VietBest

Full Version: CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM - Trưởng lão Nyanaponika. Tỳ kheo Nanamoli
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


 [Image: meditation-3733111_960_720.jpg]


Lời người dịch:

Kính gửi quý đạo hữu:

Như Phật đã nói trong các kinh, ‘Chánh niệm’ là phương pháp quan trọng nhất trong sự tu tập theo đạo Phật để đi tới giải thoát. Việc tu tập chánh niệm về đối tượng thuộc bốn nhóm (nền tảng) đối tượng được coi là con đường trực chỉ để đi đạt đến sự giác ngộ.

Quyển sách này là từ bản dịch quyển sách ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’. Tuy nhiên, do ý nghĩa ‘sưu tập’ các lời kinh nói về chánh niệm, người dịch đã đưa thêm vào một số phần. Do vậy quyển sách này gồm các phần như sau:



PHẦN 1: là bản dịch toàn bộ PHẦN BA [NHỮNG BÔNG HOA GIẢI THOÁT] của quyển ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’ của trưởng lão Nyanaponika. Ngài đã công phu sưu tập các lời kinh nói về ‘Chánh niệm’.



PHẦN 2: là bản dịch của PHẦN HAI [BÀI KINH ‘CÁC NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM] của quyển ‘Trái Tim Của Thiền Phật Giáo’ của trưởng lão Nyanaponika. Trong phần này, người dịch đưa thêm vào hai bản dịch của Tỳ kheo Tiến sĩ Analayo và Hòa thượng Tiến sĩ W. Rahula. Quý vị có thể so sánh. Hầu hết họ các bản đều giống nhau, chỉ có vài chữ khác nhau, tuỳ theo cách mỗi dịch giả cố diễn dịch ý nghĩa bao hàm của mấy chữ Pali đó ra ngôn ngữ phổ biến (tiếng Anh); cũng có dịch giả diễn dịch dựa vào ý nghĩa thực hành của những chữ đó.

PHẦN 3: là bản dịch của PHẦN I VÀ PHẦN IV của quyển sách nổi tiếng ‘Chánh Niệm Hơi Thở’ của Tỳ kheo Nanamoli: PHẦN I [BÀI KINH ‘CHÁNH NIỆM HƠI THỞ’] VÀ PHẦN II [Các trích đoạn khác về “Chánh Niệm Hơi Thở” trong các kinh Pali]. Ngài đã công phu sưu tập các lời kinh nói về ‘Chánh niệm Hơi Thở’.

Các chú thích cuối-trang và các chú thích trong ngoặc tròn (…) là của người dịch. Tất cả các chú thích cuối sách (cuối các Phần của sách) và các chú thích trong ngoặc vuông […] là của bản gốc. Hy vọng quý vị có thể đọc lại những lời kinh và càng thêm thấm nhuần lời lời dạy Đức Phật về phương pháp tu tập ‘Chánh niệm’. Mong mọi người mau tìm thấy cách tu đúng đắn.

Nhà Bè, Trung Thu 2015 (PL.2559)

Lê Kim Kha


Phần 1

TRONG TẠNG KINH PALI


BẢN CHẤT VÀ MỤC TIÊU CỦA ‘BỐN NỀN TẢNG CHÁNH NIỆM’

1
Con Đường Duy Nhất 

Một lần Đức Phật ở trong khu rừng Uruvela, bên bờ sông Neranjara (Ni-liên-kiền), đang ngồi dưới gốc cây Đa nơi những người chăn dê hay ngồi. Và trong khi Phật đang ngồi an trú một mình như vậy, ý nghĩ sau đây đã khởi sinh trong Người:

“Đây là con đường duy-nhất để làm trong sạch chúng sinh, để vượt qua buồn đau và sầu bi, để diệt trừ sự khổ và phiền não, để bước tới con đường chánh đạo, để chứng ngộ Niết-bàn; con đường đó được gọi là bốn Nền Tảng Chánh Niệm.

