VietBest

Full Version: Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
Pages: 1 2 3 4 5
ĐTC Phanxicô tố giác nạn bài Do Thái bộc phát tại một số nước

ĐTC Phanxicô tố giác nạn bài Do thái bộc phát tại nhiều nước và ngài cổ võ đối thoại liên tôn như phương thức đối phó đồng thời thăng tiến hòa bình và tôn trọng nhau.


Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 8-3-2019 dành cho phái đoàn 40 người thuộc Ủy ban Do Thái Hoa Kỳ, là cơ quan vẫn có quan hệ thường xuyên với Tòa Thánh từ khi Công Giáo và Do thái giáo chính thức đối thoại với nhau.

 Mối lo âu của ĐTC Phanxicô

 ĐTC Phanxicô nói: ”Hiện nay một nguồn mạch gây lo âu lớn cho tôi là sự lan tràn tại nhiều nơi, bầu không khí gian ác và giận dữ, trong đó oán ghét thái quá và sa đọa nảy sinh. Tôi đặc biệt nghĩ đến sự bộc phát những cuộc tấn công bài Do thái tại nhiều nước. Hôm nay tôi muốn tái khẳng định rằng cần phải cảnh giác về hiện tượng như thế. ”Lịch sử dạy chúng ta rằng nơi nào có một hình thức bài Do thái, dù là bé nhỏ nhất, cũng có thể dẫn tới thảm trạng diệt chủng Do thái trong đó 2 phần 3 người Do thái Âu Châu bị tiêu diệt” (Ủy ban liên lạc tôn giáo với người Do thái, The Gift and the Calling of God are Irrevocable, 47).”
Bài Do thái là điều ngược với tinh thần Kitô giáo


 ĐTC Phanxicô nói thêm rằng: ”Tôi nhấn mạnh: đối với một Kitô hữu, bất kỳ hình thức bài Do thái nào đều là một sự chối bỏ nguồn gốc của mình, một sự mâu thuẫn hoàn toàn..”

 Cổ võ đối thoại liên tôn

 ”Trong cuộc chiến chống oán ghét và bài Do thái, một phương thế quan trọng là đối thoại liên tôn, nhắm thăng tiến một quyết tâm hòa bình, tôn trọng nhau, bảo vệ sự sống, tự do tôn giáo và chăm sóc thiên nhiên. Hơn nữa, người Do thái và Kitô có chung một gia sản tinh thần, giúp chúng ta cộng tác nhiều với nhau. Giữa lúc Tây Phương đang chịu trào lưu tục hóa làm mất nhân cách của con người, các tín hữu có nhiệm vụ tìm kiếm nhau và cộng tác để làm cho tình thương của Thiên Chúa trở nên cụ thể đối với nhân loại, và thi hành những cử chỉ gần gũi nhau để chống lại thái độ dửng dưng lan tràn”, những cử chỉ chăm sóc những người dễ bị tổn thương là anh chị em chúng ta, người nghèo, người yếu, người bệnh, trẻ em và người già” (Rei 8-3-2019)
G. Trần Đức Anh O.P
Nguồn: Đài Vatican
ĐTC Phanxicô đề cao đóng góp của các tôn giáo cho phát triển lâu bền

09/03/2019

ĐTC Phanxicô cổ võ một nền phát triển nhân bản toàn diện thay vì chỉ qui trọng tâm vào những khía cạnh kỹ thuật. Ngài đề cao sự đóng góp của các tôn giáo vào các mục tiêu phát triển dài hạn, đồng thời kêu gọi quan tâm đến các thổ dân bản xứ.

ĐTC Phanxicô đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến 400 tham dự viên Hội nghị quốc tế về sự đóng góp của các tôn giáo cho các mục tiêu phát triển lâu bền, nhóm tại Vatican từ ngày 7-3 đến 9-3-2019 với sự tham dự của nhiều đại diện các tôn giáo như Kitô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Ấn giáo và Phật giáo, cùng với nhiều đại diện cấp cao của các tổ chức LHQ.

 Hội nghị do Bộ Phục vụ Phát triển nhân bản toàn diện cùng với Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn cùng tổ chức. Trong số các diễn giả tại 3 ngày hội nghị, có những nhân vật cấp cao như ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, Ông Antonio Guterres, Tổng thư ký LHQ.
ĐTC Phanxicô phê bình quan niệm hẹp hòi về phát triển


 Lên tiếng tại buổi tiếp kiến, ĐTC Phanxicô nhận xét rằng vẫn còn có những người theo đuổi huyền thoại và cho rằng các vấn đề xã hội và môi sinh có thể giải quyết được chỉ nhờ áp dụng các kỹ thuật mới và không cần để ý tới những khía cạnh luân lý đạo đức và không cần những thay đổi sâu rộng.

