VietBest

Full Version: Im Lặng Còn Vang
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
(2022-07-15, 04:38 PM)Ech Wrote: [ -> ]Anh có thấy hình tui ngồi bải biển không?  Becuoi

Ừa tao cũng thấy có người bên bãi biển và nghĩ tới mày nhưng không dám hỏi  Lol.

Kẹt cái họ chỉ ưu tiên cho người ở Mỹ không thôi tao cũng vô thử thời vận coi sao  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c .
(2022-07-15, 04:38 PM)Ech Wrote: [ -> ]Anh có thấy hình tui ngồi bải biển không?  Becuoi

Mới vô coi lại thì thấy. Anh ngồi nhìn cũng ấn tượng lắm Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c
(2022-07-15, 04:44 PM)phai Wrote: [ -> ]Ừa tao cũng thấy có người bên bãi biển và nghĩ tới mày nhưng không dám hỏi  Lol.

Kẹt cái họ chỉ ưu tiên cho người ở Mỹ không thôi tao cũng vô thử thời vận coi sao  Face-with-stuck-out-tongue-and-winking-eye_1f61c .

Mèn ơi, bộ không thấy có cô tận bên VN cũng thử thời vận sao? Mày post cặp môi đỏ chót lên không chừng sập cái messenger lắm à nhen hahaha Grinning-face-with-smiling-eyes4
Mưa đời sau.
Trần Thùy Mai

Những chiều đầu hè tôi thường ngồi một mình trong sân vắng. Lúc hoàng hôn xuống tiếng ễnh ương ran lên như giàn hợp xướng của ao hồ. Chu thường về muộn, buổi chiều anh đi uống với bạn. Từ lúc Nhím đi, chỉ còn tôi với những khóm tầm xuân đầy hoa tím mà ngày nào con bé đã trồng. Đã đi xa mấy năm, mỗi lần email về cho tôi, nó luôn nhắc: Mẹ ơi, nhớ tưới giùm con những cây tầm xuân.

Từ năm 40 tuổi, những lúc ngồi dựa vào gốc cây bạch mai nhìn ra hồ, tôi thường thấy những ảnh ảo hiện ra, lôi kéo tâm trí tôi. Tôi lại thấy Nhím khi còn nhỏ, đi học về dưới mưa phùn mùa xuân. Tôi mắng con: "Sao con không mặc áo mưa". Nhím nũng nịu: "Con thích cho tóc ướt". Và, mười lần như một, con bé ào vào, thấm khuôn mặt lấm tấm nước vào áo tôi. Hai mẹ con cười rúc rích...

Rồi trí nhớ tôi lùi xa hơn, tôi thấy lại Tuấn dưới những tàn cây muối. Tôi đi học về trong chiếc áo dài trắng, tóc và má lấm tấm mưa. Tuấn hỏi: "Em quên đem áo à? Anh đã dặn trăm lần". Tôi vịn vai Tuấn, nhón chân vênh mặt gần mũi anh: "Anh không thấy mưa thơm sao?" Tuấn cười, anh dúi mặt tôi vào vai áo, vai anh thấm hết những giọt mưa. Cả hai đứa, bao giờ cũng thế, chẳng ai có lấy một mẩu mùi soa nhỏ...

Sau này khi Nhím lớn lên, có lần tôi kể về Tuấn. Nhím hỏi: "Về sau tại sao mẹ lại gặp ba?" Tôi cố nhớ lại: "Có lẽ là do cái óc khoa bảng của người Huế. Cái nghiệp âm nhạc của chú Tuấn nó bấp bênh, ông ngoại con không yên lòng". Năm đó Nhím mới mười sáu tuổi, vậy mà nó nhìn tôi như nhìn một đứa trẻ: "Sao thế, mẹ không có ý kiến riêng à?" "Ông bà đã sinh ra mẹ". "Nhưng chính mẹ mới sống cuộc đời của mẹ chứ".