“Bốn là gì? Ở đây, một người tu sống thực hành quán xét thân . . . thực hành quán xét những cảm giác . . . thực hành quán xét tâm . . . thực hành quán xét những đối tượng của tâm, ii nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới.”


Lúc đó vị trời (Phạm Thiên) Brahma Sahampati nhận biết trong tâm về những ý nghĩ đó của Đức Thế Tôn, và nhanh chóng như một người khỏe mạnh duỗi cánh tay đang co hoặc co cánh tay đang duỗi, vua trời lập tức hạ giới và xuất hiện trước mặt Đức Thế Tôn. Chỉnh áo vắt ngang một vai, ngài chấp tay cúi chào Đức Thế Tôn và thưa rằng:

“Thật vậy, thưa Đức Thế Tôn! Thật vậy, Đức Thế Tôn! Đây là con đường duy nhất để làm trong sạch chúng sinh. . .; con đường đó được gọi là bốn Nền Tảng Chánh Niệm  

 Trời Brahma Sahampati đã nói như vậy. Sau khi nói xong, ngài nói thêm rằng:


Người thấy con đường duy nhất để chấm dứt tái sinh,
Vì tâm bi mẫn, Người biết con đường thánh đạo,
Nhờ con đường đó đã vượt qua Biển Khổ Sầu,

Cho cả hiện tại và tương lai.



Trưởng lão Nyanaponika (và nhiều dịch giả) đã dịch chữ ‘ekayano maggo’ là “con đường duy nhất. Tác giả cũng trích dẫn một giảng luận giải thích về chữ ‘duy nhất’ (ekayano) này, coi đoạn trích số 69 của sách này. Có một vài học giả dịch chữ ‘ekayano maggo’ là “con đường trực chỉ”, tức dịch chữ ‘ekayano’ là ‘trực chỉ’, ‘trực tiếp’. Coi thêm phần ‘Giải thích thêm’ ở cuối sách. 16 • Trưởng lão Nyanaponika.

ii Nguyên văn đầy đủ trong sách là: “Ở đây, một người tu sống thực hành sự quán-xét-thân về thân . . . thực hành sự quán-xét-cảm-giác về những cảm giác . . . thực hành sự quán-xét-tâm về tâm . . . thực hành sự quán-xét-đối-tượng-của-tâm về những đối tượng của tâm,”. Nhiều nhà sư và học giả trước giờ cũng ghi như vậy. Tỳ kheo Alayo thì dịch đoạn này là: “Ở đây, đối với thân (những cảm giác, tâm, những đối tượng của tâm), một Tỳ kheo sống thực hành quán-xét thân (những cảm giác, tâm, những đối tượng của tâm,)”. (Cách diễn đạt này cũng dễ đọc hơn trong tiếng Việt). Coi thêm phần ‘Giải thích thêm’ ở cuối sách.

•Trong tất cả các phần còn lại của sách, bản dịch Việt, các câu trên đều được ghi một cách giản lược: “thực hành quán xét thân… (những cảm giác, tâm, những đối tượng của tâm,)” như vậy.

Các kinh nói về Chánh-Niệm • 17 (S.47,11)Theo nội dung bài kinh, ý niệm của Phật về con đường giải thoát thông qua tu tập Chánh-Niệm đã có ngay sau khi Phật giác ngộ. Theo một kinh văn nguyên thủy, đó là bộ Đại Phẩm (Maha-Vagga) thuộc Luật Tạng (Vinaya-pitaka): sau khi giác ngộ, Đức Phật đã lưu trú bảy tuần ở khu vực xung quanh Cây Bồ-Đề. Tuần thứ năm và tuần thứ bảy Phật ngồi dưới bóng Cây Đa (ajapala-nigrodha: cây đa của người chăn dê), là nơi những người chăn dê thường ngồi mỗi khi họ chăn thả đàn dê ở gần đó. Đây chính là nơi chốn và thời gian đã được nói trong bài kinh.

Còn tiếp. 


CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

[Image: dp-15838992470891980029243-1583899256483...713553.png]

2
Hãy Là Nơi Nương Tựa Của Mình

Trước khi mất, Phật đã trải qua kỳ an cư Mùa Mưa cuối cùng trong một ngôi làng nhỏ có tên là Beluva. Lúc đó Phật đang lâm bệnh nặng. Vì cảm động với những Tỳ kheo ở nơi khác muốn đến gặp Phật lần cuối, Phật đã dùng nỗ lực ý chí để trấn áp bệnh tật. Phật ra khỏi giường bệnh và đến ngồi ở một chỗ bóng mát. Người thị giả trung thành nhiều năm của Phật, đó là ngài Ananda, đã đến hầu quạt cho Phật và tỏ ra vui mừng khi Phật đỡ bệnh. Ngài nói với Phật ngài đã cố trấn an bản thân mình với ý nghĩ rằng Phật sẽ không ra đi trước khi Phật đưa ra lời chỉ thị cho cả Tăng đoàn. Nhưng Phật liền nói răng:“Này Ananda, Tăng đoàn còn trông đợi gì ở ta nữa? Này Ananda, giáo lý ta dạy ta đâu có phân biệt điều gì là công khai hay bí truyền đâu. Bậc Thiện Thệ biết rõ đâu có giáo lý nào còn giấu giữ trong nắm tay của người thầy. Ai có ý nghĩ rằng ‘Ta đang lãnh đạo Tăng đoàn, và Tăng đoàn phải làm theo lời ta’ thì, có lẽ, người đó mới muốn đưa ra chỉ thị cuối cùng đối với Tăng đoàn.”

Sau vài lời đó, Phật mới tuyên bố những lời thiêng liêng được ghi lại trong đoạn kinh dưới đây, nó chuyển tải sự nhấn-mạnh đặc biệt và ý nghĩa quan trọng cho mọi người đến tận hôm nay:



“Này Ananda, hãy là hòn đảo của mình, hãy là nơi nương tựa của mình! Đừng nương tựa vào người khác. Hãy để Giáo Pháp là hòn đảo của mình, để Giáo Pháp là nơi nương tựa của mình; đừng nương tựa vào chỗ nào khác!



“Và này Ananda, làm cách nào một người tu lấy mình làm hòn đảo, lấy mình làm nơi nương tựa, và không nương tựa vào chỗ khác? Làm cách nào để Giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa, chứ không phải chỗ nào khác?


“Ở đây, một người tu sống thực hành quán xét thân .. . thực hành quán xét những cảm giác . . . thực hành quán xét tâm . . . thực hành quán xét những tượng của tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới.

“Này Ananda, theo cách như vậy, một người tu là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ không phải chỗ nào khác; theo cách như vậy, người đó sẽ có Giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ không phải chỗ nào khác.


“Và này Ananda, tất cả những ai, bây giờ hoặc sau khi ta chết, sống biết lấy mình làm hòn đảo của mình, làm nơi nương tựa của mình, chứ không lấy chỗ nào khác; có Giáo Pháp là hòn đảo và nơi nương tựa của mình, chứ khác—thì họ nằm trong số những Tỳ kheo của ta sẽ đạt đến đỉnh cao tâm linh, nếu họ quyết tâm tu tập chính mình như vậy.”

(D.16)

Theo kinh điển, thời gian này là khoảng mười tháng trước khi Đức Phật qua đời. Trong mười tháng đó, Phật cũng linh cảm được cái chết của hai vị đại đệ tử là Xá-lợi-phất (Sariputa) và Đại Mục-kiền-liên (Maha-Mogganlana). Khi Phật nghe tin về cái chết của ngài Xá-lợi-phất, Phật đã nói lại những lời trong đoạn kinh 2 vừa ghi trên. Lúc này Phật cũng sắp từ giã trần gian.


Như vậy là, chiếu theo hai đoạn kinh 1 và 2 vừa ghi ở trên, chúng ta thấy rằng: giáo lý tu tập Bốn Nền Tảng Chánh-Niệm (Satipathana) đã có mặt xuyên suốt cuộc đời truyền dạy Pháp của Đức Phật, nó có mặt từ ngày Phật mới giác ngộ cho đến ngày Phật sắp mất.

