những thằng giả điên này ghê.




Bộ trưởng Tô Lâm muốn Châu Âu giúp bảo vệ an ninh mạng
RFA
2022.04.28

 

[Image: 6daa7e49-7660-4512-8450-ab3c590e1ec9.png] Bộ trưởng Công an Tô Lâm gặp ông Gunnar Wiegand - Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Đối ngoại của EU - hôm 27/4/2022 ở Hà Nội Bộ Công An

Bộ trưởng Công an Tô Lâm nói Việt Nam muốn được EU giúp tăng cường bảo vệ an ninh mạng, đồng thời đánh giá cao những hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực này nhất là từ sau khi Hiệp định Tự do Thương mại EU - Việt Nam (EVFTA) đi vào hiệu lực hồi tháng tám năm ngoái.

Theo truyền thông Nhà nước, trong cuộc gặp với ông Gunnar Wiegand - Giám đốc điều hành khu vực Châu Á Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Đối ngoại của EU - hôm 27/4, Bộ trưởng Tô Lâm đã đánh giá cao những hỗ trợ và hợp tác tích cực của EU đối với Việt Nam trong việc xây dựng và thực hiện các điều luật liên quan đến an ninh mạng.

Ông Tô Lâm nói, trong quá trình xây dựng Luật An ninh mạng và các quy định có liên quan, Việt Nam đã nhận được những tham vấn và chia sẻ của EU liên quan đến việc bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Người đứng đầu Bộ Công An mong muốn sẽ tiếp tục nhận được hỗ trợ về kinh nghiệm của EU trong lĩnh vực hạ tầng và chia sẻ dữ liệu qua biên giới, bảo vệ các dữ liệu quan trọng.

Luật An ninh mạng của Việt Nam đi vào hiệu lực vào đầu năm 2019 là một luật gây nhiều tranh cãi và đã bị các cơ quan nhân quyền quốc tế, chính phủ Mỹ và EU chỉ trích là có thể được dùng để bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích Chính phủ một cách ôn hoà.

/* nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/viet...94551.html
Tụi VC làm những chuyện trơ trẻn như vậy, tưởng thế giới ngu, chỉ nó khôn thôi.

Hôm nay đọc trong group Cali trên fb chia xẻ một cháu tình nguyện viên VN tử trận ở Ukraine. Ngoài những lời cảm thán của nhiều người, lại có một số nhỏ bò đỏ phỉ báng, chửi tục tỉu, bảo đánh thuê có gì mà nói.

Thiệt là hết nói nổi!!
(2022-04-30, 01:51 AM)005 Wrote: [ -> ]Thằng này lại giả điên. Kiểu như thằng đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi bảo vệ dân Nga khi nó xách hỏa tiễn bắn vào quốc gia người ta. Mệt những thằng giả điên này ghê.



Vậy chứ thiếu gì những thằng điên xun xoe đi ủng hộ chúng.
(2022-04-30, 07:15 AM)phai Wrote: [ -> ]Vậy chứ thiếu gì những thằng điên xun xoe đi ủng hộ chúng.

  Một người có vẻ hơi chập mạch thiệt. Còn một người rõ ràng là giả điên. DLV mà điên thì làm sao kiếm cơm anh Phai? Shy
Hôm nay đọc bài của anh Buu Che của group Kết Nối Việt thấy hay hay...

FB Buu Che

Từ cuộc chiến ở Ukraine.. Nghĩ về cuộc chiến ở Việt Nam..

