VietBest

Full Version: Phòng ngừa bệnh bao tử
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3

Bất kể là nam hay nữ, chỉ cần kiên trì thực hiện "3 ăn, 3 không" thì dạ dày và đường ruột sẽ rối rít cảm ơn bạn
GOLF Theo Pháp luật & Bạn đọc 23 giờ trước

Khi dạ dày hoạt động không bình thường thì các mô và cơ quan khác của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy bạn phải bảo vệ dạ dày trong cuộc sống, muốn làm vậy thì phải chú ý duy trì thực hiện "3 ăn, 3 không" này.

Sức khỏe của ruột và dạ dày rất quan trọng đối với cơ thể, bởi chúng là cơ quan tiêu hóa của cơ thể con người, chịu trách nhiệm chính trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, đồng thời giúp cơ thể đào thải chất thải và độc tố ra ngoài. Khi dạ dày hoạt động không bình thường thì các mô và cơ quan khác của cơ thể cũng sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy bạn phải bảo vệ dạ dày trong cuộc sống.
Muốn bảo vệ dạ dày thì phải chú ý đến chế độ ăn uống của mình, bạn có thể ăn nhiều 3 loại thực phẩm này và tuyệt đối không làm 3 việc này trong cuộc sống hàng ngày.
3 ăn bao gồm:
1. Khoai mỡ
Khoai mỡ là một loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống, có tính chất ôn hòa, ăn thường xuyên có thể bồi bổ dạ dày.
[Image: photo-1-1636614970294427666608.jpg]


Nó còn có thể tiết ra một loại đường đặc biệt, không những không gây hại cho ruột và dạ dày mà còn có thể sửa chữa niêm mạc dạ dày bị tổn thương, rất tốt cho sức khỏe của dạ dày. Vì vậy, nếu bạn muốn bồi bổ dạ dày, bạn có thể ăn thêm khoai mỡ mỗi ngày bằng hấp cách thủy hoặc cho vào cháo nấu đơn giản là được, hương vị mềm và dẻo, rất thơm ngon.


2. Bắp cải
Bắp cải có tính ngọt, không độc, chủ yếu đi vào dạ dày và thận, đồng thời nó còn được mệnh danh là "thiên lương" (thức ăn của trời), rất giàu vitamin K1 và vitamin U. Hai loại vitamin này không chỉ có tác dụng chống viêm loét dạ dày, bảo vệ và phục hồi các mô niêm mạc dạ dày mà còn duy trì hoạt động của các tế bào dạ dày và giảm khả năng mắc bệnh.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-1-16366149444161297495505.jpg]

Đối với những người bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, bạn có thể ép nước bắp cải với mật ong và uống mỗi ngày một cốc để giúp thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét.


3. Bí ngô
Ai cũng quen với bí ngô, bí ngô không chỉ có vị ngon giúp bổ máu mà còn có tác dụng bồi bổ dạ dày, giải độc. Bí ngô rất giàu pectin, có thể hấp thụ vi khuẩn và các chất độc hại, kể cả một số kim loại nặng và chì, sau đó thúc đẩy cơ thể thải các chất độc này ra ngoài.
[Image: photo-1-1636615036106171004254.jpg]

Đồng thời, pectin cũng có thể ngăn ngừa kích ứng đường tiêu hóa và giảm sự xuất hiện của các vết loét.


3 không bao gồm:
1. Không ngồi lâu
Ngồi lâu trong thời gian dài sẽ chèn ép chi dưới khiến quá trình tuần hoàn máu của chi dưới bị chậm lại, ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày và ruột, các chất chuyển hóa trong ruột lâu ngày dẫn đến làm giảm khả năng miễn dịch của chính đường ruột.
[Image: -16366150711711258057140.jpg]


Vì vậy, nếu muốn tránh xa các bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta không nên ngồi quá lâu, theo các chuyên gia khuyến cáo, cứ sau 90 phút ngồi làm việc bạn nên đứng dậy và vận động nhẹ nhàng khoảng 5-10 phút.
2. Không hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu lâu dài cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa, nguyên nhân là do trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại như carbon monoxide, nicotine… và rượu có chứa etanol, những chất này có thể ảnh hưởng đến tốc độ trào ngược máu trong ruột và dạ dày.
Vì vậy, để tránh xa các bệnh về đường tiêu hóa, chúng ta phải bỏ thói quen này.


3. Không ăn đêm
Với điều kiện sống ngày càng được cải thiện, ngày càng có nhiều người thích thức khuya và thường xuyên ăn vặt. Hành vi này rất không tốt cho sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến đường ruột và dạ dày.
[Image: photo-1-16366151328302134800243.jpg]

TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1636554424225-1636554425259796678342.jpg]
    3 thói quen khiến tóc rụng ngày càng nhiều nhưng chị em phụ nữ nào cũng từng mắc phải
  • [Image: photo1636555001151-1636555001472545167146.jpg]
    Cô gái 17 tuổi nhập viện do tiêu chảy, ruột đầy ký sinh trùng do 1 món ăn tươi ngon được nhiều bạn trẻ yêu thích
[size=undefined][size=undefined]
Ăn quá nhiều thức ăn giữa đêm rất có hại cho dạ dày, không chỉ dẫn đến suy dinh dưỡng, béo phì mà còn có thể mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, việc ăn đêm thường xuyên sẽ làm tăng gánh nặng của đường tiêu hóa, rất bất lợi cho quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày.[/size]
[/size]

Nguồn và ảnh: Kknews

Phân đột nhiên rất nặng mùi: có 4 nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sức khỏe mà bạn nên biết rõ
TANGERINE Theo Pháp luật & Bạn đọc 17 ngày trước

Nếu bỗng thấy "chất thải" mình tiết ra có mùi nồng nặc thì bạn không nên chủ quan bỏ qua mà hãy tìm hiểu xem nguyên nhân là do đâu.

Hệ tiêu hóa nếu được duy trì hoạt động tốt thì nó sẽ giúp thức ăn chuyển hóa trơn tru, từ đó làm phân bài tiết ổn định hàng ngày. Tuy nhiên, một số người lại gặp phải tình trạng đại tiện ra phân có mùi chua, khó chịu. Điều này có thể ngầm cảnh báo một số vấn đề sức khỏe mà bạn không nên chủ quan coi thường.
Dưới đây chính là 4 nguyên nhân khiến phân của bạn có mùi khó chịu!
1. Do bị khó tiêu
Nếu chức năng tiêu hóa hoạt động tốt thì các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ và chuyển hóa nhịp nhàng. Nhưng nếu chức năng tiêu hóa yếu mà bạn lại có thói quen ăn quá no hoặc ăn những chất khó tiêu, dễ gây kích thích thì rất dễ làm phân có mùi khó chịu.
Lúc này, bạn chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn và chọn những món ăn nhẹ, dễ tiêu để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày thì triệu chứng này sẽ được cải thiện.

[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



[Image: photo-1-1635253117950358510594.jpg]


2. Do bị táo bón kéo dài
Đột nhiên phân rất nặng mùi có thể liên quan đến chứng táo bón kéo dài lâu ngày. Để duy trì chức năng đường ruột tốt, điều quan trọng là bạn nên đi đại tiện kịp thời chứ không nên nhịn "giải quyết". Một số người bị táo bón lâu ngày thì các chất cặn bã sẽ càng tích tụ trong ruột, từ đó khiến ruột tái hấp thu các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, phân lưu lại lâu ngày sẽ tiếp tục lên men, sinh ra nhiều khí khó chịu, có người còn liên tục xì hơi, mùi khó chịu lộ rõ trong quá trình đại tiện.
[Image: photo-1-16352531412392109873633.jpg]

3. Do ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein
Việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein có thể gây ra tình trạng phân nặng mùi, khó chịu. Nhiều người biết rằng bổ sung protein rất quan trọng, bởi protein là nguồn năng lượng cho các hoạt động sống của con người.