 Cổ võ lối tiếp cận toàn diện về phát triển

 ĐTC Phanxicô nói: ”Một lối tiếp cận toàn diện dạy chúng ta rằng lập trường như vừa nói là không đúng… Những mục tiêu kinh tế và chính trị phải được các mục tiêu luân lý đạo đức nâng đỡ, và điều này đòi phải có một sự thay đổi thái độ, Kinh Thánh gọi là một sự thay đổi con tim.”. Trong chiều hướng vừa nói, ĐTC Phanxicô khẳng định rằng các tôn giáo có một vai trò quan trọng chu toàn. Để chuyển tiếp đúng đắn, tiến tới một tương lai lâu bền, cần nhìn nhận ”Những sai lầm, tội lỗi, tật xấu và những thờ ơ cẩu thả của mình”, cần hoán cải tâm hồn, thay đổi từ bên trong, để hòa giải với tha nhân, với thiên nhiên và với Đấng Tạo Hóa” (Laudato sí 219).

 Và ĐTC Phanxicô kết luận rằng ”Nếu chúng ta muốn mang lại những nền tảng vững chắc cho chương trình cần phải làm cho đến năm 2030, chúng ta phải loại bỏ cám dỗ tìm kiếm câu trả lời hoàn toàn là kỹ thuật cho những thách đố, sẵn sàng đương đầu với những nguyên do sâu xa và những hậu quả dài hạn” (Rei 8-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Đài Vatican
PLy dị có phải là một giải pháp tốt nhất của hôn nhân ?!

Qua bài phân tích “Anh khiến tôi quá thất vọng! Ý tưởng đưa đến đổ vỡ trong hôn nhân” tôi không bàn đến những câu trả lời “có” khi nêu lên 4 (bốn) vấn nạn của người chồng cũng như người vợ thường mắc phải và đưa đến đổ vỡ trong hôn nhân. Những vấn nạn ấy được tóm tắt qua những câu hỏi:


http://www.giadinhnazareth.org/taxonomy/term/24


Về phía người chồng:


-Anh ấy có cờ bạc, nợ nần vì cờ bạc không?

-Anh ấy có rượu chè be bét không?

-Anh ấy có trai gái, bồ bịch không?

-Anh ấy hút sách cần sa, ma túy không?


Về phía người vợ:


-Chị ấy có bỏ bê việc nhà, không lo cơm nước cho chồng con, không quét dọn, giữ gìn nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ không?

-Chị ấy có se xua, chưng diện, sửa sang trong ngoài, trên dưới không?

-Chị ấy có chua ngoa, mồm loa mép giải, nói hành, nói xấu người khác không?

-Chị ấy có coi thường tôn ty trật tự, bất kính với cha mẹ, ông bà, cô chú bác và coi thường mọi người thân trong gia đình không?

Và tôi cũng đưa ra một kết luận: “Nếu người vợ hoặc người chồng trả lời KHÔNG cho cả 4 câu hỏi trên tôi cho là họ đã trúng độc đắc. Và lựa chọn của họ rất đúng.”
Nhưng một câu hỏi của độc giả đưa ra đã khiến tôi cần có câu trả lời, ít nhất là một cái nhìn tổng quát và trên bình diện lý thuyết. 
Câu hỏi đó như thế này:


“4 câu hỏi về chồng, 4 câu hỏi về vợ, mà trả lời có mất 1 hoặc 2 hoặc 3 có khi cả 4 thì… ly dị có phải là giải pháp tốt nhất?”
Trước hết, chúng ta cần nhấn mạnh đến cụm từ “ly dị có phải là giải pháp tốt nhất”. 

Vì đây là một cụm từ mà thường xuyên vẫn được nghe nói tới, hoặc đọc thấy trên báo chỉ khi đề cập đến đời sống hôn nhân và những giải pháp liên quan đến hôn nhân.