Để bắt đầu cuộc chiến thì chính quyền phải khơi dậy lòng căm thù bằng tuyên truyền tẩy nảo.. Nga bắt đầu cuộc chiến bằng những cáo buộc hết sức vô căn cứ đó là
1) Ukraine không phải là một nhà nước độc lập có chủ quyền .. mà chỉ là một phần lãnh thổ của Nga (khi xưa Đức Quốc Xã trước khi tấn công Nga cũng xài lý do này).
2) nhà nước Ukraine là một loại tân phát xít, đang đàn áp người gốc Nga.. cái mắc cười là nhà nước tân phát xít này do một người gốc Do Thái cầm đầu, thế mà một số lớn người dân Nga tin vào điều này mới hay.
3) Ukraine đang đe dọa nền an ninh của Nga. Nghĩ lại càng mắc cười một quốc gia nhỏ bé (từ lãnh thổ, số dân, cho đến tiềm năng quân đội, vũ khí, và hầu như không có khả năng vào NATO) không có ai đỡ đầu mà lại ngông nghênh đe dọa nền an ninh của Nga. Nơi và số lượng vũ khí quy ước (đứng hàng thứ 3 trên thế giới) vũ khí hạt nhân đứng hàng thứ hai.. Trong khi Ukraine thì không có hột nhơn gì ráo.. Mà lại đe dọa Nga để làm cái giống gì? Để xâm lăng Nga?
Những điều hết sức vô lý đó nhưng đại đa số người dân Nga bị tẩy nảo bởi truyền hình, radio một chiều của Putin làm họ bị mê hoặc. Cái nguy hiểm là Putin cáo buộc Ukraine là tân phát xít điều này chạm đến nổi đau và nổi nhục của người dân Nga. Khi nhớ lại cuộc thế chiến thứ hai, Đức Quốc Xã đã xâm lăng Nga và nhiều trận chiến đẫm máu xảy ra trên đất Nga. Putin biết lợi dụng nỗi đau và nhục này để kích động lòng dân và quân. Nó giống như CSBV đã kích động lòng yêu nước của người dân Bắc Việt đẩy mạnh cuộc xâm lăng Miền Nam.. gọi là cuộc chiến “giải phóng” vì Miền Nam bị Mỹ đô hộ. Chế độ Diệm lê máy chém đi khắp Miền Nam. Thực tế máy chém chỉ chém có một tên VC. Mỹ Ngụy ăn thịt người. Miền Nam rên xiết dưới ách Mỹ Ngụy.. vân vân và vân vân.. Thế là Miền Bắc sẳn sàng hy sinh bằng mọi giá.. Một hạt gạo chẻ làm tư.. Thanh niên nam nữ xung phong đi B (Miền Nam) để giải phóng. Từng đoàn quân đi dọc Trường Sơn để đổ vào Nam, Hà Nội hy sinh bao nhiêu quân cũng không sờn lòng, “đánh cho biết quân đội Nhân Dân anh hùng”.. Tổn thất nhân mạng.. gia đình nạn nhân không được thông báo. Áp lực xã hội, áp lực làng xã cho “bằng chị, bằng em” .. người người thi đua, làng làng thi đua… làng ta có nhiều người đi B hơn làng bên..etc. Ôi đủ cả. Đảng CSVN càng đẩy mạnh cái sĩ diện hảo, lường gạt lòng yêu nước của đồng bào Miền Bắc để quyết chiếm lấy Miền Nam..
Ngày nay Putin cũng làm y chang như thế, cũng giấu số lượng quân nhân tử thương, bị bắt, số lượng quân cụ bị phá hủy..etc.. Những ông bố, bà mẹ Nga cứ nghĩ rằng con mình đang đi giải phóng Ukraine, cứu những gốc dân Nga đang bị chính quyền Zelenyi đàn áp, tiêu diệt. Những ai biểu tình hay có ý tưởng chống chiến tranh ở Nga có thể bị 10 năm tù. Bắc Việt thời đó mà ai dám có tư tưởng chống lại chiến tranh “giải phóng miền nam”? Tù mút chỉ cà tha.. Điển hình như ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện. Cái khác biệt khi xưa (Việt Nam) và hôm nay (Ukraine) đó là khi xưa CSBV lập nên một bức tường sắt về thông tin.. Nên người dân Miền Bắc đa số mù thông tin trung thực chỉ tin vào báo đài đảng.. Còn ngày nay với mạng internet (cho dù Putin cấm twitter, facebook..etc) thông tin vẫn rò rỉ. Sẽ trở thành vết dầu loang. Người dân Nga sẽ nhận ra sự thật .. và một số giới trẻ Nga đã mạnh dạn xuống đường biểu tình chống chiến tranh nhờ truy cập thêm tin tức bên ngoài.. Số ít khác biết sự thật nhưng không dám xả thân hy sinh chống đối đành phải nói theo luận điệu của nhà nước Nga. Một số lớn bậc trung niên và lớn tuổi thì vẫn u mê tin vào truyền thông nhà nước vì thế tin rằng Putin đang đưa lại hào quang cho Nga, giải tỏa nỗi nhục Phát Xít .. đang giải cứu dân Nga..etc.
