VietBest

Full Version: Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Giáo dục Con tim trong Thiên niên kỷ Mới

Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ – Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được Giáo sư Lia Diskin ở Palas Athena, Brazil, chào đón với niềm vui vô bờ bến. Mặc dù đây là một cuộc gặp gỡ trực tuyến, nhưng cô ấy nói rằng trên thực tế, đó là chuyến viếng thăm lần thứ năm của Ngài đối với Brazil.

[Image: 2021-11-24-Dharamsala-N01_SA94229.jpg][i]Giáo sư Lia Diskin ở Palas Athena, Brazil chào mừng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến với buổi trò chuyện về “Giáo dục Con Tim” trực tuyến tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 24 tháng 11, 2021. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel[/i]
 
Khi giới thiệu Đức Ngài với khán giả, Diskin đã đề cập đến tầm quan trọng mà Ngài đã đặt vào ngành giáo dục; và cô trích dẫn những nỗ lực mà Ngài đã thực hiện để thiết lập các trường học cho trẻ em Tây Tạng lưu vong. Cô cũng ghi nhận sự nhiệt tình mà Ngài đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học hiện đại trong hơn 30 năm. Cô cũng nhận xét về mối quan tâm lâu dài của Đức Ngài về việc biến đổi khí hậu và sự thiệt hại đối với môi trường.

Đức Ngài đã chúc mọi người hiện đang có mặt – một “Buổi sáng tốt lành”, và “Tashi Delek” (lời chúc bằng tiếng Tây Tạng), đồng thời nói rằng Ngài rất vui khi có cơ hội được trò chuyện với họ.

“Những con voi có thể có bộ não lớn hơn chúng ta, nhưng con người chúng ta thì thông minh hơn. Trí thông minh của chúng ta là một phẩm chất riêng biệt của con người. Trong vài nghìn năm qua, thế giới đã chứng kiến một số lượng lớn những người thầy và các tư tưởng gia, bao gồm cả Đức Phật – những người đã thể hiện trí thông minh tuyệt vời của con người.

“Tuy nhiên, nếu trí thông minh này bị kết hợp với sự hận thù, sân giận và sợ hãi, thì nó có thể trở nên rất huỷ diệt. Vì vậy, thay vào đó – chúng ta nên phải cẩn thận kết hợp nó với trái tim ấm áp nhân hậu. Tự bản chất, trí thông minh sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất của chúng ta, nhưng khi nó được kết hợp với lòng nhân ái và trái tim ấm áp, thì nó sẽ mang lại sự an lạc nội tâm và cải thiện được thể chất của chúng ta.

“Việc trưởng dưỡng một tấm lòng ấm áp không chỉ là một vấn đề mang tính tôn giáo, mà ngay cả các nhà khoa học ngày nay cũng đánh giá cao sự đóng góp của nó trong việc tìm kiếm sự an lạc nội tâm. Là loài động vật có vú và sinh vật xã hội; khi còn bé, chúng ta được tắm mình trong tình yêu thương của mẹ, mà điều này thì chẳng có liên quan gì đến vấn đề tôn giáo cả. Nó là về sự tồn tại sống còn của chúng ta. Vì cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào cộng đồng mà chúng ta đang sống, cho nên chúng ta cần giúp đỡ lẫn nhau. Và để làm được điều đó, thì trí thông minh thôi là chưa đủ, chúng ta còn cần cả trái tim ấm áp nữa. Heavy-black-heart4

“Tôi thường quan sát thấy rằng trong vài nghìn năm qua, sự tức giận và tự cao tự đại đã làm nảy sinh rất nhiều điều rắc rối trên hành tinh này. Shy  Đã có quá nhiều sự đánh nhau. Ngay cả trong cuộc đời của chính mình, tôi đã nhận thức rõ ràng về hậu quả của các cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, và trong Chiến tranh Lạnh sau đó – nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Những xung đột này đã diễn ra không phải vì chúng ta thiếu trí thông minh, mà vì trí thông minh của chúng ta chưa được cân bằng với trái tim ấm áp nhân hậu. Heavy-black-heart4