Bây giờ thì có lẽ con gái tôi cũng định nói như thế, "Chính con sẽ sống cuộc đời con". Cuộc điện của Nhím từ Schiltigheim làm tôi choáng váng. Rồi sẽ nói thế nào với Chu? Mới tuần trước, khi nghe con gái đã tốt nghiệp sắp về nước, anh vui sướng, mãn nguyện bàn với tôi: “Dịp này vợ chồng ta sẽ tổ chức lễ bạc”. "Lễ bạc?", tôi ngạc nhiên. Có bao giờ Chu nhớ ngày kỷ niệm cưới đâu. Vả ngày ấy qua đã lâu, từ tháng 2 âm lịch. Chu bảo: "Cần gì đúng ngày". "Thế thì tổ chức để làm gì?", "Đi dự bao nhiêu lễ vàng lễ bạc của người ta, nay phải có cái gì đáp lại chứ. Mình lấy nhau hai mươi lăm năm, sống yên ổn, con cái thành đạt. Không đáng cho thiên hạ trông vào à?" Tôi ngần ngừ, thoáng mỏi mệt.

Ngày xưa, hồi mới cưới, thầy bói bảo số chúng tôi khắc khẩu. Hai mươi lăm năm chung sống, chưa bao giờ Chu và tôi cãi nhau quá hai câu. Thực ra lời tiên đoán không sai, chúng tôi khắc khẩu trong lặng lẽ.

"Con nhớ hầu như ba mẹ chỉ cãi nhau một lần, lúc con sắp đi". Năm ấy là năm cuộc sống của tôi hoàn toàn đảo lộn. Trong một đêm văn nghệ sinh viên, Nhím gặp Kim, nhân viên của một hội nghiên cứu châu Á ở Pháp. Kim bảo: "Cô là một tay piano đầy triển vọng. Cô muốn sang Pháp học nhạc không? Tôi sẽ giúp cô". "Với điều kiện?" "Tôi đang tìm hiểu về nhạc Việt. Cô sẽ ký một hợp đồng với Archipel Adigo, theo đó cô phụ tá cho tôi. Bằng cách đó cô sẽ có tiền, có chỗ ăn ở và... ". Nhím nhăn mặt: "Sợ không đủ khả năng". "Xưa nay tôi chưa đánh giá sai bao giờ. Vả lại... ". Kim nói một câu làm Nhím quyết định: "Vả lại, khả năng đến sau, cơ hội đến trước".

Chỉ vì may mắn mà sóng dữ đã không đến. Giờ đây tôi đã có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, được thời gian đóng dấu son chứng nhận. Nhưng chỉ mình tôi biết, thật ra con thuyền của tôi chưa cập bến bao giờ.
Chu bứt tóc: "Tốn bao nhiêu công sức nó mới thi đậu vào trường Y. Sao bây giờ thả mồi bắt bóng?" Anh giận điên khi thấy tôi năn nỉ cho Nhím. "Bà cứ tưởng đi Tây là sướng sao? Phiêu lưu!". Chu nguyền rủa Kim như người ta nguyền rủa quỷ sứ. "Bao giờ dân xứ này mới bỏ được hội chứng mê Việt kiều? Mới nghe hú một tiếng, thế là bỏ tất cả chạy theo nó". Tôi không biết làm sao giải thích cho anh hiểu, không phải vì Kim mà Nhím ra đi. Tiếng gọi mà Nhím nghe thấy không phải từ một người đàn ông, nó đã bắt nguồn từ những chiều yên tĩnh xa xưa, khi Nhím còn rất nhỏ, học bấm những gam đầu tiên trong hiên vắng, có tôi luôn ngồi bên, lắng nghe. Chu bảo: "Học chơi cho biết thôi, đừng nên đam mê. Cái gien đàn ca này, con giống ai?" Tôi biết. Nhím cao dong dỏng, đến mười chín tuổi mà thân hình còn dài ngoằng chưa nẩy nở, nhưng con bé có đôi mắt to mơ mộng và cái nhìn như lửa cháy. Thân thể, thịt da nó là của Chu, nhưng đôi mắt và tâm hồn con bé là của tôi, nó khao khát những gì tôi khao khát.