¤ Điều đó cho thấy, việc tu tập khả năng Chánh-Niệm là một công cụ cốt lõi và trực chỉ nhất nằm trong ba mảng tu tập Giới-Định-Tuệ, tức con đường Bát Chánh Đạo, mà Phật đã chỉ dạy.

Còn tiếp. 
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

[Image: QExD-M4uzDSzTlI0ZBXHI1SGnii41kGxe7h0XYu1...APjjffCjg0]


4
Đại Nhân, Đại Phu


Ở Savatthi (Xá-vệ). Ngài Xá-lợi-phất đi đến gặp Đức Thế Tôn, lễ phép cúi chào và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi, ngài thưa với Phật như sau:
“’Đại nhân, bậc đại phu’—người ta thường gọi vậy. Thưa Thế Tôn, người ra sao mới được gọi là bậc đại phu?”

Phật trả lời:
—“Này Xá-lợi-phất, người có một cái tâm được giải thoát, ta gọi đó là một bậc đại phu. Người không có một cái tâm được giải thoát, ta gọi đó không phải là một đại phu.

—“Và này Xá-lợi-phất, làm cách nào cái tâm được giải thoát? Này Xá-lợi-phất, đó là người tu biết sống thực hành quán xét thân . . . thực hành quán xét những cảm giác . . . thực hành quán xét tâm . . . thực hành quán xét những đối tượng của tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới.

—“Này Xá-lợi-phất, ai làm theo cách như vậy thì tâm mới  được giải thoát. Và khi người có một cái tâm  được giải thoát, ta gọi đó là bậc đại phu. Nhưng người không có một cái tâm được giải thoát, ta gọi đó không phải là đại phu.”


(S.47, 11)


Còn tiếp.
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: buddhist-monks-meditate-calm-mind-260nw-1098547415.jpg]


50

Những Cảm Giác, Bên Trong và Bên Ngoài

Dù cảm giác là sướng, là khổ, là trung tính

Là của mình hay của người—tất cả mọi cảm giác,

Người đó biết nó là khổ, là đánh lừa, là phù du.

Tỉnh giác biết rõ sự tác động rồi biến mất của nó,

nó chỉ là sinh rồi diệt,

Người đó đạt tới sự lìa bỏ những cảm giác,

không còn tham đắm gì nữa.
(S.63, 2)
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: 71KmVniAldL._AC_SL1500_.jpg]

5
Siêu Xuất và Kỳ Hiệu


Này Ananda, thầy có thể giữ trong tâm phẩm hạnh siêu xuất và kỳ diệu này của bậc Thiện Thệ: biết rõ những cảm giác khởi sinh bên trong bậc Thiện Thệ, biết rõ chúng tiếp tục, biết rõ chúng ngừng diệt; biết rõ những nhận thức khởi sinh bên trong bậc Thiện Thệ, biết rõ chúng tiếp tục, biết rõ chúng ngừng diệt; biết rõ những ý nghĩ khởi sinh bên trong bậc Thiện Thệ, biết rõ chúng tiếp tục, biết rõ chúng ngừng diệt. Này Ananda, thầy có thể lưu giữ trong tâm phẩm hạnh siêu xuất và kỳ diệu đó của bậc Thiện Thệ.

(Tức luôn chánh-niệm và hiểu biết về sự sinh, trưởng, diệt của mọi sự bên trong thân-tâm mình).