“Ngày nay, mọi người đều đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục, nhưng nền giáo dục nên bao gồm cả sự hướng dẫn về vai trò của lòng nhân ái đối với sức khỏe tốt của một cá nhân, cũng như sự hoà bình trong gia đình, cộng đồng và thế giới nói chung. Tôi cam kết là sẽ chia sẻ với càng nhiều người càng tốt -rằng chúng ta đều là những con người như nhau. Bởi vì điều đó giúp cho chúng ta trở thành anh chị em của nhau, chẳng có ích lợi gì khi tích lũy vũ khí và đánh nhau giữa chúng ta. Tôi tin rằng nếu quý vị thực sự trau dồi tâm từ bi, thì ngay cả khi có vũ khí trong tay, quý vị sẽ không muốn sử dụng đến nó. Heavy-black-heart4


 
“Khi tôi còn là một cậu bé, tôi có một khẩu súng hơi nhưng tôi chỉ sử dụng để xua đuổi những con chim to hơn, hung hãn hơn chuyên bắt nạt những con chim nhỏ. Nhưng ngày nay, khi tôi nghĩ về số tiền được chi cho vũ khí, quân đội và “quốc phòng”, tôi nghĩ điều đó là một sự sai lầm và đã trở nên lỗi thời. Chúng ta cần làm cho thế kỷ này trở thành một thế kỷ hòa bình hơn, một kỷ nguyên phi quân sự hóa. Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách thừa nhận rằng lý do mà chúng ta sản xuất nhiều vũ khí là vì chúng ta tức giận và sợ hãi. Nếu chúng ta có thể công nhận toàn bộ gia đình nhân loại là một cộng đồng, thì chúng ta sẽ không cần đến những công cụ hủy diệt này nữa. Heavy-black-heart4

“Giáo dục nên bao gồm sự đào tạo về phương pháp để được điềm bình và không sợ hãi. Vì các nhà khoa học ngày nay đã nhận ra tầm quan trọng của trái tim ấm áp và sự an lạc nội tâm đối với hạnh phúc cá nhân và xã hội của chúng ta, cho nên đã đến lúc việc đào tạo để trau dồi những phẩm chất này nên được đưa vào hệ thống giáo dục phổ thông.

“Tôi nuôi dưỡng lòng từ bi trên cơ sở rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Bất cứ nơi nào tôi đến, cho dù đó là Châu Âu, Châu Phi hay Châu Mỹ Latinh, tôi đều mỉm cười. Trái tim ấm áp nhân hậu là điều cốt yếu nếu chúng ta muốn biến thế kỷ này trở thành một thế kỷ hòa bình và một thế giới hòa bình. Đây là điều mà tôi muốn chia sẻ với quý vị”.

Tiến sĩ Eliza Kozasa – người sẽ điều hành phần câu hỏi và trả lời với Đức Ngài – tự giới thiệu mình là một nhà nghiên cứu về khoa học thần kinh, thành viên của Viện Tâm thức & Đời sống; và là Chủ tịch của Trụ sở Tây Tạng tại Brazil. Cô ấy hỏi câu đầu tiên, muốn biết về khoa học thần kinh có thể hỗ trợ cho việc trưởng dưỡng giáo dục về lòng vị tha và lòng từ bi như thế nào.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, mặc dù ý thức thường bị chiếm cứ trước sự kích thích của các cơ quan giác quan của chúng ta, nhưng việc nuôi dưỡng lòng từ bi và trái tim ấm áp thì được liên kết với ý thức. Chúng ta không tìm kiếm sự an lạc nội tâm ở mức độ cảm giác mà là ở mức độ tinh thần. Đây là lý do tại sao giáo dục nên tập trung vào những phương pháp để phát triển một tâm hồn lành mạnh, cũng như một thân thể tráng kiện để thiết lập một thế giới hòa bình hơn.

Ngài giải thích rằng chúng ta cảm nhận được tấm lòng ấm áp thực sự chủ yếu đối với những người anh chị em con người của chúng ta. Cho dù bản sắc dân tộc khác nhau, mối quan hệ chính trị và niềm tin tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả chúng ta đều là một phần của nhân loại. Vì vậy, chúng ta cần phải nuôi dưỡng lòng nhân ái dựa trên cơ sở tính đồng nhất của con người. Trái tim ấm áp là cội nguồn của sự an lạc nội tâm; và sự an lạc nội tâm là cội rễ của hòa bình trên thế giới.