Khi Nhím ra sân bay, Chu không đi tiễn. Một giờ trước khi lên đường, con bé bỗng ngã lòng: "Mẹ ơi, con không đi nữa". Một giờ đồng hồ sau Nhím đã nín khóc: "Con nhớ lại rồi, không có ai dễ thuyết phục như ba. Mẹ nhớ giúp con, bảo rằng con rất yêu ba, con sẽ về". Con bé bắt đầu tươi lên: "Bao giờ cũng thế, con sợ ba nhưng ba thì sợ mẹ". Tôi lườm con và tiếp lời: "Còn mẹ thì lại sợ con".

Khi tôi từ sân bay về, Chu đang khóc. Anh cảm thấy bất lực, hụt hẫng, anh nuôi nấng một con sơn ca mà chưa bao giờ kịp nghĩ đến ngày nó sẽ vuột bay đi. Tôi dỗ dành anh: "Nhím rất yêu anh, nó sẽ về". Chu lắc đầu: "Nếu nó yêu tôi thì đã nghe lời tôi".

Nhím đi rồi, khoảng trống giữa tôi và Chu bỗng như vô tận. Anh luôn nói: "Mình đã mất đứa con". Tôi không cảm thấy mất con, mà thấy mình đã mất mình...

Nhím lên Paris, nạp đơn thi vào nhạc viện. Con bé viết thư về: "Con mới đàn thử cho thầy nghe lần đầu, thầy lắng nghe rất kỹ rồi khen "Joli". Mẹ đừng ngạc nhiên, đó là thầy khen tiếng đàn, chứ không phải khen con". Tôi khấp khởi mừng, trong khi Chu vẫn hy vọng con sẽ bỏ cuộc. Anh bảo: "Từ nhỏ nó đã bao giờ có đến một ngày chịu cực đâu". Nhưng rồi Nhím thi đậu, được học bổng của nhạc viện. Chu tuyệt vọng. Con gái sẽ không về.

Người quen đến thăm, ai nghe Nhím bỏ trường Y cũng chắt lưỡi tiếc rẻ. Chu càng đau hơn. Nhưng rồi những lời tiếc rẻ cũng thưa dần đi, nhất là khi phong trào du học rần rần nổi lên. Cuối cùng Chu cũng đã bị thuyết phục. Giờ đây đi đâu anh cũng khoe con gái anh tháo vát, can đảm. Anh thay đổi cả cách nhìn về Kim. "Nhím có nói gì với em về thằng Kim? Sao không thấy nó xin cưới?". Tôi bật cười: "Anh đào đâu ra cái ý nghĩ ấy? Giữa chúng nó chỉ có công việc". “Hừ, anh không tin". Lần này, Chu có lý. Cuối năm Nhím thư cho tôi: "Anh Kim ngỏ lời với con. Con bảo con không yêu, anh ấy trả lời y chang hồi nào: "Tình yêu đến sau, cơ hội đến trước". Con dị ứng, bảo: "Không giống như chuyện công việc. Bốn năm qua, tình yêu đã không đến thì mãi mãi sẽ không đến".

Tôi mỉm cười. Sao tôi lại đặt tên con là Nhím nhỉ? Nó luôn luôn xù lông. Ai có thể vuốt ve con Nhím ấy mà không bị thương? Ngày xưa, người chấm tử vi đã báo trước: cô bé này cao số. Tôi lo sợ e nó không lấy được chồng.

Nhưng bây giờ, Nhím đã gọi điện cho tôi để xin kết hôn. Chú rể không phải là Kim, mà là một người đàn ông bốn mươi bảy tuổi...

Giờ đây con người ấy đang ngồi trước mắt tôi. Theo lời Nhím, ông ta lớn hơn tôi hai tuổi.

