VietBest

Full Version: Sưu tầm về sức khỏe
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6
[Image: 20210806_050750_061522_Banner_Cong_nghe_...52x200.jpg]
Tin tức Thông tin sức khỏe Sức khỏe tổng quát
Bàn chân nói gì về sức khỏe của bạn?
Share:
[/url][url=https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=https://www.vinmec.com/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/ban-chan-noi-gi-ve-suc-khoe-cua-ban/]

[Image: 20200311_005153_754923_banchan.max-800x800.jpg]

Bàn chân không chỉ đóng vai trò là một bộ phận chính giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể, tham gia vào các hoạt động của toàn bộ chi dưới mà mỗi một vị trí trên lòng bàn chân còn gắn kết với nhiều cơ quan khác nhau. Trong nhiều trường hợp, thông qua những biểu hiện như bàn chân nóng, bàn chân lạnh để biết được những vấn đề sức khỏe mà mình đang mắc phải.
1. Bàn chân lạnh

Bàn chân ở những người khỏe mạnh sẽ thường ở hai trạng thái là mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nếu bạn cảm thấy bàn chân và ngón chân luôn lạnh thì khả năng cao là do lượng máu lưu thông đến chân kém. Điều này cho thấy bạn đang có vấn đề về tuần hoàn, mà nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói quen hút thuốc lá, các căn bệnh mãn tính như tim hoặc cao huyết áp. Một nguyên nhân giải thích cho hiện tượng “bàn chân lạnh” là do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tới hệ thống thần kinh. Khi mức tiểu đường trong cơ thể không được kiểm soát sẽ làm tổn thương thần kinh và khiến bàn chân bị lạnh. Ngoài ra, lạnh chân cũng là dấu hiệu của bệnh thiếu máu và suy giáp.
Để cải thiện tình trạng này, bạn nên áp dụng một số phương pháp giữ ấm cho bàn chân, bao gồm:
  • Thường xuyên đi giày và tất vào mùa đông
  • Ngâm chân với nước ấm
  • Ăn các loại thực phẩm có tác dụng giữ ấm và làm nóng cơ thể như tỏi, gừng
  • Mùa hè oi nóng khiến bàn chân bị đổ nhiều mồ hôi, để khắc phục điều này, bạn nên ăn các loại thực phẩm có tính giải nhiệt, ví dụ như bí đao.
[size=undefined]
[Image: 20200311_005239_045158_doi-chan.max-1800x1800.jpg]
Người bệnh thường xuyên đi tất vào mùa đông

2. Đau chân

Theo các nghiên cứu gần đây cho biết, có 8/10 phụ nữ đã cho rằng họ bị đau chân do đi giày cao gót trong suốt một ngày dài. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã tiết lộ nguyên nhân chính gây ra đau chân không phải do giày cao gót mà xuất phát từ tình trạng “gãy xương do căng thẳng”- tạo nên một vết nứt nhỏ ở xương. Tình trạng này có thể xảy ra do bạn luyện tập thể dục quá sức hoặc chơi các môn thể thao yêu cầu về thể lực như chạy cự ly hoặc bóng rổ. Ngoài ra, nguy cơ bị đau chân cũng tăng lên đáng kể nếu bạn bị yếu xương do loãng xương.
3. Màu sắc của ngón chân

Màu sắc các ngón chân ở những người khỏe mạnh thường có màu hồng, không quá đỏ, không trắng nhợt, ngón chân không có hình dạng bất thường và không nhăn nheo. Nếu bạn quan sát thấy màu sắc của ngón chân bị chuyển sang màu trắng, sau đó hơi xanh và tiếp tục thành màu đỏ, cuối cùng quay trở lại với màu ban đầu thì rất có thể bạn bị mắc hội chứng bệnh Raynaud. Căn bệnh này xảy ra là do các động mạch bị thu hẹp một cách đột ngột, hay còn gọi là chứng co mạch. Raynaud cũng có thể liên quan đến bệnh Sjögren, viêm thấp dạng khớp hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Nếu ngón chân bị nhăn nheo hoặc không đầy đặn chính là biểu hiện của một cơ thể có sức đề kháng kém và hoạt động lưu thông máu đang bị cản trở.
[Image: 20200311_005325_738708_10-dau-hieu-o-ban...0x1800.jpg]
Màu sắc của ngón chân biểu hiện một số tình trạng bệnh lý của cơ thể

4. Màu sắc lòng bàn chân

Trong lòng bàn chân của chúng ta có rất nhiều huyệt quan trọng, có kết nối đặc biệt với các cơ quan nội tạng trong cơ thể như tim, gan, thận hoặc dạ dày. Chính vì vậy, chỉ cần dựa vào màu sắc của lòng bàn chân, bạn có thể biết mình đang gặp phải vấn đề gì về sức khỏe. Nếu lòng bàn chân có màu hồng nhuận thì cho thấy sức khỏe của bạn rất tốt. Ngược lại, lòng bàn chân có màu quá đỏ hoặc chuyển sang trạng thái trắng bệch thì nguy cơ cao bạn đang mắc phải các vấn đề nhất định về sức khỏe, cụ thể là:[/size]
  • Lòng bàn chân có màu xanh: cơ thể thuộc tính hàn, rất dễ bị lạnh chân vào mùa đông hoặc toát mồ hôi lạnh vào mùa hè.
  • Lòng bàn chân có màu quá đỏ: cơ thể bạn đang bị nóng trong, lúc này bạn nên sử dụng các loại thực phẩm có khả năng giải độc, mát gan để cải thiện.
  • Lòng bàn chân có màu vàng: mắc bệnh gan
  • Lòng bàn chân có màu đen hoặc tím: lưu thông máu kém
  • Lòng bàn chân có màu trắng: cơ thể bị thiếu máu, suy nhược hoặc có tính hàn.
[size=undefined]
5. Đau gót chân

Triệu chứng đau gót chân xảy ra là do viêm cân gan chân - tình trạng cơ gân bàn chân bị sưng (viêm). Các cơn đau thường dữ dội nhất vào buổi sáng khi bạn mới thức dậy và có thể gây ra các áp lực lên bàn chân, khiến việc đi lại trở nên đau đớn và khó khăn hơn. Một số nguyên nhân gây đau gót chân ít phổ biến hơn, bao gồm nhiễm trùng xương, gãy xương, khối u ở xương hoặc gai xương gót chân.
[Image: 20200127_075142_622616_dau-got-chan.max-1800x1800.jpg]
Đau gót chân có nguy cơ mắc bệnh lý xương khớp

6. Kéo lê chân khi đi

Sự thay đổi trong cách đi của bạn, chẳng hạn như kéo lê chân hoặc dáng đi rộng hơn cho thấy cơ thể bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do sự tổn thương thần kinh ngoại biên khiến bàn chân mất dần cảm giác. Bên cạnh đó, các thống kê cũng cho biết có khoảng 30% các trường hợp kéo lê chân khi đi có liên quan đến bệnh tiểu đường. Một số nguyên nhân khác có thể kể đến, bao gồm các vấn đề về cơ bắp, tủy sống hoặc não bộ.
[Image: 20210806_050400_017861_22_Laminkid_middle_destop.jpg]
7. Thay đổi hình dạng ngón chân cái


Nếu hình dạng của các ngón chân, đặc biệt là ngón chân cái bỗng nhiên thay đổi theo chiều hướng to dần ở trên đầu và hơi cong xuống, thì khả năng cao bạn đã bị bệnh gout (gút). Ngoài ra, sự thay đổi này cũng có thể bắt nguồn từ các căn bệnh khác như bệnh phổi, bệnh tim, nhiễm trùng, một số rối loạn ở gan và hệ tiêu hóa. Đôi khi, ngón chân cái bị to và sưng lên là do yếu tố di truyền trong gia đình.
8. Sưng bàn chân

Sưng bàn chân có thể xảy ra khi bạn đứng quá lâu hoặc đang mang thai. Điều này là hết sức bình thường và chỉ đem lại những phiền toái tạm thời cho bạn. Tuy nhiên, bàn chân bị sưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng y tế nghiêm trọng. Những nguyên nhân chính gây ra sưng bàn chân, bao gồm: xuất hiện các cục máu đông, vấn đề về hệ thống bạch huyết, hệ tuần hoàn và tuyến giáp hoạt động kém, hoặc rối chức năng loạn thận.
[Image: 20200311_005844_652320_ban-biet-gi-ve-hi...0x1800.jpg]
Ở phụ nữ mang thai có thể gặp tình trạng sưng bàn chân

9. Nóng rát ở bàn chân

Nóng rát ở bàn chân là một trong những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc bị tổn thương thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nóng rát ở bàn chân, bao gồm: mắc bệnh thận mãn tính, thiếu vitamin B, suy giáp hoặc bệnh động mạch ngoại biên.
10. Các vết loét ở bàn chân

Nếu bàn chân xuất hiện các vết loét không lành thì nguy cơ cao bạn đang bị mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, lượng đường huyết cao có thể làm giảm các chức năng tuần hoàn máu và khả năng chữa lành vết thương hở, do vậy, ngay cả một vết phồng ở bàn chân cũng có thể trở thành vết loét, thậm chí là bị nhiễm trùng.
11. Bàn chân bị ngứa hoặc có vảy

Khi bàn chân bị ngứa hoặc có vảy là dấu hiệu của một bệnh nhiễm nấm thông thường. Bên cạnh đó, tình trạng viêm da tiếp xúc do các các sản phẩm dưỡng da hoặc một số loại hóa chất cũng là nguyên nhân chính gây ra ngứa, khô và tấy đỏ da bàn chân. Trong trường hợp da bàn chân bị ngứa và có cảm giác dày lên như mọc mụn, đây có thể là biểu hiện của bệnh vẩy nến, xảy ra do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức. Khi bị chứng bệnh này, bạn có thể điều trị bằng kem hoặc thuốc bôi ngoài da được kê đơn bởi bác sĩ.
[Image: 20200311_005943_139023_nguachan.max-1800x1800.jpg]
Người bệnh bị ngứa bàn chân cần thận trọng bệnh lý da liễu

12. Co thắt chân

Một cơn đau xảy ra đột ngột và rõ rệt ở bàn chân có thể là biểu hiện của chuột rút hoặc co thắt cơ. Cơn đau này thường kéo dài trong một vài phút và giảm dần sau đó. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, bao gồm:[/size]
  • Làm việc quá sức
  • Căng thẳng cơ bắp
  • Cơ thể bị mất nước
  • Mất cân bằng giữa các khoáng chất có trong cơ thể như kali, canxi, magie, vitamin D
  • Hệ tuần hoàn kém
  • Thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ
  • Rối loạn tuyến giáp
[size=undefined]
13. Các điểm tối trên bàn chân

Khi xuất hiện các điểm tối có màu đen hoặc nâu trên bàn chân thì nguy cơ cao bạn đang bị ung thư da hoặc có các khối u ác tính trên da. Tốt nhất, nếu phát hiện những điểm bất thường này trên bàn chân, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và nhận phác đồ điều trị bệnh.
Bàn chân nóng, bàn chân lạnh hay bàn chân mỏi đều có nguyên do nhất định, vì thế khi xuất hiện các triệu chứng báo hiệu trên thì bệnh nhân có thể xem xét và đến các trung tâm y tế để thăm khám, nhất là các đối tượng có bệnh lý về tuyến giáp, bệnh phổi, gan, thận, tiểu đường.
Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám điều trị bệnh hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

Nguồn tham khảo: webmd.com[/size]

[size=undefined]LOL-4 https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-...e-cua-ban/[/size]

[size=undefined].[/size]
Sức khỏe tổng quát
Bàn chân và bàn tay lạnh: Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?
Share:
[/url]

[Image: 20200716_011931_321889_bestie-ban-tay-la...00x800.jpg]


Có bàn tay và bàn chân lạnh ngay cả khi không ở trong môi trường lạnh là một hiện tượng khá phổ biến. Mặc dù không thoải mái, nhưng nó thường không phải là một nguyên nhân gây lo ngại vì nó có thể chỉ là cách duy trì nhiệt độ cơ thể tự nhiên. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tái diễn liên tục và đi kèm với sự thay đổi màu sắc của da thì có thể là do vấn đề về dây thần kinh và lưu thông máu. Vậy đâu là nguyên nhân khiến bàn chân, bàn tay lạnh và phải làm gì để hạn chế?
1. Bàn chân và bàn tay lạnh