Ngài nhận xét, ngày nay, mọi người có sự trải nghiệm rộng rãi hơn nhiều về tinh thần dân chủ và trách nhiệm xã hội, điều này phản ánh mối quan tâm của mọi người đối với cộng đồng rộng lớn hơn. Nếu chúng ta muốn nhìn thấy được những xã hội dân chủ ổn định hơn, thì ta phải khuyến khích nhiều người hơn đối với việc trưởng dưỡng sự bình yên trong tâm hồn. Heavy-black-heart4

Về mối quan hệ của chúng ta với đất mẹ, Đức Ngài đã nói rõ rằng thế giới này thuộc về tất cả những người đang sống trong đó. Thế nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ tương lai của chính chúng ta, vì thế giới này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Các nhà khoa học đã cho thấy rõ ràng rằng hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gia tăng nhanh chóng và cùng với điều đó là chúng ta đang chứng kiến nhiều hiện tượng khí hậu khắc nghiệt hơn – lũ lụt, hạn hán và hỏa hoạn. Ngài nhắc lại rằng bảo vệ môi trường chính là chăm sóc cho chính ngôi nhà của chúng ta.

Quay trở lại câu hỏi về lòng từ bi, Đức Ngài giải thích rằng, việc trưởng dưỡng lòng từ bi không phải là một sự thực hành tôn giáo chú trọng vào việc đảm bảo cho chúng ta được lên thiên đàng hay có được một cuộc sống tương lai tốt đẹp. Mà đó là về vấn đề sống một cuộc sống tốt đẹp hàng ngày ở tại đây và ngay bây giờ. Đó là về vấn đề được trở thành một con người hạnh phúc. Lòng nhân hậu là phẩm chất tốt cơ bản của con người. Chúng ta cần nó cho dù chúng ta có tin vào Đức Chúa hay Đức Phật hay không. Ngài nhớ lại rằng ngay cả những người Cộng sản Trung Quốc chống lại tôn giáo một cách gay gắt thì họ vẫn thực sự cảm động đối với việc giúp đỡ những người nghèo khổ.

Đức Ngài đã được hỏi làm thế nào mà điều mà Ngài gọi là ‘giải trừ cảm xúc’ có thể ảnh hưởng đến phản ứng của chúng ta đối với đại dịch Covid-19. Ngài trả lời rằng sức khỏe thể chất của chúng ta có liên quan đến trạng thái cảm xúc của chúng ta. Khi chúng ta lo lắng và tâm thức của chúng ta phiền não, thì ta dường như dễ bị bệnh hơn. Khi tâm hồn chúng ta an lạc, sức mạnh nội tâm đó sẽ mang lại sức khỏe tốt hơn. Đức Ngài nhận xét rằng Ngài nuôi dưỡng trái tim ấm áp hàng ngày và nhận thấy rằng điều đó thực sự rất ích lợi.

Đức Ngài xác nhận rằng, nếu chúng ta bớt chú ý đến những sự khác biệt thứ yếu về chủng tộc, quốc tịch và đức tin; và nếu chúng ta nhìn nhận những người khác với khái niệm ít hơn về ‘chúng ta’ và ‘bọn họ’, thì có thể tạo nên một thế giới hòa bình hơn. Heavy-black-heart4  Công nhận tính đồng nhất của con người, thực tế là tất cả chúng ta đều giống nhau trong việc làm người, là yếu tố quan trọng đối với điều này. Ngài gợi ý rằng nếu chúng ta thấy mình lạc lõng và cô đơn ở một nơi xa xôi; và sau đó nhìn thấy có một người đang tiến về phía mình, thì chúng ta sẽ vui mừng vì ở đây còn có một con người khác – một nguồn trợ giúp. Chúng ta sẽ không quan tâm đến việc họ đến từ đâu hoặc họ tin tưởng vào điều gì. Tulip4

Trong cuộc sống bình thường, tất cả chúng ta đều chỉ là những con người khác và chúng ta phải sống cùng nhau. Bị bận tâm với những suy nghĩ về nhóm của tôi, bộ tộc của tôi, quốc tịch của tôi một cách cục bộ là điều không cần thiết. Thay vào đó, chúng ta cần phải quan tâm đến nhân loại nói chung.