Tại sao Nhím lại không có mặt ở nhà khi ông ta đến? Con bé không muốn nhìn thấy sự lúng túng của cả tôi và cả ông ta? Cả Chu cũng không có mặt. "Anh mệt mỏi lắm rồi, vả lại chiều nay, anh có cuộc họp quan trọng". Anh thắt cà vạt và đi. "Nói con bé chọn đi, hoặc là cha mẹ hoặc là con người đó".

Tôi biết tính Nhím. Nó không phải là người không dám chọn lựa. Nhưng nó sẽ không chọn lựa, bởi với Nhím, thật điên rồ khi bi kịch hóa mọi chuyện. "Con yêu ba mẹ và con cũng yêu ông Lãm, hai điều đó không loại trừ nhau". Tôi giận dỗi hỏi con: "Trên đời hết đàn ông rồi sao?" Nhím mở to mắt như muốn soi thấu cả tim can tôi: "Mẹ đã biết, nhân loại rất đông nhưng chẳng có ai thay thế được ai".

Bây giờ, dưới gốc cây bạch mai hoa trắng, tôi ngồi đối diện với người khách lạ. Lặng yên một lúc, cuối cùng tôi đành thú nhận sự lúng túng: "Không biết gọi anh bằng gì". Người đàn ông không bối rối như tôi, anh ta mỉm cười chững chạc: "Chị đừng băn khoăn. Tiếng xưng hô chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài quan hệ". Anh ta tiếp lời: "Qua Thể Tú, tôi biết chị là người nhạy cảm. Thật đáng tiếc vì tôi đã làm chị buồn lo, nhưng không thể khác".

Thực kỳ lạ, ông ta lại là người an ủi tôi. Lớn hơn tôi hai tuổi nhưng trông ông trẻ hơn, vẻ đi đứng nói năng cũng nhanh nhẹn hơn. Tuy vậy cũng chỉ là một người đàn ông rất bình thường. Một người như thế mà con tôi phải đi hàng ngàn dặm mới gặp được sao? Tôi thấy xót.

"Tôi là thầy dạy của Thể Tú. Tôi sống ổn định nhưng không giàu có. Con người tôi, ngoài âm nhạc, chẳng có gì đáng nói. Cả đời tôi chưa hề quan tâm đến hôn nhân, rồi khi gặp Thể Tú, tất cả đều khác đi".

"Nhưng nó còn nhỏ quá". Tôi chỉ thốt ra được có thế và không cầm được nước mắt.

"Tôi đã nói với Thể Tú rồi, rằng tôi sẽ chết trước cô ấy rất lâu, không thể sống trăm năm cùng già như mong muốn của người Việt Nam mình... Nhưng chị là người sinh ra Thể Tú, chị cũng biết tính cô ấy".

“Tôi biết. Con tôi rất khác tôi. Nó sẽ lập lại mãi cái điều nó đã nói: Nếu phải chọn giữa một hạnh phúc mong manh và một bất hạnh vững bền, nên chọn cái gì hơn?

Trời âm u, chuyển mưa. Vài hạt nước rơi từ cao, làm rụng xuống giữa chúng tôi những cánh bạch mai trắng nõn. Vài giọt rơi xuống khu vườn, rồi cơn mưa sa xuống trên cây cỏ. Tôi đứng dậy đi vào hiên, ông Lãm đi sau tôi. Cả hai chúng tôi ngồi yên lặng.

"Mẹ ơi!". Nhím đã về, con bé đi vào, gọi tôi. Tóc và áo Nhím lấm tấm ướt, chắc trên đường về nó đã chạy đua với cơn mưa bóng mây.