Con người là động vật hằng nhiệt, điều đó có nghĩa là nhiệt độ cơ thể mỗi chúng ta luôn được điều chỉnh ở một nhiệt độ hằng định. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ xuống, cơ thể đảm bảo giữ cho máu lưu thông đến tất cả các cơ quan quan trọng để giữ ấm. Điều này có thể làm giảm lượng máu chảy đến các chi khiến bạn cảm thấy lạnh. Đây là điều hết sức bình thường và các mạch máu ở tay và chân bắt đầu co lại để tránh tình trạng mất nhiệt.
Một số người có thể có bàn chân và bàn tay lạnh hơn một cách tự nhiên mà không bao hàm bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Trong trường hợp này, việc cần làm duy nhất là giữ ấm để bảo vệ chúng. Tuy nhiên nếu bàn chân và bàn tay luôn trong tình trạng lạnh quá mức, thậm chí gây khó chịu hoặc đi kèm với một số triệu chứng chẳng hạn như thay đổi màu sắc ngón tay, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý của cơ thể.
[Image: 20200716_012030_101148_unnamed_2.max-1800x1800.jpg]
Bàn tay lạnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý


Những người sống hoặc làm việc trong những môi trường lạnh như tủ cấp đông, quân nhân, những người leo núi, người phục vụ hoặc nhân viên cứu hộ cần được trang bị những loại quần áo và găng tay bảo hộ đặc biệt để có thể giữ ấm cơ thể. Môi trường lạnh có thể dẫn đến nguy cơ làm tê cóng và gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho tay và chân. Một nghiên cứu đang được tiến hành của Trung tâm An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp Canada (CCOHS) xem xét liệu làm việc trong môi trường lạnh liên tục có giúp cơ thể thích nghi được với nó và tránh bị tổn thương do lạnh hay không, chẳng hạn những người ngư dân đánh bắt cá ở những vùng lạnh giá có thể làm việc với đôi tay trần trong những điều kiện thời tiết cực lạnh. Ngoài ra CCOHS cũng lưu ý rằng phụ nữ có nhiều nguy cơ bị chấn thương vì lạnh do tay và chân của họ dễ mất nhiệt hơn so với nam giới.
Thử sức cùng Trắc nghiệm: Bạn có hiểu đúng về huyết áp cao không?
Huyết áp cao còn được gọi là kẻ giết người thầm lặng vì bệnh thường không có triệu chứng. Thiếu hụt kiến thức về huyết áp cao có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Dưới đây là những câu hỏi trắc nghiệm vui giúp bạn hiểu đúng về bệnh cao huyết áp.
Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Cao cấp, Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Dư Đạt - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.
[url=https://www.vinmec.com/danh-sach/bac-si/doan-du-dat-51137/tim-mach]Đoàn Dư Đạt
Đăng ký khám
Chuyên khoa Tim mạchNội tổng quát
Nơi công tác Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Xem đầy đủ 
 BẮT ĐẦU
2. Nguyên nhân, phải làm gì để hạn chế?
[Image: 20210806_050400_017861_22_Laminkid_middle_destop.jpg]
2.1. Nguyên nhân của chứng bàn chân và bàn tay lạnh


Rất nhiều yếu tố có thể khiến cho bàn chân và bàn tay trở nên lạnh quá mức bao gồm cả những sự điều chỉnh từ chính cơ thể để phản ứng với điều kiện nhiệt độ lạnh. Các vấn đề sức khỏe phổ biến có thể gây ra tình trạng lạnh bàn chân và bàn tay có liên quan đến sự lưu thông máu kém hoặc tổn thương các dây thần kinh ở khu vực các chi. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bàn chân và bàn tay lạnh thường gặp:
  • Thiếu máu: Thiếu máu là tình trạng suy giảm lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh trong máu. Nguyên nhân chủ yếu của thiếu máu là do thiếu sắt. Khi bị thiếu chất sắt, các tế bào hồng cầu không được cung cấp đủ huyết sắc tố để vận chuyển oxy từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Kết quả khiến bàn tay và bàn chân của người bệnh nhiễm lạnh.
[size=undefined]
Xét nghiệm máu là phương pháp chính xác nhất để xác định tình trạng thiếu máu. Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như các loại rau lá xanh và bổ sung trực tiếp sắt có thể giúp giảm nguy cơ thiếu máu cũng như hạn chế tình trạng bàn chân, bàn tay lạnh.[/size]
  • Bệnh động mạch: Khi các động mạch trong cơ thể bị hẹp hoặc rối loạn chức năng, lưu lượng máu cung cấp cho bàn chân và bàn tay của người bệnh sẽ suy giảm dẫn đến tình trạng lạnh bàn chân và tay. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) ảnh hưởng đến hơn 1/3 số người trên 50 tuổi mắc đái tháo đường. PAD thường gây tổn thương thành động mạch chi dưới khi tích tụ mảng bám trong thành mạch khiến chúng bị thu hẹp lại. Ngoài ra, bệnh tăng áp động mạch phổi nguyên phát cũng có thể gây ra những tổn thương động mạch phổi. Các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại biên ngoài bàn chân lạnh có thể bao gồm: đau ở chân khi tập thể dục, tê bì tay chân và có những vết loét ở bàn chân hoặc bàn tay. Trong khi các triệu chứng tăng huyết áp phổi nguyên phát bao gồm: khó thở, mệt mỏi, chóng mặt .
[size=undefined]
[Image: 20200425_075807_297929_thieu-mau-thieu-s...0x1800.jpg]
Thiếu máu thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây đôi bàn tay lạnh

[/size]
  • Bệnh đái tháo đường: Tuần hoàn, lưu thông máu kém là một triệu chứng điển hình ở những người bệnh mắc tiểu đường, đặc biệt ở nếu điều này xảy ra ở tay và chân có thể khiến cho tay và chân nhiễm lạnh.
  • Bệnh tim: Giống như đái tháo đường, bệnh tim có thể khiến lưu lượng máu đến các chi giảm qua đó dẫn đến tình trạng lạnh chân và tay.
  • Tổn thương thần kinh: Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ngoại biên), đặc biệt là đối với những dây thần kinh ở bàn chân hoặc bàn tay là một trong những biến chứng của bệnh đái tháo đường, gây ra bởi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài. Một trong những triệu chứng ban đầu của tổn thương thần kinh là cảm giác đau nhói ở chi như bị kim đâm.
  • Suy giáp: Trái với bệnh cường giáp thì suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động kém và không sản xuất đủ lượng hormone để giữ cho một số cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Phụ nữ, đặc biệt là những người trên 60 tuổi thường mắc suy giáp nhiều hơn so với nam giới. Lạnh chân và tay là một trong những triệu chứng của suy giáp. Ngoài ra các triệu chứng khác còn bao gồm mệt mỏi, đau nhức xương khớp, khô da, rụng tóc và trầm cảm....
  • Hội chứng Raynaud: Hội chứng Raynaud hay còn gọi là cước chân, tay là tình trạng các ngón tay, ngón chân hoặc thậm chí các bộ phận khác trên cơ thể cảm thấy lạnh hoặc tê buốt. Đó là kết quả của tình trạng hẹp động mạch, đặc biệt ở tay và chân khiến máu không thể lưu thông bình thường. Raynaud có thể khiến các ngón tay chuyển sang màu trắng, xám hoặc đỏ. Khi sự lưu thông máu trở lại bình thường, bàn tay có thể bị ngứa ran, nhói hoặc sưng.
  • Thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến một số triệu chứng thần kinh bao gồm cả cảm giác buốt lạnh ở bàn tay hoặc bàn chân. Vitamin B12 có nhiều trong các nguồn thực phẩm tự nhiên như thịt, các sản phẩm từ sữa. Chúng có tác dụng duy trì sức khỏe các tế bào hồng cầu. Các triệu chứng khác của thiếu vitamin B12 bao gồm: mệt mỏi, thiếu máu, da nhợt nhạt thiếu sức sống, cảm giác hụt hơi, loét miệng, rối loạn nhận thức...
  • Hút thuốc lá: Khói thuốc lá có thể khiến các mạch máu của cơ thể tổn thương, thành mạch bị thu hẹp và góp phần làm nghiêm trọng hơn tình trạng chân, tay lạnh. Theo thời gian, các mạch máu hư hại có thể khiến tim khó bơm máu đến các cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là những bộ phận ở xa như ngón chân hoặc ngón tay.
[size=undefined]
[Image: 20200616_030230_503175_duong-co-gay-ra-b...0x1800.jpg]
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ tình trạng chân, tay lạnh


Ngoài những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố khác cũng có thể dẫn đến tình trạng bàn tay và bàn chân lạnh bao gồm:[/size]
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và sốt
  • Tình trạng stress kéo dài
  • Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng khó tiêu mạn tính với bàn tay, bàn chân lạnh.
  • Một số vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đau bụng kinh (ở phụ nữ) cũng có thể dẫn đến chứng bàn chân và bàn tay lạnh.
  • Trẻ em mất nhiệt nhanh hơn khi trời lạnh do diện tích bề mặt cơ thể lớn hơn nhiều so với cân nặng, lớp mỡ dưới da cũng không đảm bảo chức năng cách nhiệt
  • Người cao tuổi mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Các mạch máu đặc biệt là ở đầu các chi khó co lại hơn trong điều kiện thời tiết lạnh dẫn đến tình trạng mất nhiệt.
[size=undefined]
[Image: 20200419_031428_858308_cach-giam-dau-bun...0x1800.jpg]
Một trong những nguyên nhân gây chứng bàn chân, bàn tay lạnh là đau bụng kinh

2.2. Hạn chế chứng bàn chân, bàn tay lạnh

Nhìn chung bàn chân, bàn tay lạnh thường không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên trong những điều kiện lạnh giá, việc giữ ấm bàn chân và bàn tay là rất qua trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn giữ ấm chân, tay trong điều kiện thời tiết lạnh:[/size]
  • Lựa chọn trang phục: Đội mũ, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo ấm trong thời tiết lạnh.
  • Hạn chế mặc quần áo bó sát
  • Đối với trẻ em, cần hướng dẫn chúng cách mặc quần áo ấm, đeo găng và mang tất khi cảm thấy lạnh
  • Tập thể dục hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày có thể cải thiện tình trạng lưu thông máu, ngoài ra đây cũng là cách làm ấm cơ thể nhanh chóng và hiệu quả.
  • Giữ ấm trong lúc ngủ: Sử dụng túi sưởi. Đối với những người thường xuyên lạnh chân, tay nên mang tất và găng tay kể cả trong khi ngủ.
  • Mát xa tay và chân có thể làm tăng lưu thông máu, giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn.
[size=undefined]
[Image: 20200716_012257_311750_ban-tay.max-1800x1800.jpg]
Mát xa tay, chân giúp hạn chế được tình trạng bàn chân, bàn tay lạnh


Thông thường tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh là do cơ thể đã huy động máu làm ấm các cơ quan quan trọng như tim hoặc não khi thời tiết lạnh khiến các bộ phận như tay, hoặc chân không nhận được lượng máu cần thiết để làm ấm. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng bàn chân và bàn tay lạnh bất kể tình trạng thời tiết cũng như nhiệt độ xung quanh và đi kèm với các triệu chứng khác như ngón chân, ngón tay thay đổi màu sắc hoặc khó thở, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác trong cơ thể. Trong trường hợp này bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý. Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế hoàn hảo dưới sự chỉ dẫn, tư vấn của các bác sĩ giỏi, được đào tạo bài bản ở cả trong và ngoài nước.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, hunimed.eu[/size]


Bệnh động mạch ngoại biên - Những điều cần biết
Share:
[/url][url=https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=https://www.vinmec.com/tim-mach/thong-tin-suc-khoe/benh-dong-mach-ngoai-bien-nhung-dieu-can-biet/]

[Image: 20210520_140439_112943_dong-mach-ngoai-b...00x800.png]

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hùng - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Động mạch ngoại biên hay còn gọi là PAD là bệnh lý liên quan đến các động mạch gây đau nhức, chuột rút, khiến các vết loét lâu lành. Vậy bệnh động mạch ngoại biên là gì?
1. Bệnh động mạch ngoại biên là gì?

