VietBest

Full Version: Ngũ Uẩn
You're currently viewing a stripped down version of our content. View the full version with proper formatting.
chắc ai cũng nghe hai chử Ngũ Uẩn trong giáo lý đạo Phật , vậy chứ Ngũ Uẩn là gì ?

Ngũ Uẩn bao gồm Sắc Uẩn , Thọ Uẩn , Tưởng Uẩn , Hành Uẩn , và Thức Uẩn 

trước tiên Sắc Uẩn là gì ? nếu có hứng thú, bạn có thể google và sẽ ngạc nhiên có rất nhiều định nghĩa không giống nhau , gần giống nhau , và đôi khi trái ngược nhau

vậy theo bạn , Sắc Uẩn là gì ?
Tôi không biết. Anh biết thì chia sẻ cho tôi học thêm về ĐỜI.  Cheer
Hello huynh ct & V.
Anh hiểu nhiều, viết tiếp đi  Cheer
(2018-10-18, 10:05 AM)caothang Wrote: [ -> ]chắc ai cũng nghe hai chử Ngũ Uẩn trong giáo lý đạo Phật , vậy chứ Ngũ Uẩn là gì ?

Ngũ Uẩn bao gồm Sắc Uẩn , Thọ Uẩn , Tưởng Uẩn , Hành Uẩn , và Thức Uẩn 

trước tiên Sắc Uẩn là gì ? nếu có hứng thú, bạn có thể google và sẽ ngạc nhiên có rất nhiều định nghĩa không giống nhau , gần giống nhau , và đôi khi trái ngược nhau

vậy theo bạn , Sắc Uẩn là gì ?

Chào bạn Caothang,

Có một bài viết về Ngũ Uẩn theo Phật Pháp nguyên thuỷ khá đầy đủ và chi tiết ở Thư viện Hoa sen. Sẵn dịp có thread Ngũ uẩn của caothang nên tôi post vào đây cho mọi người tham khảo thêm mà không phải mở ra thread khác.



TÌM HIỂU NGŨ UẨN THEO VI DIỆU PHÁP
Tuệ Thiện

Vào thời của Đức Phật, khi ngài nói đến 2 chữ Danh Sắc, chỉ có một số ít người hiểu ; ngài phải giảng rộng ra là Ngũ uẩn. Danh là thọ, tưởng, hành, thức ; Sắc là sắc uẩn. Khi thuyết Pháp ngài phải dùng cả 2 sự thật Tục đế và Chân đế thì thính chúng mới dễ dàng lảnh hội. Về sau các luận sư khai triển và hệ thống hóa phần Chân đế thành Vi Diệu Pháp hoặc Duy Thức học.

Ngày nay khi học Phật Pháp, chúng ta phải biết một phấn nào về Vi Diệu Pháp mới thông hiểu được cái tinh túy của Đạo Phật. Khoa học hiện đại đã tiến rất xa trong việc tìm hiểu thân tâm con người. Những điều Phật nói là sự thật, các nhà khoa học cũng nói lên sự thật, nếu là sự thật thì 2 điều đó phải phù hợp với nhau.

Vậy chúng ta thử tìm hiểu sự thật về Ngũ uẩn.


SẮC UẨN

Trong kinh sách chúng ta thường nghe nói tới hai chữ Danh Sắc là hai thành phần vật chất (sắc pháp) và tinh thần (danh pháp) cấu tạo nên con người. Chúng ta cũng nghe nói đến chữ cảnh Sắc tức là những hình ảnh và màu sắc làm đối tượng cho nhãn căn. Còn chữ sắc trần có thể chỉ định cho những đối tượng của cả 5 giác quan: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Ngoài ra chúng ta còn nghe nói tới sắc đi, sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm là 4 đối tượng chánh của pháp thiền Tứ Oai Nghi của thiền sư Achann NAEB.
 
Vậy sắc pháp là gì? Có bao nhiêu loại? Cái chi có thể sinh ra nó? Và nó có thể sinh ra chi?
 