Tuy nhiên, cần làm rõ lượng protein hàng ngày để cung cấp đủ, tránh gây dư thừa. Nhiều người tiêu thụ quá nhiều thịt ngoài gặp vấn đề tiêu hóa thì họ còn có thể sinh ra mùi hôi khó chịu trong khi đại tiện. Vì vậy, cần thay đổi thói quen không tốt này ngay.
[Image: photo-1-16352531706091989537118.jpg]

4. Do bị xuất huyết tiêu hóa
TIN LIÊN QUAN
  • [Image: photo1631004789385-1631004789617464030144.jpg]
    Chuyên gia chỉ ra 4 "điểm đen" trong căn bếp chứa cả ổ vi khuẩn E. coli có trong phân, gây tiêu chảy, ngộ độc
  • [Image: photo1628226191817-16282261919611470065407.png]
    Quiz: Không phân biệt nam hay nữ, mồ hôi đổ nhiều bất thường ở 3 vị trí sau chứng tỏ cơ thể đang có bệnh
[size=undefined][size=undefined]
Phân cò mùi rõ rệt, hơi tanh có thể liên quan đến các bệnh về hệ tiêu hóa. Một số người bị viêm loét đường tiêu hóa hoặc có khối u đang phát triển có thể bị xuất huyết tiêu hóa. Nếu chảy máu nhiều, máu mất đi sẽ bị lẫn trong phân, cuối cùng làm phân bị đen và có mùi tanh. Đây là những đặc điểm của người bị xuất huyết tiêu hóa mà bạn không nên chủ quan bỏ qua.
[Image: photo-1-16352531883621588130262.jpg]
[/size]
[/size]

Nguồn: Aboluowang
"Tiếc rẻ đồ ăn thừa, mẹ tôi trữ đồ trong tủ lạnh rồi mắc ung thư dạ dày lúc nào chẳng hay..."
TIÊN YÊN Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị 16 ngày trước

Thường xuyên ăn đồ thừa trong tủ lạnh, người phụ nữ ấy đã mắc một căn bệnh hiểm nghèo.

Đau lòng câu chuyện về người mẹ bất hạnh
Câu chuyện kể về mẹ của cô gái Xie Jiayi, 19 tuổi, sinh sống tại Malaysia vào năm 2015 đã nhận được sự quan tâm lớn của CĐM. Mẹ của cô được các bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày vào tháng 7 năm 2014 và sau gần 1 năm chống chọi với bệnh tật, mẹ cô đã qua đời.
Nỗi buồn mất mẹ đã khiến Xie Jiayi muốn lên tiếng cảnh báo về một thói quen xấu trong ăn uống. Và chính mẹ cô đã duy trì thói quen này trong 10 năm nên khi phát hiện căn bệnh ung thư dạ dày, từ một người nặng 60kg, mẹ cô sụt cân nhanh chóng trong vòng 2-3 tháng và chỉ nặng có 28 kg và ra đi mãi mãi.
[Image: photo-1-1635396706632689492549.jpg]


[Image: photo-1-1635396708646117762098.png]


[Image: close_xam.png]
[Image: close_xam.png]



Mẹ của Xie Jiayi thường tiếc rẻ đồ ăn thừa vào bữa tối hôm trước nên đem cất vào tủ lạnh, sáng hôm sau đun lại trên bếp để ăn. Vì thức ăn thừa nhà cô đa số là các món rau nên mẹ cô cho rằng rau không ảnh hưởng gì tới sức khỏe.
Khi phát hiện ra bệnh, mẹ cô phải thực hiện cuộc phẫu thuật để cắt bỏ 2/3 dạ dày và trải qua 8 đợt hóa trị kéo dài. Tuy nhiên, căn bệnh ngày càng nặng, các tế bào ung thư tái phát trở lại và phát triển mạnh khiến mẹ của Xie Jiayi cũng dần kiệt sức.
Trên thực tế, việc đun nóng lại thức ăn trong tủ lạnh vào ngày hôm sau sẽ thúc đẩy những vi khuẩn và chất có hại trong thực phẩm phát triển. Về lâu về dài, những chất này lâu dần tích tụ lại và gây hại cho cơ thể, nuôi dưỡng tế bào ung thư.

3 loại thức ăn thừa không nên cất trữ
- Rau xào: Lượng nitrit càng sản sinh ra nhiều khi rau xanh xào để lâu, thậm chí khi đã cất vào tủ lạnh. Hàm lượng nitrit trong rau thường là 1mg/kg và có thể tăng lên sau khi để qua đêm. Thông thường, lượng nitrit từ 0,2 đến 0,5g có thể gây ngộ độc với thời gian ủ bệnh dài nhất là 1-2 ngày hoặc thời gian ngắn nhất có thể chỉ 10 phút. Nitrit sau khi đi vào dạ dày kết hợp với protein để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư mạnh, rất dễ dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày.
- Nước canh xương: Cũng giống như rau xào, lượng nitrit càng sản sinh ra nhiều khi tích trữ nước canh xương để lâu. Đặc biệt, việc đựng nước canh xương trong nồi kim loại như nhôm, inox… dễ sinh ra các chất độc gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn tới ung thư.
- Hải sản: Loại thực phẩm này sau khi đã nấu chín nếu lưu trữ trong thời gian dài sẽ sản sinh ra các loại vi khuẩn, để lâu sẽ sản sinh chất thoái biến của protein, gây nguy hiểm cho gan và thận
4 thói quen ăn sáng làm "thủng" dạ dày, số 2 tưởng vô hại hóa ra lại "cực độc"
  09:24, Thứ hai 25/01/2021 




( PHUNUTODAY ) - Duy trì những thói quen ăn sáng này trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và dễ sinh bệnh.

Nhịn ăn sáng

Vào buổi sáng, axit dịch vị trong dạ dày và các men tiêu hóa tăng lên để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn của bữa sáng. Nếu bạn để bụng rỗng, các chất này không có gì để tiêu hóa và sẽ trực tiếp bào mòn niêm mạc dạ dày. Quá trình nhịn ăn lâu dài sẽ từ từ phá hủy niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét hoặc thủng dạ dày.

Ăn sáng sau 9h

Từ 6-8h là thời điểm thích hợp nhất để bạn ăn sáng. Lúc này axit dạ dày tiết ra mạnh, việc tiêu thụ thực phẩm sẽ tốt cho dạ dày và sức khỏe. Ăn sáng sau 9h sẽ khiến bạn bị đầy bụng và ảnh hưởng đến việc ăn trưa.

Ngoài ra, bạn không nên ăn sáng ngay sau khi ngủ dậy. Hãy uống một cốc nước ấm để kích hoạt lại hết thống tiêu hóa, thanh lọc cơ thể. Sau khi thức dậy khoảng 30 phút mới bắt đầu ăn sáng.



[Image: an-sang-01-0846.jpg]



Vừa ăn vừa đi làm

Đây là thói quen của những người bận rội. Tuy nhiên, ăn sáng trên đường sẽ khiến thực phẩm dính phải bụi bẩn, vi khuẩn, khói bụi... Như vậy không chỉ mất vệ sinh mà thực phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Vừa đi vừa ăn sáng sẽ làm hại đến dạ dày. Khi chúng ta ăn, thực phẩm được đưa xuống dạ dày để tiêu hóa. Nếu bạn vừa đi vừa di chuyển, quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng và gây ra ợ nóng, dầy bụng, buồn nôn...

[Image: an-sang-02-0846.jpg]

Chọn sai thực phẩm ăn sáng

Một số người chọn đồ ăn vặt để thay cho bữa sáng. Tuy nhiên, chúng chủ yếu là các món đồ khô, không tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đồ ăn vặt không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, rất dễ gây ra tình trạng tăng cân nhưng vẫn thiếu chất.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng ăn sáng bằng hoa quả giúp giảm cân mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, duy trì việc này trong thời gian dài có thể gây thiếu protein và glycogen để cung cấp năng lượng cho não, từ đó sinh ra mệ mỏi.


