VietBest

Full Version: Cái chết của con bò: Bài học về sự cẩn trọng trong lời nói hằng ngày - Đọc và Suy Gẫm
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2
Sợi tơ nhân quả




Trong một lần gặp gỡ ngắn với Thầy của tôi vào đầu Xuân Canh Tý 2020, tôi lại tiếp tục may mắn nghe được những lời chỉ dạy thật sâu sắc của Thầy, một hành trang quí báu cho năm mới. Tôi sẽ theo trí nhớ cũng như cách hiểu của tôi để chia sẻ lại với các bạn ở đây các ý tứ còn đọng lại trong tôi. Cầu mong mọi bình yên đến với các bạn.

SỢI TƠ NHÂN QUẢ
Nhân quả, định luật nghiệp là một định luật vô cùng phức tạp mà khó ai có thể giải thích được chi tiết cho những gì đang xảy đến với cuộc sống của chúng ta. Tuy là vậy, nguyên lý của nhân – quả thì lại không khó để nắm. Gieo nhân gì thì ắt phải gặt quả đó. Ví như gieo hạt cam thì sẽ mong có được cây cam mọc lên và nếu thuận lợi, chúng ta sẽ thu hoạch được cam. Chứ dứt khoát không thể mong thu hoạch được xoài. Điểm mấu chốt là chúng ta cần trải nghiệm thực tế thông qua cuộc sống của chính chúng ta để từ từ nhận ra “dấu vết” của các “nhân” và các “quả” liên tục xảy đến với chúng ta.

Điểm đặc biệt Thầy tôi chia sẻ trong câu chuyện chính là có những việc rất nhỏ, có vẻ như không liên quan, nhưng lại có ảnh hưởng đến “nghiệp”, đến “quả” mà chúng ta nhận được một cách không ngờ tới nhất, thầm lặng. Ví dụ như việc ăn uống hàng ngày. Chỉ cần ăn thêm một chén cơm, nhưng ảnh hưởng của nó là vô lường, và có thể là không bao giờ bạn có thể nghĩ rằng có tác hại đến thế. Trong câu chuyện với Thầy, tôi chia sẻ rằng mỗi bữa ăn, tôi chú ý ăn thức ăn và rau trước một lúc. Và kết thúc bằng một chén cơm để bụng đủ no. Tôi duy trì chỉ ăn tối đa một chén cơm trong một bữa ăn. Và Thầy đã khen tôi ăn đúng cách. Rồi Thầy dạy rằng, chỉ cần thêm một chén cơm thôi, điều đó cũng đủ làm cho tâm trí của bản thân bị ảnh hưởng. Chỉ cần một chút “mờ” đi do chén cơm đó mỗi ngày, mà chất lượng các suy nghĩ, các quyết định trong cuộc sống của chúng ta cũng “mờ” đi. Và điều đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc, đến những gì bạn nhận được từ cuộc sống này, mà không may sẽ “xấu” đi. Chỉ vì thêm một chén cơm nhỏ, và dường như chẳng liên quan gì mấy đến cuộc sống của chúng ta.

Một ví dụ khác mà Thầy chia sẻ là câu chuyện về một cuộc tranh cãi bất đồng với một người mà chúng ta không thích, có thể đã xảy ra từ 1-2 năm trước. Và trong thời điểm hiện tại, khi đang làm việc để ký kết một hợp đồng kinh doanh với một đối tác, mặc dù chúng ta không còn nhớ gì đến vụ tranh cãi trong quá khứ, nhưng do vị đối tác có nét hao hao giống với cá tính của người mà chúng ta có xích mích, trong tâm của chúng ta cứ thế tự động có cảm nhận tiêu cực về con người trước mặt của chúng ta. Tự động một cách hết sức vô lý. Và điều đáng nói là chúng ta không hề nhận biết được rằng đó chính là kết quả của một sự việc trong quá khứ, có vẻ như chẳng liên quan gì đến sự việc hiện tại, con người hiện tại. Và kết quả là sự hợp tác của bản thân với đối tác kinh doanh mới không suôn sẻ, không thành công.

“Sợi tơ nhân quả” – hai chữ sợi tơ đã gieo vào tâm trí tôi một ấn tượng sâu sắc. Chỉ một sợi tơ mỏng manh của những gì chúng ta làm (suy nghĩ, hành động, hoặc lời nói) trong quá khứ và trong hiện tại cũng có thể làm hại chúng ta một cách nguy hiểm nhất. Hãy cẩn thận, hãy quan sát cẩn thận.

THU THÚC LỤC CĂN

Chìa khoá để giải quyết “bài toán” này một cách thấu đáo lại không nằm ngoài những lời dạy đơn giản của Đức Phật. Thầy chia sẻ rằng, những lời dạy của Đức Phật thật đơn giản, nhưng thật sâu sắc và trí tuệ. Càng thực hành chánh niệm, Thầy mới càng “thấm thía” sự sâu sắc trong những lời dạy đơn giản này. Càng quan sát, càng chánh niệm, Thầy càng “giật mình” kinh ngạc khi theo dấu được về quá khứ và thấy được sự liền lạc của những “nhân” nhỏ xíu, tưởng như không liên qua gì lắm đến cuộc sống thường nhật và ảnh hưởng mãnh liệt của nó đến hiện tại của chúng ta ngày hôm nay.
Đức Phật dạy thu thúc lục căn, ít nghe lại, ít nói lại, ít suy nghĩ lại, … Tiết chế và bớt lại những gì không quan trọng, không cần thiết. Bởi nếu không làm thế, những gì chúng ta hưởng được trong hiện tại và tương lai có thể vô cùng rủi ro. Chỉ ăn thêm một chén cơm do ngon miệng, do thèm ăn cũng có thể “xô ngã” cả cuộc đời của chúng ta trong vài năm tới. Hãy cẩn thận. Những buổi gặp gỡ vô ích, những câu chuyện vô ích, những thông tin vô ích, … Tất cả những thứ đó chính là những gì chúng ta cần thách thức bản thân mỗi ngày, để tự hỏi mình: “Liệu câu chuyện này, liệu cuộc gặp này có cần thiết không? Có quan trọng không? Có ích lợi để tăng trưởng trí tuệ cho bản thân không?”
Cần quan sát liên tục, cần nhắc nhở liên tục, cần tiết chế, thu thúc liên tục. Bởi vì đó là cách chúng ta tạo dựng tương lai được tốt nhất. Và chính lối sống chánh niệm, thực hành chánh niệm, công cụ chánh niệm là phương tiện giúp chúng ta khởi đầu cũng như duy trì việc tiết chế và thu thúc lục căn.


CẦN CHÚ Ý ĐẾN NHÂN, GIEO NHÂN

Như vậy, cuộc sống chúng ta là một chuỗi các hiện tượng nhân-quả xảy ra theo các vận hành tự nhiên, cho dù chúng ta muốn hay không cũng không thể đi ngược lại với sự thật, với tự nhiên. Có điều, con người hiện đại chúng ta thường quá chú tâm đến quả, mà ít chú tâm đến nhân.

“Quả” là những gì chúng ta đang lãnh nhận trong hiện tại, do những nhân đã gây ra trong quá khứ. Và thường mọi người tập trung để giải quyết “quả” hiện tại, mà quên mất rằng trong khi chúng ta không thể thay đổi những gì đã xảy ra, chúng ta cần tinh tế và nhạy bén để không tiếp tục gieo “nhân” xấu cho tương lai kế tiếp, khi bối rối hoặc kỳ vọng giải quyết được quả hiện nay. Ví dụ, chúng ta thường mất ngủ và chúng ta tìm đến với các liệu pháp y tế như massage, uống trà tim sen, … hay thậm chí cả thuốc an thần hoặc thuốc ngủ. Chúng ta loay hoay để làm sao có thể bắt cơ thể chúng ta ngủ được một cách “nhanh” nhất có thể. Nhưng chúng ta lại có thể không hiểu thấu đáo rằng thực ra, nguồn gốc sâu xa của việc không ngủ được, hay không có được một giấc ngủ sâu, lại khởi nguồn từ các lo lắng, các căng thẳng trong công việc. Hoặc chỉ đơn giản là do chúng ta huân tập thói quen làm nhiều việc một lúc. Và do tâm trí chúng ta phải huy động năng lượng nhiều hơn để chúng ta mới có thể “ba đầu, sáu tay”, điều đó kích hoạt sự căng thẳng thường trực trong cơ thể và tâm trí chúng ta. Và dần dần, sau khi “ủ bệnh” đủ dài, nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến nhịp thở, đến thần kinh tim, …, làm lệch lạc các chức năng trong lục phủ ngũ tạng của chúng ta… Và cuối cùng, kể cả khi đêm về, chúng ta không thể nghỉ ngơi được một cách trọn vẹn và tự nhiên. Như vậy, nếu chúng ta biết “nhân” của việc mất ngủ là đây thì trong khi chúng ta vẫn cần phải có những biện pháp “khẩn cấp”, chúng ta cần phải thay đổi “nhân” chúng ta gieo xuống, để từ từ có thể có được một giấc ngủ trọn vẹn trong tương lai. Giải quyết từ gốc rễ, bằng cách gieo xuống các “hạt mầm” mới.