 CÓ BAO NHIÊU LOẠI SẮC PHÁP?
 
Theo Vi Diệu Pháp có 28 sắc pháp:
 
1- Tứ Đại: đất, nước, lửa, gió,
 
Sắc pháp không phải chỉ có Đất, Nước, Lửa, Gió như đa số kinh sách thường viết. Nhưng đó là 4 yếu tố quan trọng nhất (sắc Đại Chủng) có thể tiêu biểu cho các yếu tố khác, đồng thời nó cũng là nguồn gốc của nhiều diễn dịch sai lạc. Thật ra không có chất nào được gọi là chất đất.
 
Đất phải được hiểu là chất ở thể rắn. Nước là chất ở thể lỏng. Lửa là dạng năng lượng của vật chất và Gió là thể hơi của vật chất. Bốn yếu tố này có thể hiện hữu đầy đủ trong các loại vật chất.
 
Lấy ví dụ: nước ở thể lỏng, đưa nó xuống dưới 0°C, nó sẽ trở thành thể đặc (chất đất), đưa nó lên trên 100°C, nó sẽ trở thành hơi nước (chất gió), năng lượng làm cho nó biến đổi từ thể đặc sang thể lỏng hay thể hơi, chính là ở chất lửa. Năng lượng là tiềm năng có sẳn trong tất cả vật chất.
 
Như vậy Đất, Nước, Lửa, Gió phải được hiểu là 4 thể dạng tiêu biểu của vật chất.

2- Sắc Thần kinh có 5: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Còn Ý ởđ âu? Xin xem phần Ý vật dưới đây.
 
3- Sắc Trần Cảnh có 4: Sắc, Thinh, Hương, Vị làm đối tượng cho các giác quan tương ứng.
 
Riêng Xúc là đối tượng của thần kinh thân đã được kể trong đất, gió, lửa.
 
4- Sắc Phái tính có 2: Sắc Nam tính và Sắc Nữ tính.
 
Theo khoa học hiện nay thì Nam tính được qui định bởi 2 nhiễm sắc thể (chromosomes) XY, còn Nữ tính được qui định bởi 2 nhiễm sắc thể XX.
 
5- Sắc Ý Vật:
 
Trong bộ Patthana (Pháp trí luận hay bộ Vị trí, bộ thứ 7 của Tạng Luận) Đức Phật nói đến căn cứ điểm của tâm thức bằng danh từ Yamrupanissaya (nghĩa là nương theo sắc pháp ấy);  như vậy đối với Đức Phật có 1 căn bản vật chất cho tâm mà ta có thể gọi là Ý vật hay Ý căn.
 
Đức Phật không có nói rõ Ý vật nằm ở đâu. Nhưng các nhà chú giải dựa theo truyền thống Upanishad (Áo Nghĩa Thư) thời Phật còn tại thế, nói rằng Sắc Ý vật ở trong tim. Y học hiện đại đã cho thấy là tâm không nằm trong trái tim, vì ngày nay người ta có thể thay thế hoàn toàn trái tim mà tâm thức con người vẫn không thay đổi; trong khi đó khoa học vẫn chưa thay thế được bộ óc của con người.

Do đó tôi xin đề nghị định nghĩa của Ý vật (hay Ý căn) là tập hợp toàn bộ các neurones cùng làm một nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định (như Nghe, Thấy, Ngửi …Vận động, Suy nghĩ...) Tập hợp nầy bao gồm các neurones đầu tiên tiếp nhận, hay khởi động nguồn kích thích cho đến những neurones cuối cùng nằm trên đường dẫn truyền luồng thần kinh, kể cả những neurones ăn khớp (synapses) với những neurones trên và cùng rung động khi cùng làm 1 việc.

Tại sao có một định nghĩa hiện đại như vậy, bởi vì ngoài lý do khoa học tâm não nói trên, sự vận hành của sắc pháp luôn luôn xãy ra theo từng nhóm, từng đoàn (chẳng hạn nhóm Nhãn sắc bao gồm: 8 sắc bất ly, sắc vật thực, sắc mạng quyền, sắc thần kinh nhãn) chỗ nào có sự hiện diện của neurone chỗ ấy đều có thể là căn của tâm.
 