Một bữa sáng đầy đủ phải có protein, vitamin và khoáng chất. Nghĩa là chúng ta phải nạp đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất
Người mắc bệnh dạ dày đều có 5 thói quen xấu này, nhất là kiểu thứ 2
  19:29, Chủ nhật 24/01/2021 




( PHUNUTODAY ) - 5 thói quen xấu dưới đây khiến bạn dễ mắc bệnh dạ dày cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

Thường ăn đồ lạnh

Nếu bạn thường xuyên ăn hoặc uống đồ lạnh sẽ làm dịu cơn khát trong những ngày nóng bức rất nhanh chóng. Nhưng trên thực tế, đồ lạnh lại khiến cho chức năng tiêu hóa kém đi, vì vậy thói quen này cần sớm được thay đổi.

Nguyên nhân là nếu bạn thường xuyên ăn những đồ ăn thức uống như vậy sẽ dễ gây kích ứng đường tiêu hóa, lâu ngày làm suy yếu chức năng tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, tay chân lạnh, đau bụng rất hại cho sức khỏe.

Thường xuyên ăn đồ cay

Khi bạn thường xuyên ăn đồ cay sẽ dễ gây kích ứng, khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày.  Đồng thời, nếu ăn thường xuyên đồ cay sẽ dẫn tới tình trạng tiêu chảy, đau bụng, táo bón, trường hợp nặng có thể gây bệnh trĩ cực kỳ nguy hiểm.



[Image: an-lanh-0943.jpg]
Hay ăn đồ lạnh




Ăn quá nhiều đồ ngọt

Nhiều người thích ăn ngọt nhất là khi bị căng thẳng, hoặc stress trong công việc, học tập. Những món tráng miệng, đồ ngọt sẽ giúp bạn thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nhưng nếu bạn ăn nhiều sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề chán ăn, ăn nhiều còn gây ra tình trạng béo phì. Việc tiêu thụ nhiều đồ ngọt không chỉ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa mà còn làm biến động đường huyết, không có lợi cho sức khỏe, tim mạch.

Thường bỏ ăn sáng

Nhiều người do quá bận rộn hoặc thói quen ngủ nướng nêu họ bỏ qua bữa sáng. Tuy nhiên, điều này cực kỳ nguy hiểm bởi bữa sáng rất quan trọng, nhất là vào buổi sáng cơ thể cần nhiều năng lượng nhất. Nếu bạn không ăn sáng để ngủ nhiều hơn, hay lười vận động, điều này cực kỳ gây hại cho cơ thể.

[Image: bo-an-sang-0943.jpg]
Bỏ ăn sáng gây hại sức khỏe

Nguyên nhân là sau một giấc ngủ dài vào ban đêm, năng lượng cơ thể đã cạn kiệt, nếu không ăn uống kịp thời, dạ dày bị kích thích bởi axit dịch vị, theo thời gian chức năng tiêu hóa sẽ suy giảm rất nhiều, gây ra bệnh dạ dày.

Thường ăn khuya

Nhiều người thường ngủ muộn nên hay bị đối bùng và có thói quen ăn khuya. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên ăn khuya sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cơ thể, làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột. Đây chính là 2 cơ quan không thể nghỉ ngơi vào ban đêm, nên dễ gây ra các vấn đề như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa

Thứ ba, 23/8/2022, 11:00 (GMT+7)

Thói quen khiến trào ngược dạ dày thực quản trở nặng
Ăn quá no, đi ngủ sau khi ăn, hút thuốc… có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn, dẫn đến viêm thực quản, ung thư thực quản.
Bác sĩ, Tiến sĩ Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng sinh lý bình thường xảy ra ở mọi người khỏe mạnh. Trung bình trong 24 giờ số lần trào ngược khoảng dưới 40 lần. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) có thể gây ra các triệu chứng phiền toái tại đường tiêu hóa hoặc ngoài đường tiêu hóa.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh là ợ nóng, nôn trớ, ho khan, tức ngực, có vấn đề khi nuốt, đau họng, khàn giọng... Bệnh thường không nguy hiểm, tuy nhiên, người mắc bệnh trong thời gian dài nếu không cải thiện có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo bác sĩ Khanh, những thói quen hàng ngày, cùng lối sống không khoa học có thể là yếu tố tác động làm căn bệnh này trở nặng.
Ăn quá no


Mỗi ngày, dạ dày cần tiết khoảng 2.000 ml dịch giúp tiêu hóa thức ăn. Thường xuyên ăn một lượng lớn thực phẩm trong một lần ăn có thể làm tăng áp lực trong dạ dày dẫn tới tăng trào ngược.
Mặc quần áo bó
Mặc quần áo bó sát vùng bụng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận hành của hệ thống tiêu hóa. Một chiếc áo hoặc quần quá chật có thể khiến chúng bóp vào dạ dày và đẩy axit lên thực quản. Điều này gây ra các chứng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi, chướng bụng sau khi ăn. Quá trình tiêu hóa thức ăn bị tác động trực tiếp làm tăng nguy cơ táo bón.
Hút thuốc
Hút thuốc lá có thể gây viêm thực quản trào ngược, còn uống rượu kích hoạt trào ngược. Hút thuốc khiến suy yếu cơ vòng thực quản dưới. Khi đó, các chất trong dạ dày trào ngược lại thực quản gây ợ chua, làm tổn thương niêm mạc thực quản.
Ăn thực phẩm gây kích thích
Đồ cay, đồ chiên rán, thực phẩm béo, chocolate, tỏi, hành tây, rượu, cà phê, đồ uống có ga... có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến chức năng tiêu hóa giảm. Ăn các thực phẩm gây kích thích, nhất là đồ uống có cồn, chứa cafein làm giãn cơ vòng dưới thực quản, tăng tiết axit ở dạ dày. Đây là một trong những nguyên nhân chính tăng triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Các đồ uống có ga gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến dạ dày co thắt nhiều hơn.
[Image: z3664614851302-16e5d22d273389f-8744-5007-1661222154.jpg]

Trào ngược dạ dày thực quản với biểu hiện ợ nóng, nôn trớ, tức ngực... Ảnh: Shutterstock

Đi ngủ ngay sau khi ăn
Đi ngủ hoặc nằm ngay sau khi ăn xong khiến axit dạ dày tăng lên. Thói quen này tạo cảm giác đầy hơi, khó tiêu, nhất là những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản có thể bị nặng hơn. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Gastroenterology, người bị trào ngược dạ dày thực quản chỉ nên ngủ hoặc nằm nghỉ sau khi ăn 2 giờ.
Tiến sĩ Khanh chia sẻ thêm, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt và dùng thuốc khi cần thiết. Cụ thể là duy trì cân nặng hợp lý, ăn các bữa nhỏ, giảm chất béo bằng cách giảm lượng bơ, dầu, nước trộn salad, nước thịt, các sản phẩm từ sữa, ngồi thẳng lưng trong khi ăn, tránh ăn trước khi đi ngủ, ngừng hút thuốc... Nếu bị trào ngược axit hoặc ợ chua nhiều hơn 2 lần một tuần trong khoảng thời gian vài tuần, bạn nên dùng thuốc chống ợ chua và thuốc kháng axit. Người bệnh cần đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa nếu các triệu chứng vẫn không cải thiện.
Các yếu tố nguy cơ góp phần làm bệnh trở nặng bao gồm tuổi trên 50, thừa cân hoặc béo phì, hút thuốc, thường xuyên stress, trầm cảm, ít hoạt động thể chất. Căn bệnh này cũng có thể dẫn đến một số biến chứng như viêm thực quản, chảy máu thực quản, hẹp đường tiêu hóa, chứng khó nuốt, ung thư thực quản. Trào ngược cũng có thể gây ra các biến chứng ngoài tiêu hóa như ăn mòn răng, viêm thanh quản, ho, hen suyễn, viêm xoang và xơ phổi vô căn.
Theo Tiến sĩ Khanh, nội soi thực quản dạ dày khi có viêm thực quản có giá trị chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nếu không có tổn thương trên thực quản thì bệnh nhân không bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thực tế khoảng 80- 90% bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản không có tổn thương thực quản trên nội soi. Tiêu chuẩn "vàng" để chẩn đoán xác định hoặc loại trừ bệnh dạ dày thực quản là đo pH và trở kháng thực quản. Hiện nay, bệnh viện Tâm Anh Hà Nội là một trong rất ít bệnh viện ở Việt Nam có trang thiết bị đo pH và trở kháng thực quản.