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng xơ vữa động mạch ở các chi, đặc biệt xuất hiện nhiều ở chi dưới. Một cách dễ hiểu là khi các mảng bám từ chất béo, cholesterol, mô sợi hay canxi tích tụ lại trong các động mạch dẫn máu đến não, đến các bộ phận trong cơ thể sẽ gây mất máu cục bộ. Bởi các chất đố qua thời gian sẽ cứng lại, làm thu hẹp các động mạch hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan khác.
Bệnh này thường ảnh hưởng đến động mạch ở chân bởi đây là nơi ta hay hoạt động nhiều, còn là vị trí xa để có thể nhận đủ máu nhanh nhất. Nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến các chi khác như não, thận, tay,...
Khi bệnh động mạch ngoại biên diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các chi bị thiếu máu trầm trọng, tạo nên các vết loét. Các vết loét thường xuất hiện ở ngón chân hoặc ở cả bàn chân, đặc biệt sau khi xảy ra chấn thương. Các vết loét thường có xu hướng nặng dần dẫn đến hoại tử, gây nhiễm trùng nghiêm trọng và dễ bị viêm tế bào.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh động mạch ngoại biên
Trong nhiều trường hợp khi bệnh động mạch ngoại biên còn nhẹ thì người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ như cảm giác mỏi khi đi lại lâu. Nhưng bệnh động mạch ngoại biên có thể gây ra cơn đau cách hồi. Đau cách hồi là cảm giác đau mỏi, khó chịu ở chân khi bạn đi lại nhưng cơn đau sẽ biến mất khi bạn được nghỉ ngơi. Có thể nó không phải là cơn đau mãnh liệt mà là cảm giác bị bó chặt, nặng chân khi leo dốc hay leo cầu thang. Cơn đau càng kéo dài thì thời gian đi lại của bạn càng ngắn, dần dần cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi bạn di chuyển một quãng đường ngắn.
Các triệu chứng cơ bản khác như:
  • Chuột rút ở tay, chân hoặc ở vị trí động mạch bị tắc
  • Đau khối cơ sau khi hoạt động
  • Lạnh chân
  • Đau ngón chân, bàn chân
  • Vết thương lâu không lành
  • Móng tay, chân chậm phát triển
  • Không tìm thấy mạch ở chân hoặc mạch yếu
  • Rối loạn cương dương ở nam giới
  • Màu sắc bàn chân nhợt nhạt, không có sắc tố
[size=undefined]
Đây là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ với số lượng tương đương nhau. Đặc biệt những người bị mắc bệnh tiểu đường, béo phì hay người lớn trên 50 tuổi có khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên rất cao.
[Image: 20210520_140547_118053_benh-dong-mach-ng...0x1800.jpg]
Chuột rút là một dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên

3. Các yếu tố tăng nguy cơ gây bệnh động mạch ngoại biên
Có rất nhiều yếu tố có thể tác động làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch ngoại biên như:[/size]
  • Hút thuốc lá
  • Huyết áp cao (>140/90 mmHg)
  • Cholesterol cao (> 240 mg/dL hoặc 6,2 millimoles/lít)
  • Nồng độ homocysteine cao
  • Yếu tố di truyền khi trong nhà có người mắc bệnh động mạch ngoại biên hay bệnh tim, đột quỵ.
[size=undefined]
4. Các biện pháp phòng bệnh động mạch ngoại biên
Nguy cơ chủ yếu gây bệnh động mạch ngoại biên đều là do chế độ sinh hoạt không lành mạnh trong thời gian dài. Chính vì vậy, nếu muốn ngăn chặn hay giảm thiểu khả năng mắc bệnh này thì cách tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh.
4.1 Tập thể dục hàng ngày
Cần duy trì thói quen vận động như chạy bộ 35-40 phút hay các bài tập thể dục mỗi ngày. Đây là cách hữu hiệu giúp tăng tuần hoàn máu, cải thiện khả năng lọc máu, cung cấp oxy cho cơ thể.
[Image: 20210812_113905_649942_LA335-_middle_mobile.jpg]
4.2 Dùng gối khi ngủ

Khi ngủ để giảm khả năng bệnh nên giữ chân thấp hơn tim. Nghĩa là nên kê đầu bằng gối từ 10cm đến 15cm giúp máu có thể di chuyển đến bàn chân tốt hơn.
4.3 Chăm sóc bàn chân
Chú ý đến tình trạng bàn chân như kiểm tra xem có vết thương hay bị chai chân hay không vì khi bệnh động mạch ngoại biên nặng rất dễ gây ra các vết loét ở chân là nó rất khó lành.
Nên rửa chân bằng nước ấm mỗi ngày và lau chân nhẹ nhàng. Đặc biệt cẩn thận không chọn cỡ giày quá chật hay quá rộng với bản thân.
4.4 Thiết kế chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh
Chú ý chọn thức ăn dinh dưỡng, tăng cường ăn rau quả, cung cấp đầy đủ vitamin A, B6, C và E, folate, chất xơ; và axit béo omega 3 cũng như hạn chế thức ăn có quá nhiều chất béo bão hòa hay thức ăn mặn. Tập thói quen ăn nhạt rất tốt cho sức khỏe lâu dài.
[Image: 20210520_140716_922856_dong-mach-ngoai-v...0x1800.jpg]
Bệnh nhân động mạch ngoại vi nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng

4.5 Uống nhiều nước
Đây là nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, tránh mọi loại bệnh. Nên uống đủ từ một đến hai lít nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, tránh rơi vào tình trạng mất nước.
4.6 Duy trì cân nặng hợp lý
Cần kiểm tra chỉ số khối cơ thể BMI đảm bảo bản thân luôn ở mức bình thường, giảm cân lành mạnh ngay khi chỉ số của bản thân quá mức cho phép.
Tránh tiếp xúc với nhiệt độ lạnh như ăn uống đồ quá lạnh, không mặc đủ quần áo ấm khiến hạ nhiệt độ cơ thể đột ngột. Vì mạch máu rất dễ bị co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh.
4.7 Bỏ hút thuốc lá
Thuốc lá góp phần lớn dẫn đến sự co thắt mạch máu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chúng. Nếu hút thuốc quá nhiều sẽ khiến bệnh động mạch ngoại biên (PAD) biến chứng ngày càng tệ hơn.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là một trong những cách phòng ngừa và phát hiện bệnh động mạch ngoại biên kịp thời, từ đó có kế hoạch điều trị đạt kết quả tối ưu. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec có các gói khám sức khỏe tổng quát phù hợp với từng độ tuổi, giới tính và nhu cầu riêng của quý khách hàng với chính sách giá hợp lý.
Kết quả khám của người bệnh sẽ được trả về tận nhà. Sau khi nhận được kết quả khám sức khỏe tổng quát, nếu phát hiện các bệnh lý cần khám và điều trị chuyên sâu, Quý khách có thể sử dụng dịch vụ từ các chuyên khoa khác ngay tại bệnh viện với chất lượng điều trị và dịch vụ khách hàng vượt trội.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn![/size]
Điều trị xơ vữa động mạch chân hoại tử khô như thế nào?
Share:
[/url][url=https://www.facebook.com/sharer/sharer.php?u=https://www.vinmec.com/tim-mach/tu-van-bac-si/dieu-tri-xo-vua-dong-mach-chan-hoai-tu-kho-nhu-nao/]

[Image: 20210619_024708_436102_15.max-800x800.jpg]


Hỏi
Chào bác sĩ,
Bố e bị xơ vữa động mạch chân. Đang hoại tử khô. Các ngón chân đang bị loét ra. Em nhờ bác sĩ tư vấn giúp em cách điều trị xơ vữa động mạch chân hoại tử khô như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ tư vấn.
Hoan (1984)
Trả lời
Được giải đáp bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Phan Văn Phong - Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Điều trị xơ vữa động mạch chân hoại tử khô như thế nào?”, xin được giải đáp như sau:
Bố bạn bị xơ vữa động mạch chân, đang hoại tử khô thuộc bệnh lý động mạch ngoại biên. Các động mạch này bao gồm các hệ động mạch xa trung tâm như: Động mạch chi dưới, chi trên, động mạch thận, động mạch cảnh. Hiện tại, phương pháp điều trị bệnh động mạch ngoại biên bao gồm:
  • Cai thuốc lá, thuốc lào: Hỗ trợ, tư vấn cai thuốc lá trong mỗi lần tái khám, điều trị; xây dựng kế hoạch bỏ thuốc phù hợp; tránh tiếp xúc các môi trường sử dụng thuốc lá thường xuyên (tiếp xúc hội nhóm có sử dụng thuốc lá, thuốc lào).
  • Cải thiện chế độ ăn, hỗ trợ điều chỉnh nồng độ lipid máu và điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu.
  • Phối hợp các liệu trình tập phục hồi chức năng, tập vận động dưới sự giám sát của nhân viên y tế khoảng 3-4 lần / tuần, mỗi lần kéo dài 30-45 phút tùy mức độ bệnh và khả năng của bệnh nhân và nên kéo dài ít nhất 12 tuần. Biện pháp này được khuyến cáo là có thể cải thiện các triệu chứng và khoảng cách đi bộ được tăng lên.
  • Kiểm soát các bệnh lý phối hợp: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý động mạch vành nếu có. Tư vấn cho bệnh nhân tiểu đường đầy đủ về các biến chứng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ các biến chứng tại bàn chân.
  • Hỗ trợ giảm đau bằng thuốc giảm đau hoặc các thuốc giãn mạch phù hợp từng giai đoạn bệnh.
  • Có thể xem xét tới cắt cụ chi thể đối với các trường hợp bị hoại tử nặng, nguy cơ gây tổn thương toàn trạng.
  • Biện pháp tái tưới máu / tái thông mạch máu: Tái thông mạch máu là chỉ định phù hợp được khuyến nghị cho các bệnh nhân có biến chứng do nặng nề, các biểu hiện thiếu máu chi mà không cải thiện được cũng như không có khả năng kiểm soát các yếu tố bất lợi và các bệnh lý phối hợp. Bao gồm các biện pháp chính sau:
    • Tái thông mạch bằng đường ống thông hay can thiệp mạch máu qua da: Người ta sử dụng một loạt các ống thông, đưa qua da vào mạch máu, sử dụng bóng nong và giá đỡ khung kim loại (stent) đặt vào lòng mạch để tái thiết lập khả năng lưu thông của mạch máu. Phương pháp này được khuyến cáo sử dụng trong phần lớn các trường hợp bệnh động mạch ngoại biên hiện nay nhất là với các trường hợp trước phẫu thuật cắt cụt và tạo chi giả.
    • Phẫu thuật bắc cầu nối động mạch: Biện pháp này sử dụng một đoạn mạch máu tự thân vị trí khác trên cơ thể hoặc một đoạn mạch nhân tạo được phẫu thuật viên ghép từ phía trên đoạn tổn thương tới phía dưới đoạn tổn thương (bypass) nhằm cung cấp máu cho vùng chi thể phía dưới qua đoạn mạch được dùng thay thế.
[size=undefined]
Tuy nhiên, bạn cần thăm khám với Bác sĩ chuyên khoa Mạch máu đề có điều trị phù hợp.
Nếu bạn còn thắc mắc về việc điều trị xơ vữa động mạch chân hoại tử khô, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
XEM THÊM:[/size]
THIẾU MÁU VÕNG MẠC VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Võng mạc là lớp mô nằm ở phía sau nhãn cầu, một bộ phận bên trong mắt, là nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng và truyền lên não bộ. Võng mạc có rất nhiều mạch máu. Một bất thường nào đó làm lượng máu lưu thông đến võng mạc ít hơn bình thường sẽ gây nên bệnh lý thiếu máu võng mạc.
[Image: 1%2894%29.jpg]Võng mạc là nơi tập hợp nhiều mạch máu, võng mạc cũng là nơi duy nhất mà chúng ta có thể quan sát hệ thống mạch máu dễ dàng bằng mắt thường. Do đó, nhờ quan sát võng mạc trong khám mắt mà có thể phát hiệu nhiều bệnh về máu để có thể thực hiện thăm khám chuyên sâu sau đó. Thiếu máu võng mạc thường là một bệnh lý thứ cấp do biến chứng của một bệnh khác liên quan đến mạch máu. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu võng mạc là đái tháo đường và tăng huyết áp.
Triệu chứng
Thiếu máu võng mạc diễn tiến chậm và âm thầm nên thường không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Các triệu chứng chỉ thể hiện rõ khi thiếu máu võng mạc đã chuyển biến trầm trọng. Bao gồm:
  • Giảm thị lực,
  • Sưng mắt,
  • Vỡ mạch máu,
  • Song thị kèm với đau đầu.
[Image: 2%28110%29.jpg][Image: 3%2888%29.jpg]
 