(M.123)

Còn tiếp

CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM
Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: monk-3224993-1281-1046x696.jpg]

32
Người Tu Sống An Trú Bên Trong . . .(I)




Trời (Phạm thiên) Brahma Sanamkumara nói với những vị Trời ở cõi trời Đâu-suất (Tavatimsa) như vầy:

“Những vị Trời đáng kính ở cõi trời Đâu-suất nghĩ ra sao về điều đó? Có phải Đức Thế Tôn, là người biết,người thấy, bậc Thánh Nhân và bậc Toàn Giác, đã tuyên tuyết rõ bốn Nền Tảng Chánh Niệm là để đạt đến sự thiện lành? Và bốn đó là gì? Ở đây một người tu sống quán xét thân bên-trong, của mình. Trong khi người đó sống thực hành như vậy, người ấy rất đạt đến tập trung và tĩnh lặng (đạt định tốt). Khi người đó được tập trung và tĩnh lặng như vậy, người đó khởi lên sự hiểu-biết và tầm-nhìn đối với (về) thân của người khác, bên-ngoài thân của mình. [Và người tu thực hành tương tự như vậy đối với những cảm giác, trạng thái tâm, và những tượng của tâm].

(D.18)
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika


Tỳ kheo Nanamoli  

Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: theravada-buddhism-2171647_960_720.jpg]



6

Nơi Nghỉ



Này Bà-la-môn, năm giác quan có các trú xứ khác nhau, có những địa phận khác nhau, và chúng không tham dự vào trú xứ và địa phận của nhau. Năm đó là gì ?

Năm giác quan nhìn, nghe, ngửi, nếm và tiếp xúc. Bởi vì năm giác quan có các trú xứ khác nhau, có những địa phận khác nhau, và chúng không tham dự vào trú xứ và địa phận của nhau, nên đối với chúng tâm chính là nơi nghỉ1, và tâm thì tham dự vào địa phận của chúng.

—Ngài Cồ-đàm, nhưng đối với tâm cái gì là nơi nơi nghỉ?

—Này Bà-la-môn, đối với tâm, sự chánh-niệm là nơi nghỉ.

—Ngài Cồ-đàm, đối với sự chánh-niệm, cái gì là nơi nghỉ?

—Này Bà-la-môn, đối với sự chánh-niệm, sự giải thoát là nơi nghỉ.

—Ngài Cồ-đàm, đối với sự giải thoát, cái gì là nơi nghỉ?

—Này Bà-la-môn, đối với sự giải thoát, Niết-bàn là nơi nghỉ.

—Ngài Cồ-đàm, đối với Niết-bàn, cái gì là nơi nghỉ?

—Này Bà-la-môn, giờ ông đã bước quá khỏi phạm vi hỏi đáp. Vấn đề ông mới hỏi không còn đúng chỗ. Bởi vì khi tiến vào trạng thái Niết-bàn có nghĩa là Đời Sống Thánh Thiện đang được sống; đời sống thánh thiện đó có Niết-bàn là mục tiêu của nó, có Niết-bàn là đích đến của nó.

(S.48, 42)

Còn tiếp
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

[Image: depositphotos_85125762-stock-photo-buddh...n-pose.jpg]

7
Sự Tu Tập cho Tất Cả Mọi Người




Một lần trong thời Đức Thế Tôn sống ở xứ của những người Kosala (Câu-xá-lợi), trong ngôi làng tên Sala của những Bà-la-môn. Lúc đó, Phật nói với các Tỳ kheo như sau:


Đối với những Tỳ kheo mới, mới xuất gia chưa được lâu, mới đến với giáo lý và giới luật, thì họ nên được khuyến khích về, nên được giới thiệu về, và nên được xác lập bản thân trong việc tu tập bốn Nền Tảng Chánh-Niệm. Bốn đó là gì?


Này các Tỳ kheo, đó là thực hành quán xét thân, nhiệt thành và hiểu biết rõ ràng, nhất tâm, với một trái tim bình lặng và một cái tâm được hội tụ và tập trung, để hiểu biết thân đúng như nó thực là.

Đó là thực hành quán xét những cảm giác . . . để hiểu biết  tâm đúng như nó thực là; thực hành việc quán xét những đối tượng tâm, nhiệt thành và hiểu biết rõ ràng, nhất tâm, với một trái tim bình lặng và một cái tâm được hội tụ và tập trung, để hiểu biết những đối tượng tâm đúng như chúng thực là.