Về quân sự thì có điểm khá tương đối gần giống nhau đó là Quân Đội Nga với số lượng súng đạn dồi dào so với Ukraine.. Bắn rãi ào ạt vào thành phố, khu dân cư của Ukraine với mục đích khủng bố tinh thần dân chúng và quân đội Ukraine, dập nát trước khi tấn công. Trong khi đó bên Ukraine thì súng đạn có giới hạn, hỏa lực khá yếu giống VNCH khi xưa sau khi Mỹ rút (1973).. Nhưng khác nhau là Ukraine được cả thế giới tuồn vũ khí vào giúp.. Còn VNCH những ngày cuối cùng chả còn đạn, chẳng còn xăng.. Đi năn nỉ xin quốc hội Mỹ khẩn cấp chi viện vài trăm triệu (đạn dược, ..etc) nhưng Mỹ ngó lơ… thì thành ra VNCH chết tức tưởi.
Quân đội Nga tràn vào Ukraine hiện nay. Bảo là đi giải phóng .. nhưng Nga có hỏi toàn bộ người dân Ukraine có ai muốn được giải phóng hay không? Chiến thuật khủng bố gieo rắc kinh hoàng cho người dân Ukraine của Putin hiện tại (pháo, bắn vào đoàn người di tản ra khỏi thành phố, bắn sẻ dân chúng trên đường phố, mồ chôn tập thể) cũng giống Miền Nam chịu đựng năm xưa. Pháo kích đặt mìn, bom vào khu dân cư, đắp mô đường quốc lộ “người chết hai lần, thịt da nát tan”, trận Mậu Thân Huế, mồ chôn tập thể... Tuy nhiên cái khác biệt đau đớn là khi xưa không có mạng internet nên thông tin có thể lọt qua bức màn sắt, thành ra người Miền Bắc không có một nguồn thông tin nào khác để đối chứng.
Cũng nói thêm là không phải anh/chú bộ đội nào ra đi từ Miền Bắc vào Nam cũng khát máu quân thù (Mỹ và Ngụy).. Đọc vần thơ sau (được chia sẻ rộng rãi trên internet, cho rằng từ một bộ đội Miền Bắc.. xin trích một đoạn ngắn)
“Vào nơi đây tuy đất người xa lạ
Nhưng Miền Nam vẫn cùng một quê hương
Vẫn hàng dừa xanh, vẫn những con đường
Vẫn hương lúa ngọt ngào
Tiếng tiêu gợi nhớ
Con trâu về chuồng
….
Phải gài mìn gieo tang tóc thương đau
Đã nhiều lần tay con run rẩy
Khi gài mìn để phút sau bổng thấy
Xác người tung và máu đổ chan hòa
Máu của ai
Máu của bà con ta
Máu của những người như con như mẹ
Đêm hôm ấy mắt con tràn lệ
Ác mộng về, con trằn trọc thâu canh”
Tôi tin, những người như chú bộ đội này nếu họ sống ở Miền Nam thì họ cũng sẽ là một quân nhân đầy lòng nhân đạo và quả cảm của VNCH. Khi xưa Mỹ và VNCH thua trận ngay tại mỗi phòng khách của mỗi gia đình người Mỹ vì cái TV. Ngày nay Nga sẽ thua trận tại vì mạng lưới internet/mạng xã hội. cái đau là khi xưa .. truyền thông Mỹ đồng lòng gieo rắc sự thiên vị .. ngày này mạng xã hội nếu tỉnh táo sẽ tìm ra sự thật.
(nếu các bạn có viết còm .. xin viết còm với lời lẽ nhã nhặn bày tỏ suy nghĩ của mình.. Chúng ta không nên chửi rủa bên nào hết.. Tất cả đều là nạn nhân.. Ngoại trừ một số người thủ lợi)
(2022-04-30, 11:41 AM)Ech Wrote: [ -> ]Quân đội Nga tràn vào Ukraine hiện nay. Bảo là đi giải phóng .. nhưng Nga có hỏi toàn bộ người dân Ukraine có ai muốn được giải phóng hay không?