Đối với những ai tập trung đến “quả” nhiều hơn, bạn sẽ mất nhiều hơn được. Mong muốn một kết quả theo đúng kỳ vọng của bản thân sẽ thiêu đốt cuộc sống của bạn. Bạn sẽ “mất ăn, mất ngủ”, lo lắng, cố gắng làm mọi cách để đạt được mong muốn của mình, để gặt được quả. Và suốt cả quá trình, bạn thật vất vả, chắc chắn là như vậy. Điều không may là đến khi gặt hái được thành quả, nhiều lúc điều bạn nhận được chẳng như bạn nghĩ, chẳng xứng đáng với những gì bạn đã hy sinh. Hoặc lắm khi, niềm vui gặt hái thành quả chỉ tồn tại ngắn ngủi, rồi bạn lại “căng thẳng” với những kỳ vọng mới. Cuộc sống của bạn sẽ có xu hướng có nhiều căng thẳng liên tục và kéo dài. Và thời gian mà bạn tận hưởng thật quá ít ỏi, mà theo tôi sẽ chẳng đủ để bạn có thể bù lại những năng lượng, công sức mà bạn đã bị tiêu hao để chuẩn bị cho hành trình mới. Kết quả chỉ là một sự kiệt sức trong tâm trí, trong cơ thể.

Ngược lại, người trí tuệ thì lại chú ý hơn vào việc tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ, và liên tục gieo nhân tốt vào cuộc sống của bản thân thông qua các hành động, suy nghĩ và lời nói đúng đắn. Họ chú tâm hơn vào toàn bộ tiến trình nhân-quả, thay vì chỉ quan tâm đến phần sau cuối là “quả”. Đôi khi họ cũng chẳng quan tâm đến việc sẽ gặt được quả gì. Nhưng bằng việc chú ý gieo nhân tốt, họ tận hưởng cả quá trình, họ vui vẻ trong mỗi phút giây họ sống và làm việc. Và chắc chắn rằng, những gì họ nhận được, xứng đáng được hưởng sẽ không có gì khác hơn ngoài những gì mà người ta thường gọi là “may mắn” và “thuận lợi”, cho dù trong tâm ý, họ cũng chẳng quan tâm quá nhiều đến hai chữ đó. Vì sao như vậy? Vì họ tập trung gieo những hạt mầm đúng đắn, dựa trên hiểu biết của luật nhân-quả. Khi họ liên tục, liên tục gieo hạt cam xuống đất, liên tục chăm sóc, liên tục nỗ lực, thì cơ may và xác suất họ thu hoạch được cam là rất lớn. Thay vì, hạt gì cũng gieo nhưng lại chỉ mong thu hoạch được cam mà thôi.

Hạnh phúc là tận hưởng cả tiến trình, không chỉ giới hạn ở thời điểm thu hoạch. Chỉ cần chú ý gieo nhân một cách đúng đắn và liên tục.

QUẤN KHĂN BÔNG, ĐỨNG BAN CÔNG

Câu chuyện cuối trước khi chia tay Thầy là câu chuyện về anh bạn của tôi, cũng là học trò của Thầy. Anh chia sẻ rằng, hồi nhỏ, ảnh có ước mơ sau này luôn được ở khách sạn năm sao, quấn khăn bông, đứng ban công ngắm cảnh và tận hưởng. Và quả thật như thế, giờ đây, ở tuổi 50, anh ấy ở khách sạn còn nhiều hơn ở nhà. Đúng là “quấn khăn bông, đứng ban công”. Câu chuyện mang “hơi hướng” của luật hấp dẫn. Thầy đã bật cười và nhận xét: “Đúng là phải thật cẩn thận với cả giấc mơ”. Bởi cuộc sống của chúng ta bị ảnh hưởng (tốt hay xấu) bởi chính từ giấc mơ của mình.

Như Đức Phật đã dạy, việc gần gủi bậc thiện tri thức là một trong những việc quan trọng mà chúng ta cần làm. Chắc chắn là như thế. Chỉ với một buổi nói chuyện ngắn ngủi, tôi, vợ tôi, và anh bạn của tôi lại có thể học hỏi được quá nhiều điều trí tuệ từ Thầy. Con xin thành tâm, cung kính đảnh lễ tạ ơn Thầy! Con cầu mong mọi bình an và sức khoẻ đến với Thầy!

Ghi chép đầu Xuân Canh Tý 2020

Đọc và suy ngẫm


Bạn đang sở hữu ý nghĩ, hay ý nghĩ đang điều khiển bạn?


Có đôi khi chúng ta lâm vào tình huống bi đát thế này: chúng ta bị mắc kẹt trong chính tâm tưởng của mình, không cách nào vượt qua được.


 

[Image: banDangSoHuuYNghiHayYNghiDieuKhienBan.jp...C317&ssl=1]
 
Có đôi khi chúng ta lâm vào tình huống bi đát thế này: chúng ta bị mắc kẹt trong chính tâm tưởng của mình, không cách nào vượt qua được. Những dòng suy tưởng- những lo lắng, một ý tưởng nào đó – cứ xoay mòng trong đầu cứ như thể một âm điệu nào đó không ngừng vang lên trong trí não. Chúng ta cứ như sống trong vùng sương mù, cơ thể đang hoạt động nhưng lại không hề ý thức được điều đó, bởi tâm trí còn đang bận suy nghĩ những việc đâu đâu.

Chứng Nghiền Ngẫm (Rumination) là những suy tưởng, những ý tưởng bị mắc kẹt trong trí não và cứ không ngừng được lặp đi lặp lại như một cỗ máy. Suy tưởng đang điều khiển chúng ta chứ không phải chúng ta đang kiểm soát chúng. Chúng ta muốn tìm mọi cách để ngừng suy nghĩ về vấn đề gì đó nhưng lại thấy bất lực. Chứng nghiền ngẫm do nhiều loại bệnh lý khác nhau gây ra như: rối loạn ám ảnh cưỡng chế, hội chứng tự kỷ, rối loạn lo âu toàn thể, trầm cảm (đối với nhiều người) hay chứng hay lo lắng. Đôi khi chỉ đơn giản là chúng ta đã không thể tha thứ hay quên sự việc trong quá khứ.

Bất kể dù suy nghĩ này liên quan đến chứng Nghiền ngẫm hay không đều không đem lại lợi ích gì cho bản thân. Nó không giúp bạn đi đến đâu cả. Nó không giúp bạn đưa ra được những ý tưởng mới, kế hoạch mới, hành vi mới hay giải pháp cho bất cứ việc gì. Nó cũng không hề giúp bạn tiến lên trong cuộc sống. Nó chỉ đơn thuần là một vòng luẩn quẩn trong não bạn mà thôi. Bob Dylan miêu tả vấn đề này là “tái chế những suy tưởng cũ mèm”.

NHỮNG ĐIỀU MÀ CHÚNG TA ĐƯỢC BIẾT VỀ “TÍNH DẺO CỦA NÃO”
(Neuroplasticity) cũng như sự thay đổi của não bộ đã giúp chúng ta hiểu thêm về chứng nghiền ngẫm cả về mặt tốt và xấu.

Trước hết tin xấu là: việc các suy tưởng được lặp đi lặp lại sẽ khiến cách mạch thần kinh ngày càng tạo nhiều liên kết với nhau hơn. Thế nên nếu bạn càng nghĩ nhiều, càng bị ám ảnh, càng tái sử dụng các suy tưởng cũ mèm, thì việc này càng diễn ra với mật độ dày đặc hơn.

Có thể hiểu việc này như sau: hãy tưởng tượng não bạn như một khu rừng hoặc đồng cỏ hoang. Nếu chỉ mới đi bộ ngang qua đó 1 lần, bạn sẽ khó có thể tạo được tác động gì lên đó. Lần thứ 2 quay lại, bạn hầu như không thể tìm được con đường mình đã đi lần đầu. Tuy nhiên, nếu bạn không ngừng dẫm lên các bước chân đã đi, con đường mòn sẽ dần hiện rõ. Sau một thời gian, chả cần phải nghĩ mình phải đi đâu, bạn chỉ cần tự động bước lên con đường mà chính mình tạo ra mà thôi.

Não bộ hoạt động y như vậy. Có hàng tỉ neuron trong não và hàng nghìn tỉ liên kết giữa các neuron với nhau. Các liên kết này hình thành nên các mạch thần kinh để điều khiển các chức năng của não. Với mỗi sự lặp lại các hành động hay suy nghĩ, các kết nối liên quan đến hoạt động này sẽ trở nên mạnh hơn, và càng tăng khả năng lặp lại của hoạt động.

Tin tốt là: nếu bạn học cách chú ý đến các suy nghĩ bị lặp lại, chấp nhận sự thật rằng bạn và tâm trí đang thực hiện hành vi lặp lại ngay trong thời khắc này, và quyết định đưa suy nghĩ cũng như sự chú ý về các hoạt động đang diễn ra – cảm giác, trải nghiệm – thì bạn đang dần thoát khỏi tình trạng này. Cuối cùng, bạn sẽ tự quyết định việc mình nghĩ cái gì. Bạn đang sở hữu suy nghĩ của mình chứ không phải nó đang kiếm soát bạn nữa.

Bạn càng thoát khỏi tình trạng này nhiều bao nhiêu, các mạch thần kinh mới sẽ càng được gia cố hoặc gia tăng số lượng mạch thần kinh nhiều hơn vì giờ đây, bạn đang có nhiều trải nghiệm khác nhau.