[size=undefined]
Khi tầm nhìn giảm, nhìn thấy hai hình ảnh của cùng một vật, mắt đỏ bất thường thì mọi người nên đi khám chuyên khoa mắt để bác sĩ xác định có phải là thiếu máu võng mạc hay không.
Thiếu máu võng mạc đái tháo đường
Thiếu máu võng mạc đái tháo đường là nguyên nhân chính gây ra mù lòa ở các nước phát triển và dần trở nên phổ biến ở các nước đang phát triển. Thiếu máu võng mạc đái tháo đường xảy ra trên 90% ở những bệnh nhân đái tháo đường tiến triển sau 10 - 15 năm, bất kể đái tháo đường tuýp 1 hay tuýp 2.
Đường huyết tăng cao trong thời gian dài sẽ làm tổn thương toàn bộ mạch máu của cơ thể, biểu hiện rõ hơn ở các mạch máu nhỏ (trong đó vết thương lâu lành là một biểu hiện của bất thường về đường huyết). Bệnh thiếu máu võng mạc đái tháo đường trải qua 2 giai đoạn, giai đoạn đầu là vi phình mạch của mao mạch võng mạc và sau đó là tân sinh mạch máu. Đường huyết cao làm tổn thương các mao mạch võng mạc, lúc đó tính thấm thành mạch tăng cao làm huyết tương và các thành phần khác thoát ra gian bào gây nên phù nề, tắc tiểu động mạch tận, phù hoàng điểm (giai đoạn vi phình mạch). Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới để tăng cung cấp máu nuôi cho những vùng tổn thương (giai đoạn tân sinh). Tuy nhiên, mạch máu mới sinh này mong manh, dễ vỡ.
Điều trị
Võng mạc là bộ phận cảm thụ ánh sáng, trong đó, hoàng điểm là trung tâm của võng mạc. Đái tháo đường làm ảnh hưởng đến mạch máu, có thể làm võng mạc tổn thương trầm trọng và dẫn đến mù lòa. Do đó, các bệnh nhân đái tháo đường nên khám mắt định kỳ và kiểm soát biến chứng võng mạc của đái tháo đường. Bệnh nhân thiếu máu võng mạc cần đảm bảo đủ máu nuôi dưỡng võng mạc bằng thuốc tăng lưu thông máu võng mạc và tăng độ bền thành mạch.
 Bạch quả là một vị thuốc quý lâu đời được sử dụng để tăng lưu thông mạch máu và chống oxy hóa. Bạch quả giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích và tăng tuần hoàn não (bao gồm cả vi tuần hoàn trong các mao mạch nhỏ); bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào; ngăn chặn nhiều tác động của tác nhân huyệt hóa tiểu huyết cầu. Bạch quả giúp mạch máu giãn ra, làm số lượng máu lưu thông nhiều hơn, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, giúp đưa một lượng lớn oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não bị tổn hại. Ngày nay, bạch quả được ứng dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến thiểu năng tuần hoàn máu như sa sút trí tuệ, hội chứng tiền đình, trầm cảm, lo âu, viêm tắc mạch máu chi, hội chứng Raynaud.
Để tăng hiệu quả điều trị của Bạch quả, người ta thường phối hợp Bạch quả với một dược liệu khác cũng rất tốt cho lưu thông máu đó là Đinh lăng. Được mệnh danh là Nhân sâm của người nghèo, Đinh lăng có chứa nhiều saponin, các vitamin B1, B2, B6, C và các acid amin cần thiết cho cơ thể giống như là Nhân sâm. Nghiên cứu chỉ ra rằng, Đinh lăng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. Đinh lăng được ứng dụng để điều trị mệt mỏi, căng thẳng, thiếu máu, giúp tăng lực và chống stress.
Phối hợp Bạch quả và Đinh lăng là một phối hợp hiệu quả trong điều trị bệnh thiếu máu võng mạc. Công thức này giúp tăng lưu thông máu đến vùng võng mạc bị tổn thương, làm hạ áp suất máu trong mao mạch, tăng độ bền thành mạch, giảm nguy cơ vỡ mạch máu mao mạch. Các tác dụng này giúp làm giảm thoái hóa và biến chứng gây mù ở bệnh nhân thiếu máu võng mạc. Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm có phối hợp công thức gồm Đinh lăng và Bạch quả. Tuy nhiên, các sản phẩm phối hợp Đinh lăng và Bạch quả ở mức hàm lượng thấp thường không được sử dụng để điều trị thiếu máu võng mạc và trên tờ hướng dẫn sử dụng không có chỉ định này. Chỉ các loại thuốc có hàm lượng Đinh lăng, Bạch quả hàm lượng cao mới được sử dụng để điều trị. Viên dưỡng não OP.BRAIN F là một thuốc với phối hợp hàm lượng lên đến 300mg cao Đinh lăng và 100mg cao Bạch quả là loại thuốc thích hợp cho chỉ định điều trị thiếu máu võng mạc.
 
[/size]
 879   26/03/2021
Ds. Hồ Đức Cường



15 "món ăn thuốc" giúp hạ sốt sau tiêm vắc-xin COVID-19

Thứ Hai, ngày 13/09/2021 01:00 AM
Sự kiện:
Vắc-xin COVID-19 , Món ăn bài thuốc
 


Sau tiêm vắc-xin COVID-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau. 15 "món ăn thuốc" sau đây bổ sung chất dinh dưỡng, hạ sốt và các triệu chứng khác.
[Image: icon_24h_2018.png] [Image: icon_fb50_2018.png]

Sốt, đau mỏi khắp người, vết tiêm bị sưng đỏ, chóng mặt, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết và ớn lạnh… là các triệu chứng thường gặp sau tiêm vắc-xin COVID-19. Các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau 1-2 ngày.
Với các trường hợp phản ứng nặng như sốt cao và liên tục, tê môi, lưỡi, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh… cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được hỗ trợ.
Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu sau tiêm chủng, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh. Đặc biệt cần chú ý các món ăn thuốc giúp hạ sốt và giảm nhẹ các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin.


[color=rgba(153, 153, 153, 0.68)]Advertisement[/color]






































[Image: 1631430500-8a19caeddded9fa9482823b35ae8f...ght400.jpg]


Cháo đậu xanh giúp hạ sốt sau tiêm."Món ăn thuốc" giúp hạ sốt và các tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin COVID-19
1. Nước sắc tử tô: Tô diệp (lá tía tô) tươi 100g hoặc dạng khô 15g. Sắc hay hãm nước cho uống. Dùng cho các trường hợp sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, vết tiêm sưng đỏ, dị ứng …
2. Cháo đậu xanh: Đậu xanh 50 - 100g, gạo tẻ 80g. Nấu cháo, cho ăn, ngày 2 - 3 lần. Dùng cho trường hợp sốt nóng khát nước, lở ngứa, co giật, sưng hạch bạch huyết.
3. Nước gừng tử tô: Tử tô tươi (cả cành lá của cây tía tô) 40 - 60g, gừng tươi 20g. Sắc hãm lấy nước, thêm đường cho uống. Dùng cho các trường hợp sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, vết tiêm sưng đỏ, dị ứng.
4. Lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Giã nát thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp sốt nóng khát nước, lở ngứa, sưng hạch bạch huyết, dị ứng.
5. Sữa đậu giải độc: Sữa đậu (thường là sữa đậu nành) và nước uống. Dùng cho các trường hợp sốt nhẹ, đau mỏi khắp người, vết tiêm sưng đỏ, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết.
[Image: 1631430500-373b4fda09ba9f23fc86a78da6da6...ght423.jpg]
Sữa đậu nành.
6. Nước sắc đậu xanh: Đậu xanh 120g, sinh cam thảo 40g, nấu lấy nước cho uống. Dùng cho trường hợp sốt nóng khát nước, lở ngứa, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết.
7. Nước sắc đậu đen cam thảo: Đậu đen và cam thảo sắc đặc lấy nước uống. Dùng cho trường hợp sốt nóng khát nước, lở ngứa, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết.
8. Nước bột đậu xanh sữa đậu nành giải độc: Đậu xanh 100g (tán bột), đậu hũ hoặc sữa đậu nành 200 - 300ml cùng đem khuấy trộn đều cho uống. Áp dụng cho mọi trường hợp bị ngộ độc, độc dược, chất khoáng, kim loại arsenic, rượu, thuốc....



9. Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, nấu sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp đái tháo đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
[Image: 1631430500-dae0c9fc380d4981e54df49f08370...ght384.jpg]
Đậu đen.
10. Nước ép ngó sen tươi: Nước ép ngó sen 60 - 100ml (khoảng 100g tươi) cho uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng khát nước, lở ngứa, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết.
11. Cháo đậu xanh hải đái: Đậu xanh 30g, hải đái (ngâm mềm) 50g, gạo nếp, đường liều lượng tùy ý. Trước tiên đem gạo, đậu nấu cháo, cháo được cho hải đái nấu tiếp khoảng 5 phút sau cho thêm đường khuấy đều. Dùng cho các bệnh nhân viêm da bán cấp, sẩn ngứa, mề đay.
12. Chuối xanh muối tiêu: Chuối xanh 1 - 3 quả, gọt bỏ vỏ, thái lát ăn với chút muối tiêu. Dùng cho các trường hợp sốt mất nước khát, miệng họng khô, táo bón, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, ho khan đau họng, họng miệng khô khát. Ngày 1 - 2 lần.
13. Nước chè kim ngân hoa cúc: Kim ngân hoa, cúc hoa liều lượng đều nhau 10 - 12g pha hãm uống thay chè. Dùng cho các trường hợp sốt, nổi ban mẩn ngứa dị ứng.
14. Nước dừa: Dừa nước 1 trái lấy cả nước và cùi non, cho uống liền hoặc để lạnh, ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp sốt nóng, khát nước, phù nề, đi tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...
15. Canh bí đao đậu xanh: Bí đao 200g, đậu xanh 60g, đường trắng lượng thích hợp. Đậu xanh nấu canh, canh vừa chín cho bí đao (đã gọt vỏ bỏ ruột) vào nấu tiếp khoảng 30 phút, cho đường trắng và gia vị, khuấy đều. Ngày làm 1 lần, chia 2 lần ăn (sáng, chiều). Dùng cho trường hợp sốt nóng, khát nước, lở ngứa, dị ứng, co giật, sưng hạch bạch huyết.
* Lưu ý: Dù bạn ăn gì, uống gì nhưng nếu sốt cao thân nhiệt vượt quá, 38,3 - 38,5 độ C, hãy uống thuốc hạ sốt. Trường hợp không đáp ứng thuốc, cơ thể có những biểu hiện bất thường, hãy liên hệ y tế ngày.

[Image: 1631430500-4093d19e372dd3d0cb571e48629b0...ht1240.jpg]

[Image: 1631430501-dbf63d3c3132b9d46f4f8c188b552...ht1240.jpg]

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/15-mon-an-thu
thói quen khi ngủ có thể làm cho lượng đường huyết tăng vọt, hội "cú đêm" hãy tỉnh táo mà từ bỏ ngay đi
T.L Theo Pháp luật và bạn đọc 10 giờ trước

Nếu bạn không ngủ ngon, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng cao.