Lục Bảo
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/nhung-thuc-pham-khien-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-nang-hon-4492419.html][/url]
[/size]

Thứ ba, 26/7/2022, 19:00 (GMT+7)
Những thực phẩm khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn
Thực phẩm cay, nhiều chất béo, dầu mỡ, chiên rán có thể gây đầy bụng, khó tiêu, tăng tiết axit… khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nặng hơn.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa - Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, cho biết trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rất phổ biến. Có thể do tính phổ biến này, mà nhiều người chủ quan không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như chán ăn, sụt cân, mất ngủ về đêm, mệt mỏi... Hơn nữa, trào ngược kéo dài dẫn đến những biến chứng như viêm hoặc loét thực quản, thực quản Barrett, hẹp thực quản... Đối với bệnh lý này, ở giai đoạn đầu, một số thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học có thể giúp kiểm soát bệnh.
Bác sĩ Ngọc Bích khuyên người bệnh nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây.
Thức ăn nhiều chất béo và chiên rán: Bao gồm phô mai, sữa nguyên kem, bơ, thịt mỡ, ba rọi, bánh snack, khoai tây chiên... Những thực phẩm này làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cho phép axit dạ dày trào ngược lên. Chất béo tạo điều kiện cho thức ăn lưu lại dạ dày lâu hơn, dễ gây trào ngược. Nhóm thực phẩm này còn gây đầy bụng, khó tiêu, từ đó, làm nặng thêm tình trạng bệnh.
[Image: thuc-pham-1-3183-1658834176.jpg]

Nhóm thực phẩm chiên rán có thể làm tình trạng trào ngược diễn tiến nặng hơn. Ảnh: Shutterstock

Thức ăn cay: Những món ăn chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt... sẽ làm nặng thêm tình trạng trào ngược dạ dày, sử dụng lâu dài có thể gây viêm hoặc loét dạ dày tá tràng. Cụ thể, nhóm thực phẩm này kích thích và làm tăng co thắt cơ vòng thực quản dưới, làm bệnh diễn tiến nặng hơn.


Rau củ và trái cây có tính axit: Là một phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ Ngọc Bích khuyến cáo, một số loại rau củ quả có khả năng kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm nặng thêm tình trạng trào ngược. Người bệnh cần hạn chế ăn, uống nước ép từ cà chua và các loại trái cây có tính axit cao như cam, quýt, bưởi... đặc biệt là khi bụng đói.
Chocolate: Không tốt cho người bệnh trào ngược. Cụ thể, thành phần methylxanthine trong chocolate có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới và tăng trào ngược. Trong khi, bột cacao có tính axit gây kích ứng dạ dày. Caffeine và theobromine trong chocolate có thể làm tăng các triệu chứng khác của trào ngược dạ dày thực quản.
Các loại thức uống chứa cồn và caffein: Như rượu cà phê, trà, nước có gas... Những thức uống này làm tăng sự giãn nở cơ vòng thực quản dưới, tăng sự tiết axit dạ dày, gây đầy bụng, kích thích trào ngược dạ dày.
[Image: bac-si-Ngoc-Bich-4499-1658834176.jpg]

Bác sĩ Ngọc Bích tư vấn cho người bệnh. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Bác sĩ Ngọc Bích chia sẻ, để kiểm soát tình trạng trào ngược, người bệnh nên tăng cường các loại thực phẩm tốt cho dạ dày như bột mì, yến mạch, sữa chua, đạm dễ tiêu... Những thực phẩm này có khả năng giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, từ đó làm giảm hiện tượng trào ngược.
Thói quen ăn uống khoa học cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc kiểm soát bệnh. Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều lần trong ngày, không ăn quá no, ăn chậm nhai kỹ, sau khi ăn 30 phút có thể đi bộ nhẹ nhàng để hỗ trợ tiêu hóa, bữa ăn cuối ngày nên cách giờ đi ngủ ít nhất 3 tiếng và không ăn đêm.
Bác sĩ Ngọc Bích cho biết thêm, điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ bệnh. Ở các trường hợp nhẹ, việc thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng sẽ cải thiện bệnh. Tuy nhiên, nếu trào ngược tiến triển nặng, kéo dài không khỏi hoặc các biện pháp điều trị tại nhà không đạt hiệu quả như mong đợi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Trong trường hợp trào ngược nặng hoặc xuất hiện biến chứng nguy hiểm, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật.

Phi Hồng

Thứ ba, 2/8/2022, 12:00 (GMT+7)
Công dụng tốt cho tiêu hóa của rau mồng tơi
Không chỉ là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, rau mồng tơi còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, phòng táo bón.
Rau mồng tơi còn gọi là mồng tơi đỏ, mồng tơi tía, lạc quỳ;... có tên khoa học là Basella rubra; hình dáng giống rau chân vịt ở nước ngoài. ThS.BS Nguyễn Văn Hậu (Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) cho biết rau mồng tơi cung cấp vitamin A3, B3, C; saponin, chất nhầy, nhiều axit amin và khoáng chất khác cho cơ thể. Đây là loại rau quen thuộc với các gia đình Việt, thường được dùng để nấu canh ăn cho mát, ít dùng làm thuốc.
Trong các tài liệu cổ, cụ thể là Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân ghi chép, rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, chủ trị hoạt trung, tán nhiệt, giải nhiệt, lợi đại tiểu trường. Rau mồng tơi đi vào 5 kinh tâm, tỳ, can, đại trường, tá tràng; chủ trị hoạt trung, giúp lợi tiểu, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt.
Bác sĩ Hậu cho biết thêm, người Indonesia còn dùng rau mồng tơi làm thuốc chữa táo bón cho trẻ em và phụ nữ đẻ khó. Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi có khả năng làm mềm phân, trong khi chất xơ giúp kích thích nhu động ruột. Loại rau này còn có thể thanh trừ thấp nhiệt ứ trong trường vị, giúp cho hoạt động bài tiết diễn ra thuận lợi hơn. Để phát huy khả năng nhuận tràng và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động, người bệnh có thể dùng rau mồng tơi theo các cách dưới đây.
Giảm táo bón


Mồng tơi giảm táo bón nhờ hàm lượng xơ và magie khá cao. 100 g nước mồng tơi xay có 13,5 g magnesium và 16 g chất xơ. Chất xơ tan làm thức ăn cho lợi khuẩn của ruột tạo ra axit béo chuỗi ngắn làm tăng nhu động ruột, chất xơ không tan tạo khối phân kích thích nhu động co bóp tống phân khối của đại tràng; magie làm tăng nhu động đại tràng.
Cách 1: Giã nát mồng tơi với nước đun sôi để nguội. Lọc lấy nước, uống mỗi ngày một lần. Uống liên tục trong nhiều tuần.
Cách 2: Nấu 500 g rau mồng tơi thành canh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
[Image: m2-2346-1659367476.jpg]

Rau mồng tơi thường được dùng để nấu canh giải nhiệt. Ảnh: Shutterstock

Cải thiện đi ngoài ra máu kéo dài
Nguyên liệu: 30 g mồng tơi, một con gà mái già cỡ vừa. Rửa sạch rau mồng tơi và gà, sau đó cắt thành miếng vừa phải.
Chế biến: Gà hầm chín tới, sau đó cho rau mồng tơi vào đun lửa nhỏ thêm 20 phút.
Liều lượng: Ăn 2-3 lần trong ngày. Mỗi tuần dùng 2 lần để đi ngoài thông suốt, không còn chảy máu.
Hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ nhẹ
Cách 1: Giã nát một nắm mồng tơi với vài hạt muối ăn, đắp trực tiếp vào hậu môn 30 phút. Mỗi hai ngày, đắp một lần.
Cách 2: Nấu canh rau mồng tơi với cá diếc, cua đồng hoặc tôm. Mỗi tuần ăn ba lần.
Bên cạnh tác dụng nhuận tràng, rau mồng tơi còn hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác như kích thích lưu thông khí huyết, chống lão hóa; cải thiện sinh lý nam; trị mụn; giảm cân; giảm cholesterol và mỡ trong máu; trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu; kích thích tuyến sữa...
[Image: m1-1908-1659367476.jpg]

Canh rau mồng tơi thường có trong bữa ăn hàng ngày. Ảnh: Shutterstock

Bác sĩ Hậu khuyến cáo, trong quá trình chế biến, không nên nấu rau mồng tơi cùng với thịt bò. Sự kết hợp này sẽ giảm tác dụng nhuận tràng, gây đầy bụng, khó tiêu, làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón của người bệnh. Dù rau mồng tơi có nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng có hàm lượng axit oxalic cao. Khi chất này liên kết với sắt và canxi gây khó khăn cho cơ thể trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng khác, từ đó dẫn đến thiếu chất và suy yếu. Do đó, mọi người không nên ăn quá nhiều rau mồng tơi.
Trong trường hợp đã ăn rau mồng tơi trong nhiều ngày nhưng táo bón vẫn không khỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và tư vấn. Lúc này, đại tiện khó khăn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý như ung thư đại tràng, bệnh tuyến giáp...