6- Sắc Mạng Quyền
 
Chính là sinh khí (énergie vitale) để nuôi dưỡng cơ thể một sinh vật như con người, thú vật hay cây cỏ, do sự tác động chuyển hoá giữa dưỡng khí và vật thực. Một cơ thể chết thì không còn sinh khí.
 
Một cách tổng quát chúng ta có công thức:
 
Vật thực + O2 = CO2 + H2O + sinh khí
 
7- Sắc Vật thực
 
Là những chất dinh dưỡng để nuôi sống cơ thể. Kinh sách xưa thì chỉ nói giản dị như thế. Khoa học ngày nay có cả một bộ môn dinh dưỡng để nghiên cứu về những thức ăn cần thiết nuôi sống cơ thể. Chúng ta có thể kể 7 loại như sau:

a- Nước uống rất quan trọng vì cơ thể có từ 65-70% nước.
b- Thức ăn có phân tử lớn (macronutriments): chất glucides, protides, lipides.
 
c- Các sinh tố:
- loại tan trong mỡ: A, D, E, K.
- loại tan trong nước: C và B1, B2, B3, B5, B6, B8, B9, B12.
 
d- Các khoáng chất và kim loại:
Calcium, Chlore, Chrome, Cuivre, Iode,Fer, Fluor, Magnésium, Phosphore, Potassium, Silicium, Sélénium, Sodium, Zinc…

e- Những acides béo thiết yếu: Oméga 3 và Oméga 6. Chúng thuộc nhóm Lipides.

 
f- Những acides aminés thiết yếu có 8: Lysine, Tryptophane, Phénylalamine,
Leucine, Isoleucine, Valine, Méthionine, Thréonine. Chúng thuộc nhóm Protides.
 
g- Những thớ sợi (fibre) có trong rau cải, trái cây, ngủ cốc, rong biển…
 
8- Sắc Hư Không
 
Hư không ở đây không phải là tánh không (Sunyata, Sunnata) vì tánh không chỉ là một danh từ trừu tượng, cũng không phải là không gian rộng lớn của vũ trụ hay lớp không khí  bao quanh trái đất (đã được đại diện bởi Gió trong Tứ Đại).
 
Vi diệu pháp định nghĩa Hư Không như là khoảng trống bên trong vật thể, phân chia các sắc với nhau, là kẽ hở làm ranh giới giữa các Sắc, nhờ đó mới có thể nhận diện riêng từng Sắc một.
 
Ví dụ: khoảng Hư Không ở giữa hai màng phổi hay ở giữa các sớ thịt...
 
9- Sắc Biểu Tri
 
Là phương tiện để con người có thể truyền thông tư tưỡng để diễn đạt tình cảm và cảm xúc của mình. Có hai loại Sắc Biểu Tri: thân và khẩu.
 
- thân biểu tri: dấu hiệu bằng tay, chân, đầu, mặt (như ngôn ngữcủa người câm điếc) hay sắc mặt.
 
- khẩu biểu tri: ngôn ngữ, âm thanh (ví dụ tiếng suỵt diễn tả yêu cầu im lặng…).
 
10- Sắc Biến Đổi
 
Là những trạng thái của Sắc để biểu hiện sự sống động của một cơ thể sống. Một xác chết không có 3 Sắc nầy, một người bị liệt 3 sắc nầy trở nên yếu đuối. Ba sắc nầy gồm có:
 
- Sắc khinh: là sắc có tính cách nhẹ nhàng.
 
- Sắc nhu: là sắc có tính cách mềm mại.
 
- Sắc thích nghiệp: là sắc có tính cách linh hoạt, thích ứng phù hợp với ý định (nghiệp) của thân hành.