Tôi vội lau nước mắt, sợ con nhìn thấy. Bất giác tôi đưa mắt nhìn ông Lãm như cầu cứu, ông ta hiểu ngay, tiến đến trước Nhím, vóc dáng vững chãi của ông che khuất tôi. Ôâng ta lau tóc và áo cho con tôi, như tôi vẫn làm cho nó ngày xưa. "Em không bao giờ biết phòng xa" - giọng người đàn ông trầm và âu yếm. Nhím cười hồn nhiên: "Mưa mùa này rất hiền. Anh không thấy mưa thơm mùi cỏ cây sao?". Ngược với ảnh ảo về một Nhím trẻ thơ trong tôi, Nhím bên cạnh người đàn ông trông cao lớn, mảnh mai với gương mặt ửng hồng rạng rỡ. Con gái tôi đang sống trong mùa đẹp nhất của một đời, lúc mọi cảm xúc được khơi dậy với những khả năng kỳ lạ, khiến cơn mưa chợt có mùi thơm và màu trời buổi chiều cũng có độ sâu như tiếng nhạc.

Trời vẫn mưa, rất nhẹ. Tôi rùng mình. Cơn mưa vẫn muôn đời bao dung. Cơn mưa uyên ương một đời tôi đã quên, mong manh mà vĩnh cửu.

Đêm xuống, khi chỉ còn mình Nhím với tôi, tôi lưỡng lự bảo con: "Nhím này, mẹ nghĩ rằng có lẽ... khi nói với ba, con nên nói giảm tuổi của ông Lãm xuống chừng mười tuổi. Ông ấy trẻ hơn tuổi nhiều mà". Nhím ôm lấy cổ tôi, reo lên: "Nghĩa là mẹ đã bằng lòng? Mẹ ơi, mẹ có tin con sẽ hạnh phúc không?". Tôi ngập ngừng không nói. "Thế tại sao mẹ chấp nhận?"

Tôi không biết. Có một lực hút mãnh liệt cứ kéo tôi về phía Nhím.

Đêm ấy, khi tôi vào phòng, Chu nằm khoanh trên giường với đôi mắt đỏ. Tôi bỗng thương anh. Anh luôn hụt hẫng trong mọi chuyện. "Thằng cha ấy bằng tuổi anh. Lố bịch quá, anh không thể nào chịu nổi". Tôi lạnh người. Nhím đã không nghe tôi, nó đã không nói dối. Vậy là gánh nặng trên vai tôi không hề giảm nhẹ. Nhím đã tin, cũng như mọi lần, tôi sẽ thuyết phục được Chu.

Chu quay quắt trông tội nghiệp. Tôi nhẹ nhàng xoa trán và lưng anh để anh dịu lại. Tôi đang phải thuyết phục anh, vì Nhím. Bỗng nhiên tôi thấy một cảm giác chán nản vu vơ. Cảm giác ấy, gần hai mươi lăm năm nay vẫn hiện ra trong tôi, mỗi khi chiều xuống, nhất là khi trời chuyển mưa, cơn mưa thơm nồng mùi cỏ cây.

Giờ đây, cũng với cảm giác ấy trong tim, tôi dự tính những gì mình sẽ nói. Tôi biết mình sẽ phải gợi cho Chu tiếp tục nghĩ đến dự định tổ chức lễ bạc, rồi việc thừa nhận Lãm trong ngày đó với tư cách chồng chưa cưới của Nhím. Một việc lố bịch mà Chu sợ hãi. Nhưng tôi phải vì Nhím. Phải vì Nhím mà vội vàng.

Lãm bảo tôi: "Nếu Nhím ở lại Việt Nam sáu tháng nghĩa là tôi cũng sẽ thu xếp để về Việt Nam sáu tháng. Tôi biết có thể chúng tôi sẽ không ở bên nhau lâu dài, nên bao lâu còn có nhau chúng tôi sẽ không rời nhau".

Tôi đứng dậy vào góc phòng, lấy chiếc giá đèn bằng bạc. Chiếc giá đèn này là của Tuấn để lại cho tôi trước khi ra đi.

Tuấn là người không bao giờ đổi ý. Sau khi tôi nói lời tạm biệt, anh không hề quay lại. Bao nhiêu năm nay, tôi không rõ anh ở đâu, chỉ biết rằng anh đã để tôi sống bình yên với sự lựa chọn của mình. Hàng năm, chiếc giá nến này vẫn nằm trong góc, chỉ được cắm nến và thắp một lần vào đêm đầu năm dương lịch.