Nguyên nhân là vì nếu bạn không có giấc ngủ ngon, không chỉ đồng hồ sinh học bị rối loạn mà hệ tiêu hóa, trao đổi chất của cơ thể cũng gặp vấn đề, không hấp thụ được chất dinh dưỡng và không chuyển hóa được các chất cặn bã. Và một trong những điều dễ bị bỏ qua đó là không thể kiểm soát tốt đường huyết. Vậy nên, dù bạn có cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống tốt đến đâu mà không quản lý được chất lượng giấc ngủ của mình thì cũng khó lòng mà hạ được đường huyết.
Chu kì giấc ngủ có liên quan đến bệnh tiểu đường
Mặc dù giấc ngủ dường như có vẻ không liên quan đến bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế, chu kỳ giấc ngủ không đúng lại cũng là tác nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.
[Image: photo-1-16366877001431975294654.png]


Thông thường, khi bạn thức dậy vào buổi sáng (khoảng 7 - 8 giờ), cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra "hormone căng thẳng" cortisol, giúp cơ thể phân hủy glycogen và chất béo, biến nó thành đường trong máu để bổ sung năng lượng cần thiết trong ngày. Trong khoảng từ 11 giờ đêm đến 2-3 giờ sáng, khi cortisol ở mức thấp nhất, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống, cho phép cơ thể đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
Nhưng các hormone này cũng sẽ thay đổi thời gian bài tiết kết hợp với "chu kỳ giấc ngủ", do đó, nếu giấc ngủ không bình thường, chế độ ăn uống thất thường, rối loạn nội tiết tố thì rất có thể sẽ bị tồn đọng đường huyết cao.
4 kiểu ngủ có thể khiến lượng đường huyết tăng cao
1. Thức khuya
[Image: photo-1-16366877014671212730393.png]




Như đã nói ở trên, bình thường vào ban đêm, lượng cortisol và lượng đường trong máu tiết ra thấp nhất trước khi cơ thể bước vào trạng thái nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn thức khuya, cơ thể không được nghỉ ngơi khi đến giờ ngủ, đồng nghĩa với việc bạn phải sử dụng thêm calo và năng lượng để chống chọi với việc thức khuya, nên cortisol sẽ lại được tiết ra, từ đó lại làm tăng lượng đường trong máu.
Giải pháp:
Cố gắng đi ngủ trước 11 giờ tối, tốt nhất là trạng thái ngủ sâu.
Nếu ban đầu bạn khó đi vào giấc ngủ, hãy để bản thân nằm yên trên giường, nhắm mắt, không xem điện thoại hay làm gì khác, chỉ cần thả lỏng cơ thể bạn. Hãy điều chỉnh đồng hồ sinh học của bạn từ từ để bạn có thể đi vào giấc ngủ sớm hơn.
2. Ngủ quá ít
[Image: photo-2-1636687701950711087645.png]

Theo số liệu của Quỹ Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn ở trong trạng thái "ngủ không đủ giấc", cortisol sẽ tiết ra nhiều hơn và insulin cũng sẽ tiết ra ít hơn.
Và tác động này đặc biệt rõ ràng ở những người chỉ ngủ 4-6 giờ mỗi đêm, hoặc những người thường không có "giấc ngủ sâu". Giấc ngủ sẽ sửa chữa độ nhạy insulin và đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu. Điều đó có nghĩa là thiếu ngủ sẽ đòi hỏi nhiều năng lượng hơn, vì vậy nó không chỉ làm tăng cảm giác thèm ăn mà còn khiến người ta thèm ăn đường và carbohydrate, kết quả dẫn đến tăng lượng đường huyết.
Giải pháp:
Nếu tình trạng ngủ quá ít diễn ra trong thời gian ngắn và chỉ kéo dài trong vài ngày, thì sau khi tình trạng ngủ quá ít chấm dứt, chỉ cần ngủ từ 9 đến 10 tiếng trong 2 đêm là có thể tái sửa chữa độ nhạy của insulin.
Nhưng nếu tình trạng ngủ ít diễn ra liên tục trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương đến các cơ quan khác của cơ thể. Tốt nhất bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm không bị gián đoạn.
3. Ngủ trưa quá lâu
[Image: photo-3-16366877014901733502006.jpeg]









00:16 / 01:17




Năm 2016, kết quả của một nghiên cứu được công bố tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tật Châu Âu đã so sánh những người ngủ trưa hơn một giờ trong ngày với những người không ngủ trưa hoặc hoàn toàn không ngủ. Kết quả là những người ngủ trưa lâu hơn 1 giờ có xác suất mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 45% so với những người còn lại.
Mặc dù nhóm nghiên cứu cho biết, giấc ngủ ngắn thực ra không có khả năng gây ra bệnh tiểu đường nhưng nó lại là một cảnh báo sức khỏe tiềm tàng, vì nó thể hiện sự trao đổi chất kém - con người sẽ rất mệt mỏi và cần phải ngủ một giấc dài như vậy. Điều này có nghĩa là cơ thể không có khả năng chuyển đổi glucose, vì vậy chúng ta không thể có được năng lượng.

Và việc ngủ trưa quá lâu thường đồng nghĩa với việc chất lượng giấc ngủ ban đêm không tốt, giấc ngủ kém chất lượng sẽ gây rối loạn nội tiết tố, gián tiếp dẫn đến sản sinh ra bệnh tiểu đường.
Giải pháp:
Thời gian ngủ trưa chỉ giới hạn từ 15 đến 30 phút, không nên ngủ trưa sau 2 giờ trưa để tránh ảnh hưởng giấc ngủ vào ban đêm.
Nếu cảm thấy mệt mỏi mà không chợp mắt, bạn nên kiểm tra xem chất lượng giấc ngủ của mình có vào ban đêm hay không có kém hay không.
4. Bật đèn khi ngủ
[Image: photo-4-16366877019921526818812.png]

Vào năm 2018, một nghiên cứu của Kathryn LG Russart, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Wexner, Đại học Bang Ohio, Mỹ đã phát hiện ra rằng đồng hồ sinh học của chúng ta về cơ bản dựa trên "ánh sáng mặt trời", vì vậy ánh sáng ban đêm có thể gây ra các vấn đề với đồng hồ sinh học. Vì vậy, bật đèn khi ngủ không những khiến chúng ta khó ngủ mà còn cản trở chức năng trao đổi chất của cơ thể
"Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng ánh sáng vào ban đêm có thể làm tăng cân, nhưng thực tế lượng calo nạp vào không hề tăng. Chức năng trao đổi chất bị rối loạn. Việc tiết ra leptin thậm chí sẽ bị giảm và não không thể tự cảm nhận được nữa. Điều này khiến nhiều người vô tình ăn quá nhiều mà không biết, kết quả có thể làm tăng đường huyết", Russart nói.
Giải pháp:
2-3 giờ trước khi đi ngủ hãy giảm tiếp xúc với ánh sáng, bao gồm TV, điện thoại di động, máy tính...
Khi ngủ, tốt nhất nên bịt mắt và kéo rèm lên để tránh ánh sáng bên ngoài ảnh hưởng tới giấc ngủ.
TIN LIÊN QUAN
6 loại thực phẩm phổ biến nhiều người ưa thích là “thủ phạm” khiến máu đặc dính như cháo

(thoidaiplus.suckhoedoisong.vn) 14:10 04/12/2021 | 
Những người thích ăn 6 loại thực phẩm dưới đây cần cẩn thận, bởi chúng có thể làm tăng độ đặc dính của máu, nguyên nhân hình thành các bệnh mạch máu nguy hiểm.

Máu là chìa khóa quan trọng trong tuần hoàn của con người. Ngoài việc vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào trong cơ thể, nó còn chứa các tế bào chết, các chất gây viêm và chất béo oxy hóa. Nếu những chất này quá nhiều trong máu thì sẽ làm cho máu đặc hơn và gây cản trở lưu thông máu.

Mặc dù cơ thể con người có cơ chế loại bỏ các chất thải chuyển hóa trong máu, nhưng nếu bạn không chú ý đến chế độ ăn uống của mình, chức năng của cơ chế này sẽ giảm đi. Các chuyên gia dinh dưỡng nhắc nhở chúng ta, 6 loại thực phẩm dưới đây là “thủ phạm” khiến máu ngày càng đặc hơn, nên ăn càng ít càng tốt.

1. Ăn thực phẩm nhiều dầu

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght400.jpg]

Dầu ăn chứa lượng calo cao, những thực phẩm chứa nhiều calo chính là kẻ “giết người” lớn nhất, làm giảm hiệu quả phân hủy chất béo của cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như gan nhiễm mỡ, mỡ máu và các bệnh khác.

Ngoài thực phẩm chiên rán, bánh quy và mì gói cũng được coi là chế độ ăn nhiều dầu mỡ, bởi trong quá trình sản xuất những sản phẩm này rất dễ sản sinh ra chất béo chuyển hóa. Đặc biệt, những người thường xuyên ăn ngoài hàng quán, vô tình sẽ nạp quá nhiều chất béo vào cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh mạch máu.

Nếu bạn quá bận rộn trong công việc và thường xuyên gọi đồ ăn bên ngoài thì nến cố gắng ăn lành mạnh hơn trong các ngày nghỉ, để lượng calo trong cơ thể được cân bằng.

2. Thực phẩm chế biến sẵn

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght336.jpg]

Những thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, giăm bông, xúc xích… cũng giống như chế độ ăn nhiều dầu mỡ, có khả năng làm tăng độ nhớt của máu. Đặc biệt những loại thực phẩm chế biến sẵn đại trà, giá thành thấp, nguyên liệu không đảm bảo, tăng chất hóa học và sử dụng nhiều phẩm màu nhân tạo để cải thiện mùi vị, hình thức trong quá trình chế biến… rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đó, nếu bạn muốn giúp máu sạch sẽ, lưu thông tốt, tốt nhất nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, bao gồm cả pizza đông lạnh, bánh bao đông lạnh,… những thực phẩm đông lạnh có vẻ tiện lợi nhưng không được khuyến khích lựa chọn để ăn hàng ngày.

3. Da động vật hầm nhử

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght427.jpg]

Mặc dù các loại da động vật như da lợn, da gà… rất giàu collagen, được cho là giúp duy trì bảo vệ sự đàn hồi, căng bóng của làn da chúng ta nhưn các loại thực phẩm này sẽ bị biến chất trong quá trình ninh hầm nhiều giờ trên bếp lửa. Đặc biệt khi chiên, hoặc quay nóng trực tiếp trên lửa, da động vật càng dễ biến chất hơn, thậm chí gây ra những độc tố nguy hiểm, tác hại lớn đến sức khỏe. Do đó, những món thịt ninh hầm, có ngon đến mấy cũng nên ăn vừa phải.

4. Các loại kem lạnh

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght423.jpg]

Khi ăn kem đã tan chảy, bạn sẽ thấy nó ngọt hơn nhiều so với kem đông lạnh, điều này là do cơ thể con người khó cảm nhận được vị ngọt khi kem ở dạng đông đá. Điều này cho thấy, kem chứa rất nhiều đường. Bên cạnh đó, kem còn chứa chất béo chuyển hóa, cả hai chất này đều có thể gây hại cho cơ chế loại bỏ chất chuyển hóa của cơ thể và làm cho máu đặc hơn.

5. Trái cây ngâm đường

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght427.jpg]

Các loại trái cây ngâm đường như sấu ngâm đường, mơ ngâm đường, dâu ngâm đường… được rất nhiều người ưa thích sử dụng trong mùa hè, dùng pha nước uống để giải khát. Tuy nhiên, ngoài trái cây, một nửa nguyên liệu của thực phẩm này chính là đường, nếu sử dụng nhiều có thể làm tăng đường huyết đột ngột, đường fructose trong trái cây sẽ làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong cơ thể.

Do đó, dù những loại trái cây ngâm đường có thể tạo thành các loại đồ uống thơm ngon, nhưng xét về chất dinh dưỡng, chúng thực sự là những đồ uống không nên sử dụng quá nhiều, có thể gây hại cho mạch máu.