11- Sắc Tứ Tướng

Là bốn sắc tướng biểu hiện trong chu trình tiến hoá theo thời gian:
 
-Sắc sinh: sắc đang ở trạng thái sơ sinh.
-Sắc tiến : sắc đang ở trạng thái tăng trưởng.
-Sắc dị: sắc đang ở trạng thái thoái hoá, già nua.
-Sắc diệt: sắc đang ở trạng thái hoại diệt.
 
Hai sắc Tiến và Dị còn được gọi chung là Trụ.
 

SỰ SANH KHỞI CỦA SẮC
 
Theo Vi Diệu Pháp thì Sắc sanh khởi bởi 4 nguyên nhân: nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực.
 
1- Sắc Nghiệp: là sắc do nghiệp tạo thành.
 
Chúng ta có tấm thân ngũ uẩn nầy là do nghiệp của các kiếp quá khứ; còn nghiệp là còn tái sinh, hết nghiệp thì hết tái sinh. Nghiệp làm cho chúng sanh luân hồi trong 3 cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới.
 
Trong cõi dục và cõi sắc chúng sinh phải có sắc pháp để nâng đở (cõi vô sắc không có sắc, chỉ có tâm). Do đó nghiệp phải tạo ra sắc pháp để duy trì kiếp sinh tồn.
 
Sắc nghiệp được tạo ra đúng vào lúc thức tái sanh hội nhập với noãn và tinh trùng khi thụ thai.
 
Có 18 loại sắc sanh ra do Nghiệp là: 8 sắc bất ly, 5 sắc thần kinh, 2 sắc tính, sắc mạng quyền, sắc ý vật (ý căn) và sắc hư không.
 
2- Sắc Tâm: là sắc do tâm tạo.
 
Tâm có thể tạo ra sắc được chăng?
 
Đây là điểm vi tế khó hiểu nhất, nó quyết định tính chất duy tâm của Phật giáo.
 
Pháp cú kinh (Dhammapada) bắt đầu bằng câu: «Tâm dẫn đầu các Pháp. Tâm làm chủ. Tâm tạo tác tất cả. Nếu nói hay làm với tâm ác, đau khổ sẽ theo liền với ta như bánh xe lăn theo dấu chân con bò kéo xe».

Trong phạm vi tâm lý điều nầy cũng dễ chứng minh: «Con mắt là cửa sổ của tâm hồn», nhìn ánh mắt ta biết được tâm trạng của con người. Tâm lý gia nổi tiếng Hoa Kỳ về cảm xúc, ông EKMAN đã phát hiện 60 nét mặt diễn tả sự sân hận.
 
Tâm làm cho thân xác thay đổi:  Ngũ Tử Tư người nước Sở, thời Xuân Thu bên Tàu, bị Sở Bình Vương giết chết cha và anh và lùng bắt ông. Ông tìm kế để trốn sang nước Ngô. Một đêm suy nghĩ không ngủ được sáng hôm sau tỉnh dậy, đầu bạc trắng (Sách Đông Châu Liệt Quốc).
 
Những người sống trong tâm trạng hốt hoảng thường xuyên, trước sau gì cũng bị bệnh huyết áp cao. Những cơn khủng hoảng tinh thần như người thân thương qua đời, sự nghiệp tiêu tan … có thể thường gây ra u bướu hay ung loét bao tử. Những thí dụ nầy có rất nhiều trong y khoa có thể viết thành sách.
 
Ngược lại cũng có rất nhiều trường hợp những người có những chứng bệnh mà y học bất lực, lại được hết bệnh nhờ thay đổi cách sống, cách ăn uống, suy nghĩ và cố gắng thanh lọc tâm (hành thiền).
 
Theo Vi Diệu Pháp có 14 loại tâm không tạo được sắc pháp là 10 tâm Ngũ Song Thức vì chúng là những tâm quả, và 4 tâm Thiền Quả Vô Sắc Giới vì chúng chỉ cho quả ở cõi vô sắc. 75 tâm còn lại (hay 77 tâm nếu kể cả 2 tâm thông) có khả năng tạo sắc pháp.

3- Sắc Nhiệt: sắc sanh do nhiệt độ.