Phi Hồng

Thứ năm, 4/8/2022, 19:30 (GMT+7)

12 món ăn nhẹ cho người viêm loét đại tràng
Chuối, bánh quy giòn, sữa chua… là những món ăn nhẹ dễ tiêu hóa, có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng.
Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường, bệnh tiêu hóa và bệnh thận Mỹ, thực phẩm cũng ảnh hưởng đến các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm giúp giảm hoặc không làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Dưới đây là 12 món ăn nhẹ mà người bệnh có thể đưa vào bữa ăn lành mạnh hàng ngày.

Chuối

Theo Medical News Today, một quả chuối là bữa ăn nhẹ nhanh chóng, đơn giản cho người bị tình trạng này. Bạn có thể xay và trộn chuối với sữa để có một ly sinh tố thơm ngon. Chuối có ít chất xơ tốt cho người vừa mới phẫu thuật hoặc đang trải qua cơn bùng phát triệu chứng viêm loét đại tràng.

Người mắc căn bệnh này thường có mức kali thấp hơn do mất kali qua nước tiểu. Ăn chuối giúp bổ sung lượng kali đã mất. Một quả chuối 126 g chứa 451 mg kali. Đặc tính chống viêm của kali trong chuối cũng làm giảm bớt các triệu chứng của căn bệnh này.


[Image: Chuoi-6596-1659526125.jpg]

Chuối chứa nhiều kali làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Ảnh: Freepik.

Bột yến mạch

Bột yến mạch là món ăn nhẹ dễ làm và nhanh cho người bệnh. Bạn nên kết hợp nửa cốc bột yến mạch nấu chín với một cốc sữa đậu nành không đường hoặc hạnh nhân để tăng cường canxi. Mọi người có thể trộn bột yến mạch với một lượng nhỏ quế hoặc sốt táo để tăng thêm hương vị.

Bánh quy giòn với phô mai

Bánh quy giòn dễ tiêu hóa, bạn có thể kết hợp bánh quy với phô mai để có một món ăn nhẹ. Phô mai và bánh quy giòn cung cấp carbohydrate đơn giản, calo, vitamin D, protein và canxi. Người bệnh nên chọn phô mai cứng thay vì loại mềm vì chứa ít đường hơn.

Đậu gà rang

Đậu gà rang cung cấp chất xơ và protein nạc, dễ chế biến. Chất xơ hòa tan trong đậu gà rang cũng rất hữu ích trong việc hình thành phân. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị tiêu chảy hoặc bùng phát triệu chứng viêm loét đại tràng nên tránh chất xơ hòa tan.

Khoai tây chiên với sốt đậu gà nghiền

Mặc dù có nhiều chất xơ nhưng khoai tây chiên và sốt đậu gà nghiền là món ăn nhẹ thường được dung nạp tốt. Đậu gà nghiền giúp giảm các triệu chứng như đầy hơi hoặc chướng bụng. Bữa ăn nhẹ điển hình cho bệnh viêm loét đại tràng thường là 1/4 cốc sốt đậu gà nghiền với khoảng 60 g khoai tây chiên.

Khoai tây nướng

Một củ khoai tây nướng cũng trở thành một món ăn nhẹ đơn giản. Bạn có thể phủ lên khoai tây nướng với một ít pho mai cắt nhỏ, pho mát không sữa hoặc các loại gia vị ít muối khác để tăng thêm hương vị, canxi và protein. Các nhà nghiên cứu Mexico đã liệt kê khoai tây nướng (đã bỏ vỏ) là thực phẩm không có khả năng làm bùng phát các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng.

Bánh mì nướng bơ

Trái bơ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất béo lành mạnh, bổ sung thêm calo cho người bệnh. Để có món ăn nhẹ, bạn có thể nướng bánh mì phết thịt bơ nghiền nhuyễn. Ngũ cốc nguyên hạt thường khó tiêu hóa hơn với người bị viêm loét đại tràng, do đó nên chọn bánh mì trắng khi làm món ăn này.

Bánh mì bơ đậu phộng

Bơ đậu phộng thường tiêu hóa tốt và là nguồn cung cấp protein dồi dào. Khi làm món bánh mì bơ đậu phộng, bạn nên chọn bánh mì trắng hoặc bánh mì khoai tây, cả hai đều ít chất xơ hơn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.

Salad dưa

Người bị viêm loét đại tràng có thể làm món salad ăn nhẹ từ nhiều loại dưa như dưa hấu, dưa vàng, dưa lưới... Bởi các loại dưa thường được dung nạp tốt hơn với bệnh này. Bạn có thể dùng phần cùi sau khi đã ăn hết phần thịt, gọi vỏ để trộn salad.

Trứng luộc

Hiệp hội Nghiên cứu đường ruột Canada khuyên người bị viêm loét đại tràng nên ăn trứng vì người mắc bệnh này dung nạp trứng tốt hơn các nguồn protein khác. Trứng chứa nhiều axit amin và axit béo omega-3, người bệnh có thể ăn trứng luộc cho bữa ăn nhẹ nhanh mỗi ngày hoặc thêm vào các món salad.
[size=undefined]
[Image: truwngs-5087-1659526125.jpg]

Trứng chứa nhiều axit amin và axit béo omega-3 tốt cho người viêm loét đại tràng. Ảnh: Freepik.
[/size]

Sữa chua

Sữa chua giống như men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng. Bạn có thể ăn sữa chua như món ăn nhẹ hoặc thêm vào chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, các men vi sinh khác có thể gây ra sương mù não, đầy hơi. Người bị viêm loét đại tràng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng các men vi sinh.

Trà xanh

Bệnh viêm loét đại tràng thường gây ra tiêu chảy, dễ mất nước. Uống trà xanh có thể bù lại lượng nước đã mất. Theo nghiên cứu của Mexico, các polyphenol trong trà xanh có lợi trong điều trị các triệu chứng của bệnh này.

Tổ chức Bệnh Crohn và Viêm ruột kết Mỹ khuyến nghị, người bệnh viêm loét đại tràng nên tránh các thực phẩm không dung nạp tốt, khó tiêu hóa. Đó là thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan (quả hạch, ngũ cốc, rau sống, trái cây và củ có vỏ, hạt), thực phẩm giàu chất béo (bơ, bơ thực vật, đồ chiên), thực phẩm nhiều đường, đồ uống có cồn, thức ăn cay nóng, sữa, kem, phô mát mềm...

Mai Cát
(Theo Medical News Today)
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/10-thuc-pham-nguoi-bi-trao-nguoc-axit-da-day-can-tranh-4487003.html][/url]
[/size]

Thứ tư, 13/7/2022, 12:19 (GMT+7)

10 thực phẩm người bị trào ngược axit dạ dày cần tránh
Người bị trào ngược nên tránh ăn đồ chiên, thịt nhiều chất béo, trái cây có múi, chocolate và nước giải khát có gas.
Trào ngược axit dạ dày dẫn đến triệu chứng ho khan kéo dài, khó nuốt, hôi miệng, cảm giác chua trong miệng, ợ hơi liên tục... Bệnh nếu nếu không được điều trị và tiến triển mạn tính có thể làm tổn thương thực quản.