Đây là lần ngoại lệ đầu tiên. Giữa đêm mưa, tôi cắm hai ngọn nến. Một ngọn để cầu cho niềm tin của Nhím và một ngọn cho sự bình yên cuối đời của tôi. Hình như những ngọn nến cũng có số phận, ngọn lửa của Nhím cháy bùng lên rực rỡ mà sao ngọn của tôi cứ leo lét bập bùng. Hơn hai mươi năm qua, tôi luôn mơ hồ nỗi sợ của người vượt trùng khơi trên chiếc tàu rệu rã, luôn nơm nớp lo một đợt sóng lớn ập tới, đập vỡ con tàu thành từng mảnh nát tan.

Chỉ vì may mắn mà sóng dữ đã không đến. Giờ đây tôi đã có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, được thời gian đóng dấu son chứng nhận. Nhưng chỉ mình tôi biết, thật ra con thuyền của tôi chưa cập bến bao giờ.

Tôi nằm xuống bên Chu, cố hình dung ra bữa tiệc vui tươi của ngày lễ bạc.

🍀Trần Thùy Mai.
Cái này là giết người và giết mình. Ôi đàn bà!!!
Quote:Mưa đời sau.
Trần Thùy Mai

Những chiều đầu hè tôi thường ngồi một mình trong sân vắng. Lúc hoàng hôn xuống tiếng ễnh ương ran lên như giàn hợp xướng của ao hồ. 

Suốt đời "tôi" trong truyện sống cho người khác: hết vì cha mẹ lại đến chồng con.

Đã lâu, LTP không được nghe tiếng ễnh ương ồm ồm trong đêm vắng.

Tiếng Ễnh Ương kêu | Tiếng kêu và hình ảnh con ếch ương kêu buổi tối



https://youtu.be/5JuhSFGj-lI
Tôi còn không nghe được tiếng gà gáy nữa kìa. Có nhiều khi buổi sáng thức dậy nhớ tiếng gà gáy của buổi sáng xưa thì thôi rồi nhớ lan man tới tiếng dế của tuổi thơ vời vợi xa.
Giờ có internet nên có` thể nghe nhưng vẫn không có cái cảm giác như nghe thật.
(2022-07-16, 08:01 AM)phai Wrote: [ -> ]Tôi còn không nghe được tiếng gà gáy nữa kìa. Có nhiều khi buổi sáng thức dậy nhớ tiếng gà gáy của buổi sáng xưa thì thôi rồi nhớ lan man tới tiếng dế của tuổi thơ vời vợi xa.
Giờ có internet nên có` thể nghe nhưng vẫn không có cái cảm giác như nghe thật.


Anh Phai muốn nghe tiếng gà gáy thật hở?

4, 5 giờ sáng gà gáy o ò ó ooooooooo, sáng nào cũng như cái đồng hồ báo thức, thiệt là tình ...

Lúc đó không có nhớ với nhung cái gì hết, chỉ có muốn dzặn cái cổ gà, ủa lộn, dzặn cái gối che kín tai.

Cũng 1 thời gian lâu, chắc có ai than phiền nên rồi không nghe tiếng gà gáy nữa. Shy
LTP nghe gà gáy hàng ngày vì có cái đồng hồ làm ở China, mỗi giờ nó gáy 3 lần "cúc cu cu cu" rất to, rất mạnh. 

Tội nghiệp quá. Nó không ăn không uống gì, chỉ ăn pin thôi.
Ở Mỹ này thì tui đôi khi chỉ còn nghe được tiếng chim hót líu lo. Tui cũng giống anh Phong, để ý đến chi tiết tiếng ểnh ương kêu. Tui chỉ có 1 lần về quê ngoại ở Lương Hòa, cũng không cách xa Saigon là mấy, nhưng nơi ấy tối cũng không có điện, nằm nghe tiếng kêu của đủ thứ con, nghe là lạ. Một kỷ niệm khó quên.
(2022-07-16, 10:23 AM)Ech Wrote: [ -> ]Ở Mỹ này thì tui đôi khi chỉ còn nghe được tiếng chim hót líu lo. Tui cũng giống anh Phong, để ý đến chi tiết tiếng ểnh ương kêu. Tui chỉ có 1 lần về quê ngoại ở Lương Hòa, cũng không cách xa Saigon là mấy, nhưng nơi ấy tối cũng không có điện, nằm nghe tiếng kêu của đủ thứ con, nghe là lạ. Một kỷ niệm khó quên.