Đây chỉ là một trong nhiều cách để loại bỏ các suy nghĩ lặp đi lặp lại trong trường hợp người bị chứng ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm, rối loạn lo âu toàn thể. Đồng thời, đây còn là một phần trong các liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tỉnh thức cũng như các hoạt động khác chẳng hạn như phương pháp tiếp cận của Jeffrey Schwartz trong cuốn sách The Mind and The Brain. Mục đích của chúng là để ghìm sức mạnh của tính kỉ luật hoặc Schwartz gọi là “sức mạnh tinh thần”, từ đó chúng ta mới có thể tái cấu trúc lại não bộ và suy nghĩ, đưa chính bản thân mình đến với tự do.

 

[Image: theMindAndTheBrain.jpg?resize=332%2C499&ssl=1]




Hãy quay lại ví dụ về cánh rừng và đồng cỏ. Điều gì sẽ xảy ra nếu con đường mòn lâu ngày không được dùng đến? Cỏ cây sẽ mọc lên tốt tươi và xóa mờ dấu vết con người. Vậy nên, bằng việc lặp đi lặp lại việc luyện tập trí não một cách vừa đủ, bằng việc quyết định bản thân nghĩ gì, con đường mòn mang tên chứng nghiền ngẫm sẽ dần dần mờ đi và biết mất.

Tính dẻo của não còn thể hiện một hàm ý khác: việc luyện tập suy nghĩ cho não bộ vô cùng có lợi cho quá trình phát triển con người, đặc biệt là ở độ tuổi còn nhỏ. Thực chất điều này không hề dễ dàng nhưng với sự giúp đỡ và hỗ trợ không ngừng từ bố mẹ, trẻ hoàn toàn có thể làm được. Nhờ đó, trẻ sẽ luôn được sống trong tỉnh thức.
Bạn sẽ quyết định mình nghĩ cái gì. Bạn sẽ sở hữu được suy nghĩ của mình thay vì để nó kiểm soát mình.


Ai cũng biết hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng sự bình an và tự tại. Đây là ước mơ của cuộc đời mà con người chúng ta ai cũng mong mỏi đạt tới. Người ta sống trên đời thường không vui vì nhiều lý do. Nhưng chủ yếu nhất là ba nguyên nhân sau:

– Thứ nhất: Quen phóng đại hạnh phúc của người khác.

– Thứ hai: Quen phóng đại nỗi khổ của bản thân mình.

– Thứ ba: Quen mang nỗi khổ của bản thân mình ra so sánh với nỗi khổ của những người khác, đem khuyết điểm của mình ra so sánh với ưu điểm của người khác.
Phóng đại hạnh phúc của người khác thì sẽ luôn thấy mình thiếu thốn, bất hạnh, rồi từ đó sinh tự ti, hoặc ghen tỵ, bất mãn, đồng thời khởi sinh tâm tham muốn chiếm đoạt.

Phóng đại nỗi khổ của bản thân mình thì khiến mình chìm đắm trong đau khổ, trầm cảm và bi quan với cuộc đời mà mất hết động lực vươn lên. Mà sự thật thì đa phần nỗi khổ ấy là không có thực, do chúng ta tưởng tượng thêm mà thành nặng nề. Nỗi khổ thực tế chỉ là 10%, người có suy nghĩ đúng đắn có thể biến nó trở thành 0%, còn người quen phóng đại nỗi khổ của bản thân có thể cộng thêm vào nó 90% nữa. So sánh luôn luôn là khập khiễng và vô ích, nhất là khi so sánh mình với người, chỉ có hại mà chẳng có lợi chút nào. Khi so sánh thấy mình hơn người thì sinh tâm kiêu ngạo, khi thấy mình kém người thì tự ti, bất mãn. Tất cả những nguyên nhân trên đều xuất phát từ sự ôm đồm của chính bản thân, hay nói cách khác là thái độ không bằng lòng với bản thân mình, cái gì cũng muốn được, muốn hơn mà không chịu “buông”.

Sống trên đời, làm người không nên quá khắt khe, làm việc không cần quá cầu hoàn mỹ, niềm vui không thể hưởng hết, đối nhân xử thế nên hiểu được có chừng có mực, khoan dung đối với người khác chính là cho bản thân mình một phần linh động, một đường lui. Sống an vui là sống biết đủ, sống tri ân cuộc đời đã cho mình cơ hội được sống làm người, được học hỏi và rèn luyện bản thân mình ngày một hướng thượng, thanh cao. Người sống có ý nghĩa, từng ngày trôi qua không uổng phí, không hối tiếc mới là người sống hạnh phúc, không uổng phí kiếp sống làm người.

Đọc và Suy Gẫm

Lựa Chọn



[Image: donkey.jpeg?resize=640%2C448&ssl=1]



Một ngày nọ, con lừa của người nông dân bị sa chân ngã xuống giếng sâu. Con lừa khóc lóc thảm thương trong vài giờ đồng hồ trong khi người chủ tìm cách giải thoát cho nó. Sau nhiều cố gắng giải cứu không thành công, cuối cùng người nông dân quyết định rằng con lừa cũng đã già rồi và cái giếng cũng cần phải được lấp đi để tránh nguy hiểm, ông không cần phải cứu con lừa nữa.

Người nông dân kêu hàng xóm của ông đến và giúp một tay. Họ cầm xẻng và bắt đầu xúc đất đổ xuống giếng. Ban đầu, con lừa biết chuyện gì đang xảy ra và nó lại bắt đầu khóc vì tuyệt vọng. Nhưng sau đó mọi người lại thấy ngạc nhiên vì nó bỗng dưng trở nên im lặng.

Một lúc sau người nông dân nhìn xuống giếng và ông ta kinh ngạc vì những gì xảy ra trước mắt. Mỗi xẻng đất mà người ta hất xuống giếng, con lừa lại  lay người để giũ hết cho đất bùn rơi xuống và giẫm lên trên đống đất ấy.

Con lừa cứ cần mẫn nỗ lực rung mình giũ đất và bước dần lên, dẫm lên trên đống đất mà người ta đổ xuống người nó. Khi đất lấp gần hết miệng giếng, con lừa đã lên được mặt đất và vui vẻ chạy thoát ra ngoài.

Con lừa sa xuống giếng bị đất lấp còn thoát ra được, con người thì sao. 

Sinh ra làm kiếp con người, chẳng thể tránh được đủ loại đau khổ và phiền não mà nghiệp đổ lên đầu chúng ta mỗi ngày. Nhiều lúc đau khổ dồn chúng ta đến chân tường, tưởng chừng không lối thoát như con lừa kia. Nhưng cuộc sống luôn dành cho chúng ta cơ hội để thoát khỏi. Thực ra chúng ta phải biết ơn cuộc sống vì điều đó và cố gắng tận dụng cơ hội quý giá ấy thay vì than thân trách phận, buông xuôi tiêu cực hoặc ôm giữ hận thù, bất mãn.

Chẳng lẽ chúng ta còn không bằng cả con lừa kia sao. Nếu nó chỉ thù hận người đổ đất chôn nó hoặc bất mãn với cái giếng, hoặc khóc lóc oán than mặc cho đất cát chôn vùi thì hẳn là số phận cũng chiều theo điều nó nghĩ. Nhưng con lừa không lựa chọn như thế, nó lựa chọn dành sức lực và trí tuệ để tận dụng điều tốt nhất có thể trong hoàn cảnh khốn cùng này. Và nó thực lòng biết ơn người đổ đất chôn nó, vì nhìn từ góc khác, người ta đã góp phần cứu nó dù không có ý như vậy.
 
Đau khổ là một phần tất yếu của cuộc sống. Bởi vì có nó nên chúng ta mới có cơ hội để trưởng thành, để nhận diện đau khổ và vượt ra khỏi đau khổ. Trong mọi hoàn cảnh, cuộc sống luôn dành cho chúng ta một cơ hội – cơ hội để tự giải thoát mình khỏi đau khổ. 

Đừng nghĩ rằng chỉ mỗi bản thân mình mới bị sa xuống giếng sâu và bị người ta lấp đất chôn vùi. Ai cũng vậy thôi mà, đau khổ chẳng chừa một ai, nhưng mỗi người lựa chọn hành động khác nhau và đi đến kết quả khác nhau. Số đông mọi người lựa chọn giống nhau để bị chôn vùi. Con lừa trí tuệ kia chỉ là một số ít hiếm hoi.

Lựa chọn của chúng ta sẽ quyết định kết quả cuộc đời chúng ta. Thay vì chỉ vật vã lựa chọn giữa trì hoãn đau khổ, chạy trốn đau khổ hay đổi loại đau khổ này lấy loại đau khổ khác (mà thực ra chỉ là đổi bao bì, nhãn hiệu), chúng ta luôn có thể lựa chọn thoát ra khỏi đau khổ. Có điều hầu hết mọi người đều chẳng bao giờ nghĩ là có khả năng ấy tồn tại, hoặc không đủ niềm tin, không đủ nghị lực và dũng cảm để lựa chọn cơ hội ấy. Cũng như những con lừa ngu ngốc khác chẳng bao giờ nghĩ đến khả năng mình có thể thoát chết khi bị người ta chôn sống trong giếng sâu.

Con đường thoát khỏi khổ đau chỉ dành cho những người thấy và biết, không dành cho những người không thấy, không biết.

https://sutamphap.com/lua-chon/
Quote:
Con đường thoát khỏi khổ đau chỉ dành cho những người thấy và biết, không dành cho những người không thấy, không biết.

https://sutamphap.com/lua-chon/

chào Thầy Mõ NR...

hihihi lâu ko hỏi thăm Huynh và MN lúc này mọi người khoẻ hả chúc NR luôn an lạc.
Đọc và Suy Ngẫm
\
Tôn Giáo Nào Tốt Nhất


[Image: ton-giao-nao-tot-nhat.jpg?resize=609%2C434&ssl=1]




Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò: “Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ” Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi… Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh. Ngài trả lời: “Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.

Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi: “Cái gì làm tôi tốt hơn? ”

Ngài trả lời:

“Tất cả cái gì làm anh
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn”.

“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy Là tôn giáo tốt nhất”.

Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác: “Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới. Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý. Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người. Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành, Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão. Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác. Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”
Cuối cùng ngài nói:

“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh. …
và … “Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự Thật.”  

Đọc và suy ngẫm

Lưỡi dao của người Eskimo


[Image: luoiDaoCuaNguoiEskimo.jpg?resize=640%2C427&ssl=1]


Những người Eskimo lấy các lưỡi dao thật sắc đem nhúng vào máu động vật, sau đó họ mang ra ngoài trời cho đóng băng lại.

Họ làm như vậy nhiều lần để lớp băng càng lúc càng dày thêm, đến một thời điểm mà lớp băng bằng máu bên ngoài hoàn toàn che đậy được lưỡi dao bên trong.
Tối đến, họ cắm cán dao xuống tuyết. Những con chó sói đánh hơi được mùi của thú rừng từ lưỡi dao và mon men đến.


Chúng bắt đầu liếm những lớp băng bằng máu đó, càng lúc càng hăng say hơn, với tất cả những sự thèm thuồng. Cho đến một lúc những lớp băng bên ngoài lưỡi dao đã tan chảy hết và chạm đến lưỡi dao. Khi liếm những lưỡi dao, lưỡi của những con chó sói bị đứt và máu chảy ra, nhưng chúng lại tưởng đó là máu của thú rừng nền càng liếm hăng say hơn.


Càng chảy máu thì nó càng khát, và càng khát thì nó lại càng liếm… Sáng hôm sau, những Eskimo chỉ việc đi thu lượm xác của những con chó sói nằm chết bên cạnh những lưỡi dao đó.




 
“Bên ngoài một chiếc bẫy bao giờ cũng là những điều tuyệt vời đầy hấp dẫn.”
[/align]

Từ trước đến nay chúng ta đã muốn bao nhiêu thứ và đã làm bao nhiêu việc và sẽ còn tiếp tục ham muốn, tiếp tục làm cho đến lúc chết.

Làm thì tất nhiên phải xác định kết quả mình muốn đạt được. Nhưng lúc nào cũng để kết quả che kín trước mặt đến nỗi mất đi cả tầm nhìn lớn về con đường của đời mình thì sa xuống hố lúc nào chẳng hay. Bẫy của cuộc đời thật quá nhiều và luôn quá ngọt ngào, quá khó để ngoảnh mặt quay đi.

Tâm tham vô cùng xảo quyệt, tinh ranh. Nó lừa bán chúng ta mà chúng ta vẫn còn vui vẻ giúp nó đếm tiền.

Hãy cảnh giác hỡi những con người đi tìm con đường thoát khổ. Hành trình muôn vàn ngả rẽ, chỉ có một lối đi trong đó là dẫn đến đích. Các ngả rẽ đều ngọt ngào và hấp dẫn, với đủ biển hiệu quảng cáo khó chối từ. Nhưng hãy lật mặt sau các biển hiệu đó mà xem trước khi quyết định bước vào, tất cả chúng đều có chung 1 cái  tên mà  thôi: THAM

Tham danh, tham lợi, tham đạo quả, tuệ giác, tầng thiền, tham xây dựng hình ảnh, bản ngã, tham dục, tham bình an, tham tĩnh lặng, tham hỷ lạc, tham “chánh niệm tốt, thiền sâu”…., tham quyền lực, tham muốn chi phối người khác, tham muốn nắm giữ các cảm xúc, tham giữ các suy nghĩ của mình, những cái mình cho là đúng, là hay…tham cái đẹp, tham tài, tham sắc, tham tuổi trẻ, tham kích thích, tham thông tin, tham đọc, tham nghe, tham nói, tham giải trí, tham công việc…tham ăn, tham uống, tham ngủ nghỉ, vui chơi, tham màu sắc, âm thanh,  mùi vị…

Đọc rõ từng cái tham khi nó có mặt trong tâm. Thấy nó là tham thì từ bỏ, nếu bạn đủ đức tin vì nghe lời bậc trí. Nếu không đủ đức tin để dứt bỏ, hãy nếm thử vị ngọt, vị đắng và hậu quả của nó với chánh niệm, hãy trả giá để hiểu rõ nó và từ bỏ. 

Đọc và suy ngẫm


Viên Gạch Lệch




[Image: vienGachLech.jpg?resize=640%2C480&ssl=1]



Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất để xây chùa mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).

Sư cả được dành cho cánh cửa tốt nhứt bằng phẳng. Còn tôi có cánh cửa với cái lỗ bự xộn, chắc là cái lỗ của tay nắm. Tôi mừng thấy tay nắm đã được tháo gỡ, nhưng còn cái lỗ nằm chình ình giữa cánh cửa làm giường ngủ của tôi. Tôi đùa rằng bây giờ tôi không cần bước xuống giường để đi vô cầu tiểu nữa! Tuy nhiên sự thật là gió lùa qua lỗ hỏng đó nên nhiều đêm tôi nào có ngủ được.


Là sư nghèo đi xây chùa, chúng tôi không có đủ tiền thuê thợ – chỉ nói tới vật liệu là thấy đủ ngán rồi. Vì thế tôi phải học xây cất, như, cách làm móng, cách đổ bê tông, cách xây gạch, cách lên mái, cách thiết kế hệ thống ống nước, v.v. Tôi phải học toàn bộ công việc. Lúc đời sống cư sĩ tôi chỉ biết lý thuyết vật lý và dạy ở trường trung học chớ có làm công việc tay chân nào đâu. Sau mấy năm dùi mài tôi tạm gọi có trong tay nghề khá và từng lập một đội ngũ mà tôi tạm gọi là đội BBC (Buddhist building Company, Công ty xây dựng Phật giáo). Tuy nhiên lúc bắt tay vào việc mới thấy không phải là dễ.


Xây gạch trông có vẻ rất dễ, chỉ có việc lót một bay vữa bên dưới rồi đặt viên gạch lên, gõ góc này vài cái, góc kia vài cái là xong, chứ có gì là khó. Nhưng không phải như vậy đâu. Lúc mới vô nghề tôi làm y như vậy nhưng hễ tôi gõ đầu này xuống thì đầu kia trồi lên, gõ đầu kia thì gạch bị đùa ra xéo xẹo. Tôi kéo gạch vô, cái góc tôi gõ lúc ban đầu nhô cao hơn. Mời bạn thử làm xem!


Là nhà sư tôi có thừa kiên nhẫn và thì giờ nên tôi cứ gò tới gò lui để công trình xây gạch được hoàn hảo; tôi không nề hà tốn công hay tốn thời gian. Cuối cùng tôi hoàn thành bức tường đầu tay và tôi bước lui đứng ngắm. Cũng ngay hàng thẳng lối đó chớ. Nhưng khi nhìn kỹ thì – ô – hô có 2 viên gạch méo xẹo trông rất dị hợm. Chúng là 2 “con sâu làm rầu nồi canh” chúng làm hỏng trọn bức tường!


Lúc đó vữa đã cứng rồi nên không sao kéo 2 viên gạch cho ngay ngắn lại được. Tôi trình sư cả xin bỏ bức tường ấy để xây lại – thậm chí làm cho nó mất xác luôn cũng nên. Làm mà hư nên tôi rất tức tối. Sư cả không cho, và bức tường vẫn còn đó!


Hôm đưa khách đầu tiên đi tham quan khu chùa mới cất, tôi cố tránh bức tường gạch tôi xây. Tôi không muốn bất cứ ai nhìn thấy nó. Nhưng một ngày nọ khoảng 3, 4 tháng sau, có một vị khách nhìn thấy bức tường trong lúc đi bách bộ với tôi. Ông bất chợt khen:


“Ồ, bức tường đẹp quá!”


Ngạc nhiên, tôi nghĩ ông khách chắc đã bỏ quên mắt kiến trong xe hoặc mắt ông rất kém. Tôi bèn nói: “Thưa có 2 viên gạch lệch làm hỏng cả bức tường kìa!”


“Vâng tôi có thấy 2 viên gạch lệch đó. Nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch khác rất ngay ngắn.” Vị khách vừa nói vừa ra những lời làm thay đổi hẳn cái nhìn của tôi về bức tường, về tôi và về nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.


Tôi sững sờ. Trong hơn ba tháng qua, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những viên gạch khác trên bức tường, những viên gạch nổi bật cạnh viên gạch lệch. Bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ngay hàng thẳng lối rất đẹp mắt. Đã vậy, những viên gạch hoàn hảo có nhiều, rất nhiều so với hai viên gạch lệch đó. Trước đây mắt tôi chỉ tập trung vào 2 lỗi của mình mà không thấy được gì khác hơn. Đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn cũng như không muốn để người khác ghé mắt vào bức tường. Đó cũng chính là lý do tôi muốn phá hủy nó. Giờ thấy được những viên gạch đẹp rồi tôi không nghĩ nó không còn trông xấu xí nữa. Chính vì vậy mà vị khách mới khen “bức tường đẹp quá”. Bức tường ấy vẫn còn đứng vững đây sau hai mươi năm và tôi như không còn nhìn thấy có chút lỗi nào nữa cả.