Lựa chọn thực phẩm không phù hợp khiến tình trạng trào ngược trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là 10 thực phẩm mà người bị trào ngược nên tránh.

Đồ chiên rán và thức ăn nhanh
Đồ chiên rán và thức ăn nhanh thường xếp hàng đầu. Đây là hai món ăn thường đi đôi với nhau, điển hình như khoai tây chiên, gà rán, bánh rán, thực phẩm tiện lợi. Thay vì ăn đồ chiên, người bị trào ngược có thể cân nhắc chọn các thực phẩm giàu chất xơ. Đây là những món ăn có lợi cho hệ tiêu hóa, có vai trò quan trọng trong việc giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.


[Image: do-an-nhanh-3741-1657679128.jpg]

Đồ ăn nhanh, chiên rán không tốt cho người bị trào ngược axit. Ảnh: Freepik

Thịt béo
Các loại thực phẩm như thịt xông khói, xúc xích và thịt ba chỉ không tốt cho chứng trào ngược axit vì chúng là những tác nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Thực phẩm giàu chất béo làm tăng sức căng ở phần thực quản, khiến thực quản gặp khó khăn khi đóng lại và cho phép axit trào ngược lên.
Thức ăn cay
Thực phẩm cay gây kích ứng niêm mạc thực quản. Theo một báo cáo trên tạp chí Bệnh lồng ngực, các loại gia vị như bột ớt và hạt tiêu là thủ phạm gây nên chứng trào ngược axit.
Cà chua
Cà chua có tính axit nên cần tránh khi bạn đang bị trào ngược. Nước sốt làm từ cà chua cũng được chứng minh gây ra các triệu chứng trào ngược.
[Image: nuoc-ep-ca-chua-1657679022-9864-1657679128.png]

Cà chua và các sản phẩm từ cà chua dễ gây ra trào ngược axit. Ảnh: Freepik

Trái cây có múi

Giống như cà chua, các loại trái cây họ cam quýt có tính axit như bưởi, cam, chanh đều là những thực phẩm kích thích trào ngược axit. Không chỉ hạn chế các thực phẩm này ở dạng ăn trực tiếp, bánh kẹo, nước trái cây làm từ các loại quả có tính axit cũng nên loại bỏ để tránh cảm giác khó chịu do trào ngược.

Allium

Allium gồm các loại như hành tây, tỏi, tỏi tây cũng có thể làm gia tăng các triệu chứng trào ngược. Allium có liên quan đến những loại rau chứa nhiều FODMAP (oligosaccharide có thể lên men, disaccharides, monosaccharides và polyols), có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa cho một số người. Nếu bạn không thể bỏ hành tây ra khỏi thực đơn hằng ngày thì có thể ăn hành tây nấu chín thay vì ăn sống để giảm tính axit của chúng.

Chocolate, caffeine

Chocolate chứa cafeine có khả năng kích hoạt trào ngược, dẫn đến kích ứng cổ họng và các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Đây cũng là một trong những thực phẩm không tốt cho chứng ợ nóng, khiến thực quản tiếp xúc với axit gây khó chịu. Đồ uống có chứa caffeine như cà phê, trà có thể làm trầm trọng thêm bệnh trào ngược.

Bạc hà

Các sản phẩm bạc hà như trà có thể làm dịu cổ họng do trào ngược dạ dày thực quản thì bạc hà tươi lại thực phẩm gây ra ợ chua. Bạc hà khiến cơ vòng thực quản bị giãn ra, tạo điều kiện cho axit trào ngược trở lại.

Đồ uống có gas

Đồ uống có gas là yếu tố nguy cơ gây ợ chua ở người bị trào ngược. Khí thoát ra từ đồ uống có gas là tăng áp lực dạ dày. Nước có gas có thể đẩy và kéo căng dạ dày, buộc cơ vòng thực quản mở ra, dẫn đến trào ngược. Nhiều loại nước ngọt có gas có chứa caffeine và cũng có tính axit cao khiến tình trạng này trở nặng hơn.

Rượu

Rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến trào ngược và gây hại cho hệ tiêu hóa. Những người bệnh về đường tiêu hóa được các bác sĩ khuyên tránh thức uống này.

Anh Chi
(Theo LiveStrong)
[size=undefined]
[url=https://vnexpress.net/9-sai-lam-khien-viem-loet-dai-trang-tro-nang-4446989.html][/url]
[/size]
Ai dễ bị trào ngược dạ dày thực quản?
Trào ngược dạ dày thực quản có thể gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng một số người có nguy cơ cao hơn như hút thuốc lá, thoát vị cơ hoành, phụ nữ mang thai.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn, nước uống sau khi xuống dạ dày vì một bất thường ở hệ tiêu hóa sẽ trào ngược lên thực quản, kèm theo dịch dạ dày. Dấu hiệu đặc trưng là ợ nóng, ợ chua. Ngoài ra, trào ngược còn có các triệu chứng khác như nuốt vướng, đau họng, buồn nôn, nôn ói, đắng miệng, chua miệng, đau ngực, ho kéo dài, rối loạn giấc ngủ...
Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Hoài Phương, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu chủ quan và không điều trị kịp thời, trào ngược có thể phát triển thành những biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, tiền ung thư và ung thư thực quản. Theo bác sĩ Hoài Phương, dưới đây là những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Phụ nữ mang thai: Thường mắc trào ngược dạ dày thực quản do sự thay đổi các hormone như progesterone, relaxin... Tăng progesterone quá mức làm giãn rộng cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản. Sự gia tăng đột ngột hormone relaxin khi mang thai cản trở quá trình tiêu hóa, làm thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn, tăng tiết axit, từ đó, gây ra hiện tượng ợ hơi, đầy bụng. Thai nhi phát triển cũng gây áp lực lên dạ dày, đè lên cơ thắt thực quản dưới, thúc đẩy axit trào ngược. Hiện tượng này thường xuất hiện ở ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ.
Người tiếp xúc với thuốc lá: Bất kể hút thuốc lá chủ động hay thụ động, khi khói thuốc đi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ kích thích tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản; làm tăng nguy cơ, tác hại của vi khuẩn HP và tăng sản xuất các gốc tự do... Khói thuốc còn làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, ức chế bài tiết các chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến giảm tái tạo tế bào, làm vết loét lâu lành.

[Image: tieu-hoa-6835-1657554661.jpg]

Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở nam giới hút thuốc lá. Ảnh: Shutterstock

Người bị căng thẳng kéo dài: Áp lực từ cuộc sống, làm việc, học tập... là những nguyên nhân thường gặp gây trào ngược dạ dày thực quản ở người trẻ.
Bác sĩ Hoài Phương chia sẻ, căng thẳng kéo dài làm tăng tiết axit dạ dày và thúc đẩy quá trình co bóp dạ dày diễn ra mạnh, làm cho cơ vòng thực quản dưới mở rộng dẫn đến chứng trào ngược. Căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn và giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn, sinh hơi và làm tăng áp lực cũng khiến cơ vòng thực quản dưới mở ra.