Đây là câu trả lời. Mình dịch lại một bài báo đăng trên ZEIT ONLINE Đức ngữ vừa đăng hôm nay mọi người xem chơi:


 Phản kháng chống "giải phóng quân"

Cherson là thành phố duy nhất của Ukraine hoàn toàn bị Nga chiếm đóng. Tuy nhiên dân chúng phản kháng chống lại mối đe dọa chia rẽ và một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu.

Simone Brunner
30.04.2022



[Image: wide__871x490__desktop]
Một người lính Nga đi tuần ở Cherson, ảnh chụp của nhiếp ảnh RIA Novosti, một thông tấn xã nhà nước Nga

Ihor Kolychajew nói chuyện thỉnh thoảng có dấu hiệu tuyệt vọng, nhưng khi nói đến Cherson thì anh cứ lặp đi lặp lại nhấn mạnh rằng: "Cherson là của Ukraine". Ông thị trưởng đã bám trụ mặc dù quân Nga đã chiếm cứ thành phố miền Nam Ukraine này hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Trước tòa thị sảnh, ông cho treo cờ Ukraine vàng xanh. Tiếp tục điều hành thành phố. Và khác đoạn viết trên mạng xã hội của ông luôn bắt đầu bằng câu: "Chào bạn, đây là phát ngôn thành phố Cherson của Ukraine."

Thành phố cảng nằm trên cửa ngõ sông Dnipro ra Hắc Hải, là thành phố lớn đầu tiên bị quân Nga chiếm cứ sau ngày xâm lăng 24 tháng Hai. Và cũng là thành phố duy nhất bị chiếm lĩnh toàn diện cho đến nay. Nhưng sự phản kháng của thành phố từng có 300 ngàn dân mạnh mẽ - đầy uy dũng. Vẫn thường thấy các đoạn phim, hình ảnh hoạt động của những người thiên Ukraine nơi đó. Đó là những người cầm cờ xanh vàng, bích chương và lời gọi: "Cherson, chính là đất Ukraine!". Tổng thống Wolodymyr Selenskyj  vinh danh thành phố là "anh hùng thành".

Tuy nhiên đó là những ngày mơ hồ cho Cherson và cũng vô định cho ông thị trưởng Kolychajew đã từ chối hợp tác với Nga đã sớm tràn vào nội các của ông cầm một danh sách chứa toàn yêu sách từ 60 ngày nay. Bắt đầu tuần này tình hình chuyển biến xấu cho cá nhân ông và Cherson. Hôm thứ Hai những người Nga có trang bị vũ khí đã chiếm cứ tòa thị sảnh, đuổi Kolychajew  ra, thay ổ khóa và cả người gác dan. Sang ngày hôm sau họ đưa lên một tân thị trưởng và một tân tổng đốc. Đó là những con rối của Mạc Tư Khoa.

Mới đây có tin rằng, bọn xâm lăng sẽ lập một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu thành lập một "Nước cộng hòa nhân dân Cherson", tương tự như "Cộng hòa nhân dân Done" và "Cộng hòa nhân dân Luhansker" cách đây tám năm. Hoặc là họ muốn tách cả một vùng này ra khỏi Ukraine. Thành phố Cherson nằm cách khoảng 2 giờ lái xe với đảo Crimea, nên là vị trí chiến lược quan trọng và là một điểm kết nối bắc cầu đường bộ cho toàn vùng Donbas. Thêm vào lợi thế vùng này là con kinh Bắc Crimea từng cung cấp nước cho bán đảo Crimea cho đến năm 2015 bị Ukraine chặn lại. Sự khan hiếm nước và hạn hán vì thế trờ thành vấn đề lớn nhất của bán đảo Crimea, cho nên lúc Nga chiếm được vùng này, họ cho nổ ngay cái đập.