Cũng vậy đối với những Tỳ kheo trong giai đoạn tu cao hơn2 nhưng vẫn chưa đạt tới mục tiêu và hướng tới sự Bình An Cao Nhất—cũng vậy, họ cũng sống nhiệt thành và hiểu biết rõ ràng, nhất tâm, với một trái tim bình lặng và một cái tâm được hội tụ và tập trung, thực hành quán xét thân, để hiểu biết trọn vẹn về thân; thực hành việc quán xét những cảm giác, để hiểu biết trọn vẹn về những cảm giác; thực hành việc quán xét tâm, để hiểu biết trọn vẹn về tâm; thực hành việc quán xét những đối tượng tâm, để hiểu biết trọn vẹn3 về những đối tượng tâm.

Cũng vậy, đối với những Tỳ kheo đã là những bậc Thánh Nhân (A-la-hán), người không còn ô nhiễm, người đã đang sống Đời Sống Thánh Thiện cho đến cuối cùng, người đã hoàn thành việc tu tập, đã trút bỏ gánh nặng, đã đạt đến mục tiêu, đã tiêu diệt các gông cùm tái sinh, và đã được giải thoát bằng trí tuệ hoàn thiện—cũng vậy, họ cũng sống nhiệt thành và hiểu biết rõ ràng, nhất tâm, với một trái tim bình lặng và một cái tâm được hội tụ và tập trung, thực hành quán xét thân để hiểu biết trọn vẹn về thân; thực hành việc quán xét những cảm giác, để hiểu biết trọn vẹn về những cảm giác; thực hành việc quán xét tâm, để hiểu biết trọn vẹn về tâm; thực hành việc quán xét những đối tượng tâm, để hiểu biết trọn vẹn về những đối tượng tâm.

Cũng vậy, đối với những Tỳ kheo mới, mới xuất gia được lâu, mới đến với giáo lý và giới luật—cũng vậy, họ nên được khuyến khích về, nên được giới thiệu về, và nên được xác lập bản thân trong việc tu tập bốn Nền Tảng Chánh-Niệm như vậy. (S.4, 4)

Còn tiếp
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

[Image: d4635c96b1fd0e6f036152c944c187a1.jpg]

8

Bốn Nền Tảng Chánh Niệm– Tiêu Chuẩn đo lường sự Chứng Đắc





Một lần ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) nói với ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha):


"Này đạo hữu A-nậu-lâu-đà, người ta nói về người trong giai đoạn tu cao (học nhân, sekha). Thế nào mới là người đang tu tiến trong giai đoạn tu cao đó?

- "Này đạo hữu, người đã phát triển một phần của bốn Nền Tảng Chánh-Niệm là người đang ở trong giai đoạn tu cao.
"Này đạo hữu Anuruddha, người ta nói về người đã vượt qua giai đoạn tu4 (vô học nhân, asekha). Thế nào mới là người đã vượt qua giai đoạn tu cao đó?

"Này đạo hữu, người đã phát triển hoàn thiện của bốn Nền Tảng Chánh-Niệm là người đã vượt qua giai đoạn tu cao đó."
(S.47, 26.27)

Còn tiếp. 
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: shutterstock-540613144.jpg]

9
Lời Nói Nặng Cân

Có lần ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) và ngài Xá-lợi-phất (Sariputta) sống ở gần Vesali (Tỳ-xá-li), ở nơi vườn xoài của cô Ambapali. Vào buổi chiều sau khi ngài Xá-lợi-phất ra khỏi chỗ ẩn trú của mình, ngài đi đến gặp ngài A-nậu-lâu-đà. Sau khi chào hỏi thân thiện với nhau, ngài nói như vầy:

“Này đạo hữu A-nậu-lâu-đà, những nét bề ngoài của đạo hữu thật sáng rỡ; nét mặt và da dẻ sáng trong. Đâu là nơi an trú của tâm mà đạo hữu vẫn thường sống an trú vào đó?”


—“Thưa đạo hữu, tâm tôi được thiết lập vững chắc trong bốn Nền Tảng Chánh-Niệm, tôi thường sống an trú như vậy.