Bên tao cũng vậy khi nào siêng và trời đẹp sáng sớm tao xách ly cà phê xuống sân của chung cư uống và nghe chim lét chét trên cành cũng thấy lòng rất ... an bình.

Ngày xưa nhà ngoại tao cũng ở quê mùa hè tao hay được xuống và nghe đủ mọi loại con rỉ rả, chỉ thiếu con ... gái  Lol .
(2022-07-16, 10:23 AM)Ech Wrote: [ -> ]Ở Mỹ này thì tui đôi khi chỉ còn nghe được tiếng chim hót líu lo. Tui cũng giống anh Phong, để ý đến chi tiết tiếng ểnh ương kêu. Tui chỉ có 1 lần về quê ngoại ở Lương Hòa, cũng không cách xa Saigon là mấy, nhưng nơi ấy tối cũng không có điện, nằm nghe tiếng kêu của đủ thứ con, nghe là lạ. Một kỷ niệm khó quên.

Lương hoà bến lức hay lương hoà lạc ở Tân hiệp thuộc tiền Giang?
(2022-07-16, 10:22 AM)Hi NhuCanhVitBay Wrote: [ -> ] Nó gáy tiếng Tàu, Việt nam hay English ? Con gà đó chắc chưa có gà con nối giòng ?

Please

Nghe nói nó nhất đinh gáy tiếng Việt. Nó quên mất tiêu tiếng Tàu rồi.
(2022-07-16, 10:51 AM)phai Wrote: [ -> ]Bên tao cũng vậy khi nào siêng và trời đẹp sáng sớm tao xách ly cà phê xuống sân của chung cư uống và nghe chim lét chét trên cành cũng thấy lòng rất ... an bình.

Ngày xưa nhà ngoại tao cũng ở quê mùa hè tao hay được xuống và nghe đủ mọi loại con rỉ rả, chỉ thiếu con ... gái  Lol .

Lần đó tao về quê, cả xóm bu ra xem như coi quái vật. Chả là tao ốm tong teo, quần ống loe, áo mở 2 cúc, tóc dài như con gái. Làm quen bà con lối xóm, rồi họ dắt đi uống cà phê vườn, đi về té lọt mương, mất mẹ nó chiếc dép sa pô. Có một em đi chung, xấu ỉnh, làm cử chĩ đẹp, chắc nhờ thằng ku nào đó mò mẫn sao lượm được chiếc dép mang về cho tao. Lúc tao về, nàng nói hay buôn bán trên thành phố nên cũng đi cùng chuyến xe đò. Trên xe chuyện trò rôm rả. Đến bến xe, rủ nàng đi chơi, nàng ô kưa. Nàng mời đi ăn nhà hàng tàu, nàng trả tiền vì thấy tao rách quá. Tao mời lại nàng đi xem... phim. Xem xong phim, nàng phê quá, đòi ở lại xem lại lần nữa Biggrin Tao cũng ok. Nhưng xem đến lần thứ ba thì tao đâm hoảng, trời tối lắm rồi, phải kêu nàng về chứ nhà anh xa bến xe lắm em ơi. Lúc ấy nàng mới chịu tha cho về, hahaha Biggrin
(2022-07-16, 10:54 AM)abc Wrote: [ -> ]Lương hoà bến lức hay lương hoà lạc ở Tân hiệp thuộc tiền Giang?

Lương Hòa Bến Lức, sư phụ hay quá, mấy địa danh này sư phụ cũng biết hé. Tưởng nó chút xíu không người biết đến chứ.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16