Đức Ngài nhớ lại, “Khi còn ở Tây Tạng, tôi hầu như chỉ quan tâm đến đất nước Tây Tạng và người dân Tây Tạng. Tuy nhiên, sau khi trở thành người tị nạn và là khách của Chính phủ Ấn Độ, tôi nhận ra rằng có biết bao quốc tịch, tín ngưỡng và nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Và bởi vì tất cả những con người mà họ thuộc về – đều là những con người như nhau, và bởi vì chúng ta phụ thuộc vào nhau, cho nên ta có thể thực sự coi nhau như những anh chị em của mình”.

Đức Ngài nhắc lại tầm quan trọng của việc giáo dục mọi người về vấn đề bảo vệ môi trường. Ngài quan sát thấy những con sông lớn bắt nguồn từ trên cao nguyên Tây Tạng đã cung cấp nước cho người dân khắp châu Á. Chúng rất quan trọng đối với cuộc sống của hàng triệu người. Ngài nói, với tư cách là Đạt Lai Lạt Ma, dù Ngài đã từ nhiệm khỏi các vấn đề chính trị, nhưng Ngài vẫn tận tâm cống hiến cho việc nâng cao sự nhận thức về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường.

 
Ngài đề cập đến một ước mơ của mình rằng, ở những vùng sa mạc như Bắc Phi, năng lượng mặt trời có thể được sử dụng để khử muối trong nước biển, mang lại khả năng phủ xanh sa mạc và trồng rau quả. Ngài suy đoán về việc liệu năng lượng mặt trời và năng lượng gió có thể giúp cho việc biến đổi các vùng sa mạc giữa Tây Tạng và Mông Cổ hay không.

Lia Diskin đã cảm ơn Đức Ngài về thông điệp hy vọng của Ngài. Cô bày tỏ mong muốn rằng những nỗ lực nhằm tăng cường giáo dục về lòng nhân ái, từ bi và vị tha sẽ thành công và sự cần mẫn nỗ lực sẽ được đền đáp.

Ngài trả lời: “Xin cảm ơn! Những gì tôi đã nói đều có liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ta phải quan tâm nhiều hơn đến việc nuôi dưỡng lòng nhân ái và ý thức thực sự rằng đồng loại là anh chị em của chúng ta, hãy coi toàn thể nhân loại là một cộng đồng. Xin cảm ơn quý vị.”

Một đoạn video ngắn nhắc lại bốn chuyến viếng thăm trước đây của Đức Ngài đến Brazil.

Eliza Kozasa cảm ơn tất cả những người đã tham gia cuộc trò chuyện buổi sáng, cũng như tất cả những người đã góp phần làm cho cuộc trò chuyện trở nên khả thi. Cô hỏi Đức Ngài rằng Ngài có lời cuối cùng nào dành cho người dân Brazil không.

Ngài nói: “Chủ đề yêu thích của tôi là “trái tim ấm áp”. Lòng từ bi và trái tim ấm áp không phải chỉ giới hạn trong việc thực hành tôn giáo. Chúng ta đều là con người. Mẹ của chúng ta đã sinh ra chúng ta; và chúng ta sống sót được là nhờ sự chăm sóc và tình cảm yêu thương của mẹ. Lòng nhân ái không chỉ là yếu tố then chốt cho sự tồn tại của con người mà nó còn là cơ sở để có thể sống được như một con người an lạc, hạnh phúc”. Heavy-black-heart4



https://thuvienphatviet.com/duc-dat-lai-...en-ky-moi/
🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸



🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊
🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊



🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸
Chúc Mi có một Giáng Sinh êm đềm và hạnh phúc nhất trần đời.  Hug Cheer Tulip4 223110697 223110697
[Image: 1.png?itok=N1Se6EyY]
223110697  Thankyou 223110697



Clinking-beer-mugs4 Happy New Year  Clinking-beer-mugs4

🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊
🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊



🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸🕊🌸
(2021-12-24, 11:06 PM)TTTT Wrote: [ -> ]Chúc Mi có một Giáng Sinh êm đềm và hạnh phúc nhất trần đời.  Hug Cheer Tulip4 223110697 223110697
                         

NL, hôm trước Mi có ...khoe với NL là có đọc được 1 "câu chuyện thiên thu" Hôm nay tìm được rồi nên đem vào đây khi nào NL rảnh thì ghé đọc hén.  223110697
Câu chuyện thiên thu (Thích Thông Huệ)


Ngày xưa, có một chàng thanh niên con nhà Nho giáo. Chàng là người thông minh, học rộng biết nhiều, nổi tiếng khắp vùng với tài biện luận thi phú. Chàng tự hào với vốn kiến thức của mình, cho rằng không ai qua mặt nổi. Vì thế, khi triều đình ban chiếu mở khoa thi, chàng hăng hái sửa soạn lên đường, chắc chắn sẽ chiếm giải Trạng nguyên. Gia đình và làng xóm đưa chàng một đoạn đường, ai nấy đều hy vọng một ngày không xa, được đón chàng vinh quy bái tổ.

Ngày đi đêm nghỉ, hôm ấy chàng đến một khúc sông rộng. Cô lái đò đưa chàng qua sông, thấy chàng tướng mạo hơn người nên hỏi thăm, biết chàng lai kinh ứng thí. Chuyến đò ngang khá đông khách, cô láimuốn thử tài chàng nên thưa:

–          “Được biết người là bậc anh tài, thiếp tôi muốn được học hỏi thêm. Có câu đối này, thiếp tôi xin người đừng tiếc lời.”


Chàng hơi ngạc nhiên nhưng cũng mỉm cười:


–          “Tôi không ngờ cô nương đây lại rành việc văn chương. Nhưng tôi tin cô nương sẽ không làm khó được tôi đâu. Xin cứ ra câu đối”.



Cô lái đò cao giọng đọc:
–           “[i]Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy, thiên niên bất tuyệt”(Lửa ở trong đá, chìm dưới nước, ngàn năm không tắt).[/i]

Chàng sĩ tử sững người, không thốt được lời nào. Một phần vì không ngờ cô lái đò quê lại có kiến thức như thế; nhưng phần lớn, bởi vì… câu đối quá khó so với tưởng tượng của chàng! Lời văn trau chuốt, ý tứ lại sâu xa, thật làm người ta bái phục. Đối lại từng chữ thì khả dĩ, nhưng làm sao hiểu được tận cùng ý nghĩa của câu để có trả lời tương xứng?

Chàng cứ ngồi lặng thinh suy nghĩ mãi, không biết đò vẫn trôi, không biết đã đến bến và khách đã đi hết. Chàng không biết ai đưa mình lên bờ, để mình ngồi ở đó. Chàng cũng không biết người ta đến với chàng, lay gọi chàng, đưa thức ăn cho chàng rồi lần lượt bỏ đi khi thấy chàng không có một chút phản ứng.


..... 223110697
223110697
Thời gian cứ thế trôi qua, và chàng vẫn ngồi đó, bất động. Thân xác chàng như bị tê liệt, nhưng trí óc chàng vẫn quay cuồng theo câu đối. Câu đối như một tấm lụa đen dài bay lượn trước mắt chàng, cuốn hút tâm trí chàng vào trong vũ điệu ma quái của nó. Tấm lụa đen càng lúc càng trải rộng, tốc độ quay càng lúc càng nhanh; chàng thấy mình như một mảnh kim loại nhỏ bị khối nam châm đen hút chặt, cả tinh thần và thể xác đều dập vùi tơi tả theo đà quay tít và xoáy tròn của một cơn gió lốc.

Trời đất bỗng nhiên tối sầm, một cái gì siết chặt lấy đầu chàng. Chàng càng vùng vẫy, nó càng siết mạnh hơn. Cuối cùng, tất cả vỡ tung, một tiếng nổ kinh hồn vang lên, một cơn đau khốc liệt xé nát toàn thân chàng. Chàng hét lên một tiếng, và như bị một lực vô hình hút xuống vực sâu đen ngòm thăm thẳm…

Từ đó, vào những đêm không trăng, người dân trong làng nghe vang lên từ dòng sông những tiếng kêu kỳ lạ. Tiếng kêu như than thở, như tiếc nuối, như uất hận, hòa với tiếng nước rạt rào vỗ vào bờ thành một bản bi ca ghê rợn. Và trong cái hòa thanh bất tận ấy là một giọng vút cao, đọc lên câu đối của cô lái đò lúc trước.