Biết bao nhiêu người trong chúng ta đã dứt bỏ mối quan hệ của họ hoặc ly dị nhau bởi vì họ chỉ nhìn thấy “hai viên gạch lệch” nơi bạn họ. Biết bao nhiêu người trong chúng ta từng tuyệt vong, thậm chí từng nghĩ đến việc tự vẫn, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy trong chúng ta “2 viên gạch lệch”. Sự thật có rất nhiều, rất nhiều viên gạch tốt, hoàn hảo ở bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ấy nhưng chúng ta chưa nhìn thấy mà thôi. Và mỗi lần nhìn chúng ta hay nhầm lẫn. Rồi chúng ta chỉ thấy toàn lỗi lầm, nghĩ chỉ có lỗi lầm, và muốn phá vỡ tất cả. Đáng buồn thay, nhiều lúc chúng ta đã lỡ đập vỡ “một bức tường đẹp!”


Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch lệch, nhưng cũng có những viên gạch hoàn hảo, nhiều và rất nhiều so với những viên gạch lệch. Khi chúng ta nhận ra điều này thì sự việc không hẳn là xấu xa. Không những chúng ta có thể sống hòa với chính mình, kể cả những lỗi lầm của mình mà còn có thể sống vui với mọi người. Một tin vui cho các luật sư ly hôn, nhưng là tin tốt cho các bạn có gia đình. Phải không các bạn?


Như vậy “nét độc nhất vô nhị” trong nhà bạn có thể xuất phát từ những lỗi lầm xây cất. Cũng giống như vậy những gì bạn cho là lỗi của mình, của bạn mình, của cuộc đời nói chung có thể là những “nét độc nhứt vô nhị” làm phong phú thêm đoạn đời của bạn nếu bạn không đặt trọng tâm vào chúng.
 

OPENING THE DOOR OF YOUR HEART 

And Other Buddhist Tales Of Happiness – Thiền sư Ajahn Brahm





Quý bà vô cùng hoảng hốt. Khuôn mặt sợ đến tái mét, bà vừa la hét, vừa nhảy ra khỏi ghế ngồi, cố lắc thật mạnh để tách con gián ra.

Con gián bay sang đỗ lên vai một quý bà khác. Quý bà này cũng sợ hãi không kém và tạo ra một sự hỗn loạn còn lớn hơn.

Và cứ thế, con gián chuyền từ người này sang người khác. Sự hỗn loạn ngày càng gia tăng.

Cuối cùng người bồi bàn cũng chạy tới. Anh lấy chiếc khăn xua nhẹ và con gián vô tình bay sang vai anh. Rất bình tĩnh, anh chậm rãi đi ra cửa, rồi chạm nhẹ vào nó. Con gián tự bay ra vườn. Sự hỗn loạn kết thúc”.

Kết luận:
“Nhìn qua, chúng ta dễ lầm tưởng rằng, sự hỗn loạn là do con gián mang lại. Nhưng qua cách xử lý của người
bồi bàn, chúng ta hiểu là không phải thế. Sự hỗn loạn thực tế đã được tạo ra bởi những hành động của các
quý bà đối với con gián, chứ không phải bản thân con gián”.

Trong cuộc sống, những chuyện ta không mong muốn vẫn luôn xảy ra. Chẳng hạn, nhỏ thì như chuyện:
cơm sống, canh mặn; hoặc lớn hơn như chuyện: trẻ con hàng xóm đánh nhau hay anh chồng nhậu
say xỉn… lớn hơn nữa là các vấn đề lớn của cuộc đời, các loại phiền não, sự sống và cái chết.

Bản thân chúng chưa phải là vấn đề; chính thái độ và cách xử lý không thích hợp của chúng ta
mới thực sự biến chúng thành vấn đề.”

Thái độ quyết định mọi việc sẽ là tốt hay xấu. Nếu có thái độ đúng, bất cứ việc gì chúng ta cũng
có thể nhìn ra được mặt tích cực và cơ hội ẩn giấu đằng sau và vì vậy sử dụng được các cơ hội
ấy để trưởng thành. Với thái độ sai, thì việc tốt rồi cũng biến thành việc xấu.

Tu tập là rèn luyện được một thái độ đúng, một cách nhìn đúng về bản thân mình,
về cuộc đời và mọi thứ. Khi thái độ đúng ăn sâu vào vô thức và thể hiện ra một
cách tự động thành bản chất, đau khổ không còn đất sống.

Thái độ đúng là chánh kiến.

Đọc và suy ngẫm


Những người bệnh tưởng



Xưa, có một chàng trai lên đường nhập ngũ. Giặc tan, chàng trở về và bỏ lại một bàn tay nơi chiến trường.
Từ dạo đó, trong những đêm hôm khuya khoắt chàng mơ hồ cảm thấy mình đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất. Cơn đau ngày càng gia tăng, bệnh tưởng đã thành bệnh thật, chàng tìm đến một y sĩ. Y sĩ hỏi:
– Anh đau ra sao?
– Thưa tôi bị nhức nhối ở bàn tay mặt nhất là khi về đêm.
Y sĩ mỉm cười:
– Anh đưa bàn tay đau cho tôi xem nào.
Bệnh nhân sửng sốt hồi lâu ấp úng:
– Thưa bác sĩ, bàn tay mặt của tôi không có ạ!
– Thế thì tôi đã chữa bệnh cho anh rồi.
Bệnh nhân liền ra về với một nụ cười. Hóa ra lâu nay chàng mắc loại bệnh tưởng.

 

[Image: hand.jpg?resize=640%2C426&ssl=1]
 
Ít lâu sau thanh niên cùng đến thăm y sĩ với một người bạn, người này cũng mắc một chứng bệnh tương tự để nhờ y sĩ chữa giùm. Lần lần bệnh nhân tự bảo:
– Thưa bác sĩ, dù rằng đã biết bàn tay mình không có nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi lại thấy đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất. Xin bác sĩ chữa bệnh cho tôi.

Y sĩ liền hí hoái biên toa, xong căn dặn:
– Toa thuốc này có hai loại, một để uống và một để thoa lên vết thương. Anh về điều trị tuần sau khám lại.

Bệnh nhân thứ hai y lời về mua thuốc, nhưng chàng không biết bôi thuốc vào đâu, vì bàn tay đã không còn thì làm gì có vết thương. Loay hoay tìm kiếm hồi lâu anh bật cười bảo:
– Lão bác sĩ này gạt mình thật!

Từ dạo đó anh lành bệnh. 
 
Hai anh bệnh nhân đã lành bệnh trên, về sau lại gặp một người bạn cũng mang chứng bệnh tương tự. Cả hai đều trổ hết kinh nghiệm và sở trường của mình điều trị song cơn đau vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân liền được đưa đến phòng mạch. Y sĩ hỏi:
– Những lúc nào anh bị đau nhức?

– Thưa, tôi bị đau nhức liên tục.
– Thế không có lúc nào ngừng đau à?

-Thưa có, những lúc nào tôi say mê đọc sách hay nghe nhạc thì cơn đau dường như không còn nữa.
– Thế thì… toa thuốc của anh đấy, khi nào thấy đau đớn hãy lấy sách báo đọc hoặc là nghe nhạc…
 
Tu cũng vậy, mỗi người kẹt vào một cái tưởng khác nhau, tuy hình thức tưởng khác nhau nhưng đều từ 1 cái tưởng gốc là tưởng về “cái tôi”. Chỉ khi nào nhận thấy chẳng có cái gì gọi là “tôi” cả thì mới hết bệnh phiền não. “Tôi” thực ra không có, nó vốn chỉ là một tập hợp các hiện tượng của thân và tâm, diễn ra, sinh va diệt liên tục. Chúng vận hành theo các quy luật của tự nhiên như quy luật nhân quả, quy luật của nghiệp….nhưng chẳng có ai ở đằng sau những hiện tượng ấy hết. Như Đức Phật đã nói: 

“Con tôi, tài sản tôi
Kẻ ngu sinh ưu não
Tự ta, ta không có
Con đâu, tài sản đâu”.
 
Các pháp tu chỉ là phương tiện để giúp chúng ta tỏ ngộ ra được sự thật về cái tôi ảo tưởng đó. Ngộ ra thì hết bệnh. Mỗi pháp tu thích hợp với 1 loại biểu hiện bệnh khác nhau, mỗi căn tánh và xu hướng tâm, xu hướng nghiệp khác nhau của mỗi người. Pháp tu tốt là pháp tu thích hợp với mình, trị hết bệnh của mình, như ba cách chữa bệnh tưởng ở trên, chứ thực ra chẳng có pháp nào cao hơn pháp nào. Pháp đều là con đường dẫn chúng ta đến sự thật. Người nào ở gần con đường nào thì bước lên con đường đó, chứ chẳng phải con đường này “cao” hơn con đường kia.

Chỉ chọn “cao” mà không chọn “thích hợp” thì có khi chẳng chữa được bệnh mà còn bị  bệnh tưởng nặng hơn.

Đọc và suy ngẫm

9 cách đơn giản để giữ bình tĩnh lúc nóng giận


Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta phải đối mặt với đủ các áp lực từ mọi phía: công việc, gia đình, tiền bạc. Điều này rất dễ khiến chúng ta cảm thấy căng thẳng, nóng giận mất bình tĩnh. Vậy chúng ta cần làm gì khi rơi vào các tình huống đó. Dưới đây là 9 phương pháp đơn giản giúp bạn giữ bình tĩnh vượt qua các cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

1. Tạm dừng và hít thở sâu
Điều đầu tiên bạn cần làm khi bạn thấy mình đang rơi vào trạng thái căng thẳng, hay nóng giận là hãy hít một hơi thật sâu. Đừng hành động vội vàng, vì những hành động bạn làm trong lúc mất bình tĩnh chắc chắn sé khiến bạn phải hối tiếc. Hãy nhắm mắt lại đếm đến 10, để giảm lượng adrenaline ( chất do tuyến thượng thận tiết ra khi tức giận, hăng máu) trong não của bạn, sau đó hít thở sâu để bình tĩnh lại.