—“Này đạo hữu, ai là một A-la-hán, là người không còn ô nhiễm, người đã đang sống Đời Sống Thánh Thiện cho đến cuối cùng, người đã hoàn thành việc tu tập, đã trút bỏ gánh nặng, đã đạt đến mục tiêu, đã tiêu diệt các gông cùm tái sinh, và đã được giải thoát bằng trí tuệ hoàn thiện—người ấy thường xuyên sống an trú với một cái tâm được thiết lập vững chắc trong bốn Nền Tảng Chánh-Niệm.

“Này đạo hữu, đó là điều lợi lạc cho chúng ta, một điều lớn lao chúng ta đã nghe được lời nói nặng-cân (rất quan trọng, quả quyết) từ chính miệng của ngài A-nậu-lâu-đà.”

(S.52, 9)

Còn tiếp
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha

[Image: 143111999.jpg]

10

Không Đổi Hướng, Không Thoái Chuyển





Có lần ngài A-nậu-lâu-đà (Anuruddha) sống ở gần Savatthi (Xá-vệ), trong một căn nhà gần cây Salala. Lúc đó ngài nới với các vị Tỳ kheo như sau:


“Này các đạo hữu, dòng sông này, là sông Hằng, chảy về phía Đông, uốn về phía Đông, hướng về phía Đông. Giờ giả sử có một đoàn người mang theo cuốc xẻng và rổ thúng, và họ nói rằng: ‘Chúng tôi sẽ làm cho con sông này, sông Hằng, chảy về phía Tây, uốn về phía Tây, hướng về phía Tây’. Các đạo hữu nghĩ sao: liệu đoàn người đó có thể thực sự làm cho sông Hằng chảy về phía Tây, uốn về phía Tây, hướng về phía Tây, hay không?


—Đích thực là không, thưa đạo hữu.

—Và tại sao không?


—Này đạo hữu, chắc chắn rằng, sông Hằng chảy về phía Đông, uốn về phía Đông, hướng về phía Đông. Không thể nào làm cho nó chảy về phía Tây, uốn nó chảy về phía Tây, hướng nó chảy về phía Tây, dù cho đoàn người đó có chịu cực khổ làm đến mức kiệt sức.

—Này các đạo hữu, cũng giống vậy: nếu một Tỳ kheo đãtu tập và thường xuyên thực hành bốn Nền Tảng Chánh-Niệm, khi có vua chúa và quan lại, có bạn bè, người thân thuộc và họ hàng xúm lại, tặng tiền bạc châu báu và bảo người đó: “Này thân nhân! Anh gì trong mấy bộ cà sa vàng đó? Vì sao phải đi sống với cái đầu trọc? 

Này, hãy quay về nhà sống lại đời thường, hưởng tiền bạc châu báu, và làm những việc thiện cũng được!.” Nhưng, này các đạo hữu, khi một Tỳ kheo đã tu tập và thường xuyên thực hành bốn Nền Tảng Chánh-Niệm, người ấy sẽ không bỏ việc tu để quay lại một trạng thái sống thấp, điều đó là không thể. Và tại sao không thể? Không thể nào một cái tâm từ lâu đã chuyển theo hướng từ bỏ, đã uốn theo hướng từ bỏ, đã hướng theo hướng từ bỏ, mà bây giờ có thể quay lại một trạng thái sống thấp như vậy.”



(S.52, 8)




Còn tiếp.
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: meditate-2105143_960_720.jpg]



11
Người Bất Tử


Này các Tỳ kheo, có bốn Nền Tảng Chánh-Niệm. Bốn đó là gì?

Ở đây, một Tỳ kheo thực hành quán xét thân, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới. Trong khi người đó thực hành quán xét thân như vậy, mọi tham muốn đối với thân đều bị trừ bỏ bên trong người đó. Bằng cách trừ bỏ những tham muốn, người đó chứng thành Bất Tử.

Người đó thực hành quán xét những cảm giác, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới.