6. Salad trộn

[Image: 6-loai-thuc-pham-pho-bien-nhieu-nguoi-ua...ght427.jpg]

Nhiều người cho rằng bản thân chỉ ăn salad, tại sao lượng đường trong máu tăng cao. Thực chất, một số sản phẩm sốt để trộn salad được bày bán trên thị trường cũng giống như những thực phẩm chế biến sẵn, chúng chứa rất nhiều chất hóa học, chất bảo quản được thêm vào quá trình sản xuất, gây ức chế chức năng loại bỏ chất thải chuyển hóa của cơ thể. Thậm chí khi xem nhãn thông tin của một số loại nước trộn salad có lượng calo cao hơn mì ăn liền.

Vì vậy, nếu bạn muốn ăn một món salad thực sự tốt cho sức khỏe, khuyến nghị mọi người sử dụng dầu ô liu, giấm và nước sốt tự làm tại nhà để chế vào món salad, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa giúp bảo vệ mạch máu

Thực phẩm giàu vitamin K nên ăn hàng ngày để tốt cho xương, tăng cường trí nhớ


[size=undefined]
(thoidaiplus.suckhoedoisong.vn) 15:58 04/12/2021 | [/size]
Vitamin K rất cần thiết cho cơ thể với nhiều tác dụng như tốt cho xương, giúp đông máu,... Để bổ sung chất cần thiết này, mọi người nên tham khảo những thực phẩm giàu vitamin K dưới đây.

Vitamin K là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể sử dụng để giúp đông máu, xây dựng xương khỏe mạnh và giữ cho tim khỏe. Có rất nhiều loại thực phẩm cung cấp vitamin K cho cơ thể, vì vậy việc thiếu hụt là rất hiếm.
[size=undefined]
Vitamin K là gì?
[/size]
Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, cần thiết cho cơ thể.

Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên là:

- Vitamin K1 (còn gọi là phylloquinone) được tìm thấy trong thức ăn tự nhiên

- Vitamin K2 (còn gọi là menaquinone) được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có lợi trong ruột.

Có 3 dạng vitamin K tổng hợp là vitamin K3, K4, và K5.

Vitamin K1 và K2 tự nhiên không độc nhưng dạng tổng hợp K3 lại có độc tính.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-20191207_032648...ght360.jpg]
[size=undefined][size=undefined]
Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo. (Ảnh minh họa)
Tác dụng của vitamin K[/size][/size]
Vitamin K có lợi cho cơ thể theo nhiều cách khác nhau.

Sức khỏe của xương

Có mối tương quan giữa lượng vitamin K thấp và bệnh loãng xương. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin K hỗ trợ duy trì xương chắc khỏe, cải thiện mật độ xương và giảm nguy cơ gãy xương. 

Sức khỏe nhận thức

Tăng nồng độ vitamin K trong máu có thể cải thiện trí nhớ theo từng giai đoạn ở người lớn tuổi. Vitamin K cũng có thể đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, khi người lớn tuổi dùng vitamin K đã cải thiện khả năng nhận thức và ít gặp khó khăn hơn khi nhớ lại ký ức.

Sức khỏe tim mạch

Vitamin K có thể giúp giữ huyết áp thấp hơn bằng cách ngăn chặn quá trình khoáng hóa, nơi các khoáng chất tích tụ trong động mạch. Điều này cho phép tim bơm máu tự do khắp cơ thể.

Quá trình khoáng hóa diễn ra tự nhiên theo tuổi tác và nó là một yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim. Bổ sung đầy đủ vitamin K cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ đột quỵ.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-20190831_084936...ght399.jpg]
[size=undefined][size=undefined]
Vitamin K cần thiết cho sức khỏe tim mạch. (Ảnh minh họa)[/size][/size]
Đông máu

Các chuyên gia vẫn coi vitamin K là chất cần thiết cho quá trình đông máu khỏe mạnh. Vitamin K ngăn ngừa vấn đề đông máu ở trẻ sơ sinh bị thiếu hụt loại vitamin này. Điều trị xuất huyết do các loại thuốc chẳng hạn như salicylate, sulfonamide, quinine, quinidine hoặc kháng sinh
[size=undefined][size=undefined]
Thiếu vitamin K có sao không?[/size][/size]
Mặc dù tình trạng thiếu hụt vitamin K rất hiếm, nhưng vẫn cần cố gắng thực hiện một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng này vì nó mang lại những lợi ích như giúp đông máu hiệu quả hay giảm nguy cơ loãng xương. Vitamin K dễ bị cơ thể phân hủy nhanh chóng nên khó có thể đạt đến mức gây độc hại, ngay cả khi được tiêu thụ với lượng lớn.

Sự thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như:

- Mật độ khoáng xương thấp

- Bệnh tim

- Loãng xương

- Sâu răng

- Dễ chảy máu hoặc máu khó đông

- Một số loại ung thư

- Vôi hóa mạch máu

- Suy giảm nhận thức

Lượng vitamin K được khuyến nghị là ít nhất 90 microgam (mcg) mỗi ngày đối với phụ nữ và ít nhất 120 mcg mỗi ngày đối với nam giới. Hầu hết mọi người có thể dễ dàng đạt được những mức này bằng cách bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin K dưới đây vào một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
[size=undefined][size=undefined]
Thực phẩm giàu vitamin K
Các loại rau củ giàu vitamin K[/size][/size]
Các nguồn tốt nhất của vitamin K1 (phylloquinone) là các loại rau lá xanh đậm. 

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-cai-xoan--7--16...ght667.jpg]

- Cải xoăn (nấu chín) - 100 gram: 817 mcg (681% DV (giá trị hàng ngày))

- Rau mù tạt xanh (nấu chín) - 100 gram: 593 mcg (494% DV)

- Cải rổ (nấu chín) - 100 gram: 407 mcg (339% DV)

- Cải xanh (nấu chín) - 100 gram: 484 mcg (403% DV)

- Ngò tây (tươi) - 100 gram: 1.640 mcg (1,367% DV)

- Rau bina (sống) - 100 gram: 483 mcg (402% DV)

- Bông cải xanh (nấu chín) - 100 gram: 141 mcg (118% DV)

- Bắp cải (nấu chín) - 100 gram: 109 mcg (91% DV)
[size=undefined][size=undefined]
Những loại thịt giàu vitamin K[/size][/size]
Thịt mỡ và gan là những nguồn cung cấp vitamin K2 tuyệt vời, mặc dù hàm lượng khác nhau tùy theo chế độ ăn của động vật và có thể khác nhau giữa các vùng hoặc nhà sản xuất. Dưới đây là những loại thực phẩm cung cấp lượng vitamin K2 tốt hoặc vừa phải.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-sgtt-suc-khoe-1...ght400.jpg]

- Gan bò - 100 gram: 106 mcg (88% DV)

- Thịt lợn - 100 gram: 69 mcg (57% DV)

- Thịt gà - 100 gram: 60 mcg (50% DV)

- Pate gan ngỗng - 100 gram: 369 mcg (308% DV)

- Thịt xông khói - 100 gram: 35 mcg (29% DV)

- Thịt bò xay - 100 gram: 9,4 mcg (8% DV)

- Gan lợn - 100 gram: 7,8 mcg (7% DV)

- Ức vịt - 100 gram: 5,5 mcg (5% DV)

- Thận bò - 100 gram: 5,7 mcg (5% DV)

- Gan gà - 100 gram: 13 mcg (11% DV)
[size=undefined][size=undefined]
Những thực phẩm từ sữa và trứng giàu vitamin K[/size][/size]
Thực phẩm từ sữa và trứng là những nguồn cung cấp vitamin K2 dồi dào. Cũng giống như thịt, hàm lượng vitamin của chúng phụ thuộc vào chế độ ăn của vật nuôi và giá trị khác nhau tùy theo vùng hoặc nhà sản xuất.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-cach-chua-yeu-s...ght396.jpg]

- Phô mai cứng - 100 gram: 87 mcg (72% DV)

- Phô mai mềm - 100 gram: 59 mcg (49% DV)

- Phô mai xanh - 100 gram: 36 mcg (30% DV)

- Lòng đỏ trứng - 100 gram: 34 mcg (29% DV)

- Sữa nguyên chất - 100 gram: 1,3 mcg (1% DV)

- Bơ - 100 gram: 21 mcg (18% DV)

- Kem - 100 gram: 9 mcg (8% DV)
[size=undefined][size=undefined]
Những loại trái cây giàu vitamin K[/size][/size]
Trái cây nói chung không chứa nhiều vitamin K1 như các loại rau lá xanh, nhưng một số ít cung cấp một lượng kha khá.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-untitled-1-1200...ght338.jpg]

- Mận khô - 100 gram: 60 mcg (50% DV)

- Kiwi - 100 gram: 40 mcg (34% DV)

- Quả bơ - 100 gram: 21 mcg (18% DV)

- Quả mâm xôi - 100 gram: 20 mcg (17% DV)

- Quả việt quất - 100 gram: 19 mcg (16% DV)

- Lựu - 100 gram: 16 mcg (14% DV)

- Quả sung (khô) - 100 gram: 16 mcg (13% DV)

- Nho - 100 gram: 15 mcg (12% DV)
[size=undefined][size=undefined]
Những loại hạt và các loại đậu chứa nhiều vitamin K[/size][/size]
Một số loại đậu và các loại hạt cung cấp lượng vitamin K1 khá lớn nhưng nhìn chung cung cấp ít hơn nhiều so với các loại rau lá xanh.

[Image: thuc-pham-giau-vitamin-k-20200619_100713...ght401.jpg]

- Đậu xanh (nấu chín) - 100 gram: 48 mcg (40% DV)

- Đậu nành (nấu chín) - 100 gram: 33 mcg (28% DV)

- Đậu xanh nảy mầm (nấu chín) - 100 gram: 23 mcg (19% DV)

- Hạt điều - 100 gram: 34 mcg (28% DV)

- Đậu thận đỏ (nấu chín) - 100 gram: 8,4 mcg (7% DV)

- Hạt phỉ - 100 gram: 14 mcg (12% DV)

- Hạt thông - 100 gram: 54 mcg (45% DV)

- Hồ đào - 100 gram: 3,5 mcg (3% DV)

- Quả óc chó - 100 gram: 2,7 mcg (2% DV)
[size=undefined][size=undefined]
Nguồn tham khảo
20 Foods That Are High in Vitamin K - Healthline - Xuất bản ngày 6/9/2017
Health benefits and sources of vitamin K - Medical News Today - Xuất bản ngày 22/1/2018
Best 40 foods for vitamin K - Medical News Today - Xuất bản ngày 23/4/2018[/size][/size]
óc nhìn
Thứ sáu, 3/12/2021, 00:00 (GMT+7)
Thuốc hết hạn
[Image: TranVanPhucpng-1490927036.png?w=100&h=10...bTmckH5x8Q]
Trần Văn Phúc
Bác sĩ