Nhiệt độ ở đây bao hàm từ lạnh tới nóng, nhiệt bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Cũng có thể hiểu là Nhiệt năng.
 
Mỗi loại vật chất, hữu cơ hay vô cơ, đều có những điều kiện nhiệt năng riêng biệt để hình thành. Sắc uẩn của con người phát triển và tồn tại trên dưới 37°C.
 
Vũ trụ được hình thành từ một khối lửa thật nóng, thật đặc khoảng chừng vài millimét, sau đó nó khuếch tán thật nhanh, thật vĩ đại (Big Bang).
 
4- Sắc Dinh dưỡng: là sắc sinh ra do sắc Vật thực.
 
Để tồn tại và phát triển, cơ thể con người phải chế tạo ra những chất Dinh dưỡng từ những sắc Vật thực nói ở trên. Những Sắc Dinh dưỡng nầy không có trong thiên nhiên, cơ thể phải chế tạo ra để bảo tồn các cấu trúc căn bản (như tế bào, mô, bắp thịt, xương…) và sự sống của nó (như các chức năng sinh tồn). Cơ thể con người được cấu tạo bởi 6 nguyên tố chính sau đây: Oxygène 65%, Carbone 18%, Hydrogène 10%, Azote (N) 3%, Calcium 1,4%, Phosphore 1,1%.

Những nguyên tố phụ như: Potassium (K), Soufre (S), Sodium (Na), Chlore (Cl), Magnésium (Mg), Fer (Fe), Iode (I), Fluor (F), Zinc (Zn), Silicium (Si) và hơn 1 chục chất khác không hẳn cần thiết.
 
Từ những nguyên tố căn bản nầy, cơ thể chế tạo ra các sắc Dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh tồn của nó:
 
- Glycogène là một đại phân tử đường cấu tạo bởi nhiều phân tử glucose làm chất dự trữ cho cơ thể.
- Triglycérides là chất béo để dự trữ năng lượng trong các mô mỡ.
- Phospholipides nằm trong cấu trúc các màng tế bào góp phần trong sự thẩm thấu chọn lọc.
- Cholestérol: (15% lấy từ thức ăn, phần còn lại do gan chế tạo) Cholestérol được dùng để chế tạo: các muối trong mật để tiêu thụ các chất mỡ, các kích thích tố (như testestérone, oestradiol...), sinh tố D.
 
- Những chất đạm (protéines): chiếm giữ 18% tổng số khối lượng cơ thể. Đó là những phân tử thiết yếu của mọi tế bào sống.


a- acides aminés: là những phân tử căn bản của chất Đạm. Có 20 acides aminés có mặt trong thành phần chất Đạm của cơ thể con người:


- 8 loại «thiết yếu» mà cơ thể con người không sản xuất được chỉ có trong thịt, cá, trứng. Những người ăn chay trường thường thiếu những chất nầy: isoleucine, leucine, lysine, méthionine, phénylalanine, thréonine, tryptophane và valine.

- 12 loại «không thiết yếu» (vì cơ thể có thể tổng hợp được) cũng rất cần thiết.
 
b- Những chất đạm nằm trong cấu trúc cơ thể:
 
- Collagène: chất sợi làm tăng sự rắn chắc của mô liên kết (Tissu conjonctìf)
- Kératine: chất cấu tạo nên móng và tóc, và làm cho da không thấm nước.
- Actine và myosine: là những chất làm cơ giản.
 
c- Những chất đạm tham dự vào những chức năng sinh học:
 
- những kích thích tố (hormones).
- những kháng thể (anticorps).
- những chất vận tải (protéines de transport).
- những chất enzymes: làm xúc tác những phản ứng sinh hoá.
 
- Những phân tử có chức năng đặc biệt:
 
- Adénosine triphosphate ATP: đây là một phân tử sản xuất năng lượng khi tế bào cần đến. Nó thải ra năng lượng, sau đó tái thành lập bằng cách thu hồi năng lượng từ những phân tử glucose và triglycérides bị phân hoá.
 