Dĩ nhiên, “ly dị không phải là giải pháp tốt nhất” để giải quyết những khủng hoảng của hôn nhân, 

bởi vì “Không ai tốt 100% và cũng không ai xấu 100%” (Robert Baden-Powell), và con người ta cũng có lúc này, lúc khác. Tâm tính con người đôi khi cũng chịu ảnh hưởng của môi trường chung quanh, của bạn bè, của những phản ứng tâm sinh lý. Ngoài ra bản tính tuy khó chừa chứ không phải là Không chừa được. Chừa hay không là tùy ở nơi ta có muốn chừa hay không mà thôi. Những thói xấu do ảnh hưởng tâm sinh lý, ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng xã hội, ảnh hưởng giáo dục dẫn đến việc dễ chừa hoặc khó chừa. Do đó, muốn chừa một thói xấu nào,thí dụ cờ  bạc, rượu chè… cần phải có ý chí và phấn đấu. Nghiện rượu, nghiện thuốc là một tập quán tuy khó chừa nhưng vẫn chừa được, và trên thực tế, nhiều người đã chừa rượu hoặc bỏ hút thuốc.

Ngoại tình hoặc cờ bạc xét về những yếu tố chủ quan cũng như khách quan là những thói xấu, những khuyết điểm khó chừa, nhưng với quyết tâm và ý thức vẫn có thể chừa dù đòi hỏi nhiều cố gắng, nhiều nỗ lực, đôi khi phải hy sinh nhiều. Một cách tương tự, những thói xấu và cá tính như lắm điều, chanh chua, ghen tỵ, hoặc đỏm dáng tuy là những tập quán xấu nhưng nếu muốn vẫn có thể chừa được.
Nhưng người ấy cứ sai phạm, và tỏ ra cố chấp thì sao?


Bình thường người nào đó mắc vào 1 trong tứ đổ tường hoặc 1 trong tứ đức cũng là ngăn trở cho việc tiến tới hôn nhân rồi, nhưng nếu ai đó vướng đến 2, 3 hoặc 4 trong những lỗi ấy mà có ai đó liều mạng dám trao thân gửi phận, hoặc cả đời yêu em thì có lẽ người ấy uống thuốc liều hay nói theo Trịnh Công Sơn, đó là “tình yêu như trái phá, con tim mù lòa!”

Tuy nhiên sai phạm – ngay cả có những sai phạm hoặc tiếp tục sai phạm – khác với cố chấp. Sai phạm là hành vi có sự can thiệp của yếu đuối tinh thần hoặc thể xác, điều mà ta thường nói: “lực bất tòng tâm”. Những sai phạm thuộc loại “tứ đổ tường” hay thuộc loại ngược lại với “công dung ngôn hạnh” cũng vậy. Lỗi nhiều hay ít, lỗi lúc này hay lỗi khi khác… rất đáng được tha thứ, nâng đỡ và tạo cơ hội cho người có lỗi sửa đổi. Làm thế ta sẽ cứu vãn được hạnh phúc, tình yêu và hôn nhân.

Điều quan trọng trong vấn đề này không phải là người chồng, người vợ không phạm sai lỗi, nhưng là có biết nhận lỗi và sửa đổi hay không!

Thực tế đã minh chứng ít người xấu đến nỗi mang tất cả mọi thứ xấu vào người, và cũng chẳng mấy ai tốt đến độ có tất cả những đức tính mà người khác phải khổ công luyện tập mà cũng chưa đạt được.
Kinh nghiệm bản thân nhiều người cũng chứng minh rằng có nhiều lần chồng, vợ hoặc chính cá nhân mỗi người đã cố gắng chừa bỏ, sửa sai điều này, điều khác nhưng rồi cũng vẫn sai phạm và khuyết điểm vẫn lập đi lập lại. Trong trường hợp ấy, người vợ hoặc người chồng phải nhìn ra sự cố gắng của người phối ngẫu để khích lệ. Cũng như chính bản thân mỗi người cần phải tự nhủ và nghiêm chỉnh xét mình về những cố gắng để từng bước, từng bước sửa sai. Nhưng cố chấp là hành vi “minh tri cố phạm”, biết là xấu mà vẫn không chừa, không bỏ, vẫn cứ tiếp tục làm. Người cố chấp xét theo tự nhiên không xứng đáng đón nhận lòng thương xót và tha thứ của người khác.
Tóm lại, để hướng dẫn và trị liệu những trường hợp liên quan đến những chứng tật gây đổ vỡ và bất hạnh cho hôn nhân, người bác sỹ tâm lý hoặc tâm lý gia phải căn cứ trên nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan, và cũng cần phải phân tích đầy đủ tâm lý của mỗi người mới đưa ra những lời khuyên cho từng trường hợp.
Đây cũng là lời nhắc nhở cho các bạn hay tò mò tìm hiểu trên những trang gỡ rối tơ lòng, hoặc dễ nghe theo các lời bàn “vô tội vạ” của các thầy bói, tướng số, tử vi khi gặp những khúc mắc về hôn nhân.
Không thể chỉ đọc hoặc nghe vui tai rồi vội vàng kết luận và đem áp dụng vào trường hợp của mình. Làm như vậy rất dễ dẫn đến sai lầm, và gây bất ổn cũng như ảnh hưởng đến hạnh phúc hôn nhân của chính mình .