Tôi từng bị viêm loét dạ dày rất nặng, hai lần cận kề sinh tử với biến chứng chảy máu.
Nhiều năm trước, tôi phải nằm điều trị trong khoa hồi sức cấp cứu hàng tháng trời, nơi rất gần với nhà xác bệnh viện, hàng ngày nghe rõ tiếng kèn đám ma phát ra từ nhà tang lễ.
Thời điểm đó, gần 30 năm trước, các thầy của tôi ở trường Y là những bác sĩ siêu giỏi, nhưng việc bệnh nhân chết cứ diễn ra liên tục vì không có những loại thuốc đắt tiền để điều trị. Tính mạng của tôi từng bị đe dọa như thế.
Trở về bệnh xá nhà trường, mặc dù tôi được cứu sống nhưng ổ loét dạ dày gây thủng mạch máu vẫn còn, nguy cơ chảy máu tái phát bất cứ lúc nào. Bác sĩ nói với tôi có một cơ số thuốc đã hết hạn gần hai năm, được các chuyên gia quốc tế mang từ nước ngoài sang cho, nếu tôi đồng ý thì có thể dùng. Theo các chuyên gia, thuốc đã hết hạn nhưng vẫn an toàn.
Sức khỏe bị đe dọa, tôi không còn lựa chọn nào khác là gật đầu đồng ý. Nhưng tôi cũng tin bác sĩ ở bệnh xá nhà trường đang cố gắng giúp tôi, tin các chuyên gia quốc tế đang tìm cách hỗ trợ cho hệ thống y tế. Và thật kỳ diệu, nhờ những viên thuốc hết hạn ấy, bệnh viêm loét dạ dày của tôi đã khỏi hẳn.
Nhiều năm làm bác sĩ, tôi cứ băn khoăn với suy nghĩ, mỗi ngày trên thế giới có quá nhiều loại thuốc phải mang đi tiêu hủy vì hết hạn, hầu hết là thuốc đắt tiền, trong khi ở châu Phi và châu Á còn hàng triệu người gặp vấn đề lớn về khả năng chi trả tiền thuốc.
Vậy thuốc hết hạn liệu có thể sử dụng an toàn?
Tìm hiểu, tôi được biết, vào năm 1985, kho dự trữ thuốc của quân đội Mỹ lên tới hơn một tỷ USD sắp hết hạn, sẽ phải tiêu hủy để thay thế thuốc mới. Điều đó quá lãng phí. Chẳng ai muốn vất bỏ những loại thuốc đắt tiền nếu như nó vẫn còn hiệu quả, vì vậy, quân đội đã yêu cầu Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) thực hiện chương trình thử nghiệm về khả năng kéo dài thời gian sử dụng các loại thuốc sau khi đã hết hạn ghi trên bao bì.
Thật bất ngờ, FDA công bố 88% trong tổng số hơn 3.000 lô của 122 sản phẩm thuốc hoàn toàn có thể sử dụng sau khi hết hạn tới hơn 15 năm. Ngay sau đó, FDA đã thực hiện chương trình gia hạn sử dụng cho 2.652 lô thuốc dự trữ trong kho của Bộ Quốc phòng Mỹ. Thời gian gia hạn trung bình là 66 tháng, dao động từ 12 đến 184 tháng, tối đa 278 tháng, tức hơn 23 năm.
Có 12% thuốc không được FDA gia hạn, đó là những kháng sinh đường tiêm, aspirin, nitroglycerin, insulin, kháng sinh mefloquine điều trị bệnh sốt rét và thuốc chống dị ứng epi-pens và sinh phẩm y tế. Mỗi thuốc không được phê duyệt có lý do khác nhau. Ví dụ tetracycline, kháng sinh này rất phổ biến ở thế hệ chúng tôi khi bé, đến nỗi tất cả "con cơ quan" bố mẹ tôi đều có "bộ răng tetracycline". FDA không phê duyệt gia hạn sử dụng, vì tetracycline bị thoái hóa sẽ gây tổn thương ống thận, gọi là hội chứng Fanconi.
Hạn sử dụng ghi trên bao bì có nghĩa gì?
Kể từ năm 1979, FDA yêu cầu các nhà sản xuất thuốc phải ghi hạn sử dụng lên bao bì thuốc, dựa trên cơ sở một số thử nghiệm về tính ổn định của thuốc. Cụ thể là ghi tháng và năm, kèm theo một trong số các từ "expiry, expiry date, expires, exp, exp date, use by, use before, best before".
Để xác định ngày hết hạn của một loại thuốc, nhà sản xuất tiến hành nghiên cứu sự phá hủy của thuốc ở các ngưỡng nhiệt độ và độ ẩm khác nhau, đồng thời đánh giá sự xuống cấp của thuốc theo thời gian. Dựa vào nghiên cứu đó, công ty dược đề xuất ngày hết hạn. Hầu hết các thuốc hết hạn sau hai đến ba năm.
Vì lý do trách nhiệm pháp lý, các nhà sản xuất chỉ đưa ra khuyến nghị tính ổn định của thuốc cho đến đúng ngày hết hạn. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của FDA từ năm 1985 đến năm 2017, ngày hết hạn ghi trên bao bì thuốc chỉ có ý nghĩa nhà sản xuất đảm bảo tính ổn định của thuốc trong khoảng thời gian đó.
Cantrell Lee, giáo sư dược lý học lâm sàng tại Đại học California, giám đốc phân khu San Diego của Hệ thống Kiểm soát ngộ độc California cho biết, bản thân chưa thấy tài liệu khoa học nào nói về thuốc hết hạn gây ra bất kỳ vấn đề nào ở người. Năm 2012, Cantrell cùng với Roy Gerona công bố một nghiên cứu trên tạp chí JAMA về các thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau và thuốc giảm cân được tìm thấy ở phía sau quầy thuốc. Kết quả phân tích những thuốc này vẫn giữ nguyên giá trị sau 40 năm.
Roy Gerona cũng là nhà nghiên cứu của Đại học California, chuyên gia phân tích hóa chất. Lớn lên ở Philippines, Gerona đã chứng kiến những người khỏi bệnh bằng cách uống thuốc hết hạn mà không có tác dụng phụ rõ ràng.
Gerona là một dược sĩ và Cantrell là một nhà độc học, cả hai đều cho rằng, thuật ngữ "ngày hết hạn – expiration date" là một cách gọi chưa hoàn toàn chính xác, đã gây ra sự lãng phí vô cùng lớn. Bệnh viện Newton-Wellesley thuộc thành phố Boston, nơi có 240 giường bệnh điều trị nội trú, riêng năm 2016 phải tiêu hủy số thuốc quá hạn với số tiền 200 ngàn USD. Trung tâm y tế Tufts gần đó, mỗi năm tiêu hủy số lượng thuốc gấp bốn lần, lên tới 800 ngàn USD.
Năm 2016, kho dự trữ thuốc của quân đội Hoa Kỳ lên tới 13,6 tỷ USD, FDA chi phí số tiền 2,1 triệu USD để thực hiện chương trình gia hạn sử dụng thuốc để tránh bị tiêu hủy. Kết quả thu được tiết kiệm cho chính phủ Mỹ 2,1 tỷ USD. Có thể hình dung việc làm của FDA đã mang lại lợi nhuận rất lớn: chi ra một USD để tiết kiệm 677 USD.
Năm 2000, Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đứng trước cuộc khủng hoảng thuốc, đã thông qua một nghị quyết thúc giục hành động. Hiệp hội này cho rằng, thời hạn sử dụng thuốc "dài hơn đáng kể" so với ngày hết hạn ghi trên bao bì, nếu không gia hạn sẽ gây "lãng phí không cần thiết, chi phí dược phẩm cao và giảm khả năng tiếp cận với các loại thuốc cần thiết cho một số bệnh nhân". AMA đã gửi thư phối hợp với FDA, Công ước Dược điển Mỹ đưa ra các tiêu chuẩn để gia hạn thuốc và sinh phẩm y tế.
Nhưng AMA đã thất bại, các nhà sản xuất thuốc không đồng ý, vì nhiều lý do. Một trong những lý do, như bài bình luận của Đại học Harvard, rằng có lẽ các công ty dược phẩm thiết lập ngày hết hạn từ hai đến ba năm, thay vì nhiều năm, là nhằm mục đích thương mại bán được nhiều thuốc. Mayo Clinic đưa ra ý tưởng các công ty dược nên ghi ngày hết hạn sơ bộ (preliminary expiration date), sau đó cập nhật hạn sử dụng dựa trên cơ sở những thử nghiệm dài hạn, nhưng các hãng dược vẫn không đồng ý với lý do chi phí quá tốn kém.
Với thời hạn sử dụng không quá ba năm, các thuốc nhập vào Việt Nam hiện phải vượt qua con đường khá dài, đặc biệt là biệt dược hay thuốc điều trị ung thư đắt tiền, để hoàn thành mọi thủ tục đã mất hơn một năm. Đó là lý do khiến rất nhiều loại thuốc nhanh chóng hết hạn, chưa tính tới môi trường bảo quản và phân phối trong một số điều kiện cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc.
Nhiều năm nay, từ nhà phân phối đến dược sĩ trong các bệnh viện luôn đau đầu với thuốc cận "đát". Có những lô thuốc chữa ung thư phải tiêu huỷ lên tới hàng chục tỷ đồng trong khi hàng triệu bệnh nhân của chúng ta, vừa tốn kém rất nhiều tiền cho thuốc, vừa mất đi cơ hội chữa trị.
Lãng phí cũng là một tội. Trong lúc các nhà sản xuất chưa chấp nhận gia hạn sử dụng thuốc, để bớt lãng phí, cần tổ chức đánh giá tác động của thuốc cận "đát" bởi các nhà khoa học, chuyên môn. Bên cạnh đó, Việt Nam cải tiến luật lệ, quy định và các khâu trong thủ tục nhập cảnh, quản lý và phân phối dược phẩm để thuốc không bị "ngâm" ở đâu đó trước khi đến tay bệnh nhân.
Dù còn nhiều tranh cãi quanh vấn đề thuốc hết hạn không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu, y, bác sĩ không nên khuyến khích sử dụng thuốc hết hạn. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, không có lựa chọn nào tốt hơn, chúng ta phải công khai thông tin và chỉ cho người bệnh sử dụng nếu họ đã được giải thích đầy đủ và đồng ý.

Trần Văn Phúc
[size=undefined]
  Tr[/size]
Những dấu hiệu nội tạng đang chứa lượng ‘rác’ quá lớn, cần thanh lọc độc tố ngay
19/11/2021 | 05:01


0:00/0:00

Nam miền Bắc

TPO - Độc tố có trong thức ăn hoặc sinh ra từ những phản ứng sinh hóa trong cơ thể, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây nguy hiểm.
[Image: 59-6640.jpg]


Độc tố và vi khuẩn có hại có mặt ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Chúng có mặt trong không khí chúng ta hít thở, nước chúng ta uống hoặc thực phẩm chúng ta ăn. Ngay cả chiếc điện thoại cũng là nơi ẩn nấp của đủ loại vi khuẩn có thể gây hại cho bạn. Có thể nói, độc tố và vi khuẩn gây hại hàng ngày đang tích tụ trong cơ thể mà bạn không hề biết.

Nếu cơ thể xuất hiện một vài triệu chứng sau đây, cho thấy cơ thể bạn đang chứa nhiều độc tố và đưa ra giải pháp để hạn chế sự tích tụ của độc tố trong cơ thể.

Thường xuyên bị táo bón

[Image: 0-image001-15181636853651862487530-3677.jpg]

Cơ thể con người có thể mất tới 1-2 ngày để tiêu hóa hết thực phẩm. Trong quá trình đó, các chất dinh dưỡng được giữ lại để nuôi sống các cơ quan nội tạng. Còn các chất cặn bã của thức ăn sẽ tạo thành phân, theo trực tràng thải ra ngoài.

Tuy nhiên, với những người có chức năng tiêu hóa bị trục trặc, các chất cặn bã sẽ không được thải ra trơn tru mà tạo thành táo bón. Táo bón gây đầy bụng, khó chịu cho đường tiêu hóa. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó thậm chí có thể làm suy yếu chức năng của các cơ quan khác trong cơ thể và làm giảm sức đề kháng.


Giải pháp: Ăn thực phẩm hữu cơ, hạn chế uống rượu và uống nhiều nước sẽ giúp giải quyết vấn đề.

Chóng mặt, không thể tập trung

Nếu bạn cảm thấy chóng mặt, bối rối và không thể tập trung ngay vào buổi sáng, ngay cả việc bạn không hề mất ngủ vào đêm qua, thì các độc tố có hại có thể là nguyên nhân. Những độc tố này gây ra một loạt các phản ứng làm mất các vitamin và khoáng chất thiết yếu mà cơ thể cần để hoạt động.

Khó ngủ

Một mặt, sự tích tụ độc tố khiến bạn cảm thấy kiệt sức, mặt khác, nó lại gây ra rối loạn giấc ngủ. Một lượng lớn chất độc trong cơ thể khiến mức độ hormone kiểm soát giấc ngủ cortisol bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của bạn.

Mất ngủ có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy hãy đến tìm bác sĩ khi tình trạng này kéo dài.