Trong khi người đó thực hành quán xét những cảm giác, mọi tham muốn đối với những cảm giác đều bị trừ bỏ bên trong người đó. Bằng cách trừ bỏ những tham muốn, người đó chứng thành Bất Tử.

Người đó thực hành quán xét tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới. Trong khi người đó thực hành quán xét tâm, mọi tham muốn đối với những cảm giác đều bị trừ bỏ bên trong người đó. Bằng cách trừ bỏ những tham muốn, người đó chứng thành Bất Tử.


Người đó thực hành quán xét những đối tượng của tâm, nhiệt thành, hiểu biết rõ ràng và chánh-niệm, sau khi đã vượt qua những tham muốn và phiền não đối với thế giới. Trong khi người đó thực hành quán xét những đối tượng của tâm, mọi tham muốn đối với những cảm giác đều bị trừ bỏ bên trong người đó. Bằng cách trừ bỏ những tham muốn, người đó chứng thành Bất Tử.”

(S.47, 37)

Còn tiếp. 
CÁC KINH NÓI VỀ CHÁNH NIỆM

Trưởng lão Nyanaponika
Tỳ kheo Nanamoli  
Người dịch: Lê Kim Kha


[Image: maxresdefault.jpg]


13
Những Ô Nhiễm

Này các Tỳ kheo, có ba loại ô nhiễm5: Ô nhiễm do nhục dục, ô nhiễm do tham muốn được tái sinh, và ô nhiễm do vô minh.



Để loại bỏ ba loại ô nhiễm này, này các Tỳ kheo, phải tu tập bốn Nền Tảng Chánh-Niệm.

(S.47, 50)



Quá Khứ và Tương Lai



Này các Tỳ kheo, để dẹp bỏ và vượt qua những giả định về quá khứ và tương lai kia, cần phải tu tập bốn Nền Tảng Chánh-Niệm.
(D.29)

14


Cho Ích Lợi của Chính Mình





Này các Tỳ kheo, vì lợi lạc của chính mình, phải lấy sự chánh-niệm (mang tính) cảnh giác làm người bảo vệ của tâm, và điều đó là vì bốn lý do sau đây:

“Mong cho tâm tôi không chứa tham dục đối với thứ gì làm phát sinh tham dục!—vì lý do này sự chánh-niệm cảnh giác phải làm người bảo vệ của tâm, vì lợi lạc của mình.



“Mong cho tâm tôi không chứa sân hận đối với thứ gì làm phát sinh sân hận!—vì lý do này, sự chánh-niệm cảnh giác làm người bảo vệ của tâm, vì lợi lạc của chính mình.



“Mong cho tâm tôi không chứa sự ngu mờ đối với thứ gì làm phát sinh sự ngu mờ!—vì lý do này, sự Trưởng lão Nyanaponika

chánh-niệm cảnh giác làm người bảo vệ của tâm, vì lợi lạc của chính mình.



“Mong cho tâm tôi không chứa si mê đối với thứ gì làm phát sinh sự si mê!—vì lý do này, sự chánh-niệm cảnh giác làm người bảo vệ của tâm, vì lợi lạc của chính mình.



“Này các Tỳ kheo, bây giờ, khi tâm của một Tỳ kheo không chấp chứa tham dục đối với những thứ làm phát sinh tham dục, là do người đó đã không còn tham dục.



“bây giờ, khi tâm của một Tỳ kheo không chấp chứa sân hận đối với những thứ làm phát sinh sân hận, là do người đó đã không còn sân hận.



“bây giờ, khi tâm của một Tỳ kheo không 6chấp chứa sự ngu mờ đối với những thứ làm phát sinh sự ngu mờ, là do người đó đã không còn ngu mờ.



“bây giờ khi tâm của một Tỳ kheo không chấp chứa si mê đối với những thứ làm phát sinh si mê, là do người đó đã không còn si mê—nhờ vậy vị Tỳ kheo đó sẽ không chao đảo, không run rẩy, không rùng mình, vị ấy sẽ không đầu hàng sự sợ hãi, cũng không nghe theo các đạo thuyết khác.”6
(A.4, 117)

Còn tiếp