Trần Mỹ Duyệt
Nguồn: chiaseloichua.com
Tổng thống Mỹ chúc mừng ĐTC Phanxicô
13/03/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chúc mừng ĐTC Phanxicô nhân dịp kỷ niệm 6 năm ngài được bầu làm Giáo Hoàng: 13 tháng 3 năm 2013-2019.

Trong điện văn chúc mừng được Đại sứ quán Mỹ cạnh Tòa Thánh công bố hôm 13-3-2019, Tổng thống Trump cho biết ông hãnh diện vì sự ”cộng tác chặt chẽ với Tòa Thánh trong một loạt các vấn đề hoàn vũ”.

 Trong số các ước muốn chung giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh, Tổng thống Mỹ nhắc đến ”Sự thăng tiến tự do tôn giáo, hỗ trợ việc phòng ngừa các xung đột và cuộc chiến chống nạn buôn người”.

 Tổng thống Trump không nói đến các đề tài như di dân và sự thay đổi khí hậu.

 Trong điện văn chúc mừng, Tổng thống Trump cũng nhắc đến quan hệ ngoại giao từ 35 năm nay giữa Hoa Kỳ và Tòa Thánh.



 Bà Đại Sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh



 Trong điện văn chúc mừng ĐGH Phanxicô, Bà đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh, Callista Gringrich, nhắc đến sự dấn thân chung của Tòa Thánh và Hoa Kỳ đứng trước những thách đố trên thế giới như việc cứu giúp những người túng thiếu. ”Sự đối tác sinh động của chúng ta, được xây dựng trên sự tín nhiệm, tôn trọng nhau và sự lãnh đạo tinh thần, đã góp phần thăng tiến tự do và phẩm giá con người tại mọi đại lục” (KNA 13-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Đài Vatican
Chị 2!!!


Hôm bữa kia có chị SaoMai nói DTC Phănxitcô có qua 1 đời vợ, đúng hông chi2?
[Image: 2345-DAD0-BF6-E-4-B8-E-9-CD5-97-D0-C886-F23-C.jpg]
(2019-03-13, 02:10 PM)Vâng Wrote: [ -> ]Chị 2!!!


Hôm bữa kia có chị SaoMai nói DTC Phănxitcô có qua 1 đời vợ, đúng hông chi2?

Vâng ....theo chị biết thì không có chuyện này đâu em ....
Đức Giáo hoàng Phanxicô

Sinh tại Buenos Aires, Argentina trong một gia đình có năm anh em di dân gốc Ý. Từ khi nhỏ, Bergoglio đã biết được hai thứ tiếng: Tây Ban Nha và Italia. Bergoglio bắt đầu học Thần học sau khi có bằng Thạc sĩ Hóa học của Đại học Buenos Aires.[4] Ngày 11 tháng 3 năm 1958, ông gia nhập Dòng Tên ở Argentina. Đến năm 1969, ông trở thành Linh mục và sau đó đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong Giáo hội. Từ năm 1998, ông trở thành Tổng Giám mục của Tổng giáo phận Buenos Aires. Đến năm 2001, Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong ông làm hồng y.

Ngày 13 tháng 3 năm 2013, ông được bầu làm Giáo hoàng trong cuộc Mật nghị Hồng y sau khi Giáo hoàng Biển Đức XVI thoái vị trước đó vào ngày 28 tháng 2, thánh lễ Khai mạc sứ vụ Mục tử toàn thể Hội Thánh (lễ nhậm chức) được cử hành vào ngày 19 tháng 3 năm 2013, trùng vào lễ kính Thánh Giuse[5]. Vì ông sinh tại Argentina nên ông là vị Giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh, đồng thời cũng là vị Giáo hoàng đầu tiên không phải từ châu Âu kể từ hơn 1200 năm qua (tính từ Giáo hoàng Grêgôriô III)[6]; và là tu sĩ Dòng Tên đầu tiên làm người kế vị Thánh Phêrô.[7] Tông hiệu của ông, Phanxicô, cũng là tông hiệu lần đầu tiên được một Giáo hoàng dùng và nó được lấy từ tên của thánh Phanxicô thành Assisi.[8]