Mụn, phát ban xuất hiện trên da

Da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và thường xuyên bị ô nhiễm. Các sản phẩm như dầu gội, dầu xả, xà phòng, kem dưỡng da... mà bạn sử dụng có thể chứa các hóa chất độc hại. Tiếp xúc nhiều với hóa chất có thể dẫn đến các triệu chứng như mụn trứng cá, phát ban và bệnh chàm


Tăng cân không kiểm soát

Mặc dù đã tập thể dục đều đặn và ăn uống khoa học nhưng bạn vẫn tăng cân. Đó có thể là có điều gì đó không đúng xảy ra với hormone của bạn. Các độc tố quá nhiều trong cơ thể có thể tác động xấu đến mức độ của một số hormone, bao gồm cả các chất chịu trách nhiệm duy trì cân nặng.






Giải pháp: Chuyển sang chế độ ăn uống gồm các thực phẩm hữu cơ lành mạnh có thể giúp đỡ vấn đề này.

Hơi thở có mùi

Hôi miệng thường là triệu chứng phổ biến của các vấn đề về tiêu hóa. Nó xảy ra khi hệ tiêu hóa phải vật lộn để tiêu hóa hết những gì bạn ăn. Nhưng vấn đề tiêu hóa cũng có thể xảy ra khi gan phải chiến đấu để làm sạch tất cả độc tố trong cơ thể.

Sạm da


Gan là một cơ quan quan trọng để phân hủy rượu, thuốc và chất dinh dưỡng, nếu "rác" trong gan vượt quá tiêu chuẩn thì trước tiên sẽ gây rối loạn nội tiết và làm cho da bị sạm. Nếu những chất độc hại trong gan không được đào thải kịp thời, bệnh viêm gan, xơ gan có thể xuất hiện.

Ho



Thói quen hút thuốc lá trong nhiều năm, sinh sống ở những khu vực ô nhiễm… đều là nguyên nhân khiến phổi tích tụ một lượng chất độc hại rất lớn.

Một khi "rác" trong phổi vượt quá tiêu chuẩn, biểu hiện rõ ràng nhất là ho và khạc ra nhiều đờm, đây là hành động phản xạ bảo vệ của chính cơ thể và là biểu hiện của việc phổi đang nỗ lực tự làm sạch.

Nhưng ho chỉ là cách chữa tạm thời chứ không phải chữa tận gốc, để giải quyết vấn đề, bạn vẫn cần bỏ thuốc lá, hít thở không khí trong lành, loại bỏ "rác" và bảo dưỡng phổi càng sớm càng tốt.

Dễ bị rụng tóc

Rụng tóc không phải là triệu chứng quá tải độc hại gây ra bởi các độc tố hàng ngày. Nó có thể là do ăn uống không đủ chất và bị ảnh hưởng của các chất độc độc hại hơn như asen, chì và tali (được tìm thấy trong khói thuốc lá)... Cơ thể chứa quá nhiều độc tố này có thể gây ngộ độc, thậm chí gây chết người.

Vì vậy, nếu bị rụng tóc quá nhiều, đừng coi nhẹ, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn.

Răng chuyển sang màu đen

Hàm răng khỏe mạnh thường sáng bóng và có màu trắng. Ngược lại, nếu có quá nhiều vi khuẩn và cặn thức ăn trong khoang miệng thì răng sẽ dần chuyển sang vàng ố, thậm chí đen xỉn. Đó là dấu hiệu "rác" trong khoang miệng quá nhiều. Điều này nhắc nhở bạn phải đánh răng thường xuyên, lấy cao răng định kỳ, nếu mức độ nghiêm trọng thì bạn phải nhờ đến sự trợ giúp của nha sĩ.
[size=undefined]
[img=378x0]https://photo-cms-tpo.zadn.vn/w1000/Uploaded/2021/rwbvhvobvvimsb/2021_11_18/0-photo-1-1519097704799326943697-667.jpg[/img]
Các cách thanh lọc độc tố cho cơ thể[/size]
Uống nước đầy đủ để làm sạch dạ dày và ruột

Trên thực tế, chất tẩy rửa tốt nhất để làm sạch dạ dày và ruột chính là nước lọc. Mỗi ngày cần uống 2000-3000ml, chia nhỏ nhiều lần trong ngày để tăng tốc độ trao đổi chất, bôi trơn ruột và giúp đại tiện trơn tru.

Tập các bài tập thể để làm sạch tim, phổi

Các bài tập thở giúp phổi, tim có thể từ từ làm sạch "rác". Bạn cũng có thể áp dụng các bài tập thở sâu để giảm bớt sự khó chịu và đẩy nhanh quá trình "làm sạch".

Phương pháp thở tốt nhất đó là căng ngực và bụng khi hít thở sâu, dang hai tay ngang hai bên càng rộng càng tốt, hít vào càng nhiều càng tốt. Giữ hơi thở một lúc rồi từ từ thở ra ngoài, đồng thời siết chặt cánh tay. Hít thở sâu vào mỗi buổi sáng và tối ở nơi có không khí trong lành để đạt kết quả tốt nhất.

Đổ mồ hôi khi chơi thể thao để làm sạch da và loại bỏ độc tố cơ thể

Đổ mồ hôi khi chơi thể thao, các chất chuyển hóa sẽ được bài tiết ra ngoài theo mồ hôi, tương đương với quá trình giải độc tích cực. Nó cũng có thể thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện khả năng miễn dịch.

Ăn uống lành mạnh để làm sạch mạch máu, đường ruột

Trước hết, chúng ta phải giảm ăn các thực phẩm nhiều muối, nhiều calo, nên ăn nhiều rau lá xanh và hoa quả ít đường. Thứ hai, chúng ta phải kiểm soát lượng thức ăn, duy trì thói quen ăn uống điều độ đúng giờ, tránh ăn quá no.

Một số loại thực phẩm có thể loại bỏ huyết ứ, tăng tính đàn hồi của mạch máu, rất hiệu quả trong việc làm sạch "rác" trong mạch máu. Ví dụ như nấm đen, dưa leo, mướp đắng…
[size=undefined]
Thanh Huyền (tổng hợp[/size]
Chảy nước dãi khi ngủ: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm, có 

TPO - Việc chảy nước dãi vốn rất bình thường với mọi người, nhưng nếu đột nhiên chảy quá nhiều, hãy thận trọng vì cơ thể đang mắc phải các loại bệnh tiềm ẩn sau.

[Image: ngu-hcay-nuoc-mieng-1-1824-1474780082-m-460x0-1263.jpg]


Chảy nước miếng, hay còn gọi bằng chảy nước dãi, là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người. Chúng có tác dụng làm ướt niêm mạc miệng, giảm khô miệng, hỗ trợ động tác nuốt thức ăn và giúp phát âm dễ dàng hơn. Bình thường, nước bọt được tiết ra khi bị kích bởi mùi thức ăn hoặc những ý nghĩ liên quan tới ăn uống, đặc biệt là những món có tính kích thích như vị chua.

Tuy nhiên, có nhiều người dù không hề thèm ăn hay gì nhưng việc chảy nước miếng liên tục vẫn xảy ra. Tình trạng này đặc biệt nặng hơn trong lúc ngủ, khiến cả gối ướt đẫm và bốc mùi khó chịu sau khi dậy. Khi thấy việc này xảy ra với tần suất dày đặc, hãy thận trọng bởi bạn đang có nguy cơ mắc các bệnh sau:

Mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn trong khi ngủ, có hiện tượng ngưng thở lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Một trong những triệu chứng ban đầu thường là chảy nước miếng nhiều và ngáy quá mức.

Tình trạng ngưng thở liên tục này làm cơ thể thường xuyên thiếu oxy, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch máu ở phổi, tim, thận, tuyến tụy, não… rồi dẫn đến nhồi máu cơ tim, cao huyết áp hoặc đột quỵ. Mặc dù không làm cơ thể tử vong ngay lập tức, nhưng hội chứng sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe


Theo chuyên gia cho hay, nếu ngưng thở khi ngủ khoảng 5 lần/giờ là bình thường, 5 – 15 lần/giờ là mức nhẹ và 15 lần trở lên là rất nặng. Bạn nên thay đổi tư thế ngủ thành nằm ngửa xem có đỡ hơn không. Nếu chẳng có gì thay đổi thì phải đi khám ngay kẻo bệnh sinh nặng.






Viêm amiđan


Sưng amiđan khiến đường thở và đường hô hấp hẹp lại, làm bạn bạn khó nuốt nước bọt, đành phải nhổ hoặc để chảy ra ngoài.

Do đột quỵ hoặc rối loạn thần kinh

Việc chảy nước miếng quá nhiều thường là dấu hiệu báo trước đột quỵ, đặc biệt là vào buổi đêm. Nếu đột nhiên chảy nhiều nước miếng trong khi ngủ và lúc thức giấc, cười thì bị lệch kèm đau đầu nhẹ thì có bạn có nguy cơ cao sẽ bị đột quỵ.

Bên cạnh đó, một vài loại rối loạn thần kinh như xơ cứng teo cơ một bên (ALS), bệnh liệt Bell hoặc bệnh Parkinson cũng gây nên chứng chảy nhiều nước miếng trong ngày. Trong trường hợp này mọi người không được coi thường, nên đến bệnh viện ngay lập tức để tiến hành các kiểm tra liên quan, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề trước khi đột quỵ và bệnh tật xảy ra.

Xơ cứng động mạch

Loại bệnh này thường gây nên chứng thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não lẫn cơ bắp. Lâu ngày sẽ khiến khuôn mặt bị giãn ra và mất đi khả năng giữ nước bọt trong miệng. Với người già nói riêng thì xơ cứng động mạch còn làm họ nhai nuốt kém hơn, dẫn đến chảy nước miếng nhiều trong khi ngủ.


Những triệu chứng sớm của loại bệnh này thường là chảy nhiều nước miếng, đau ngực, mất thị lực một bên mắt, khó nói chuyện, cao huyết áp… Khi thấy một trong các dấu hiệu trên thì đừng ngại đi khám, điều trị sớm sẽ ngừa vô vàn bệnh và kéo dài tuổi thọ.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

GERD là một tình trạng trong đó các axit tiêu hóa có xu hướng chảy ngược trở lại thực quản của bạn; điều này dẫn đến tổn thương lớp thực quản. Bạn cảm thấy như một khối u trong cổ họng, nó thậm chí gây khó khăn trong việc nuốt và dẫn đến chảy nước dãi.

Viêm xoang

Nhiễm trùng đường hô hấp trên khiến việc hít thở khó khăn và gây khó nuốt, làm nước bọt bị tăng tiết, gây chảy dãi. Khi đường thở của bạn bị chặn vì bệnh cúm, bạn có khuynh hướng thở bằng miệng, khiến nước bọt dư thừa chảy ra khi đang ngủ.

Dị ứng

Bệnh viêm mũi dị ứng và hiện tượng dị ứng một số loại thực phẩm có thể gây tăng tiết nước bọt, dẫn đến chảy dãi khi ngủ.
[size=undefined]
[Image: chay-nuoc-mieng-khi-ngu-la-benh-gi1-2020...7-3336.png]
Một số cách để điều trị vấn đề chảy nhiều nước miếng[/size]
Như đã nói, không hẳn lúc nào chuyện chảy nước miếng cũng là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu chẳng may mắc phải vấn đề khó nói này, chị em có thể tham khảo một vài biện pháp sau để cải thiện:

- Làm sạch xoang mũi để mũi không bị tắc, giúp nước bọt chảy xuống cổ họng mà không bị tràn ra ngoài. Hãy tắm bằng nước ấm và dùng một số loại tinh dầu để đường hô hấp được thông thoáng, khỏe mạnh.

- Thay đổi tư thế ngủ từ nằm nghiêng sang nằm ngửa, giúp nước bọt luôn ở trong miệng mà không lo tràn ra ngoài.

- Xem lại một số loại thuốc đang sử dụng, chẳng hạn như kháng sinh hay thuốc chống loạn thần có thể khiến nước miếng bị chảy ra nhiều hơn.

- Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ và không ngủ sau khi vừa ăn no xong, cố gắng không ăn nhiều và ăn ít thực phẩm dầu mỡ, khó tiêu hóa.

- Hạn chế ăn đồ cay nóng và không nhai nhiều kẹo cao su vì chúng tăng tiết nước bọt trầm trọng.
Pages: 1 2 3 4 5 6