[Image: thuc-pham-1878-1657554661.jpg]
Người tiếp xúc với thuốc lá: Bất kể hút thuốc lá chủ động hay thụ động, khi khói thuốc đi vào cơ thể qua đường thực quản sẽ kích thích tiết pepsin, thúc đẩy trào ngược dạ dày thực quản; làm tăng nguy cơ, tác hại của vi khuẩn HP và tăng sản xuất các gốc tự do... Khói thuốc còn làm giảm lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày, ức chế bài tiết các chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, dẫn đến giảm tái tạo tế bào, làm vết loét lâu lành.
[Image: tieu-hoa-6835-1657554661.jpg]

Trào ngược dạ dày thực quản thường gặp ở nam giới hút thuốc lá. Ảnh: Shutterstock

Người bị căng thẳng kéo dài: Áp lực từ cuộc sống, làm việc, học tập... là những nguyên nhân thường gặp gây trào ngược dạ dày thực quản ở người trẻ.
Bác sĩ Hoài Phương chia sẻ, căng thẳng kéo dài làm tăng tiết axit dạ dày và thúc đẩy quá trình co bóp dạ dày diễn ra mạnh, làm cho cơ vòng thực quản dưới mở rộng dẫn đến chứng trào ngược. Căng thẳng thần kinh thường gây rối loạn và giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn, sinh hơi và làm tăng áp lực cũng khiến cơ vòng thực quản dưới mở ra.
[Image: thuc-pham-1878-1657554661.jpg]

Các loại thực phẩm không lành mạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ảnh: Shutterstock

Người có lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh: Bệnh trào ngược dạ dày thực quản dễ bị gây ra bởi ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và ít rau xanh...; thói quen ăn quá no hoặc quá nhanh, ăn xong nằm ngủ ngay. Khi ăn quá no, các cơ quan trọng hệ tiêu phải hoạt động quá mức, dạ dày căng phồng, nhu động ruột chậm lại và dịch tiêu hóa tiết ra không đủ nên thức ăn ở lại trong dạ dày lâu hơn, tăng nguy cơ trào ngược.
Thoát vị hoành: Cơ hoành là cơ ngăn cách giữa bụng và ngực. Khi mắc phải bệnh lý này, cơ hoành xuất hiện lỗ hổng thoát vị, tạo điều kiện cho các cơ quan trong khoang bụng di chuyển ngược lên lồng ngực, làm cho các chất trong dạ dày trào ngược lên thực quản dễ dàng hơn. Các bệnh lý khác như liệt dạ dày, các bệnh lý mô liên kết như xơ cứng bì... thường có triệu chứng là trào ngược dạ dày thực quản. Những vấn đề như nhiễm khuẩn HP, viêm loét hoặc viêm sung huyết dạ dày... cũng khiến tổn thương dạ dày, gây rối loạn cơ vòng thực quản dưới, dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản.
Tác dụng phụ của thuốc: Điều trị hen suyễn, giảm đau xương khớp nhóm NSAIDs, thuốc kháng histamine, thuốc an thần... có thể là nguyên nhân của tình trạng này.
Bác sĩ Hoài Phương cho biết, trào ngược có khả năng tái phát cao, khoảng 70% người bệnh tái phát trong vòng một năm. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Để quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn, người bệnh cần chú ý thực hiện lối sống khoa học như thường xuyên vận động, duy trì cân nặng lành mạnh; không ăn quá nhanh và quá no, không ăn quá khuya, chia nhỏ bữa ăn; thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng...
[Image: tap-the-duc-2-4518-1657554661.jpg]

Duy trì cân nặng hợp lý bằng cách tập thể dục giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh. Ảnh: Shutterstock

Đối với chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần hạn chế rượu bia và các thức uống có gas; tránh các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, trái cây có vị chua, có khả năng kích thích và làm tăng tiết axit dạ dày; tăng cường các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám, yến mạch; ăn trái cây ít chua, sữa chua; chọn các loại thịt dễ tiêu hóa như thịt lợn, thịt gà...
Theo bác sĩ Hoài Phương, trong các trường hợp điều trị bảo tồn không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật Nissen tạo nếp gấp đáy vị hoặc phẫu thuật Linx tăng cường sức mạnh cơ thắt thực quản dưới để điều trị dứt điểm trào ngược.
Phi Hồng
[Image: VI-KHUAN-HP-1535-1657496454.jpg?w=180&h=...O26O0b-Jvg]

Thứ ba, 5/7/2022, 09:00 (GMT+7)

Chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày
Ăn trái cây, rau xanh lá, protein nạc và sữa lên men giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi các mô tổn thương do loét dạ dày.
Loét dạ dày tá tràng là những vết loét hình thành trong niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Loét dạ dày xảy ra do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Thực phẩm hoặc đồ uống không gây loét và cũng không thể chữa khỏi vết loét dạ dày. Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm giúp phục hồi các mô bị tổn thương, còn số khác lại gây kích ứng vết loét và ảnh hưởng đến lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa. Người bị loét nên chú ý một số thực phẩm nên và không nên ăn trong quá trình mắc bệnh.
Một đánh giá năm 2021 về các loại cây thuốc được xuất bản trên Tạp chí Phân phối Thuốc và Trị liệu của Mỹ đã xem xét một loạt các biện pháp tự nhiên liên quan đến polyphenol. Polyphenol là một loại chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật có thể được sử dụng để điều trị loét dạ dày tá tràng.
Một số polyphenol giúp chữa lành vết loét niêm mạc dạ dày nhanh hơn, trong khi những chất khác có tác dụng kháng khuẩn và giúp tiêu diệt vi khuẩn HP. Cụ thể, polyphenol trong trà xanh có thể làm dịu chứng viêm và giúp tăng cường các mô lót trong dạ dày. Các loại thực phẩm từ sữa lên men như sữa chua cũng cho thấy tác dụng kháng khuẩn. Có bằng chứng cho thấy một số loại mật ong như mật ong oregano được trồng ở Hy Lạp, giết chết HP và các vi khuẩn khác. Thực phẩm cay, nóng thường được khuyên hạn chế trong chế độ ăn kiêng chữa bệnh loét.

[Image: rau-xanh-noi-tiet-2266-1656884439.png]

Rau xanh chứa nhiều chất xơ. Ảnh: Freepik

Dưới đây là một số thực phẩm người bị loét nên chọn theo gợi ý của Very Well Health.
Trái cây: loại trái cây tươi hoặc đông lạnh đều chứa chất xơ và chất chống oxy hóa hữu ích. Quả mọng, táo, nho và lựu là lựa chọn tốt, giúp giảm các triệu chứng của loét dạ dày nhờ chất chống oxy hóa polyphenol. Lưu ý, người bị loét nên theo dõi phản ứng của cơ thể, nếu các trái cây họ cam quýt kích thích trào ngược thì nên loại khỏi thực đơn.
Rau: rau lá xanh, rau màu đỏ tươi và các loại họ cải như bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe tổng thể và giảm các triệu chứng loét. Bạn nên tránh ớt cay và cà chua hoặc các sản phẩm làm từ chúng nếu bị trào ngược khi sử dụng. Người bị loét dạ dày nên hạn chế rau sống vì gây khó khăn tiêu hóa.
Protein nạc: thịt gia cầm không da, thịt bò nạc như thăn hoặc thăn nội, cá, trứng, đậu phụ, tempeh, đậu khô và đậu Hà Lan là những nguồn cung cấp protein ít chất béo. Cá béo như cá hồi, cá thu và cá mòi cung cấp chất béo omega-3 có thể làm giảm viêm và hữu ích trong việc ngăn ngừa vết loét mới.
Sữa lên men: các sản phẩm như kefir và sữa chua Hy Lạp cung cấp men vi sinh (vi khuẩn hữu ích) cùng với protein. Đây được xem là lựa chọn tốt cho người bị loét dạ dày.
Bánh mì và ngũ cốc: bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nguyên hạt đã tách hạt như yến mạch, quinoa, hạt kê cung cấp chất xơ dồi dào để bổ sung vào chế độ ăn uống của người bị loét dạ dày.

[Image: banh-mi-den-jpeg-5357-1656884439.jpg]

Bánh mì có lợi cho người bị loét dạ dày. Ảnh: Freepik

Các loại thảo mộc và gia vị: bạn có thể sử dụng hầu hết các loại thảo mộc và gia vị nhẹ vì chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa. Các loại gia vị nên chọn gồm nghệ, quế, gừng và tỏi, có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Đối với chất tạo ngọt, người bị loét nên cân nhắc sử dụng mật ong thay vì đường.
Bên cạnh thực phẩm nên dùng, người bị loét dạ dày nên loại khỏi thực đơn hằng ngày rượu, caffeine, trà, nước ngọt, sữa và một số loại thịt chiên, xúc xích, thực phẩm nhiều chất béo, thực phẩm cay, nóng, thức ăn mặn, socola... Những thực phẩm này khiến tình trạng loét dạ dày trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Anh Chi (Theo Very Well Health)
[url=https://vnexpress.net/3-cach-giup-nguoi-viem-loet-da-day-ngu-ngon-4480951.html][/url]
3 cách giúp người viêm loét dạ dày ngủ ngon
Người bị loét dạ dày có thể thay đổi tư thế ngủ, tránh ăn các chất kích thích, hạn chế ăn khuya để ngủ ngon hơn.