- Acide désoxyribonucléique (ADN): là một phân tử dài lớn cấu tạo bởi hai chuổi chong chóng quấn vào nhau. Nó có nhiệm vụ trong sự phát triển của tế bào và sự di truyền các đặc tính.
 
- Acide ribonucléique (ARN): là một phân tử ngắn cấu tạo bởi một chuổi duy nhất các nucléotides. ARN có nhiệm vụ chính yếu trong sự tổng hợp các chất protéines.
 
KẾT LUẬN
 
Trong vòng sinh hoá luân hồi, sắc bắt đầu bởi Sắc Nghiệp khi Thức Tái Sanh hội nhập với noãn đã thụ thai trong bụng mẹ, tạo thành một hợp thể Danh-Sắc. Từ đó khối Danh-Sắc phát triển với sự hình thành của năm giác quan và óc não tạo thành Lục Nhập (= 6 nội xứ: mắt, tai, mũi, lưởi, thân, ý-xứ). Khi còn trong bụng mẹ, Sắc chỉ trợ duyên cho 6 Nội xứ. Ra khỏi bụng mẹ Sắc trợ duyên cho Xúc (Phassa). Xúc có nghĩa là sự gặp gở, đụng chạm, tiếp xúc giữa lục căn và lục trần, từ đó phát sanh ra lục thức.

Như vậy Sắc duyên cho cả Nội, Ngoại Xứ (12 xứ) để hoàn thành tiến trình tri giác và nhận thức của con người.

Sắc Uẩn mà Đức Phật đề cập tới là những yếu tố vật chất cấu tạo thành cơ thể con người, một cơ thể sinh động. Một xác chết theo Vi Diệu Pháp sẽ không có 8 loại sắc pháp sau đây:
 
* 1 Sắc mạng quyền: là yếu tố chính yếu của sự sống. Cây cỏ cũng có yếu tố nầy.
* 2 Sắc biểu tri: một xác chết không còn có thể diễn tả tư tưởng, tình cảm và tâm trạng của mình.
* 3 Sắc biến hoá: 3 yếu tố nầy quyết định sự nhẹ nhàng, mềm mại và thích ứng của một cơ thể sống.
* 1 Sắc sanh và 1 Sắc tiến: trong một xác chết, tim đã ngưng đập, phổi đã ngừng thở, sẽ không còn các hồng huyết cầu mang dưỡng khí (O2) để nuôi dưỡng các tế bào, không còn một tế bào đang sanh, những tế bào nào đã sanh thì tiếp tục đi hết chu kỳ thoái hoá, hoại diệt. Một xác chết chỉ còn lại 20 sắc pháp (28 - 8 = 20). Một chu trình sinh tử đã chấm dứt để mở đầu cho một bước vân du mới trên con đường vời vợi xa thẫm.


(Hết phần Sắc Uẩn)

Ngũ Uẩn theo Vi Diệu Pháp
bạn Anatta , cảm kích bạn post bài về sắc uẩn . Nhìn cho kỷ thì cũng có 184 view mà không biết 184 view đó có đọc hết mấy post? hay ít ra cũng một vài ý chính ??? hay là bỏ của chạy lấy người ???

không biết bạn có cảm nhận giống tui không , là cùng một đoạn kinh mà mỗi lần đọc lại thì lại thấy ra nhiều điều mới và cái mới này liên kết với những cái đã có và làm cho bức tranh thay đổi khác đi 

Trở về ngủ uẩn - mà cụ thể là sắc uẩn , không hiểu sau tui vẫn thấy cái ý về 5 nhóm này (sắc thọ tưởng hành thức) dan díu , chằng chịt , vướng , rối , mắc ... vào nhau sinh ra bản ngã . Do vì chúng xảy ra quá nhanh và do không chú tâm vào sát na hiện tại mà những uẩn này đánh lừa "cái biết" hay nói theo sách vở là đánh lừa "trí tuệ"
(2018-11-27, 11:00 AM)caothang Wrote: [ -> ]bạn Anatta , cảm kích bạn post bài về sắc uẩn . Nhìn cho kỷ thì cũng có 184 view mà không biết 184 view đó có đọc hết mấy post? hay ít ra cũng một vài ý chính ??? hay là bỏ của chạy lấy người ???