Người làng biết rằng, chàng sĩ tử vì không tìm được câu đối lại, vừa xấu hổ với cô lái quê, vừa thất vọng vì sở học của mình chưa đến nơi đến chốn, nên uất ức mà chết. Xác thân được dân làng mai táng, nhưng hồn chưa siêu thoát vì mối hận lòng còn canh cánh, xuống Diêm đài vẫn chưa tan. Dân làng nhiều lần rước thầy cầu siêu, lập đàn giải oan, nhưng không có kết quả.

..... 223110697
223110697
Rồi một hôm, có một vị tu sĩ đi qua làng. Thấy người từ xa đến, tuy áo nâu lấm bụi đường nhưng phong cách thoát tục, dân làng đem lòng ngưỡng mộ. Họ thỉnh vị sư vào nhà làng, ân cần tiếp đãi và nhờ Người tìm cách trừ mối lo cho họ. Vị sư hỏi chuyện cặn kẽ và đồng ý ở lại làng đêm đó, nhưng với điều kiện là để Người một mình ở bờ sông, nơi chàng sĩ tử từng ngồi lúc trước.


Đêm không trăng tối mịt, ngửa bàn tay không thấy. Gió từ lòng sông thổi lên lạnh buốt. Vị sư ngồi kiết-già tọa thiền. Dân làng tuân theo lời dặn, không ai dám đến gần bờ sông, nhưng đều thao thức, hồi hộp đợi chờ. Đêm càng khuya, sương càng rơi nhiều, đẫm ướt vai áo vị sư. Nhưng người vẫn ngồi đó, an nhiên tự tại, hơi thở như có như không…

Và điều chờ đợi, cuối cùng đã đến!
Trong cái quánh đặc đen ngòm của bóng đêm, dàn hợp xướng quái đản bắt đầu cất tiếng, lần này càng có vẻ thê lương đến ghê rợn, cô đơn đến não nùng. Mọi người đều rợn gai óc, nín thở lắng nghe…

Khi bản giao hưởng của tiếng sóng vỗ réo rắt, tiếng gió thổi ù ù, tiếng kêu than nỉ non đã quyện vào nhau, đưa lên đến thang âm cao nhất, thì một giọng nam vút lên, rền rĩ từng lời của câu đối ngày nào:

–          “Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy, thiên niên bất tuyệt “

Tiếng vọng của oan hồn chàng sĩ tử vừa dứt, bỗng một giọng nói sang sảng trầm hùng của vị tu sĩ vang lên:

–            “Nguyệt tận không trung, chiếu thế gian, vạn cổ trường tồn”(Trăng ở trên không, chiếu thế gian, muôn kiếp vẫn còn).

Đột nhiên tất cả đều im ắng. Một sự bình an kỳ diệu dường như tỏa khắp không gian, khiến bầu không khí đượm vẻ thanh lương và tâm hồn mọi người trở nên lắng dịu.

Trăng hạ huyền xuất hiện. Đêm qua dần trong yên tĩnh, một vẻ yên tĩnh chưa hề có từ khi chàng sĩ tử đến đây và ôm mối hận qua đời.

Từ ngày ấy, người ta không còn nghe giọng chàng sĩ tử cất lên vào những đêm tối trời. Người ta biết chàng đã được siêu độ. Còn tung tích của vị sư, thì không ai rõ, vì buổi sáng sớm, khi họ ra đến bờ sông đã không trông thấy Người đâu nữa.


Thankyou 223110697 223110697 223110697 Thankyou

*Mi đọc được câu chuyện này trong quyển "Kỷ Yếu 10 Năm Thiền Viện Trúc Lâm" nhưng hôm nay tìm thấy và copy từ trang này: 

https://daovien.wordpress.com/2011/04/30/một-cau-chuyện-dầy-thiền-vị/