Loét dạ dày tá tràng là những vết loét hình thành trong niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Loét dạ dày xảy ra do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng có thể bao gồm đau hoặc khó chịu giữa các bữa ăn, đau dữ dội vào buổi tối, buồn nôn, nôn ra máu, đau lưng... Nếu không được điều trị, vết loét có thể nặng hơn và dẫn đến các biến chứng như xuất huyết dạ dày, tắc nghẽn dạ dày...

Người bị loét dạ dày thường gặp phải cơn đau dữ dội hơn vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo tờ VeryWellHealth (Mỹ), những người ngủ từ 9 tiếng trở lên mỗi đêm có tỷ lệ loét dạ dày thấp hơn những người ngủ dưới 7 tiếng. Giấc ngủ có thể giúp giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày.

Triệu chứng của người bị loét dạ dày thường nặng hơn do tăng axit dạ dày, căng thẳng, thức ăn cay hoặc dùng thuốc. Trong khi các axit dạ dày lại tích tụ nhiều nhất sau khi ăn. Người bị viêm loét dạ dày nếu thường xuyên ăn khuya, cảm giác khó chịu sẽ tăng lên khi đi ngủ. Dưới đây là một số gợi ý có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ và đẩy nhanh quá trình chữa lành viêm loét dạ dày.
[size=undefined]
Chế độ ăn
Trước đây, nhiều người vẫn cho rằng thức ăn cay hoặc chua có thể gây loét dạ dày, nhưng thực tế, nguyên nhân chính vẫn do HP. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa thức ăn hay chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Ăn uống kích thích sản xuất axit trong dạ dày. Tiêu thụ hay ăn một bữa ăn quá no làm tăng axit trong dạ dày và làm trầm trọng thêm tình trạng loét. Nếu ăn bữa tối quá no sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức, tăng sự di chuyển của axit trong dạ dày.
Bên cạnh nguyên nhân do ăn quá no, rượu và cafeine cũng góp phần gây đau loét dạ dày và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Do vậy, bạn nên tránh một số loại thực phẩm gây đau loét và hạn chế ăn trước khi đi ngủ.
Tư thế ngủ
Thay đổi thói quen ngủ có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của tình trạng loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Bạn nên ngủ thẳng người, duỗi chân thoải mái để kiểm soát chuyển động của axit trong dạ dày và giảm nhẹ các triệu chứng loét. Đối với người mất ngủ hay khó ngủ, nằm nghiêng về bên trái giúp dịch dạ dày được chuyển vào đường tiêu hóa nhanh hơn, giảm cảm giác khó chịu.

[Image: asia-freelance-smart-business-4557-4465-1656372257.jpg]

Ăn khuya không tốt cho dạ dày. Ảnh: Freepik

Vệ sinh giấc ngủ
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, người bị viêm loét dạ dày có thể thực hiện các bước sau để có giấc ngủ ngon hơn:
Tạo không gian cho giấc ngủ: đảm bảo chỗ ngủ tối, yên tĩnh và thư giãn.
Tắt màn hình: tivi, máy tính, điện thoại, máy tính bảng và các thiết bị điện tử khác có thể khiến bạn khó ngủ hơn. Do vậy, bạn nên loại bỏ những vật dụng này khỏi phòng ngủ để giảm bớt sự phân tâm.
Nhất quán: bạn nên tập thói quen ngủ và thức dậy vào cùng một giờ mỗi ngày. Thói quen nhất quán này rất tốt cho giấc ngủ.
Cắt giảm đồ ăn nhẹ và đồ uống: tránh các bữa ăn lớn, đồ ăn nhẹ vào đêm muộn, caffeine và rượu trước khi ngủ để ngon giấc.
Vận động: tập thể dục thường xuyên và tránh ngủ trưa vào ban ngày có thể giúp giấc ngủ buổi tối trọn vẹn hơn.[/size]

Anh Chi (Theo Very Well Health)
[size=undefined]
  Trở lại Sức khỏe
Lưu
Chia sẻ

[Image: 3-cach-giup-nguoi-viem-loet-da-day-ngu-n...80951.html]
[/size]



Ý kiến

Hãy là người đầu tiên
bình luận trong bài






























Thứ năm, 5/5/2022, 16:00 (GMT+7)
Loét dạ dày có nên uống sữa?
Sữa có thể làm dịu vết loét trong vài phút nhưng nó cũng có thể kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn, khiến vết loét bị tổn thương.

Loét dạ dày tá tràng là một vết loét hở ở niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng, là phần đầu tiên của ruột non. Theo trang Web MD, trước đây, một số người bị loét dạ dày có thói quen uống sữa để xoa dịu cơn đau. Thói quen này hình thành trên cơ sở sữa có thể bao phủ dạ dày, kích hoạt dạ dày sản xuất nhiều axit và dịch tiêu hóa, có tác dụng tạm thời xoa dịu cơn đau do loét, nhất là lúc dạ dày trống rỗng.

Tuy nhiên giải pháp này chỉ giúp giảm đau khi các biện pháp khắc phục tốt hơn như thuốc ngăn chặn axit chưa ra đời và nó chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn. Nếu tính ở hướng giảm đau lâu dài, dùng sữa không hiệu quả cho vết loét mà còn làm xấu đi tình trạng của dạ dày.
[size=undefined]
Ngày nay, khi các nghiên cứu đã chỉ ra sữa có thể làm dịu vết loét trong vài phút nhưng lại kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit hơn do trong sữa chứa cả protein và canxi - hai chất có vai trò tạo axit. Việc tiết axit quá nhiều có thể khiến vết loét bị tổn thương nặng hơn.
Nếu như sữa đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, nhưng bạn phải tránh các yếu tố làm tình trạng loét dạ dày xấu đi thì thay vì chọn sữa, bạn có thể dùng sữa đậu nành hoặc sữa không chứa lactose. Vì chúng không gây kích ứng lên vết loét.
Các chuyên gia khuyên, ngoài sữa, người bị loét dạ dày nên tránh một số đồ uống khác có thể gây kích ứng vết loét như cà phê, trà, socola, rượu và nước ép trái cây họ cam quýt cho đến khi vết loét được chữa lành. Tất cả những thứ này đều có tính axit hoặc có thể làm tăng axit trong dạ dày. Thức uống tốt nhất cho người bị loét dạ dày chính là nước lọc.

[Image: top-view-sweet-pillow-cookies-2665-2288-1651637740.jpg]

Sữa kích hoạt dạ dày sản xuất nhiều axit. Ảnh: Freepik

Mọi người thường nghĩ rằng vết loét là do căng thẳng. Nhưng thực ra căng thẳng chỉ là một yếu tố dẫn đến loét dạ dày. Các nguyên nhân thường gặp nhất của loét bao gồm:
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): chúng ăn đi lớp màng bảo vệ của dạ dày tạo điều kiện cho dịch vị xâm nhập và gây tổn thương dạ dày.
Hội chứng Zollinger-Ellison: là một tình trạng hiếm gặp, trong đó các khối u hình thành trong tuyến tụy hoặc đường tiêu hóa trên và tiết quá mức gastrin, một loại hormone khiến dạ dày sản xuất nhiều axit.
Triệu chứng chính của loét dạ dày tá tràng là đau, thường được mô tả là đau nhói hoặc nóng rát ở phần giữa hoặc phần trên của dạ dày. Cơn đau có xu hướng xấu đi vào ban đêm và sáng sớm. Bên cạnh đó, loét dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng như phình to, khí ga, buồn nôn, ợ chua.[/size]

Anh Chi (Theo VeryWellHealth)
[size=undefined]
  Trở lại Sức khỏe
Lưu
Chia sẻ

[Image: loet-da-day-co-nen-uong-sua-4459121.html]
[/size]
Pages: 1 2 3