[Image: original__550x763__mobile]
Dân chúng biểu tình phản đối quân chiếm đóng Nga. Đây là hình ảnh chụp từ màn hình trên mạng xã hội.  © Social Media/Reuters

Bây giờ thành phố này sẽ ra sao khi Nga dùng chính sách vũ lực cưỡng đoạt tòa thị sảnh? Ông cựu thị trưởng Kolychajew diễn đạt tình hình Cherson là "tâm lý khó khăn". Ông trả lời phỏng vấn của ZEIT ONLINE qua WhatsApp trong vội vã. Thành phố đã bị khóa chặt, không có hành lang nhân đạo nào, việc tiếp tế thuốc men cũng gặp khó khăn. Chiều thứ Tư vừa qua có một chiếc hỏa tiễn bắn trúng vào một công sở, nhưng không có thương vong.

Hiện tại các công việc bình thường cũng khiến ông cựu thị trưởng Kolychajew gặp khó khăn như làm sao có thể thực hiện công việc hành chánh của thành phố khi tòa thị sảnh bị họ dùng vũ lực chiếm cứ? Theo luật pháp của Ukraine, những người như ông cựu thị trưởng nếu hợp tác với Nga để điều hành thành phố sẽ mang tội thỏa hiệp, tội phản quốc. Nhưng nếu họ không làm việc, thì mọi thứ trong thành phố sắp phải đình chỉ như các bệnh viện, vệ sinh công cộng, trường học. Koychajew nói, "chúng tôi là các con tin của Nga". Tuần này ông đã viết một bức tâm thư gửi tổng thống Ukraine Selenskyj xin mệnh lệnh. Cho đến hôm nay ông chưa được hồi đáp.

Cherson không phải là Mariupol, một thành phố cảng trở thành biểu tượng của sự tàn phá do chiến tranh của người Nga. Và cũng không phải là Bucha, tên thành phố đã  trở thành một biểu tượng của sự man rợ người Nga ban cho qua chiến tranh. Nhưng Cherson lại là thành phố duy nhất từ ngày đầu cuộc chiến bị hoàn toàn khống chế bởi quân Nga. Và Cherson cũng là biểu tượng cho sự khó khăn áp đặt chính quyền Nga tại đó. Quân Nga đến đây không được xem là "giải phóng quân". Mà được xem là những kẻ xâm lăng dã man, tiếp tục dùng vũ lực, đàn áp và khủng bố lên dân chúng. Hiện trong nhà tù thẩm tra cũ ở trung tâm thành phố đã có 250 người bị bắt - và có lẽ bị tra tấn. Đó là những cựu quân nhân, các nam nữ chính trị gia địa phương và các nhà hoạt động nằm trong sổ bìa đen của Nga.

Thành phố có một thứ không khí lạ lùng nằm giữa chiến tranh và hòa bình, giữa sự chiếm cứ và khủng bố, giữa sự can đảm và tuyệt vọng, do cư dân thành phố thuật lại khi nói chuyện vớ ZEIT ONLINE. Ở Cherson đã không còn chiến đấu gì nữa nhưng những người thiên Ukraine vẫn tiếp tục kéo nhau đi lòng vòng trong thành phố rồi bị lực lượng vũ trang Nga bắn dọa, tấn công, đuổi đi bằng trái sáng và lựu đạn cay. "Ở đây vũ khí là công lý", Sergej Petrenko cho biết. Anh này có tên thật khác và mới chạy trốn khỏi thành phố cách đây vài hôm. Anh ta sợ ép đi lính cho phe ly khai thân Nga trong cái quốc gia tự phong của họ như đã xảy ra ở các vùng bị bọn ly khai thân Nga chiếm cứ ở Donbass. Hơn phân nửa cư dân đã di tản khỏi Cherson, hiện chỉ còn độ 130 ngàn người ở lại.