Carlos Coto, một nhà tâm lí học chuyên nghiên cứu về hoạt động của bộ não gợi ý rằng các bạn có thể áp dụng kĩ thuật thở 4:4, hít vào trong 4 giây, giữ hơi thở trong 4 giây, rồi thở ra chậm rãi trong 4 giây. Hãy lặp đi lặp lại kĩ thuật này cho đến khi bạn cảm thấy mình đủ bình tĩnh để phản ứng.

[Image: hit-tho-sau-ohay-tv.jpg?resize=500%2C355&ssl=1]
 
2. Bình tĩnh nhìn lại và tự hỏi một số câu đơn giản
Không bao giờ được phép phản ứng ngay khi bạn đang thực sự kích động. Khi đó bạn đang là một nồi nước sôi có thể gây bỏng cho chính bạn và người khác, cần phải nhìn lại , tự hỏi mình một số câu hỏi để đánh giá tình hình.

Tình huống căng thẳng này liệu mình có thể kiểm soát bản thân không?
Điều gì đang làm mình mất bình tĩnh vậy?
Liệu vấn đề đó có đáng để như vậy không?
Làm thế nào để mình hành xử đúng mực khi đang tức giận đây?
Mình đang tức giận sao?
Mình đang hoa chân múa tay một cách điên cuồng sao?
Ai mà muốn làm việc với một người như thế chứ? Chắc chắn là không rồi.

Những câu hỏi đơn giản này sẽ kích thích phần trí tuệ trong bộ não của bạn để bạn không làm ra những phản ứng thái quá. Tin tôi đi đó là những câu hỏi đơn giản nhưng vô cùng kì diệu.

3. Nghĩ về những điều bạn muốn làm tiếp theo, bình tĩnh và tập trung vào đó
Bạn không thể kiểm soát hành vi của người khác, nhưng bạn có thể kiểm soát hành vi của chính mình. Bạn phải hiểu rằng cuộc sống không thể hoàn toàn diễn ra theo ý mình. Hãy suy nghĩ về những điều bạn muốn làm trong một giờ tiếp theo hoặc vài ngày tới thay vì tập trung vào điều khiến bạn tức giận. Suy nghĩ của bạn sẽ chuyển dần từ sự giận dữ sang những điểu giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Gọi tên ( gắn nhãn) cảm xúc của bạn chỉ trong một hoặc hai từ
Một thủ thuật khác để giữ bình tĩnh và vượt qua các cảm xúc tiêu cực là hãy gắn nhãn cho nó một cái tên đơn giản chỉ một hay hai từ. Nghiên cứu não cho thấy khi bạn gọi tên các cảm xúc tiêu cực của bạn một cách ngắn gọn sẽ làm giảm tác động của chúng. Việc bạn cố gắng kìm nén cảm xúc của mình có thể gây ra phản tác dụng.

Kevin Ochsner một giáo sư tâm lí tại đại học Columbia nói việc kìm nén cảm xúc tiêu cực có thể giúp hành động bên ngoài của bạn trông tốt hơn nhưng bên trong bạn sẽ phải chịu áp lực, thậm chí gây ra stress kéo dài. Vì vậy khi bạn cảm thấy khủng khiếp, thay vì nghĩ về một mớ hỗn độn thì bạn hãy mô tả cảm xúc đó bằng một hoặc hai từ như: Bực mình? Thất vọng? Tồi tệ. Khi gắn nhãn cho cảm xúc bằng những cái tên đơn giản bạn sẽ cảm thấy nó cũng chỉ có như thế.

5. Hãy loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà bạn có trong đầu
Điều này bao gồm các tư tưởng oán thù như “ Thật không công bằng” “Hắn ta sẽ phải trả giá” “ Tôi sẽ làm cho ra nhẽ”. Suy nghĩ như vậy sẽ không giúp đỡ được bạn. Nó chỉ làm cho sự bực tức của bạn tồi tệ hơn. Hãy loại bỏ những ý nghĩ đó đi. Ngoài ra bạn cũng nên tránh sử  dụng những ngôn từ mang tính chỉ trích, áp đặt chẳng hạn như : Bạn luôn luôn như thế, Bạn không bao giờ biết lắng nghe người khác, Bạn phải nên biết suy nghĩ đi. Những lời nói đó chỉ làm tình hình trầm trọng hơn mà thôi. Thay vào đó bạn nên tập trung suy nghĩ về những điều tích cực.

6. Hãy viết ra những điều mà bạn đã trải qua vào đâu đó, một quyển nhật kí chẳng hạn.
Nếu bạn vẫn khó chịu về một việc ngay cả sau khi bạn đã cố gắng loại bỏ nó khỏi suy nghĩ thì hãy cố gắng viết nó ra. Những tư tưởng tiêu cực dai dẳng có xu hướng kéo dài và rất dễ bùng lên thành một cơn giận dữ khi có một hành động khiêu khích nhỏ. Viết ra những cảm xúc của bạn có tác dụng làm dịu nó lại và khiến bạn cảm thấy rõ ràng hơn cho phép bạn xử lí các vấn đề phức tạp và đưa ra giải pháp. Nó cũng làm cho não của bạn, nó có thể ngừng ám ảnh về vấn đề này, vì bây giờ vấn đề đã được ghi lại vào một nơi cố định.
 
7. Chia sẻ với ai đó về tình trạng của bạn
Một trong những điều là cho chúng ta căng thẳng và dễ nổi nóng là những cảm xúc tiêu cực bị mắc kẹt trong đầu của chúng ta. Nếu bạn có một người bạn hãy chia sẻ với họ về những cảm xúc tiêu cực của bạn. Chia sẻ với ai đó và tống tất cả những muộn phiền của bạn ra khỏi lồng ngực sẽ giúp bạn cảm thấy thư thái hơn. Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên cảm thấy giận dữ, thất vọng và tính khí đó gây ra các rắc rối trong công việc, trong các mối quan hệ của bạn thì bạn nên xem xét để trò chuyện một cách chuyên nghiệp với một chuyên gia tâm lí để tìm các giải pháp cho vấn đề của bạn.
 
8. Dập tắt cơn giận dữ của bạn bằng cách tập thể dục
Nếu bạn kìm nén cơn giận dữ của bạn càng nhiều thì các cơn giận dữ sẽ xuất hiện thường xuyên và với cường độ mạnh hơn. Một cách rất hay để giải tỏa cơn giận dữ của bạn là dồn nó vào trong các hoạt động thể dục. Bạn có thể nâng tạ, chạy bộ, đặc biệt là tập võ hãy dồn hết sự giận dữ của bạn vào trong đó sẽ giúp cải thiện tâm trạng của bạn, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Nếu như bạn cảm thấy buồn kinh khủng, thì hãy ngủ một giấc, giấc ngủ sẽ giúp bạn thư thái hơn.
 
9. Đi ra ngoài và hòa mình vào với thiên nhiên
Mẹo cuối cùng để giữ bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng đó là bạn hãy bước ra ngoài đón nhận nguồn không khí trong lành và ánh sáng mặt trời. Đó cũng là lí do vì sao chúng ta thường thích đi du lịch khi cảm thấy ức chế trong cuộc sống. Bạn cũng có thể chỉ mất vài phút đi bộ dưới hàng cây xanh rì rào gió thổi. Ngắm những cánh chim chao liệng trên bầu trời cảm nhận từng ngọn gió lùa qua mái tóc của bạn. Hòa mình vào thiên nhiên. Không khí trong lành sẽ giúp bạn bình tĩnh lại, chúng ta sẽ thấy được những điều tốt đẹp.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc bạn dành thời gian trong một không gian xanh sẽ giúp bạn giảm căng thẳng. Thậm chí bạn chỉ cần đi đến một công viên gần chỗ làm trong giờ nghỉ trưa cũng giúp bạn làm việc thư thái hơn. Đó cũng là lí do nhiều nhân viên văn phòng có thú vui trồng cây xanh. Tác dụng của thiên nhiên đối với việc giảm căng thẳng là rất  tốt. Suy cho cùng con người cũng do tự nhiên sinh ra và còn gì thư thái hơn khi nằm trong vòng tay của mẹ mình.

Thiền & cuộc sống

Chánh niệm về lời nói


Ajaan Fuang là người ít nói. Ông thường chỉ nói khi cần thiết: Tùy duyên, khi cần ngài cũng có thể cho ta những lời dạy chi tiết, dông dài. Trái lại, ngài chỉ nói một, hai tiếng hay đôi khi chẳng nói lời nào. Ngài tuân theo tôn chỉ của Thiền sư Ajaan Lee rằng: “Nếu sư muốn giảng Pháp cho người, nhưng họ không muốn nghe, hay chưa sẵn sàng lãnh hội những điều sư dạy, thì dù bài Pháp định giảng có thâm thúy đến đâu, đó cũng bị coi là những lời phù phiếm, vì nó không ích lợi gì”.
 