Với tư cách là cá nhân hay là chức sắc tôn giáo, Phanxicô được đánh giá là người khiêm nhường, quan tâm đến người nghèo, và sẵn sàng đối thoại với các nhóm cộng đồng có tư tưởng, xuất thân và niềm tin khác nhau.[9][10][11] Sau khi đắc cử Giáo hoàng, ông thể hiện một tác phong giản dị hơn trong quá trình làm việc hàng ngày, chẳng hạn ông chọn nơi cư ngụ là Lưu xá Thánh Mátta (một nhà khách của Vatican) thay vì trong căn hộ dành riêng cho Giáo hoàng tại điện Tông Tòa; mặc áo lễ đơn giản hơn và từ chối mặc chiếc áo choàng sặc sỡ truyền thống dành cho Giáo hoàng sau khi đắc cử.[12] Trong chuyến viếng thăm đầu tiên tới một xứ đạo, Phanxicô nói "đây là thông điệp mạnh mẽ nhất của Thiên Chúa: tình yêu."[13] Mặc dù chỉ mới lên lãnh đạo Giáo hội Công giáo chưa lâu nhưng trong hai năm liên tiếp 2013[14] và 2014,[15] ông được tạp chí danh giá Forbes xếp hạng ở vị trí thứ 4 trong số những nhân vật quyền lực nhất thế giới. Còn Tạp chí Time bình chọn ông là nhân vật của năm 2013[16].
Đài Loan: ĐTC Phanxicô không có chương trình gặp Tập Cận Bình


12/03/2019
Hôm 12-3 vừa qua, Bộ ngoại giao Đài Loan nói rằng ĐGH Phanxicô sẽ không gặp chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc, nhân dịp ông viếng thăm Italia từ ngày 21 đến 24-3 tới đây.

Bộ ngoại giao Đài Loan cho biết như trên, trích thuật một nguồn tin từ Vatican, và đứng trước tin đồn của một số báo chí cho rằng hai vị lãnh đạo Vatican và Trung Quốc có thể gặp nhau.


 Kêu gọi làm sáng tỏ Công Giáo thầm lặng và Công Giáo yêu nước

 Mặt khác, trong bản tin truyền đi ngày 11-3 vừa qua, cha Bernardo Cervellera, Giám đốc hãng tin Asia News, bày tỏ mong ước Tòa Thánh và Chủ tịch Tập Cận Bình làm sáng tỏ vai trò của Giáo Hội Công Giáo thầm lặng và Hội Công Giáo yêu nước ở Trung Quốc.

 Các cuộc đàn áp và lộn xộn

 Từ khi ký hiệp định tạm thời hồi hạ tuần tháng 9 năm ngoái giữa Tòa Thánh và Trung Quốc về việc bổ nhiệm các GM tại nước này, có nhiều thành phần Giáo Hội Công Giáo thuộc các Cộng đoàn Công Giáo thầm lặng bị bó buộc phải đăng ký gia nhập Hội Công Giáo yêu nước và dự án thành lập Giáo Hội tự trị của Nhà Nước. Người ta nói Giáo Hội Công Giáo thầm lặng phải biến mất. Tuy nhiên sứ điệp của ĐTC Phanxicô chỉ nói về sự hòa giải giữa hai cộng đoàn Công Giáo công khai và thầm lặng. Còn ĐHY Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, yêu cầu rằng việc tín hữu Công Giáo gia nhập Hội Công Giáo yêu nước Trung Quốc không thể trở thành điều bắt buộc, theo luật pháp Trung Quốc.

 Dầu vậy cũng có những GM và LM thuộc Giáo Hội Công Giáo công khai nhân danh sự hiệp nhất và xóa bỏ các cộng đoàn Công Giáo thầm lặng. Điều này đã xảy ra tại các cộng đoàn Nội Mông Cổ, Hà Nam, Chiết Giang, Hồ Bắc. Ban tôn giáo chính phủ tiếp tục đòi các tín hữu và LM phải gia nhập Hội Công Giáo yêu nước. Theo Cha Cervellera nay là lúc ĐGH Phanxicô và Chủ tịch Tập Cận Bình làm sáng tỏ vấn đề này. (Asia News 11-3-2019)

G. Trần Đức Anh OP 
Nguồn: Đài Vatican
Buồn ngủ qúa chi2 ơi
Pages: 1 2 3 4 5