Ký giả địa phương Serhiy Nikitenko cũng vì sự an toàn bản thân mà bỏ chạy. Tuy nhiên anh này vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với nội thành Cherson. Đối với anh, quân đội Nga sau hai tháng chiếm đóng vẫn không thành công việc thiết lập điều hành dân sự hành chánh như toan tính chiến tranh sai lầm của Nga bằng quân đội là một dấu hiệu nữa cho thấy ước tính sai lạc của Nga từ đầu cuộc chiến. Anh nói, "họ kéo quân đến đây, nhưng chẳng hiểu gì về chúng tôi cả".  Khi tràn vào thành phố họ lập tức chiếm ngay đài truyền hình và nhà tù thẩm tra. Người Nga mang đến cho Cherson các xuyên tạc và đàn áp, rồi bây giờ thì sao?

Nikitenko cảm thấy không khí chung của thành phố và vùng này không đủ để diễn tả là "thân Ukraine" mà là "thân Âu Châu thì hơn". Trước đây người Cherson từng bay đi chơi vào cuối tuần sang Instanbul, Krakau hoặc là Budapest. Cũng ngay tại nơi đây, vùng nói nhiều tiếng Nga ở miền Nam, gần bán đảo Crimea, cư dân thích Liên Âu hơn là Nga.

Nikitenko  nói tiếp, "Và người Nga đến đây và tin rằng chúng tôi bỏ hết ngần thứ ấy để đổi lấy vài cái tượng Lenin ư?" - Anh ví von trong câu nói về chuyện gần đây một cái tượng bị kéo sập trong một thành phố nhỏ bị chiếm đóng. Riêng anh không tin rằng sẽ có một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu nào của tụi thân Nga. "Để làm giả một cuộc trưng cầu dân ý như vậy cũng cần hình ảnh một số ít người ủng hộ để chiếu lên truyền hình tuyên truyền của Nga".

Nhưng có hay không có làm trưng cầu dân ý giả hiệu, điều đó cũng không có nghĩa là Mạc Tư Khoa sẽ không thử chia rẽ Cherson bằng các phương pháp vi hiến.

Cố vấn của tổng thống Selenskyj, ông Oleksij Arestowytsch cảnh báo rằng, chính trị gia Nga đã toan tính xác nhập Cherson với vùng phụ cận Saporischschja vào bán đảo Crimea, một loại "cưỡng đoạt xâm lăng thâm sâu Cherson".  Bắt đầu Chủ Nhật ngày mai Cherson buộc phải xử dụng tiền rúp của Nga thay vì đồng Hrywnja của Ukraine. Và cũng trong tuần này đã có tin rằng lính Nga có thể mang hạt giống của toàn vùng nông nghiệp Cherson sang Siberia. Điều này gợi nhớ nạn đói lớn thời Stalin ở thập niên 30, nạn Holodomor, lúc đó lính Sô Viết cũng tịch thu thu hoạch vụ mùa của nông dân Ukraine.

Nếu từ đầu cuộc xâm lược quá ít thiện cảm với Nga rồi, thì bây giờ Cherson càng ít thiện cảm hơn nữa. Jurij Stelmaschenko, một dân cử của hội đồng thành phố, hiện cũng đã rời bỏ thành phố nói, "Chẳng có người nào có đầu óc chỉ cần hơi bình thường một tí thôi có thể có thiện cảm với đội quân Nga, cái lũ tàn sát dân chúng ở Irpin, Bucha được cơ chứ?".  Sự ủng hộ từ phía dân chúng được ông Stelmaschenko cho rằng "hiện tại là con số không". Điều này không thể kiểm chứng được. Nhưng việc người Nga gặp khó khăn lớn trong việc tìm người thỏa hiệp đã chứng minh điều đó.

Cứ như vậy thì đội quân Nga chiếm đóng vùng này tính theo đường dài, chỉ có thể cai trị dân chúng bằng vũ lực tối đa, gieo rắc sợ hãi và đàn áp mà thôi.

/* nguyên bản: Widerstand gegen die "Befreier" -  https://www.zeit.de/politik/ausland/2022...widerstand