1. Tôi (Tỳ-kheo Thanissaro) luôn ngưỡng mộ sự sẵn lòng dạy thiền của Ajaan Fuang – đôi khi quá sốt sắng – ngay cả khi ngài đang bệnh. Có lần ngài giải thích với tôi rằng: “Nếu có người thực sự sẵn lòng nghe, ta cũng thấy sẵn lòng để dạy, nên dù phải nói bao lâu, ta cũng không thấy mệt. Đúng ra, cuối cùng ta lại thấy có nhiều năng lực hơn lúc mới bắt đầu. Nhưng nếu họ không sẵn lòng nghe, ta lại thấy mệt sau chỉ một, hai lời nói”.
 
2. “Trước khi nói điều gì, hãy tự hỏi mình xem điều đó có cần thiết  không. Nếu không, thì đừng nói. Đó là bước đầu tiên trong việc luyện tâm – vì nếu sư không thể làm chủ cái miệng mình, thì làm sao sư có thể hy vọng làm chủ tâm mình?”.
 
3. Đôi khi Ajaan Fuang khiển trách – do lòng tử tế – tuy nhiên ngài có cách riêng để làm điều đó. Ngài không bao giờ lớn tiếng hay dùng lời thô tục, nhưng lời của ngài vẫn có thể làm cháy lòng bạn. Có lần tôi nói về điều này và hỏi ngài: “Tại sao khi sư khiển trách, lời của sư thấu tận tâm can con?”.
 
Ngài trả lời: “Vậy thì con mới nhớ. Nếu lời nói không vào tận tâm can của người lắng nghe, thì chúng cũng không thấu tâm can với người nói”.
 
4. Khi khiển trách đệ tử, ngài thường xét xem người đệ tử đó có tinh tấn tu tập. Người đệ tử càng tinh tấn, ngài càng khiển trách nhiều hơn, vì ngài nghĩ là người đệ tử đó sẽ tuân giữ lời ngài tốt nhất.
 
Có lần một cư sĩ đệ tử của ngài – không hiểu được điều này – đang lo chăm sóc lúc ngài bị bệnh ở Bangkok. Dầu cô đã cố gắng hết sức để chăm lo cho ngài, ngài vẫn luôn miệng khiển trách cô, đến độ cô đã nghĩ đến chuyện rời xa ngài. Tuy nhiên, cũng may là có một cư sĩ khác đến thăm, và ngài Ajaan Fuang tình cờ nói với người đó: “Khi một vị thầy khiển trách đệ tử của mình, đó là vì hai lý do: một là để giữ người đó lại, hai là để họ ra đi”.
 
Người đệ tử đầu tiên nghe thế, bỗng hiểu ra lý lẽ, nên cô quyết định ở lại với thầy.
 
5. Có một câu chuyện mà Ajaan Fuang thích kể – theo cách riêng của ngài – là câu chuyện tiền thân của con rùa và các con thiên nga.
 
Ngày xưa có đôi thiên nga thường thích dừng chân uống nước bên hồ. Qua thời gian, chúng kết bạn với một chú rùa sống trong hồ nước đó. Rồi chúng kể cho chú rùa nhiều thứ mà chúng thấy được khi bay bổng trên không trung. Chú rùa bị những câu chuyện của chúng cuốn hút, nhưng rồi chú cảm thấy buồn nản vì biết rằng mình sẽ không bao giờ có cơ hội được nhìn thấy thế giới bao la như thiên nga. Khi chú tâm sự với thiên nga về điều này, chúng nói: “Không vấn đề. Chúng tôi sẽ tìm cách mang bạn theo”. Nói rồi con thiên nga đực ngậm một đầu khúc cây, con thiên nga cái ngậm đầu còn lại, còn chú rùa ngậm giữa khúc cây. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, đôi thiên nga bay lên, mang theo chú rùa.
 
Khi chúng bay trên không trung, chú rùa được thấy thật nhiều thứ, nhiều thứ chú chưa mơ thấy bao giờ khi ở trên mặt đất. Chú thật vui và hạnh phúc vô cùng. Tuy nhiên, khi ba con vật bay qua một ngôi làng, một đám trẻ đang chơi bên dưới nhìn thấy chúng bèn la to: “Nhìn kìa! Thiên nga kéo rùa!  Thiên nga kéo rùa!”.  Điều đó làm chú rùa mất vui, chú chợt nghĩ ra một câu để vặn vẹo lại: “Không. Chính rùa kéo thiên nga!”. Nhưng ngay khi chú vừa mở miệng nói, thì đã rơi xuống đất chết tươi.
 
Bài học của câu chuyện là: “Hãy giữ miệng ở những chốn cao sang”.
 
6. “Rác (litter)” là tiếng lóng của người Thái, ám chỉ những chuyện phiếm, và có lần ngài Ajaan Fuang đã sử dụng để gây hiệu ứng.
 
Một buổi tối kia khi ngài đang giảng thuyết tại Bangkok. Có ba phụ nữ trẻ là những người bạn thân của nhau. Họ vô tình gặp nhau ở nơi ngài đang giảng pháp, nhưng thay vì ngồi xuống hòa nhập cùng những người đang hành thiền lúc đó, họ lại túm tụ vào một góc chuyện trò riêng tư. Mãi lo chuyện vãn, họ không để ý là Ajaan Fuang đã đứng dậy, đi qua chỗ họ ngồi với tay cầm hộp diêm. Ngài khẽ dừng lại, quẹt diêm, rồi  quăng nó vào khoảng trống giữa ba người phụ nữ. Họ lập tức nhảy lên, một người nói: “Sư! Sao sư làm vậy? Xém nữa là đã trúng tụi con!”.
 
Ajaan Fuang trả lời: “Sư thấy một đống rác ở đó, nên định đốt nó đi”.
 
7. Có lần Ajaan Fuang nghe được hai người đệ tử đang nói chuyện. Một người hỏi điều gì đó, và người kia bắt đầu câu trả lời: “À, theo tôi hình như là…”.  Ajaan Fuang lập tức cắt ngang: “Nếu con không biết, thì nói không biết, chỉ vậy thôi. Tại sao lại đem rải cái ngu dốt của mình cùng khắp?”.
 
8. “Mỗi người chúng ta có hai lỗ tai và một cái miệng – có nghĩa là ta cần phải lắng nghe nhiều hơn, và nói ít lại”.
 
“Bất cứ điều gì xảy ra trong lúc hành thiền, không nên chia sẻ với ai, trừ vị thầy của bạn. Nếu bạn nói với người này, người kia, đó là khoe khoang. Đó chẳng phải là một uế nhiễm sao?”.
 
“Khi người ta khoe giỏi, khoe hay, thực ra là họ đang khoe cái ngu dốt của mình”.
 
“Nếu điều gì thực sự tốt, bạn không cần phải quảng cáo về nó”.
 
Ajaan  Fuang  Jotiko – Diệu Liên Lý Thu Linh  (chuyển ngữ)

Thiền &  Cuộc Sống

Những Người Bệnh Tưởng


Xưa, có một chàng trai lên đường nhập ngũ. Giặc tan, chàng trở về và bỏ lại một bàn tay nơi chiến trường.

Từ dạo đó, trong những đêm hôm khuya khoắt chàng mơ hồ cảm thấy mình đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất. Cơn đau ngày càng gia tăng, bệnh tưởng đã thành bệnh thật, chàng tìm đến một y sĩ. Y sĩ hỏi:
– Anh đau ra sao?
– Thưa tôi bị nhức nhối ở bàn tay mặt nhất là khi về đêm.
Y sĩ mỉm cười:
– Anh đưa bàn tay đau cho tôi xem nào.
Bệnh nhân sửng sốt hồi lâu ấp úng:
– Thưa bác sĩ, bàn tay mặt của tôi không có ạ!
– Thế thì tôi đã chữa bệnh cho anh rồi.
Bệnh nhân liền ra về với một nụ cười. Hóa ra lâu nay chàng mắc loại bệnh tưởng.

 

[Image: hand.jpg?resize=640%2C426&ssl=1]
 
Ít lâu sau thanh niên cùng đến thăm y sĩ với một người bạn, người này cũng mắc một chứng bệnh tương tự để nhờ y sĩ chữa giùm. Lần lần bệnh nhân tự bảo:
– Thưa bác sĩ, dù rằng đã biết bàn tay mình không có nhưng trong giấc ngủ chập chờn tôi lại thấy đau nhức dữ dội ở bàn tay đã mất. Xin bác sĩ chữa bệnh cho tôi.
Y sĩ liền hí hoái biên toa, xong căn dặn:
– Toa thuốc này có hai loại, một để uống và một để thoa lên vết thương. Anh về điều trị tuần sau khám lại.
Bệnh nhân thứ hai y lời về mua thuốc, nhưng chàng không biết bôi thuốc vào đâu, vì bàn tay đã không còn thì làm gì có vết thương. Loay hoay tìm kiếm hồi lâu anh bật cười bảo:
– Lão bác sĩ này gạt mình thật!
Từ dạo đó anh lành bệnh. 
 