không biết bạn có cảm nhận giống tui không , là cùng một đoạn kinh mà mỗi lần đọc lại thì lại thấy ra nhiều điều mới và cái mới này liên kết với những cái đã có và làm cho bức tranh thay đổi khác đi 

Trở về ngủ uẩn - mà cụ thể là sắc uẩn , không hiểu sau tui vẫn thấy cái ý về 5 nhóm này (sắc thọ tưởng hành thức) dan díu , chằng chịt , vướng , rối , mắc ... vào nhau sinh ra bản ngã . Do vì chúng xảy ra quá nhanh và do không chú tâm vào sát na hiện tại mà những uẩn này đánh lừa "cái biết" hay nói theo sách vở là đánh lừa "trí tuệ"

Ngũ uẩn cùng nương nhau mà hoạt động, ý của bạn Caothang không sai.

Đọc lời Phật thì tôi có cảm nhận như Caothang. Lấy thí dụ như bài kinh Tứ Niệm Xứ, ở ngay câu đầu tiên phần thực hành căn bản là vị ấy: "đặt niệm đằng trước mặt". Và sau đó mới: "chánh niệm vị ấy thở vô, chánh niệm vị ấy thở ra .v.v..."

"Đặt để niệm đằng trước mặt" nghĩa là gì?

Có nhiều lời giảng giải, nhưng tôi tâm đắc với lời diễn giải này: là chú tâm vào giây phút hiện tại, ngay bây giờ, quá khứ, tương lai để qua một bên. Và sau khi an trú trong giây phút hiện tại được đôi phút thì mới bắt đầu qua bước kế tiếp là chú tâm (chánh niệm) vào hơi thở vào, hơi thở ra -- thở ra và vào tự nhiên như bình thường mà không có ý điều khiển hơi thở dài, sâu.

Tôi thấy lời diễn giảng trên hợp gần với lời Phật dạy hơn -- (chánh) niệm là ghi nhớ đề mục hiện tại. Chúng ta thường nói việc trước mắt tức là việc cần làm, ngay bây giờ, tức là "trước mặt".  Chúng ta lúc nào cũng phải thở, không thở thì... ngủm củ tỏi. Wink Cho nên khi quay trở về an trú trên hơi thở thì tự nhiên đó sẽ là thời gian của giây phút hiện tiền.

Chắc bạn Caothang cũng nhớ là huynh KKT có lần nói, tu tập "Sống trong giây phút hiện tại" là cái mốt của phong trào hiện nay. :-)

Bên trang mạng hoasentrenda.org có một nhóm người, tu định đắc thần thông, và họ xem rằng một số thành viên của họ đã đắc quả thánh từ thấp đến cao .v.v... Slogan của trang chính là "An trú chánh niệm đằng trước mặt". Sự giải thích của họ câu logo này cũng giống như cách tu tập Định trong quyển Thanh Tịnh Đạo của ngài Phật Âm. Là tưởng tượng một đề mục như là hình ảnh và màu sắc nào đó trước trán -- anatta nhận thấy đó là chức năng của Tưởng uẩn. Sau khi an trú vững chắc đề mục như vậy thì từ từ nhập vào cận định và định. Lời giải thích như vậy thì anatta nhận thấy sai lạc từ lời Phật dạy, vì Tưởng thì luôn luôn thuộc về quá khứ, nó là trí nhớ. Tu tập như vậy có an lạc vì đạt định, có thần thông, nhưng nếu nói đắc các quả thánh giải thoát như Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A La Hán thì tôi không tán đồng.
Cheer
bạn Anatta , post vừa rồi của bạn đề cập tới "sống trong giây phút hiện tại" và "chánh niệm"

theo tui , chánh niệm và tỉnh giác phải luôn đi đôi với nhau cộng thêm khéo tác ý và thường xuyên ... rồi cái gì tới sẽ tới thôi