Hai anh bệnh nhân đã lành bệnh trên, về sau lại gặp một người bạn cũng mang chứng bệnh tương tự. Cả hai đều trổ hết kinh nghiệm và sở trường của mình điều trị song cơn đau vẫn không thuyên giảm. Bệnh nhân liền được đưa đến phòng mạch. Y sĩ hỏi:
– Những lúc nào anh bị đau nhức?
– Thưa, tôi bị đau nhức liên tục.
– Thế không có lúc nào ngừng đau à?
-Thưa có, những lúc nào tôi say mê đọc sách hay nghe nhạc thì cơn đau dường như không còn nữa.
– Thế thì… toa thuốc của anh đấy, khi nào thấy đau đớn hãy lấy sách báo đọc hoặc là nghe nhạc…
 
Tu cũng vậy, mỗi người kẹt vào một cái tưởng khác nhau, tuy hình thức tưởng khác nhau nhưng đều từ 1 cái tưởng gốc là tưởng về “cái tôi”. Chỉ khi nào nhận thấy chẳng có cái gì gọi là “tôi” cả thì mới hết bệnh phiền não. “Tôi” thực ra không có, nó vốn chỉ là một tập hợp các hiện tượng của thân và tâm, diễn ra, sinh va diệt liên tục. Chúng vận hành theo các quy luật của tự nhiên như quy luật nhân quả, quy luật của nghiệp….nhưng chẳng có ai ở đằng sau những hiện tượng ấy hết. Như Đức Phật đã nói: 

“Con tôi, tài sản tôi
Kẻ ngu sinh ưu não
Tự ta, ta không có
Con đâu, tài sản đâu”.
 
Các pháp tu chỉ là phương tiện để giúp chúng ta tỏ ngộ ra được sự thật về cái tôi ảo tưởng đó. Ngộ ra thì hết bệnh. Mỗi pháp tu thích hợp với 1 loại biểu hiện bệnh khác nhau, mỗi căn tánh và xu hướng tâm, xu hướng nghiệp khác nhau của mỗi người. Pháp tu tốt là pháp tu thích hợp với mình, trị hết bệnh của mình, như ba cách chữa bệnh tưởng ở trên, chứ thực ra chẳng có pháp nào cao hơn pháp nào. Pháp đều là con đường dẫn chúng ta đến sự thật. Người nào ở gần con đường nào thì bước lên con đường đó, chứ chẳng phải con đường này “cao” hơn con đường kia.

Chỉ chọn “cao” mà không chọn “thích hợp” thì có khi chẳng chữa được bệnh mà còn bị  bệnh tưởng nặng hơn.

Thiền & Cuộc Sống


Thắng hay Thua

Có một hòa thượng lên núi chặt củi, trên đường trở về, ông phát hiện cậu thiếu niên nọ đã bắt được một con bướm và đang cố gắng khom hai bàn tay lại để giữ cho nó khỏi bay.

 
[Image: thangHayThua1.jpg?resize=640%2C361&ssl=1]

 
Nhìn thấy người tu hành, cậu cất lời: “Bạch Hòa thượng, cháu và Ngài đánh cược một ván được không?”
Hòa thượng hỏi lại: “Cháu cược thế nào?”

“Ngài đoán xem con bướm trong tay cháu sống hay chết? Nếu Ngài đoán sai, bó củi sẽ thuộc về cháu” – cậu thiếu niên trả lời.
Vị hòa thượng nọ đồng ý và đoán: “Con bướm trong tay cháu chết rồi”.

Cậu thiếu niên cười lớn đáp: “Ngài đoán sai rồi”. Nói đoạn, cậu mở tay ra, con bướm từ trong bay lên.
Hòa thượng nói: “Được, gánh củi này thuộc về cháu.” Nói xong, Ngài đặt gánh củi xuống, vui vẻ bước đi.
 
Cậu thiếu niên không biết vì sao hòa thượng lại có thể vui vẻ đến như vậy nhưng nhìn gánh củi trước mặt, cậu ta cũng không để tâm lắm mà vui vẻ gánh gánh củi về nhà.
Nhìn thấy con về, người cha liền hỏi số củi đó ở đâu ra, cậu mới đem chuyện kể lại cho cha nghe.

Nghe hết câu chuyện của con trai, đột nhiên ông giơ tay tát con một cái, giọng giận dữ: “Con ơi là con! Con hồ đồ quá rồi! Con nghĩ là mình đã thắng sao? Ngay cả khi con đã thua, con cũng không hề biết mình đã thua đấy”.

Lời cha nói khiến cậu con trai ngơ ngác, không hiểu gì. Người cha liền lệnh cho cậu ta gánh bó củi lên vai, hai cha con mang củi đến trả cho nhà chùa.
Nhìn thấy vị hòa thượng nọ, người cha liền cất tiếng: “Thưa thầy, con trai tôi đắc tội với thầy, xin thầy lượng thứ.”
 
Hòa thượng gật đầu, mỉm cười nhưng không nói gì.
Trên đường trở về nhà, cậu thiếu niên sau một khoảng thời gian băn khoăn cuối cùng cũng đã nói ra những nghi vấn trong lòng.

Người cha thở dài, nói: “Vị hòa thượng đó cố ý đoán con bướm chết, như thế con mới thả nó ra và thắng được gánh củi. Nếu ông ấy nói con bướm còn sống, con sẽ bóp chết con bướm và con cũng sẽ thắng cược. Con cho rằng vị hòa thượng đó không biết con tính toán gì sao?

Người ta thua một bó củi nhưng đã thắng được thứ giá trị hơn rất nhiều, đó là lòng từ bi. Còn con, con đã thua, đã để mất thứ quý giá đó mà chẳng hề hay biết”.

[Image: thangHayThua2.jpg?resize=640%2C640&ssl=1]

 
Câu chuyện có thể rất đơn giản nhưng đó là bài học cho chúng ta trong cuộc sống. Thắng hay thua, thành hay bại là những chuyện thường xuyên giày vò cuộc sống của con người. Có những lúc chúng ta tự cho rằng mình đã thắng nhưng trên thực tế, có khi chúng ta đã mất đi nhiều thứ hơn mà chẳng hay. Thành công hay thất bại rốt cuộc cũng chỉ là một ý niệm do bản ngã tạo nên chứ không phải là một thực tại. Khi gỡ bỏ được sự bấu víu vào những kỳ vọng của bản thân, một chân trời mới bỗng mở ra phía trước và chúng ta sẽ khám phá ra những con đường trước đây chưa bao giờ biết đến!

Sưu tầm
Thiền & Cuộc Sống


Cái chết của con bò và bài học về sự cẩn trọng trong lời nói hằng ngày

Bò cày ruộng trở về, mệt quá nằm lăn ra đất nghỉ, thở phì phò. Chó đi ngang qua, thấy vậy bèn dừng lại hỏi han. Bò thở dài: – Anh bạn à, tôi thực sự mệt quá rồi. Ngày mai tôi không muốn ra đồng nữa, ở nhà nghỉ cho lại sức. 
 

[Image: conbo.jpg?resize=640%2C360&ssl=1]




Hai con vật nói chuyện thêm một lúc rồi tạm biệt nhau. Trên đường, chó gặp mèo đang nằm vắt vẻo trên bờ tường. Chó nói: – Này anh bạn, tôi vừa mới đi thăm bò. Anh ta than mệt, còn nói muốn nghỉ làm một ngày. Kể ra cũng tội, chủ nhân đúng là đã bắt anh ấy làm việc nhiều quá rồi.

Mèo quay người, nói với dê đang ăn cỏ gần đó rằng: – Anh biết tin gì chưa? Bò trách chủ nhân bắt mình làm nhiều việc nên muốn nghỉ một ngày, mai không ra đồng nữa đấy.

Một lúc sau, dê gặp gà, liền nói: – Bò không muốn làm việc cho chủ nhân nữa, chị gà mái ạ. Anh ta than là công việc nhiều quá, mệt quá. Hầy, cũng không biết những chủ trang trại khác đối xử với bò của mình có tốt hơn chủ nhân chúng ta không nữa.

Gà lại nói với lợn: – Anh bò sắp nghỉ làm ở đây rồi. Anh ta muốn đi tìm chủ nhân khác. Ai bảo chủ nhân đối xử với anh ấy tệ quá, bắt làm bao nhiêu là việc, lại còn dùng roi đánh anh ta nữa. Gà cảm thán vài câu rồi lại tót về chuồng.

Một lúc sau, vợ ông chủ đi chuẩn bị cho các con vật ăn tối. Lợn liền lại gần, nói: – Tôi muốn báo cáo lại với bà một chuyện. Dạo gần đây, bò hay có những suy nghĩ nổi loạn, rất cần phải được dạy bảo lại. Anh ta không muốn làm cho chủ nhân nữa, chê công việc ở đây nhiều quá, nặng quá, khiến anh ta mệt mỏi. Bò còn nói muốn bỏ đi, tìm một chủ nhân khác nữa đấy.

Nhận được phản ánh của lợn, trong bữa tối, bà chủ lập tức đem chuyện nói lại với chồng: – Mình ơi, bò đang muốn tạo phản. Nó muốn đổi chủ, không làm cho mình nữa. Tội tạo phản không thể tha, mình định xử nó thế nào?

– Kẻ phản bội đều đáng tội chết, giết không tha! – Ông chủ nghiến răng, tức giận nói.

Vậy là con bò đáng thương suốt ngày chỉ biết làm việc quần quật, cuối cùng lại bị những lời truyền miệng sai sự thật giết chết như vậy đấy. 

Câu chuyện về con bò tội nghiệp để lại cho chúng ta hai bài học: Một là, đừng tùy ý than phiền với mọi người xung quanh. Bởi lẽ, những lời than phiền ấy sau khi bị nhiều người biến tấu có thể đem đến tai họa khó lường. Hai là, đừng dễ dàng tin những lời đồn đại chừng nào bạn chưa tự mình kiểm chứng. Đừng để sự cả tin khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm.

Pages: 1 2